Tìm trên trang KT-XH
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 (theo Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 20/04/2012của UBND huyện Phú Lộc)
12/03/2014 2:49:PM

1. Vị trí và quy mô quy hoạch:

a) Ranh giới, quy mô diện tích:

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội – môi trường, phát triển điểm dân cư đạt tiêu chí nông thôn mới trên toàn bộ địa giới hành chính xã Lộc Bổn với ranh giới và quy mô diện tích như sau:

+ Phía Bắc        : Giáp xã Thủy Phù thị xã Hương Thủy.

+ Phía Nam       : Giáp xã Lộc Sơn và xã Xuân Lộc huyện Phú Lộc.

+ Phía Đông     : Giáp xã Lộc Sơn, xã Lộc An huyện Phú Lộc.

+ Phía Tây: Giáp xã Thủy Phù, xã Dương Hòa và xã Phú Sơn, Thị xã Hương Thủy.

+ Diện tích quy hoạch: 3.273,23 ha

+ Diện tích khu trung tâm: 30,0ha

b) Quy mô và cơ cấu dân số, lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.

- Giai đoạn quy hoạch đến năm 2015:

+ Quy mô dân số: 15.522 người.

+ Cơ cấu lao động: Lao động trong các ngành kinh tế có 7.755 người; trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm 65%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 35%.

- Giai đoạn quy hoạch đến năm 2020:

+ Quy mô dân số: 16.331 người

+ Cơ cấu lao động: Lao động trong các ngành kinh tế có 8.160 người; trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm 80%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 20%.

2. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:

- Xây dựng xã  Lộc Bổn đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2015; đến năm 2020, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại; ngành nghề phi nông nghiệp phát triển gắn với quá trình đô thị hóa; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; giữ vững trật tự an toàn xã hội.

- Làm cơ sở pháp lý cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Định hướng sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã.

3. Tiền đề, quy mô quy hoạch

a) Quy mô, cơ cấu dân số, lao động:

- Dân số trung bình năm 2010 có 14.714 người

- Lao động toàn xã đến năm 2010: 6.949 người (Trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm 55,8%, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 44,2%.

b) Quy mô, nhu cầu đất xây dựng:

     - Theo hiện trạng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được phân bổ như sau:

+ Đất nông nghiệp: 2.410,64 ha (73,65%)

+ Đất phi nông nghiệp: 540,22 ha (16,50%)

+ Đất chưa sử dụng: 17,12 ha (0,52%)

+ Đất ở nông thôn: 305,25 ha (9,33%)

4. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015:

4.1 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã Lộc Bổn với các nội dung chủ yếu như sau:

* Các chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020:

a) Diện tích, cơ cấu các loại đất:

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Hiện trạng

năm 2010

Quy hoạch

đến năm 2020

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu
(%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

3.273,23

100

3.273,23

100

1

Đất nông nghiệp

2.410,64

100

2.258,11

100

1.1

Đất lúa nước

464,52

19,27

395,87

17,53

1.2

Đất trồng lúa nương

 

 

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

46,91

1,95

68,04

3,01

1.4

Đất trồng cây lâu năm

193,94

8,05

403,93

17,89

1.5

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

1.640,77

68,06

1.317,39

58,34

1.8

Đất nuôi trồng thủy sản

64,50

2,68

72,88

3,23

1.9

Đất làm muối

 

 

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

540,22

100

682,62

100

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp

0,37

0,07

0,37

0,05

2.2

Đất quốc phòng

 

 

2,00

0,29

2.3

Đất an ninh

 

 

 

 

2.4

Đất khu công nghiệp

 

 

90,00

13,18

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

0,09

0,02

5,25

0,77

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

 

 

 

 

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

 

 

 

 

2.8

Đất di tích danh thắng

 

 

 

 

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

 

 

0,02

0,01

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

12,72

2,35

12,56

1,84

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

197,42

36,54

202,14

29,61

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

2,97

0,55

2,60

0,38

2.13

Đất sông suối

56,47

10,45

56,47

8,27

2.14

Đất phát triển hạ tầng

270,18

50,01

311,21

45,59

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

 

 

 

 

3

Đất chưa sử dụng

17,12

0,52

2,80

0,09

4

Đất khu du lịch

 

 

 

 

5

Đất khu dân cư nông thôn

305,25

9,33

329,70

10,07

b) Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng:

                                                                         Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu (2011-2015)

Kỳ cuối (2016-2020)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

154,13

43,49

110,64

1.1

Đất lúa nước

36,40

31,90

4,50

1.2

Đất trồng lúa nương

 

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

3,57

2,42

1,15

1.4

Đất trồng cây lâu năm

10,01

5,54

4,47

1.5

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

103,38

2,86

100,52

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

0,77

0,77

 

1.9

Đất làm muối

 

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

 

 

 

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

227,55

87,55

140,00

2.1

Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản

7,55

7,55

 

2.2

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp

220,00

80,00

140,00

c) Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng:

                         Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu (2011-2015)

Kỳ cuối (2016-2020)

1

Đất nông nghiệp

1,60

1,60

 

1.1

Đất lúa nước

 

 

 

1.2

Đất trồng lúa nương

 

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

 

 

 

1.4

Đất trồng cây lâu năm

 

 

 

1.5

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

 

 

 

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

1,60

1,60

 

1.9

Đất làm muối

 

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

11,69

5,80

5,89

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN

 

 

 

2.2

Đất quốc phòng

 

 

 

2.3

Đất an ninh

 

 

 

2.4

Đất khu công nghiệp

 

 

 

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

4,15

 

4,15

2.6

Đất sản xuất VLXD, gốm sứ

 

 

 

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

 

 

 

2.8

Đất di tích danh thắng

 

 

 

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

 

 

 

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

 

 

 

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

3,50

3,50

 

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

 

 

 

2.13

Đất sông, suối

 

 

 

2.14

Đất phát triển hạ tầng

4,04

2,30

1,74

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

 

 

 

3

Đất đô thị

 

 

 

4

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

 

 

 

5

Đất khu du lịch

 

 

 

6

Đất khu dân cư nông thôn

1,30

1,30

 

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015; Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lộc Bổn giai đoạn 2010 - 2020.

 4.2. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 của xã Lộc Bổn với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

a. Diện tích các loại đất phân bổ trong kỳ kế hoạch:

   Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Diện tích năm HT

Diện tích đến các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

TỔNG DIỆN TÍCH

 ĐẤT TỰ NHIÊN

3.273,23

3.273,23

3.273,23

3.273,23

3.273,23

3.273,23

1

Đất nông nghiệp

2.410,64

2.410,64

2.392.62

2.383,11

2.378,36

2.368,75

1.1

Đất lúa nước

464,52

464,52

449,83

434,33

427,67

418,87

1.2

Đất trồng lúa nương

 

 

 

 

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

46,91

46,91

48,38

52,40

52,25

50,69

1.4

Đất trồng cây lâu năm

193,94

193,94

210,69

239,54

239,39

268,40

1.5

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

1.640,77

1.640,77

1.618,77

1.588,77

1.588,77

1.557,91

1.8

Đất nuôi trồng thủy sản

64,50

64,50

64,95

68,07

70,28

72,88

1.9

Đất làm muối

 

 

 

 

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

540,22

540,22

554,39

561,39

565,82

572,92

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

0,37

0,37

0,37

0,37

0,37

0,37

2.2

Đất quốc phòng

 

 

2,00

2,00

2,00

2,00

2.3

Đất an ninh

 

 

 

 

 

 

2.4

Đất khu công nghiệp

 

 

 

 

 

 

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

0,09

0,09

0,09

0,25

0,25

0,25

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

 

 

 

 

 

 

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

 

 

 

 

 

 

2.8

Đất di tích danh thắng

 

 

 

 

 

 

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

 

 

0,02

0,02

0,02

0,02

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

12,72

12,72

12,72

12,71

12,70

12,56

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

197,42

197,42

203,42

203,42

202,76

202,34

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

2,97

2,97

2,60

2,60

2,60

2,60

2.13

Đất sông, suối

 

 

56,47

56,47

56,47

56,47

2.14

Đất phát triển hạ tầng

270,18

270,18

276,70

283,55

288,65

296,31

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

3

Đất chưa sử dụng

17,12

17,12

13,42

12,38

10,01

8,69

4

Đất đô thị

 

 

 

 

 

 

5

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

 

 

 

 

 

 

6

Đất khu du lịch

 

 

 

 

 

 

7

Đất khu dân cư nông thôn

305,25

305,25

312,80

316,35

319,04

322,87

 b. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

                Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Diện tích

Phân theo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

43,49

 

18,02

9,51

6,35

9,61

1.1

Đất lúa nước

31,90

 

12,29

7,40

6,01

6,20

1.2

Đất trồng lúa nương

 

 

 

 

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

2,42

 

0,03

0,68

0,15

1,56

1.4

Đất trồng cây lâu năm

5,54

 

3,25

1,15

0,15

0,99

1.5

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

2,86

 

2,00

 

 

0,86

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

0,77

 

0,45

0,28

0,04

 

1.9

Đất làm muối

 

 

 

 

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

87,55

 

20,90

33,40

0,65

32,60

2.1

Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản

       7,55

            

      0,90

    3,40

    0,65

     2,60

2.2

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp

     80,00

            

    20,00

  30,00

          

   30,00

c. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

                 Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng

Diện tích

Phân theo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Đất nông nghiệp

1,60

 

 

 

1,60

 

1.1

Đất lúa nước

 

 

 

 

 

 

1.2

Đất trồng lúa nương

 

 

 

 

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

 

 

 

 

 

 

1.4

Đất trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

1.5

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

1,60

 

 

 

1,60

 

1.9

Đất làm muối

 

 

 

 

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

5,80

 

3,67

1,04

0,77

0,32

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

2.2

Đất quốc phòng

 

 

 

 

 

 

2.3

Đất an ninh

 

 

 

 

 

 

2.4

Đất khu công nghiệp

 

 

 

 

 

 

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

 

 

 

 

 

 

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

 

 

 

 

 

 

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

 

 

 

 

 

 

2.8

Đất di tích danh thắng

 

 

 

 

 

 

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

 

 

 

 

 

 

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

 

 

 

 

 

 

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

3,50

 

3,50

 

 

 

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

2.13

Đất sông, suối

 

 

 

 

 

 

2.14

Đất phát triển hạ tầng

2,30

 

0,17

1,04

0,77

0,32

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

3

Đất đô thị

 

 

 

 

 

 

4

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

 

 

 

 

 

 

5

Đất khu du lịch

 

 

 

 

 

 

6

Đất khu dân cư nông thôn

1,03

 

0,03

 

 

1,00

            5. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian đồ án quy hoạch:

5.1. Cơ cấu phân khu chức năng, yêu cầu và nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc.

a) Hệ thống trung tâm xã:

- Khu trung tâm là bộ mặt của toàn xã, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, chính trị, các cơ sở kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, TDTT, thương mại – dịch vụ.

- Quy hoạch xây dựng khu trung tâm theo hướng đô thị hóa, theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của Chính phủ. Đối với khu trung tâm, ngoài chức năng hạt nhân điều hành còn phải là nơi giao lưu thuận tiện cho người dân với chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội khác của xã.

- Trên cơ sở hiện trạng, quy hoạch phải xác định lại tính hợp lý của các công trình đã có trên thực tế. Phải tổ chức được không gian hợp lý, hướng mở rộng trung tâm, hướng phát triển dân cư và các khu kinh tế khác. Cần kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, cây xanh, cảnh quan và hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Triệt để khai thác hiện trạng để giảm thiểu tổng mức đầu tư, giảm thiểu đền bù, di dời các công trình kiến trúc cũng như nhà ở của người dân trong khu vực.

- Hệ thống trung tâm xã có các loại hình kiến trúc: Trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa, chợ, trung tâm TDTT, nhà ở các khu dân cư....

b) Hệ thống thôn, bản, các khu dân cư tập trung:

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất ở trên quan điểm tiết kiệm hạn chế chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa nước hai vụ có năng suất cao).

- Tiếp tục duy trì và chỉnh trang các điểm dân cư theo tính lịch sử truyền thống và tập quán sinh sống của nhân dân ở 8 thôn như hiện nay. Phát triển mới gắn với các điểm tập trung hiện hữu, hạn chế phát triển các điểm dân cư phân tán, nhỏ lẻ.

- Bố trí xây dựng và phát triển các khu dân cư tập trung đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực nông thôn.

- Bố trí các khu dân cư bám theo các trục đường liên xã, đường trục thôn, đặc biệt là đường đi Bến Ván.

- Bố trí dân cư phải ở những địa điểm có môi trường sinh thái tốt, không tác động xấu đến môi trường sinh thái chung và khu vực.

- Tại các thôn, quy hoạch lại các điểm trung tâm trên cơ sở hình thành các cụm công trình công cộng, gồm: Nhà sinh hoạt cộng đồng, sân chơi thể thao, nhà trẻ, mẫu giáo và các công trình dịch vụ khác thuộc thôn. Quy mô một trung tâm thôn khoảng 0,2 ha.

- Đến năm 2020, trên địa bàn xã có định hướng tách ra thành 13 thôn, diện tích đất khu dân cư nông thôn tăng 26,25 ha để quy hoạch phát triển các khu dân cư nông thôn trên địa bàn xã.

5.2. Trung tâm xã:

- Vị trí: Khu trung tâm xã được quy hoạch nằm về phía Bắc dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1A. Đây là vị trí khá thuận lợi và được hình thành từ lâu đời, tạo bộ mặt mỹ quan cho xã Lộc Bổn trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội toàn diện.

- Quy mô: 30 ha.

- Xây dựng chỉnh trang khu trung tâm:

+ Khu vực dân cư: Chỉnh trang các ở thôn xóm, cải tạo xây mới; Mỗi lô đất có diện tích 200 – 500m2. Tổ chức mô hình nhà ở kết hợp kinh tế vườn và kinh doanh, dịch vụ. Kiến trúc nhà ở theo dạng truyền thống , phù hợp với sắc thái, sinh hoạt địa phương. 

+ Khu vực các công trình công cộng:

· Trụ sở Ủy ban nhân dân xã:

- Vị trí xây dựng: Tại vị trí hiện trạng của công trình (thôn Thuận Hóa),

- Quy mô diện tích: 0,37 ha.

- Xây dựng mới hoặc cải tạo lại công trình đạt theo tiêu chí nông thôn mới, tổ chức không gian khuôn viên cây xanh cho toàn trụ sở..

· Nhà văn hóa trung tâm xã:

- Vị trí xây dựng: Tại trường THCS Lộc Bổn cũ (thôn Hòa Vang).

- Quy mô diện tích: 0,56 ha.

- Xây dựng mới theo đạt theo tiêu chí nông thôn mới: có sức chứa  ≥ 150 chỗ, nhằm phục vụ tổ chức các hoạt động: học tập cộng đồng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, trưng bày, triền lãm, phòng đọc sách báo...

· Trung tâm thể dục, thể thao xã:

- Vị trí xây dựng: Nằm cạnh trường mầm non Hưng Lộc (thôn Hòa Vang).

- Quy mô diện tích: 4,22 ha.

- Xây dựng mới đạt theo tiêu chí nông thôn mới.

· Công viên văn hóa:

- Vị trí xây dựng: Xây dựng tại khu vực Cửa Đình thôn Hòa Vang.

- Quy mô diện tích: 1,15 ha.

- Xây dựng mới đạt theo tiêu chí nông thôn mới.

· Chợ trung tâm:

- Vị trí xây dựng: Xây dựng mới chợ Lộc Bổn ở thôn Hòa Vang;

- Quy mô diện tích: 02 ha.

- Xây dựng mới đạt theo tiêu chí nông thôn mới; Trong khuôn viên chợ cần tổ chức khu bán hàng ngoài trời, bãi đỗ xe, nơi thu gom và chứa chất thải rắn (CTR) trong ngày, có nhà vệ sinh công cộng.

· Trung tâm thương mại và dịch vụ:

- Vị trí xây dựng: Tại vị trí chợ Nong cũ (thôn Thuận Hóa),

- Quy mô diện tích: 0,16 ha.

- Xây dựng mới.

· Trạm y tế:

- Vị trí xây dựng: Tại thôn Thuận Hóa,

- Quy mô diện tích: 0,29 ha.

- Chỉnh trang theo tiêu chí nông thôn mới.

· Bưu điện:

- Vị trí xây dựng: Tại vị trí hiện trạng công trình (thôn Hòa Mỹ)

- Quy mô diện tích: 0,06 ha.

- Chỉnh trang theo tiêu chí nông thôn mới.

· Trường THCS Lộc Bổn:

- Vị trí xây dựng: Tại vị trí hiện trạng công trình (thôn Hòa Vang),

- Quy mô diện tích: Quy hoạch mở rộng thêm 10.000m2 thành 25.075m2.

- Mở rộng quy mô theo tiêu chí nông thôn mới; xây dựng thêm sân chơi thể thao.

· Trường tiểu học An Nong I:

- Vị trí xây dựng: Tại vị trí hiện trạng công trình (thôn Hòa Vang),

- Quy mô diện tích: Quy hoạch mở rộng thêm 4.000m2, thành 15.271m2.

- Chỉnh trang theo tiêu chí nông thôn mới.

· Trường tiểu học An Nong II:

- Vị trí xây dựng: Tại vị trí hiện trạng công trình (thôn Hòa Mỹ),

- Quy mô diện tích: 9.880m2.

- Chỉnh trang theo tiêu chí nông thôn mới.

· Trường mầm non Hưng Lộc:

- Vị trí xây dựng: Tại vị trí hiện trạng công trình (thôn Hòa Vang),

- Quy mô diện tích: 9.279,6m2.

- Chuyển điểm, xây dựng mới 2 cơ sở tại Bình An và khu vực Thượng Hạ Cầu, thôn Hòa Mỹ (0,5ha)

· Bãi tập kết rác: Xây dựng bãi tập kết để trung chuyển rác tại vị trí quy hoạch chợ mới với diện tích 0,02 ha. Ngoài ra bố trí thêm các xuồng chứa rác tại các khu dân cư để thu gom rác.

5.3. Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản, khu dân cư mới:

- Hiện tại trên địa bàn xã có tất cả là 8 thôn, dân cư sống tập trung quanh khu vực trung tâm thôn. Trong thời gian tới tiếp tục duy trì và chỉnh trang các điểm dân cư theo tính lịch sử truyền thống và tập quán sinh sống của nhân dân ở 8 thôn như hiện nay.

- Quy hoạch thêm các khu dân cư tập trung mới đến năm 2020 để tiến hành tách thôn, trong đó: Thôn Bình An tách thành 2 thôn (thôn Bình An I và Bình An II); Thôn Thuận Hóa tách thành 2 thôn (thôn Thuận Hóa I và Thuận Hóa II); Thôn Hòa Mỹ tách thành 2 thôn (thôn Hòa Mỹ I và Hòa Mỹ II); Thôn Hòa Vang tách thành 3 thôn (thôn Hòa Vang I, thôn Hòa Vang II, thôn Hòa Vang III) và giữ nguyên 4 thôn ở Bến Ván như hiện nay, nâng tổng số thôn trên địa bàn xã Lộc Bổn thành 13 thôn.

+ Thôn Bình An quy hoạch 2 khu dân cư mới: Khu dân cư phố chợ Lộc Bổn mới, diện tích 4,50 ha; Khu dân cư dọc tuyến đường liên xã Lộc Bổn – Thủy Phù (khu vực Bụi Lét, Cồn Nghè, gần hồ thủy sản), diện tích 1,60 ha.

+ Thôn Hòa Vang quy hoạch 6 khu dân cư mới: Khu dân cư vùng Hạ Kên, diện tích 3,60 ha; Các khu dân cư dọc tuyến đường đi Bến Ván (Khu vực Xứ Hồ Sen: 2,00 ha; Khu vực Bàu Bàng: 1,10 ha. Khu vực An Cư: 0,75 ha; Khu vực Bàu Đún, Sài Chủ: 0,90 ha); Khu dân cư dọc tuyến đường Là Ngà đi Bến Ván, diện tích 1,50 ha.

+ Thôn Thuận Hóa quy hoạch 2 khu dân cư mới: Khu dân cư khu vực vùng Trạng, diện tích 1,20 ha;  Khu dân cư xen ghép dọc các tuyến đường trục thôn, đường xóm, diện tích 2,00 ha.

+ Thôn Hòa Mỹ quy hoạch 2 khu dân cư mới: Khu dân cư khu vực Bến Đò, diện tích 1,10 ha; Khu dân cư khu vực Trưa Má (vùng Bàu Học Trò), đồng Thượng Hạ Cầu, diện tích 2,50 ha.

+ Khu vực Bến Ván quy hoạch các khu dân cư nằm dọc các tuyến đường trục thôn, diện tích 3,50 ha.

5.4. Quy hoạch sản xuất:

a) Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 còn 2.258,11 ha. Phân chia thành các vùng chính như sau:

- Vùng trồng lúa: Nhằm bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực trên địa bàn xã, ổn định diện tích trồng lúa đến năm 2020 còn 395,87 ha .

- Vùng trồng cây hàng năm: Chuyển đổi 24,7ha diện tích trồng lúa sang sản xuất rau màu tại các khu vực đồng Sài Chủ (thôn Hòa Vang), đồng Hát (thôn Bình An), bàu Đội Cao (Hòa Mỹ), đồng Mù U, cồn Bồng (thôn Thuận Hóa). Đến năm 2020, diện tích cây hàng năm còn lại 68,04ha.

- Vùng trồng cây lâu năm: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây cao su, cây gió, hồ tiêu, Hình thành một số vùng cây công nghiệp lâu năm tập trung tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đến năm 2020, diện tích trồng cây lâu năm có 403,93 ha.

- Vùng trồng cây lâm nghiệp: Diện tích rừng sản xuất đến năm 2020 là 1.317,39ha; Xây dựng mô hình vườn rừng, vườn nhà kết hợp trồng rừng với cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản, chăn nuôi.

- Vùng chăn nuôi: Ngoài chăn nuôi hộ gia đình, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và gia trại; trang trại trại nông lâm kết hợp; khai thác triệt để từ quỹ đất 17,12 ha đất chưa sử dụng và kết hợp với đất lâm nghiệp.

- Vùng nuôi trồng thủy sản: Tập trung phát triển diện tích ao, hồ ở những khu vực có điều kiện để nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nhất là ở những khu vực trồng lúa vùng thấp kém hiệu quả. Đến năm 2020 diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 72,88 ha.

b) Sản xuất phi nông nghiệp:

- Quy hoạch khoảng 90 ha tại vùng đồi thôn Hòa Mỹ (giáp ranh giới xã Lộc Sơn) để xây dựng Khu công nghiệp La Sơn 300 ha (nằm trên địa bàn hai xã Lộc Sơn và Lộc Bổn).

- Quy hoạch, xây dựng điểm thương mại, dịch vụ làng nghề tại khu vực An Cư (thôn Hòa Vang) trên đường đi Bến Ván với quy mô 05 ha.

- Chuyển chợ Lộc Bổn hiện trạng sang xây dựng điểm thương mại, dịch vụ (sau khi chợ mới xây dựng xong), diện tích 0,16 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực sản xuất được xác định theo Bản vẽ quy hoạch sản xuất, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lộc Bổn giai đoạn 2010 - 2020.

6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật:

6.1. Giao thông

Nâng cấp, cải tạo chỉnh trang các tuyến đường hiện có, xây dựng mới và đấu nối hệ thống giao thông xã với hệ thống giao thông các xã lân cận, giao thông huyện và tỉnh tạo thành một mạng lưới liên hoàn, thuận tiện.

- Giao thông đối ngoại đoạn qua xã:

+ Đường cao tốc Cam Lộ - Tuý Loan (chiều dài 3,2km): Lộ giới 54,0m.

+ Đường Quốc lộ 1A (chiều dài 2,15km): Lộ giới 54,0m.

- Đường trục xã, liên xã: Chiều rộng mặt đường 7,5, chiều rộng lề 3,0mx2 (tổng 13,5m: 3,0m+7,5m+3,0m), gồm các tuyến:

+ Làm mới, mở rộng đường liên xã từ cây Vông qua kênh cấp 1 hồ Truồi đến giáp đường tỉnh lộ 14 (chiều dài 2,7km).

+ Làm mới, mở rộng đường liên xã An Sơn Bổn (chiều dài 3,0km).

+ Mở rộng đường liên xã Lộc Bổn - Thủy Phù (chiều dài 2,2km).

+ Mở rộng đường từ ngã ba Quốc lộ 1A đi Bến Ván (chiều dài 10,2km).

- Đường trục thôn, liên thôn: Chiều rộng nền đường 8,0m (1,5m+5,0m+1,5m)

+ Mở rộng tuyến đường từ quốc lộ 1A vào chợ mới nối xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (chiều dài 1,6 km).

+ Quy hoạch tuyến đường từ chợ Lộc Bổn mới đến thôn 10 xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (chiều dài 0,75 km).

+ Quy hoạch tuyến đường từ đập Mụ Bông đi chợ mới (chiều dài 0,65km).

+ Làm mới tuyến đường Là Ngà từ trường Tiểu học An Nong 1 đến đường đi Bến Ván (chiều dài 1,3 km).

+ Làm mới, chỉnh trang đường hai bờ song Nong (chiều dài 1,5km).

+ Làm mới, chỉnh trang đường trong khu dân cư thôn Bình An từ ông Đề đến đường vào chợ mới (chiều dài 0,3 km).

+ Quy hoạch các tuyến đường nằm trong các khu dân cư quy hoạch mới, (nền đường rộng trung bình 6,0 m, tổng chiều dài khoảng 1,2 km).

- Đường thôn xóm: có nền đường rộng 5,0m; mặt đường 3,0-3,5m, gồm các tuyến:

+ Mở rộng 4 tuyến đường nội thôn Bình An với tổng chiều dài 1,7km.

+ Mở rộng 10 tuyến đường nội thôn Thuận Hóa với tổng chiều dài 8,61 km.

+ Mở rộng 4 tuyến đường nội thôn Hòa Vang với tổng chiều dài 6,9 km.

+ Mở rộng 18 tuyến đường nội thôn Hòa Mỹ với tổng chiều dài 10,9 km.

- Mở rộng các tuyến đường ngõ xóm (tổng chiều dài 21,3 km)

- Giao thông nội đồng: Làm mới 6 tuyến và mở rộng 10 tuyến (rộng nền đường 5m, tổng chiều dài 8,5 km.

- Làm mới, mở rộng các tuyến đường lâm sinh: tại các thôn Hòa Vang, Bến Ván.

6.2. Thủy lợi

- Nâng cấp hệ thống tiêu úng An Sơn Bổn đoạn qua địa bàn xã với diện tích 1,45ha.

- Xây dựng kè tả, hữu sông Nong đoạn qua các khu dân cư; chiều dài 9,5 km.

- Xây dựng tuyến đê ngăn mặn ở thôn Thuận Hóa kéo dài từ đồng Phù Nam đến đồng Ô 3-7 Mẫu.

- Xây dựng trạm bơm tưới, trạm bơm tiêu hợp tác xã An Nong 1.

- Xây dựng tuyến kênh tưới hợp tác xã An Nong 1; chiều dài 0,5 km.

- Nâng cấp hệ thống kênh thủy lợi cho HTX An Nong I và HTX An Nong Nong II với tổng chiều dài 20,7km.

6.3. Thoát nước

Tuân thủ hiện trạng tiêu thoát, các hướng thoát nước hiện có gắn kết với các công trình thủy lợi đã định hình. Sử dụng hệ thống thoát nước chung theo mương đặt trong các ngõ, xóm.

6.4. Cấp nước

- Nguồn nước: Lấy từ hệ thống cấp nước của xã.

- Mạng lưới: Dùng hệ thống ống nhựa HDPE đặt trên nền đệm cát đầm chặt và được kết nối với hệ thống cấp nước của xã.

- Đường ống được bố trí dọc theo các trục giao thông và ở độ sâu chôn ống là 0,7m tính từ đáy ống, đường kính ống Φ 90 nối trực tiếp vào đường ống chính Φ 110. Các tuyến nhánh Φ 63 nối trực tiếp vào tuyến Φ 90.

- Cấp nước cứu hỏa: Tận dụng nguồn nước Sông Nong đoạn gần khu trung tâm làm nguồn bổ sung. Trên trục trung tâm và các trục chính, bố trí các họng cứu hỏa ø 110 với khoảng cách giao thông trong khoảng 120m và đặt tại các giao lộ.

6.5. Cấp điện

- Mạng lưới điện trên địa bàn đã phủ kín 08 thôn, 99,99% hộ sử dụng điện, đã có 09 trạm biến áp, trong đó có 06 trạm đạt tiêu chuẩn, 03 trạm cần nâng cấp. Xây mới 03 trạm: Tổ 1 thôn Hòa Vang, chợ mới thôn Bình An, trường mầm non Thuận Hóa.

- Đường dây trung thế xây dựng mới 250m tại thôn Hòa Vang.

- Đường dây hạ thế dài 18,8km, trong đó đã đạt chuẩn 14,3km, cần cải tạo 4,5km và xây mới thêm 2,85km: Tổ 1 thôn Hòa Vang, tổ 5 thôn Bình An và các tuyến thôn Thuận Hóa, tuyến kênh Hồ Truồi thôn Hòa Mỹ.

6.6. Thoát nước thải, vệ sinh môi trường

Nước thải sinh hoạt của các hộ dân cư áp dụng phương pháp tự thấm. Tại các khu vực công cộng gây ô nhiễm phải xử lý nước thải bằng giải pháp lắng lọc rồi mới dẫn ra hệ thống thoát công cộng. Nhà ở và các công trình kiến trúc khác phải thiết kế khu vệ sinh tự hoại.

Tăng cường trồng cây xanh cách ly để bảo vệ môi trường.

Mỗi thôn bố trí các điểm thu gom chất thải rắn, sau đó vận chuyển đến bãi trung chuyển của xã theo quy định. Bố trí thêm một điểm trung chuyển rác thải nằm phía sau chợ Lộc Bổn mới với diện tích 0,02 ha và tổ chức quản lý tốt việc thu gom chất thải rắn, đặc biệt là chất thải từ chợ, các điểm thương mại dịch vụ, các khu dân cư trên địa bàn,…

6.7. Nghĩa trang, nghĩa địa:

- Khoanh vùng nghĩa địa khu vực độn Chương, thôn Hòa Mỹ; nghĩa địa Lệ, thôn Hòa Vang để tiếp tục chôn xen ghép (tỷ lệ chôn cất mồ mã trên diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa khu vực này hiện tại khoảng 55 - 65%).

- Quy hoạch mới khu nghĩa trang tập trung ở độn Liễu Cù, thôn Hòa Vang với diện tích 6,0 ha; thực hiện chôn cất tại các nghĩa trang theo quy hoạch.

  7. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo đồ án quy hoạch chung.

 STT

Tên hạng mục đầu tư

Đơn vị tính

Quy mô

Thành tiền (triệu đồng)

I

Quy hoạch và thực hiện QH

Ha

3.273,23

500,0

II

Đầu tư XDCB

Triệu đồng

 

184.764,0

1

Giao thông

Triệu đồng

 

89.567,0

2

Thủy lợi

Triệu đồng

 

19.850,0

3

Điện

Triệu đồng

 

2.945,0

4

Trường học

Triệu đồng

 

32.302,0

5

Cơ sở vật chất văn hóa

Triệu đồng

 

16.100,0

6

Chợ nông thôn

Triệu đồng

 

22.000,0

7

Bưu điện

Triệu đồng

 

1.000,0

8

Y tế

Triệu đồng

 

1.000,0

III

Vốn PTSX, tổ chức sản xuất

Triệu đồng

 

21.000,0

1

Nông nghiệp, TTCN, DV

Triệu đồng

 

19.500,0

2

Phát triển tổ chức sản xuất

Triệu đồng

 

1.500,0

IV

Vốn cho hoạt động khác

Triệu đồng

 

13.050,0

1

Nhà ở dân cư(xóa nhà tạm)

Triệu đồng

 

5.000,0

2

Giảm nghèo và an sinh xã hội

Triệu đồng

 

2.000,0

3

Phát triển giáo dục

Triệu đồng

 

1.500,0

4

Xây dựng đời sống văn hóa NT

Triệu đồng

 

1.000,0

5

Nước sạch, vệ sinh môi trường

Triệu đồng

 

3.050,0

6

Nâng cao chất lượng Đảng, CQ

Triệu đồng

 

1.500,0

7

An ninh trật tự xã hội

Triệu đồng

 

1.000,0

Tổng cộng

 

 

221.314,0

(Hai trăm hai mươi mốt tỷ ba trăm mười bốn triệu đồng)

 8. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông liên xã, thôn, xóm.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng.

- Xây dựng nhà ở và hạ tầng các khu dân cư mới.

(Phụ lục kèm theo)

9. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch. (Phụ lục kèm theo)

10. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.

10.1. Tiến độ: Huy động các nguồn lực đầu tư để hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới từng năm, cụ thể như sau:

- Năm 2012: Tập trung đầu tư cho giao thông; thủy lợi; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; huy động nhân dân hiến đất, xây dựng nhà cửa, tường rào, đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn;

- Năm 2013: Tiếp tục đầu tư giao thông; thủy lợi, trường học, đào tạo nhề;

- Năm 2014: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất văn hóa, môi trường;

- Năm 2015: Tiếp tục rà soát những tiêu chí còn lại chưa đạt, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

10.2. Giải pháp:

a) Giải pháp huy động các nguồn vốn:

- Huy động đa dạng hóa vốn đầu tư; trong đó, phát huy nguồn nội lực trong nhân dân là, huy động nguồn quỹ đất, khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế; xã hội hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, cụ thể:

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật; UBND xã cấn phối hợp làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, vận động nhân dân hiến đất, tham gia giải phóng mặt bằng, đóng góp ngày công,...

+ Quản lý tốt quy hoạch và quỹ đất kinh doanh để tạo nguồn thu từ quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng để giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng khi triển khai các công trình xây dựng.

+ Đối với các dịch vụ cấp điện, nước sinh hoạt, bưu chính – viễn thông, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng để đảm bảo chất lượng, an toàn, nhất là hạ tầng cấp điện.

+ Huy động đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, các công trình công cộng, đường thôn xóm, đường nội đồng, nhà sinh hoạt thôn, tổ chức thu gom rác thải; tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng công cộng, dân sinh.

+ Hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân dân mạnh dạn đầu tư kinh doanh, phát triển ngành nghề mới; hỗ trợ các hộ nông dân tiếp cận vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

+ Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh vào địa bàn xã; đồng thời, đóng góp một phần xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ gắn với phát triển ngành nghề nông thôn.

b) Giải pháp phát triển nguồn lưc:

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước cấp xã phù hợp yêu cầu xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ UBND xã, cán bộ các tổ chức đoàn thể được đào tạo nâng cao năng lực theo hướng chuẩn hóa.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong thành phố Huế giúp đỡ đào tạo cán bộ, triển khai các hoạt động nghiên cứu – triển khai trên địa bàn xã.

Chú trọng đào tạo nghề: Phối hợp thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015; Thực hiện các chính sách hỗ trợ học nghề; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, các nhà đầu tư đào tạo phát triển nghề, giới thiệu việc làm, nhất là cho lực lượng lao động trẻ.

Chăm lo phát triển giáo dục phổ thông để chuẩn bị lực lượng lao động mới chó thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức.

c) Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ.

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến.

Phát triển đội ngũ khuyến nông viên cơ sở để hướng dẫn chuyển giao công nghệ kỹ thuật đến người dân. Tổ chức mạng lưới dự báo dịch bệnh để có giải pháp phòng trừ kịp thời. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, nhất là trong nông nghiệp.

d) Giải pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên – môi trường. Quản lý, khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng pháp luật và quy hoạch, nhất là đối với những vùng đất trồng lúa. Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân quản lý, sử dụng và khai thác ổn định, lâu dài.

Xây dựng quy ước của xã về xử lý rác thải, vệ sinh công cộng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường; thực hiện xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức nạo vét các sông, hói, giữ gìn cảnh quan; kết hợp giao khoán quản lý khai thác để nâng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước. Đưa các nội dung đánh giá tác động môi trường vào quá trình ra quyết định đầu tư; kiểm tra việc thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

đ) Các giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội

Giảm nhanh, bền vững hộ nghèo. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, tạo việc làm. Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tổ chức thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

e) Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Tiếp tục xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân; năng lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực. Bồi dưỡng công tác quản lý Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo theo chức năng. Chuẩn hóa trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân được tham gia đầy đủ vào các quá trình ra quyết định ở địa phương.

10.3. Tổ chức thực hiện:

- UBND xã Lộc Bổn là cơ quan trực tiếp điều hành, quản lý tổ chức thực hiện Quy hoạch, có trách nhiệm tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch này đến cấp ủy Đảng, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong xã.

- UBND huyện Phú Lộc chỉ đạo các ngành cấp huyện phối hợp hỗ trợ UBND xã lập kế hoạch hàng năm, lập dự án chi tiết, các hoạt động, giải pháp liên quan đến lĩnh vực phụ trách để thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các quy định quản lý xây dựng của Quy hoạch.

 

 

Trần Quốc Sinh
       
Xem theo ngày