Tìm trên trang KT-XH
Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 7, nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 năm 2022
15/12/2022 9:22:PM

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI  THÁNG 7

1. Về phát triển kinh tế:

a) Lĩnh vực dịch vụ:

- Dịch vụ du lịch: Trong 7 tháng đầu năm, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, khởi sắc. Các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch có nhiều chính sách khuyến mãi, quảng bá nên thu hút được nhiều lượt khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng; bên cạnh đó, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiều dịp lễ lớn của quê hương, đất nước diễn ra thu hút lượng lớn khách đến tham quan, dịch vụ du lịch cơ bản đã trở lại trạng thái bình thường mới.

Tổng lượt khách du lịch khoảng 985.364 lượt, đạt 60,9% kế hoạch, tăng 148,4% so với cùng kỳ (trong đó, khách quốc tế đạt 3.514 lượt, khách nội địa đạt 981.850 lượt); khách lưu trú đạt 212.815 lượt (trong đó, khách quốc tế 3.714 lượt, chủ yếu khách quốc tế mang quốc tịch nước ngoài nhưng đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, khách nội địa 209.101 lượt).

Doanh thu từ dịch vụ du lịch khoảng 1.095,8/1.626 tỷ đồng, đạt 67,4% so với kế hoạch, tăng 151,1% so với cùng kỳ năm 2021.

- Dịch vụ thương mại: Trong 7 tháng đầu năm 2022, sức mua của người dân đối với các loại hàng hóa tiêu dùng tăng cao, thị trường nội địa được khai thác có hiệu quả, hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini cũng đang dần hình thành và phát triển tại các khu dân cư tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm phát triển thêm 01 cửa hàng siêu thị Điện máy xanh, nâng tổng số siêu thị Điện máy xanh trên địa bàn huyện 06 siêu thị; đã hỗ trợ xây dựng mới chợ Lăng Cô, hoàn thành sửa chữa chợ Mỹ Lợi;  

- Các ngành dịch vụ khác: Tổng doanh thu dịch vụ vận tải trong 7 tháng đầu năm 2022, đạt khoảng 4.000 tỷ đồng đạt 56,5% kế hoạch; khối lượng hàng hóa luân chuyển trên toàn huyện đạt 24.700 tấn/km đạt 58,8% kế hoạch, lượng hành khách luân chuyển đạt 50.000 hành khách/km đạt 56,7% kế hoạch; chất lượng các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng được nâng cao.

  1. ổng mức bán lẻ hàng hóa trong 7 tháng đầu năm đạt khoảng 3.860 tỷ đồng, đạt 60,1% kế hoạch.

b) Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Đến nay, đã được UBND tỉnh phê duyệt 03 vị trí định hướng quy hoạch thành lập mới Cụm công nghiệp: CCN La Sơn, diện tích 75ha; CCN Điền Hòa, diện tích 35ha và CCN Phú Lộc, diện tích 32ha; đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp đến năm 2025; việc phát triển công nghiệp - TTCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề có tiềm năng thế mạnh như chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp gia công, sản xuất cơ khí, điện tử, may mặc... Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề phụ trợ tại khu công nghiệp thông qua chương trình khuyến công, hỗ trợ mua sắm máy móc, trang thiết bị, tìm kiếm thị trường đầu ra nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Xây dựng các Quy chế quản lý, sử dụng, chế biến sản phẩm, con dấu nhận diện thương hiệu. Đến nay, trên địa bàn huyện có 576 cơ sở may tập trung, giải quyết công ăn việc làm cho 1.686 lao động

Giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ước đạt 1.980 tỷ đồng, đạt 62,8% kế hoạch năm 2022, trong đó: sản xuất công nghiệp 1.480 tỷ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp 500 tỷ. Tổng doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 11.370 tỷ đồng, đạt 58,5% so với kế hoạch.

c) Lĩnh vực nông nghiệp:

Vụ Hè Thu: Diện tích gieo trồng 3.160,9 ha; trong đó, lúa 2.460,9 ha (bỏ hoang 264 ha do ảnh hưởng của mưa lớn làm trễ vụ), rau màu các loại 700 ha; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích lúa thiếu nước vụ Hè Thu khoảng 75 ha sang trồng các cây trồng khác như: lạc, dưa, khoai lang…, hiện nay, các loại cây trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Tiếp tục triển khai thực hiện các Đề án gồm: Đề án Cánh đồng mẫu, lúa mới chất lượng cao với diện tích thực hiện 460 ha, ở 10 HTX; Đề án cải tạo, nhân rộng bưởi da xanh, trồng mới 4,4 ha (lũy kế đến nay đã trồng mới 27 ha). Tổ chức thí điểm mô hình sản xuất lạc hữu cơ ở HTX Thanh niên Vinh Hưng 1,2 ha; sản xuất lạc hữu cơ ở HTX Mỹ Hải 7 ha và rau hữu cơ ở HTX Nông nghiệp hữu cơ Mỹ Lợi 2,1 ha, từng bước hình thành các vùng chuyên canh tập trung; đồng thời, đã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm Dầu lạc hữu cơ Mỹ Á và Rau hữu cơ Mỹ Lợi và in bao, bì, chai, nhãn mác.

Chăn nuôi: Duy trì tổng đàn trâu 3.850 con, bò 3.700 con, gia cầm 601.790 con, dê 1.190 con. Đã triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển lợn an toàn sinh học năm 2022 với 4 hộ/190 con lợn thịt và 3 lợn nái, nâng tổng đàn lợn lên 15.670 con. Chỉ đạo, hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh, chăm sóc cho đàn gia súc, gia cầm, tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại; đã tiêm 4.200/5.800 liều THT trâu, bò; đối với lợn: 6.591/6.600 liều tam liên, 700/700 liều vắc xin và KT Ecoli; vacxin dại chó 5.675/7.100 liều; viêm da nổi cục: 2.300/6100 ha, LMLM 3.000/7.200 liều;  đối với gia cầm: 80.000/80.000 liều cúm gia cầm, 1000/1.000 liều THT gia cầm; 40.500/40.500 liều dịch tả vịt, riêng đối với gà: 3.300/3.300 liều lasota + newcastle 25 liều, 5.000/5.000 liều newcastle tiêm, 1.000/1.000 liều đậu gà, 2.000/2.000 liều Gumboro.

- Lâm nghiệp: Tổ chức trồng lại rừng sản xuất sau khi thu hoạch, hướng dẫn các chủ rừng phát quang đường ranh, xử lý thực bì đúng quy định. Trong 7 tháng đầu năm, đã khai thác 935,1 ha với sản lượng 56.106 m3 gỗ rừng trồng; kiểm tra phát hiện và xử lý 11 vụ vi phạm về pháp luật bảo vệ rừng, không để xảy ra cháy rừng.

- Thủy sản: Đến nay, diện tích thả nuôi 1.310ha, trong đó, nuôi nước lợ 1.005 ha (Lộc Điền 178 ha, Vinh Hưng 335 ha, Giang Hải 232 ha, các xã khác: 260 ha); sản lượng thu hoạch đến nay được khoảng 850 tấn (trong đó: tôm 460 tấn, cá 150 tấn, cua 50 tấn, hàu 190 tấn). Sản lượng đánh bắt tự nhiên đầu năm đến nay khoảng 4.520 tấn đạt 58 % so với kế hoạch năm, đạt 104,8% so với cùng kỳ, trong đó đánh bắt biển là 3.380 tấn, đạt 57,9% so với kế hoạch năm, 102,1% so với cùng kỳ, đánh bắt sông đầm là 1.140 tấn, đạt 58,4% so với kế hoạch năm, 114% so với cùng kỳ.

Thực hiện Đề án quản lý và khai thác mặt nước đầm Lập An, đã cắm 9 bảng pano quanh đầm về phân vùng quản lý, khai thác mặt nước; cắm cọc mốc trên đầm về các khu vực nuôi hàu, nuôi lồng và vùng sử dụng chung, luồng lạch,...

- Kinh tế hợp tác xã, xây dựng nông thôn mới: Số lượng HTX đang hoạt động trên địa bàn huyện hiện có 51 HTX; trong đó, lĩnh vực CN-TTCN-TM-DV-khác có 16 HTX, 35 HTX hoạt động lĩnh vực nông. Nhìn chung, các HTX hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN-TM-DV-khác hầu hết có số lượng thành viên ít, chỉ giải quyết lợi ích của một nhóm hộ, chưa chú trọng mở rộng thành viên; đối với HTX nông nghiệp đã hỗ trợ cho bà con nông dân trong khâu dịch vụ thuỷ lợi, giống, kỹ thuật, một số tham gia liên kết sản xuất theo chuổi giá trị..... Kết quả phân loại đến nay có 04 hợp tác xã hoạt động tốt, 08 hợp tác xã hoạt động khá, 09 hợp tác xã hoạt động trung bình, 05 hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, 09 HTX hầu như không hoạt động và nhiều năm liền không có báo cáo tổng kết.

Đối với công tác xây dựng nông thôn mới: UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, bố trí nguồn lực để thực hiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đến cuối năm 2022 lập hồ sơ đề nghị công nhận xã Xuân Lộc, Lộc Bình đạt chuẩn nông thôn mới, xã Lộc Bổn đạt nông thôn mới kiểm mẫu, xã Vinh Hưng đạt nông thôn mới nâng cao.

2. Tình hình đầu tư phát triển, giải phóng mặt bằng:

Về đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 7 tháng đầu năm khoảng 4.016 tỷ đồng, đạt 55,7% so với kế hoạch.

 Quản lý đầu tư xây dựng được tập trung chỉ đạo thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, đã chủ động trong công tác quản lý, thanh toán và đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các dự án có trong kế hoạch. Tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư công trong 7 tháng như sau:

- Nguồn vốn tỉnh phân bổ 59,714 tỷ đồng đầu tư 12 công trình (09 công trình chuyển tiếp và 03 công trình mới); 7 tháng đầu năm giải ngân khoảng 43,8 tỷ đồng đạt 73,3% so với kế hoạch (tiến độ giải ngân thực hiện theo Chỉ thị số 30/CT-UBND ngày 27/12/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện đầu tư công năm 2022).

- Nguồn vốn huyện phân bổ 128,325 tỷ đồng, bố trí cho 91 công trình chuyển tiếp, 48 công trình xây dựng mới và đối ứng xây dựng đề án, chương trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia... Vốn giải ngân 7 tháng đầu năm đạt 46% so với kế hoạch.

- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia: Tổng nguồn chương trình mục tiêu quốc gia phân bổ giai đoạn 2021-2025 là 173,175 tỷ đồng (vốn MTQG 82,973 tỷ, vốn tỉnh 31,571 tỷ, vốn huyện xã đối ứng 58,631 tỷ. Dự kiến năm 2021-2022 phân bổ 63,5 tỷ (vốn MTQG 33,8 tỷ, vốn tỉnh 10,5 tỷ, vốn huyện xã đối ứng 19,2 tỷ). Đến nay, có 12/24 công trình đã phê duyệt BCKTKT, số còn lại đang lập thủ tục đầu tư.

Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Đã tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 48 công trình, dự án; trong đó, có 38 công trình, dự án chuyển tiếp từ các năm trước và 10 công trình, dự án mới. Đã tăng cường đối thoại, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến động các dự án chuyển tiếp và các dự án trọng điểm như: Khu công nghiệpvà Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây, Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô, Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế, Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN La Sơn, Đường nối Khu phi thuế quan với Khu cảng Chân Mây, Đường trục trung tâm đô thị La Sơn,…Nhìn chung, tiến độ GPMB một số dự án còn chậm.

Về công tác xúc tiến đầu tư: Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm chỉ đạo, trong 10 dự án đã được UBND tỉnh thống nhất lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư (trong đó: dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng 03 dự án, tổng vốn dự kiến 2.900 tỷ; thương mại, dịch vụ 03 dự án, tổng mức dự kiến 160 tỷ; kết cấu hạ tầng khác 02 dự án, tổng mức dự kiến 140 tỷ và nông nghiệp 02 dự án, tổng vốn đầu tư dự kiến 710 tỷ đồng); trong 7 tháng đầu năm, có 03 dự án đã hoàn thành việc lập hồ sơ trình tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư (Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Lộc Điền, Khu dân cư nông thôn Lã Lã, Lộc Bình, Khu nghỉ dưỡng ven biển tại xã Giang Hải -Vinh Hiền); các dự án còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện các thủ tục tiếp theo. Đã rà soát, bổ sung danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.

3. Thu, chi ngân sách:

Thu cân đối ngân sách 138,143 tỷ đồng, đạt 58,9% kế hoạch và bằng 127,6% so với cùng kỳ; một số khoản thu đạt cao như thu ngoài quốc doanh (73,7%), thuế thu nhập cá nhân (205,8%), lệ phí trước bạ (106,9%).....

Công tác quản lý chi ngân sách đảm bảo đúng kế hoạch và phục vụ kịp thời các hoạt động của các ngành, các cấp cũng như đầu tư xây dựng cơ bản. Kho bạc Nhà nước huyện thường xuyên thực hiện công tác kiểm soát chi đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân. Tổng chi ngân sách trên địa bàn 432,588 tỷ đồng, đạt 62,8% kế hoạch.

4. Quy hoạch, quản lý tài nguyên môi trường và trật tự xây dựng:

- Công tác quy hoạch: Tập trung thực hiện hoàn thành các đồ án quy hoạch xây dựng chuyển tiếp năm 2021 và triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch theo kế hoạch năm 2022; tiến hành khảo sát, thu thập thông tin số liệu tại các địa phương phục vụ công tác lập Đề án đối với các đô thị mới Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh; tiếp tục triển khai hoàn thành công tác lập quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Phú Lộc, quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Lăng Cô; triển khai lập kế hoạch cắm mốc giới đối với Hồ sơ cắm mốc giới Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Phú Lộc; cắm mốc giới Quy hoạch phân khu Khu đô thị sinh thái và nghỉ dưỡng ven biển tại xã Giang Hải và xã Vinh Hiền.

- Quản lý đất đai, tài nguyên môi trường:

Trong 7 tháng đầu năm 2022, đã cấp 158 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 24,25ha; lũy kế đến nay, đã cấp được 130.120 giấy với diện tích 21.766,24 ha, đạt tỷ lệ 98,93% so với tổng diện tích đất cần cấp. Các loại đất đã cấp gồm: Đất sản xuất nông nghiệp 51 giấy, diện tích 10,21ha; đất lâm nghiệp 10 giấy, diện tích 5,59ha; đất ở đô thị 41 giấy, diện tích 1,98ha; đất ở nông thôn 53 giấy, diện tích 6,02ha; đất nuôi trồng thủy sản 3 giấy, diện tích 24,25ha.

Tiếp tục thực hiện phong trào “ngày Chủ nhật xanh”, vệ sinh đường làng, ngõ xóm; thực hiện tốt các tuyến đường do nhân dân tự quản, phát động việc xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu. Quản lý tài nguyên được tăng cường; thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện Đề án thu gom và vận chuyển rác thải, không để xảy ra tình trạng rác thải tồn đọng tại các chợ và khu đông dân cư, đến nay tỷ lệ thu gom rác thải đạt 80% tổng số hộ.

- Công tác quản lý trật tự xây dựng: Từ đầu năm đến nay, đã phát hiện 05 trường hợp xây dựng vi phạm Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng; 21 trường hợp vi phạm lĩnh vực đất đai; đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, lập biên bản ngăn chặn, ban hành các Quyết định xử lý nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình hình xây dựng trái phép diễn ra.

5. Lĩnh vực văn hóa, xã hội:

a) Văn hóa, thể thao:

- Chỉ đạo các ngành, địa phương tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2022. Thực hiện công tác tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2022) và mừng Xuân Nhâm Dần năm 2022, 47năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) và 136 năm ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886-01/5/2022); đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, thể dục thể thao như: giải bi-da, cầu lông; Lễ hội Thuỷ Tú huyền diệu tại Vinh Hưng, đã thu hút nhiều vận động viên, người dân, du khách tham gia, tạo sinh khí mới trong tình hình dịch covid được kiểm soát. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn xử lý tình huống F0 là khách du lịch trên địa bàn huyện; tuyên truyền hưởng ứng ngày sách Việt Nam,...

Đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Nhà thờ Làng Diêm Trường, Miếu và Lăng mộ ông, bà Trà Quận Công; tiếp tục khảo sát, lập hồ sơ đề nghị công nhận địa điểm Mít tinh chợ Mỹ Lợi là di tích cấp tỉnh năm 2022.

Đã thực hiện Kế hoạch số 4841/KH-UBND ngày 04/11/2020 của UBND huyện về việc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp huyện Phú Lộc lần thứ IX năm 2021-2022. Đến nay, đã tổ chức các môn thi đấu trong khuôn khổ Đại hội; các môn còn lại dự kiến hoàn thành trước tháng 8/2022.

b) Giáo dục và đào tạo: Đã chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia; đã nộp hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với đối với các trường trong lộ trình theo Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025, đến nay toàn huyện có 36/67 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 53,73%.

c) Y tế:

- Đã tham mưu Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm văn bản chỉ đạo tăng cường công tác giám sát bữa ăn đông người trên địa bàn huyện. Triển khai kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia; trong tháng 7, không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào.

- Công tác phòng, chống dịch bệnh:

+ Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới. Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn huyện. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, tiến độ tiêm chủng đến nay (20/7/2022) như sau: đối với người từ 18 tuổi trở lên, mũi 1 đạt 100% (89.084 mũi tiêm), mũi 2 đạt 100% (89.133 mũi tiêm), mũi nhắc lại lần 1 đạt 54,5% (48.633mũi tiêm) và mũi nhắc lại lần 1 đạt tỷ lệ 4,6% (4.139 mũi tiêm); đối với trẻ em từ 12 – 17 tuổi, đã tiêm mũi 1 đạt 102% (13.605 mũi tiêm), mũi 2 đạt 101% (13.432  mũi tiêm); đối với trẻ em từ 6 – 11 tuổi, đã tiêm mũi 1 đạt 40,8% (6.973 mũi tiêm), mũi 2 đạt 17% (2.909 mũi tiêm).

+ Tính đến ngày

d) Thực hiện các chính sách xã hội, việc làm:

- Lĩnh vực Bảo trợ xã hội: Tiếp nhận, giải quyết 153 hồ sơ BTXH; trong đó: 66 hồ sơ hưởng mới, 33 hồ sơ mai táng phí, 45 hồ sơ thôi hưởng, điều chỉnh 09 hồ sơ.

- Lĩnh vực chính sách có công: Tổ chức các hoạt động hướng đến kỷ niện 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022); tổ chức khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho 30 người là Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động trên 81%; tổ chức thăm và tặng 89 suất quà, với tổng số tiền 53.150.000 đồng (trong đó, 07 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống và 82 người có công, thân nhân người có công có hoàn cảnh khó khăn hay đau ốm); phối hợp với UBND các xã, thị trấn lập danh sách đối tượng nhận quà của Chủ tịch Nước, UBND tỉnh, nguồn Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup tài trợ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

- Lĩnh vực Lao động - Việc làm: Phối hợp tập huấn nâng cao năng lực về việc làm và công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho cán bộ cấp cơ sở; Triển khai thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn huyện.

- Lĩnh vực giảm nghèo bền vững: Đến nay, đã có 29 hộ nghèo, hộ cận nghèo đã đặt đá và khởi công xây dựng (trong đó, 11 hộ đã triển khai xây dựng, 15 hộ đã đặt đá và đã triển khai xây dựng, 03 hộ đã đặt đá chưa triển khai xây dựng).

- Về lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em: Triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em trên địa bàn huyện. Phối hợp với Trung tâm Công tác Xã hội-  Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh và Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số (VTV Digital - Đài Truyền hình Việt Nam) thực hiện chương trình phóng sự đối với những chiếc lá chưa lành (những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện đang hưởng lợi từ Chương trình Cặp lá yêu thương do VTV Digital phối hợp với Bộ Lao động-TB&XH và Ngân hàng CS-XH tổ chức) nhằm để kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ và đồng hành cùng chương trình trao quà cho các em để các em có thêm động lực vững bước đến trường.

6. Công tác cải cách hành chính, khoa học công nghệ:

a) Công tác cải cách hành chính: Tập trung chỉ đạo thực hiện với chủ đề: “Cải cách hành chính gắn với phát triển Chính quyền điện tử” hướng tới xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn 2021-2025 với phương châm 4 không - 1 có “Làm việc không giấy tờ; Hội họp không tập trung; Dịch vụ công không gặp mặt; Thanh toán không dùng tiền mặt; Dữ liệu chuyển đổi số”.

Hoạt động của Trung tâm Hành chính công huyện ngày càng phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng công tác phục vụ. Trong 7 tháng đầu năm, Trung tâm hành chính công huyện đã tiếp nhận đã tiếp nhận 1.302 hồ sơ, số lượng hình thức tiếp nhận cụ thể như sau: Truyền thống: 1.035 hồ sơ; Liên thông, trực tuyến: 267 hồ sơ (liên thông từ cấp xã: 224 hồ sơ; công dân/tổ chức nộp: 43 hồ sơ). Đã giải quyết: 709, đúng hẹn: 708 hồ sơ; trễ hẹn: 01 hồ sơ (thuộc lĩnh vực Đất đai). Đã trả kết quả cho công dân/tổ chức: 1.517 hồ sơ (trả liên thông về cấp xã: 135 hồ sơ; trả trực tiếp: 1.380 hồ sơ; trả qua dịch vụ Bưu chính công ích: 02 hồ sơ).

b) Về khoa học và công nghệ:

Đã ban hành Kế hoạch ứng dụng KH&CN trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch triển khai Đề án Cố đô Khởi nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc năm 2022. Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn huyện như: Dự án phát triển chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu “Rau hữu cơ Vinh Mỹ” tại xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc; “Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng sen tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc”; Đề án Phát triển mô hình cây dược liệu vùng gò đồi huyện Phú Lộc; Dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá Vẩu Cầu Hai, huyện Phú Lộc”; thực hiện Đề án “Hỗ trợ xây dựng và quảng bá nhãn hiệu tập thể Dưa lưới Phú Lộc”.

Công tác ứng dụng và triển khai các thành tựu khoa học công nghệ được quan tâm và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao từ các địa phương khác trên địa bàn huyện; duy trì và phát triển các mô hình đã thành công như: Nuôi cá chình trên sông, nuôi cá xen ghép tại đầm Cầu Hai, mô hình rau hữu cơ,....

c) Công tác chuyển đổi số: Triển khai rà soát cung cấp thông tin, nội dung, nhiệm vụ về chuyển đổi số; đánh giá các chỉ tiêu, lộ trình thực hiện nội dung chuyển đổi số của cơ quan, ban, ngành cấp huyện; việc ứng dụng CNTT tại các công ty, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thống kê hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn xã Vinh Hưng để xây dựng mô hình “Xã thông minh”. Đến nay, đã thành lập được 119/119 Tổ công nghệ số cộng đồng (thôn, tổ dân phố) tại 17/17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

7. Quốc phòng, an ninh, nội chính và giải quyết đơn thư khiếu nại:

- Công tác quốc phòng, an ninh được tổ chức triển khai khá toàn diện, đồng bộ và chặt chẽ từ huyện đến cơ sở; các nội dung phối hợp có chiều sâu và đạt được kết quả thiết thực trên nhiều mặt, tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ QP, AN đề ra.

- An toàn giao thông: Trong 7 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn huyện xảy ra 40 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 27 người và bị thương 21 người; so với cùng kỳ tăng 15 vụ, số người chết tăng 08 người, số người bị thương tăng 9 người. Tai nạn giao thông đường sắt không xảy ra; so với cùng kỳ giảm 02 vụ, giảm 02 người chết và giảm 01 người bị thương. Tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa, không xảy ra.

- Về công tác tiếp công dân: Trong tháng 7, đã tổ chức 04 cuộc tiếp công dân; trong đó, 01 cuộc tiếp công dân thường xuyên tại Ban tiếp công dân huyện và 03 cuộc tiếp công dân định kỳ tại trụ sở UBND huyện với 06 lượt công dân đến kiến nghị, phản ánh.

          - Về giải quyết đơn thư: Trong tháng 7, UBND huyện đã tiếp nhận 25 đơn (gồm: tranh chấp 01 đơn, kiến nghị, phản ánh 24 đơn); đơn thuộc thẩm quyền 15 đơn (kiến nghị, phản ánh). Đến nay, đã giải quyết: 03/15 đơn, đạt 20,0% (đơn kiến nghị, phản ánh), còn 12 đơn (trong đó có 12 đơn đang trong thời hạn giải quyết), hiện nay, đang chỉ đạo các cơ quan khẩn trương giải quyết đảm bảo thời gian quy định. 08 đơn không thuộc thẩm quyền (tranh chấp: 01 đơn; kiến nghị, phản ánh 07 đơn); 02 đơn không đủ điều kiện thụ lý: UBND huyện đã có văn bản trả lời đơn đảm bảo theo đúng quy định.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THÁNG 8:

 1. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai, minh bạch thông tin trên các phương tiện truyền thông liên quan đến tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi xuyên tạc, đưa tin sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 tạo môi trường ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục chỉ đạo công tác hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

2. Lĩnh vực kinh tế, tổng hợp:

a) Về công tác quy hoạch:  Đẩy nhanh triển khai các quy hoạch, đề án theo kế hoạch năm 2022 để trình phê duyệt. Phê duyệt các Đồ án quy hoạch chi tiết phân lô các khu dân cư, tái định cư của các Chủ đầu tư theo định hướng quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và quy hoạch chung đô thị để tạo quỹ đất đấu giá và bố trí tái định cư đảm bảo thời gian quy định. Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vị phạm quy hoạch.

b) Về sản xuất nông nghiệp: Tiếp tục chỉ đạo bà con chăm sóc lúa vụ Hè Thu theo lịch thời vụ, đặc biệt là công tác phòng, chống hạn cho cây trồng. Tiếp tục chỉ đạo nuôi trồng có hiệu quả, thực hiện kế hoạch khai thác mặt nước đầm Lập An; triển khai thực hiện các công trình nguồn vốn thuỷ lợi phí đã ký hợp đồng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh và giết mổ; tiếp tục phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm,… Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phát huy vai trò của các HTX; tổ chức thực hiện các khâu dịch vụ thiết yếu để phát triển sản xuất, hỗ trợ cho kinh tế hộ thành viên phát triển. Tiếp tục mở các lớp tập huấn cho nông, ngư dân về việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh; thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến ngư có hiệu quả để vận động nông, ngư dân mở rộng quy mô cho năm sau. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch.

Xây dựng một số thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề của địa phương; hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại; phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng FSC…

c) Tập trung chỉ đạo và tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCCCR. Tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án PCCCR của các chủ rừng, chính quyền cấp xã.

d) Chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác thu chi ngân sách, tập trung đôn đốc tiến độ các nguồn thu đạt thấp; đẩy mạnh công tác chống thất thu, nợ đọng thuế. Đẩy nhanh công tác đấu giá thu quyền sử dụng đất tạo nguồn thu đầu tư cơ sở hạ tầng. Thực hiện tốt công tác lập dự toán ngân sách, kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2023.

e) Tiếp tục huy động có hiệu quả nguồn lực đầu tư phát triển. Chỉ đạo các chủ đầu tư đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình đầu tư xây dựng theo kế hoạch đầu tư công trong năm, đặc biệt là các công trình trọng điểm, các chương trình MTQG, công trình phục vụ sản xuất. Thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch đã cam kết, đảm bảo đúng quy định của Chỉ thị số 30/CT-UBND ngày 27/12/2021 của UBND tỉnh.

f) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra tại Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 04/01/2022 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; trong đó, tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện hoàn thành chương trình công tác, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Chuẩn bị tốt các nội dung, đề án trình Huyện ủy tại Hội nghị lần thứ sáu (khóa XV) và HĐND huyện tại kỳ họp thứ 4 đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.

3. Lĩnh vực văn hóa, xã hội:

a) Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19, an toàn giao thông, cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến,…

b) Tiếp tục chỉ đạo ngành y tế tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời và tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Tiếp tục thực hiện giám sát các dịch bệnh khác trên địa bàn như dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, tả, lỵ, thương hàn….

c) Tiếp tục kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch đã quy hoạch trên địa bàn.   

d) Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo lộ trình của Đề án đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra; chỉ đạo công tác chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023.

e) Tăng cường phối hợp quản lý và sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội, ưu tiên cho vay đối với các hộ nghèo và hộ sản xuất kinh doanh; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch đề ra vào cuối năm, quan tâm hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

4. Lĩnh vực an ninh quốc phòng và nội chính:

a) Tiếp tục duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trong các dịp lễ lớn của đất nước; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đặc biệt là theo dõi, giám sát các đối tượng và các địa bàn có tệ nạn ma túy. Hoàn thành diễn tập khu vực phòng thủ xã năm 2022.

b) Tăng cường quản lý tài nguyên môi trường; tiếp tục rà soát các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai để xử lý dứt điểm vi phạm hành chính, đặc biệt là các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích tại các xã: Lộc Vĩnh, Lộc Điền, Lộc Thủy, Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô.

c) Tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý nghiêm tình hình lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép; tổ chức cưỡng chế các đối tượng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Xây dựng kế hoạch và tổ chức ra quân, xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường trái quy định nhằm đảm bảo trật tự công cộng, trật tự an toàn đô thị.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo bảo đảm đúng thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với các Đoàn Thanh tra, đảm bảo chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

e) Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện chế độ công vụ; nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính; chấn chỉnh chế độ thông tin, báo cáo không kịp thời, chất lượng báo cáo không cao.

f) Chỉ đạo Ban an toàn giao thông huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn, tổ chức đoàn thể tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông như: Tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các xã, thị trấn; đưa các đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước dân; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Văn Dàng
       
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày