Tìm trên trang KT-XH
Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022
15/12/2022 9:21:PM

Phần I

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

Thực hiện Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND ngày 22/12/2021 của HĐND huyện về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 04/01/2022 về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, các ban ngành cấp huyện, các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thực hiện bằng các Kế hoạch, Chương trình hành động cụ thể và triển khai ngay từ đầu năm để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, cụ thể như sau:

 

TT

Chỉ tiêu

KH 2022

TH

6 tháng

Tỷ lệ % so với KH

1

Tổng thu NSNN huyện, xã hưởng (tỷ đồng)

694,795

360,529

52%

 

Trong đó: Thu cân đối ngân sách (tỷ đồng)

234,612

121,546

52%

2

Chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn (tỷ đồng)

694,795

353,530

51%

3

Thu nhập bình quân đầu người (tr.đồng)

65

Tính vào cuối năm

4

Tổng đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng)

7.200

3.485

48%

5

Tổng diện tích gieo trồng lúa (ha)

6.700

6.228,22

92,9%

6

Sản lượng lương thực có hạt (1.000 tấn)

40,673

16,024

39,4%

7

Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản  (tấn)

11.010

4.285

39%

 

Trong đó: Sản lượng nuôi trồng (tấn)

3.220

690

21,4%

                 Sản lượng đánh bắt thủy sản (tấn)

7.790

3.595

46,1%

8

Lượt khách du lịch (nghìn lượt)

1.617

815,4

50,4%

9

Tổng mức bán lẻ hàng hóa (tỷ đồng)

6.420

3.380

52,6

10

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

3,11

Tính vào cuối năm

11

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%)

6,00

Tính vào cuối năm

12

Tạo việc làm mới trong năm (người)

1.805

944

52,30

 

Trong đó: Lao động tìm được việc làm sau đào tạo

1.632

823

50,43

13

Tỷ lệ lao động được đào tạo (%)

67,0

66,5

 

14

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch (%)

97

96,5

 

15

Số xã đạt chuẩn Nông thôn mới (xã)

2-3 xã

Tính vào cuối năm

16

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân (%)

≥ 97

98

 

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về phát triển kinh tế:

a) Lĩnh vực dịch vụ:

Dịch vụ du lịch: Trong 6 tháng đầu năm, tình hình dịch Covid-19  được kiểm soát, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, khởi sắc. Các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch đã có nhiều chính sách khuyến mãi, quảng bá nên thu hút được nhiều lượt khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng; bên cạnh đó, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiều dịp lễ lớn của quê hương, đất nước diễn ra đã thu hút lượng lớn khách đến vui chơi, du lịch cơ bản đã trở lại trạng thái bình thường mới.

Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng được quan tâm, các hộ kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang từng bước hình thành; hiện nay, có 02 cơ sở đang đầu tư và hoạn thiện các thủ tục để được hỗ trợ. Nhiều nhà đầu tư đã khảo sát đầu tư vào dịch vụ như vận chuyển du khách ra đảo Sơn Chà tham quan, khảo sát đầu tư các nhà hàng nổi trên đầm phá…, góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của địa phương trong tương lai.

Tổng lượt khách du lịch khoảng 815.348 lượt, đạt 50,42% kế hoạch, tăng 123,4% so với cùng kỳ (trong đó, khách quốc tế đạt 3.514 lượt, khách nội địa đạt 811.834 lượt); khách lưu trú đạt 163.760 lượt (trong đó, khách quốc tế 2.969 lượt, chủ yếu khách quốc tế mang quốc tịch nước ngoài nhưng đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, khách nội địa 160.791 lượt).

Doanh thu từ dịch vụ du lịch khoảng 820,6/1.626 tỷ đồng, đạt 50,46% so với kế hoạch, tăng 113,1% so với cùng kỳ năm 2021.

- Dịch vụ thương mại: Trong 6 tháng đầu năm 2022 sức mua của người dân đối với các loại hàng hóa tiêu dùng tăng cao, thị trường nội địa được khai thác có hiệu quả, hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini cũng đang dần hình thành và phát triển tại các khu dân cư tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm phát triển thêm 01 cửa hàng siêu thị Điện máy xanh, nâng tổng số siêu thị Điện máy xanh trên địa bàn huyện 06 siêu thị; đã hỗ trợ xây dựng mới chợ Lăng Cô, hoàn thành sửa chữa chợ Mỹ Lợi;

Trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đã tiến hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát, bình ổn giá cả thị trường, an toàn điện tại các chợ và triển khai thực hiện đánh giá tiêu chí, xác nhận điều kiện hoạt động an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ và cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa khoảng 3.380 tỷ đồng, đạt 52,6% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ. Doanh thu từ dịch vụ thương mại khoảng 3.415 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ và đạt 49,78% kế hoạch.

Dịch vụ vận tải: Tổng doanh thu dịch vụ vận tải trong 06 tháng đầu năm 2022 khoảng 3.500 tỷ đồng đạt 52,8% kế hoạch; khối lượng hàng hóa luân chuyển trên toàn huyện đạt 21.500 tấn/km đạt 52,3% kế hoạch, lượng hành khách luân chuyển đạt 43.500 hành khách/km đạt 51,5% kế hoạch.

Chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Đã phát triển hệ thống giao thông công cộng, hình thành 04 tuyến xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, có 02 doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh taxi trên địa bàn huyện, góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và đưa đón khách du lịch.

Dịch vụ vận tải biển chuyển biến tích cực, bến số 2, số 3 - Cảng Chân Mây (giai đoạn 1) đã chính thức đi vào hoạt động, nâng chiều dài Khu bến Chân Mây lên gần 01km, tổng công suất khai thác hơn 6 triệu tấn/năm, cơ bản đáp ứng quy hoạch Cảng Chân Mây theo quy hoạch phát triển quốc gia được Chính phủ phê duyệt. Các loại hình dịch vụ tại cảng Chân Mây, như: Dịch vụ lai dắt tàu biển, dịch vụ xếp dỡ - vận chuyển hàng hóa, cho thuê kho hàng, bến bãi, dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu, vận chuyển khách du lịch,... được triển khai thực hiện có hiệu quả và tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ 6 tháng đầu năm khoảng 9.977 tỷ đồng, đạt 51,3% so với kế hoạch, tăng 24,5% so với cùng kỳ.

b) Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Về công nghiệp: Đến nay, đã được UBND tỉnh phê duyệt 03 vị trí định hướng quy hoạch thành lập mới Cụm công nghiệp: CCN La Sơn, diện tích 75ha; CCN Điền Hòa, diện tích 35ha và CCN Phú Lộc, diện tích 32ha; đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp đến năm 2025; việc phát triển công nghiệp - TTCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề có tiềm năng thế mạnh như chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp gia công, sản xuất cơ khí, điện tử, may mặc... Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề phụ trợ tại khu công nghiệp thông qua chương trình khuyến công, hỗ trợ mua sắm máy móc, trang thiết bị, tìm kiếm thị trường đầu ra nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Xây dựng các Quy chế quản lý, sử dụng, chế biến sản phẩm, con dấu nhận diện thương hiệu. Đến nay, trên địa bàn huyện có 576 cơ sở may tập trung, giải quyết công ăn việc làm cho 1.686 lao động.

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất khoảng 5.142 tỷ, đạt 53,4% kế hoạch, trong đó sản xuất công nghiệp 1.400 tỷ, TTCN 310 tỷ, xây dựng 3.447 tỷ.

c) Lĩnh vực nông nghiệp:

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 7.978,22 ha, đạt 92,77% so với kế hoạch, bằng 96,1% so với cùng kỳ.

Vụ Đông Xuân: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 4.817,32 ha, đạt 95,4% kế hoạch, bằng 98,7% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích lúa 3.767,32 ha, đạt 100% kế hoạch vụ Đông Xuân và bằng 97,0% so với cùng kỳ; do ảnh hưởng của mưa lớn gây ngập úng 1.272,6 ha (trong đó 512,3 ha thiệt hại tỷ lệ 30-70%, 760,3 ha thiệt hại tỷ lệ trên 70%), năng suất lúa đạt 42,53 tạ/ha, giảm 21,79 tạ/ha so với cùng kỳ; sản lượng thóc 16.022 tấn; tỷ lệ giống xác nhận, nguyên chủng đưa vào sản xuất đạt trên 95%, tương đương 358 tấn. Cây trồng khác 1.050 ha, hầu hết đang phát triển tốt và cho năng suất ổn định. Hiện nay, đã hỗ trợ 197,9 tấn giống lúa xác nhận, khắc phục thiệt hại do mưa lớn gây ngập úng, góp phần giúp bà con nông dân giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai.

Vụ Hè Thu: Diện tích gieo trồng 3.160,9 ha; trong đó, lúa 2.460,9 ha (bỏ hoang 264 ha do ảnh hưởng của mưa lớn làm trể vụ), rau màu các loại 700 ha; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích lúa thiếu nước vụ Hè Thu khoảng 75 ha sang trồng các cây trồng khác như: lạc, dưa, khoai lang…, hiện nay, các loại cây trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Tiếp tục triển khai thực hiện các Đề án gồm: Đề án Cánh đồng mẫu, lúa mới chất lượng cao với diện tích thực hiện 460 ha, ở 10 HTX; Đề án cải tạo, nhân rộng bưởi da xanh, trồng mới 4,4 ha (lũy kế đến nay đã trồng mới 27 ha). Tổ chức thí điểm mô hình sản xuất lạc hữu cơ ở HTX Thanh niên Vinh Hưng 1,2 ha; sản xuất lạc hữu cơ ở HTX Mỹ Hải 7 ha và rau hữu cơ ở HTX Nông nghiệp hữu cơ Mỹ Lợi 2,1 ha, từng bước hình thành các vùng chuyên canh tập trung; đồng thời, đã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm Dầu lạc hữu cơ Mỹ Á và Rau hữu cơ Mỹ Lợi và in bao, bì, chai, nhãn mác.

Chăn nuôi: Duy trì tổng đàn trâu 3.850 con, bò 3.700 con, gia cầm 601.790 con, dê 1.190 con. Đã triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển lợn an toàn sinh học năm 2022 với 4 hộ/190 con lợn thịt và 3 lợn nái, nâng tổng đàn lợn lên 15.670 con. Chỉ đạo, hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh, chăm sóc cho đàn gia súc, gia cầm, tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại; tổ chức tiêm phòng vụ Xuân theo kế hoạch. Đến nay, toàn huyện có 6 trang trại, trong đó, có 01 trang trại (Bôn Lành chăn nuôi lợn ở xã Vinh Mỹ) cấp chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại.

Lâm nghiệp: Tổ chức trồng lại rừng sản xuất sau khi thu hoạch, hướng dẫn các chủ rừng phát quang đường ranh, xử lý thực bì đúng quy định. Trong 6 tháng đầu năm lũy kế khai thác rừng trồng khoản 800 ha, trồng lại rừng khoản 700 ha, lũy kế sản lượng khai thác 48.000 m3.

Nhằm nâng cao diện tích rừng trồng đăng ký chứng chỉ rừng trên địa bàn huyện, góp phần triển khai thực hiện thành công chương trình trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC trên địa bàn huyện, UBND huyện chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ FSC để tiếp tục đánh giá trong năm 2022. Tính đến nay toàn huyện thành lập 7 chi hội chủ rừng phát triển bền vững (trong đó đã thành lập 5 HTX Lâm nghiệp bền vừng) với hơn 1.136 ha, với 197 hộ đăng ký trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ FSC; 237,4 ha rừng trồng gỗ lớn (135,6 ha rừng trồng chuyển hoá từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn và 101,8 ha rừng trồng mới) của BQL RPH Bắc Hải Vân.

Công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường. Đã phát hiện và xử lý 01 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích 900 m2, trạng thái rừng tự nhiên, quy hoạch rừng sản xuất,  đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 07 triệu đồng.

 Thủy sản: Hướng dẫn bà con cải tạo ao hồ, chuẩn bị các điều kiện nuôi trồng đảm bảo lịch thời vụ. Đến nay, đã thả nuôi 1.310 ha; trong đó, nuôi nước lợ 1.005 ha, nuôi nước ngọt 305 ha, nuôi cá lồng 430 lồng (nước lợ 4.080 lồng, nước ngọt 220 lồng), nuôi bể xi măng 23.000m3. Sản lượng nuôi trồng 690 tấn, đạt 21,6% kế hoạch, bằng 89% cùng kỳ, trong đó: Tôm 355 tấn, cua 95 tấn, cá các loại 100 tấn, nhuyễn thể 140 tấn; sản lượng khai thác tự nhiên khoảng 3.595 tấn, đạt 46,1% so kế hoạch năm và bằng 105,7% cùng kỳ (trong đó, đánh bắt biển 2.630 tấn, sông đầm 915 tấn).

Đội tàu đánh bắt xa bờ, cải hoán, chuyển đổi tàu thuyền được duy trì và phát triển, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, gắn phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.  

Tiếp tục thực hiện Đề án quản lý và khai thác mặt nước đầm Lập An, đến nay, đã cắm 09 bảng pano quanh đầm để phân vùng quản lý, khai thác mặt nước; cắm cọc mốc trên đầm về các khu vực nuôi hàu, nuôi lồng và vùng sử dụng chung, luồng lạch... hiện nay đang vận đồng người dân chuyển từ vùng nuôi cũ sang vùng nuôi đã được quy hoạch.

Kinh tế hợp tác xã: Số lượng HTX đang hoạt động trên địa bàn huyện hiện có 51 HTX; trong đó, lĩnh vực CN-TTCN-TM-DV-khác có 16 HTX, 35 HTX hoạt động lĩnh vực nông. Nhìn chung, các HTX hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN-TM-DV-khác hầu hết có số lượng thành viên ít, chỉ giải quyết lợi ích của một nhóm hộ, chưa chú trọng mở rộng thành viên; đối với HTX nông nghiệp đã hỗ trợ cho bà con nông dân trong khâu dịch vụ thuỷ lợi, giống, kỹ thuật, một số tham gia liên kết sản xuất theo chuổi giá trị..... Kết quả phân loại đến nay có 04 hợp tác xã hoạt động tốt, 08 hợp tác xã hoạt động khá, 09 hợp tác xã hoạt động trung bình, 05 hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, 09 HTX hầu như không hoạt động và nhiều năm liền không có báo cáo tổng kết.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng nông thôn mới: Đến nay, đã cấp Giấy chứng nhận cho 8 sản phẩm OCOP. Đối với nông thôn mới, ngoài 08 xã đã đạt chuẩn, có 02 xã đạt 17 tiêu chí (Xuân Lộc, Lộc Bình), 01 xã đạt 16 tiêu chí (Giang Hải), 01 xã đạt 14 tiêu chí (Lộc Vĩnh); 02 xã đạt 12 tiêu chí (Lộc Thủy, Lộc Tiến).

2. Tình hình đầu tư phát triển, giải phóng mặt bằng:

Về đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm khoảng 3.485 tỷ đồng, đạt 48,4% so với kế hoạch.

 Quản lý đầu tư xây dựng được tập trung chỉ đạo thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, đã chủ động trong công tác quản lý, thanh toán và đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các dự án có trong kế hoạch. Tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư công trong 6 tháng như sau:

- Nguồn vốn tỉnh phân bổ 59,714 tỷ đồng đầu tư 12 công trình (09 công trình chuyển tiếp và 03 công trình mới); 6 tháng đầu năm giải ngân khoảng 39,5 tỷ đồng đạt 66,1% so với kế hoạch (tiến độ giải ngân thực hiện theo Chỉ thị số 30/CT-UBND ngày 27/12/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện đầu tư công năm 2022).

- Nguồn vốn huyện phân bổ 128,325 tỷ đồng, bố trí cho 91 công trình chuyển tiếp, 48 công trình xây dựng mới và đối ứng xây dựng đề án, chương trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia... Vốn giải ngân 6 tháng đầu năm đạt 40% so với kế hoạch.

- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia: Tổng nguồn chương trình mục tiêu quốc gia phân bổ giai đoạn 2021-2025 là 173,5 tỷ đồng (vốn MTQG 83,3 tỷ, vốn tỉnh 31,5 tỷ, vốn huyện xã đối ứng 58,7 tỷ. Dự kiến năm 2021-2022 phân bổ 63,5 tỷ (vốn MTQG 33,8 tỷ, vốn tỉnh 10,5 tỷ, vốn huyện xã đối ứng 19,2 tỷ). Hiện nay, các đơn vị đang lập hồ sơ thủ tục trình phê duyệt.

Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Đã tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 48 công trình, dự án; trong đó, có 38 công trình, dự án chuyển tiếp từ các năm trước và 10 công trình, dự án mới. Đã tăng cường đối thoại, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến động các dự án chuyển tiếp và các dự án trọng điểm như: Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây, Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô, Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế, Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN La Sơn, Đường nối Khu phi thuế quan với Khu cảng Chân Mây, Đường trục trung tâm đô thị La Sơn,…Nhìn chung, tiến độ GPMB một số dự án còn chậm.

Về công tác xúc tiến đầu tư: Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm chỉ đạo, trong 10 dự án đã được UBND tỉnh thống nhất lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư (trong đó: dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng 03 dự án, tổng vốn dự kiến 2.900 tỷ; thương mại, dịch vụ 03 dự án, tổng mức dự kiến 160 tỷ; kết cấu hạ tầng khác 02 dự án, tổng mức dự kiến 140 tỷ và nông nghiệp 02 dự án, tổng vốn đầu tư dự kiến 710 tỷ đồng); trong 6 tháng đầu năm, có 03 dự án đã hoàn thành việc lập hồ sơ trình tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư (Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Lộc Điền, Khu dân cư nông thôn Lã Lã, Lộc Bình, Khu nghỉ dưỡng ven biển tại xã Giang Hải -Vinh Hiền); các dự án còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện các thủ tục tiếp theo. Đã rà soát, bổ sung danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025. 

3. Tài chính, ngân sách:

Thu cân đối ngân sách: 121,54 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch và bằng 126% so với cùng kỳ; nếu trừ thu tiền sử dụng đất thì thu cân đối ngân sách huyện hưởng 54,98 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch và bằng 65% so với cùng kỳ. Một số khoản thu đạt cao như thu ngoài quốc doanh (60%), thuế thu nhập cá nhân (148%), lệ phí trước bạ (75%)....

Công tác quản lý chi ngân sách đảm bảo đúng kế hoạch và phục vụ kịp thời các hoạt động của các ngành, các cấp cũng như đầu tư xây dựng cơ bản. Kho bạc Nhà nước huyện thường xuyên thực hiện công tác kiểm soát chi đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân. Đã kịp thời chi hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng dịch Covid-19, chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ theo dự toán giao đầu năm.

Hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn huyện đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất hậu covid, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT huyện đã huy động vốn tăng 150 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 910 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện phú lộc, nợ quá hạn 5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,55% dư nợ. ối với Ngân hàng chính sách xã hội tổng dư nợ các chương trình tín dụng là 433,790 tỷ đồng, tăng 47,506 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 96% KH dư nợ, trong đó dư nợ trong hạn 433,649 tỷ đồng, nợ quá hạn 141 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,033% dư nợ; vốn ngân sách địa phương của huyện, dư nợ 6.321 triệu đồng, đạt 150% kế hoạch, không có nợ quá hạn.

4. Quy hoạch, quản lý tài nguyên môi trường và trật tự xây dựng:

Công tác quy hoạch: Từng bước được quan tâm, đã tập trung thực hiện hoàn thành các đồ án quy hoạch xây dựng chuyển tiếp năm 2021 và triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch theo kế hoạch năm 2022; tiến hành khảo sát, thu thập thông tin số liệu tại các địa phương phục vụ công tác lập Đề án đối với các đô thị mới Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh; tiếp tục triển khai hoàn thành công tác lập quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Phú Lộc, quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Lăng Cô; triển khai lập kế hoạch cắm mốc giới đối với Hồ sơ cắm mốc giới Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Phú Lộc; cắm mốc giới Quy hoạch phân khu Khu đô thị sinh thái và nghỉ dưỡng ven biển tại xã Giang Hải và xã Vinh Hiền.

Quản lý đất đai, tài nguyên môi trường: Trong 6 tháng đầu năm, đã cấp 136 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 19,37ha; lũy kế đến nay, đã cấp được 108.120 giấy với diện tích 21.741,99 ha, đạt tỷ lệ 98,92% so với tổng diện tích đất cần cấp. Các loại đất đã cấp gồm: Đất sản xuất nông nghiệp 43 giấy, diện tích 8,25ha; đất lâm nghiệp 8 giấy, diện tích 3,99ha; đất ở đô thị 38 giấy, diện tích 1,34ha; đất ở nông thôn 46 giấy, diện tích 5,59ha; đất nuôi trồng thủy sản 1 giấy, diện tích 0,2ha.

Chỉ đạo thực hiện Đề án thu gom và vận chuyển rác thải, không để xảy ra tình trạng rác thải tồn đọng tại các chợ và khu đông dân cư, đến nay tỷ lệ thu gom rác thải đạt 80% tổng số hộ; tiếp tục chỉ đạo thực hiện phong trào “ngày Chủ nhật xanh”, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thực hiện tốt các tuyến đường do nhân dân tự quản, phát động việc xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu trong trạng thái bình thường mới. Quản lý tài nguyên được tăng cường; thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Công tác quản lý trật tự xây dựng: Đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, lập biên bản ngăn chặn, ban hành các Quyết định xử lý nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình hình xây dựng trái phép diễn ra. Đến nay, đã phát hiện 04 trường hợp xây dựng vi phạm Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (giảm 50% so với cùng kỳ năm trước – 05 tháng đầu năm 2021 là 08 trường hợp); 21 trường hợp vi phạm lĩnh vực đất đai (giảm 32% so với cùng kỳ năm trước – 05 tháng đầu năm 2021 là 31 trường hợp).

5. Lĩnh vực văn hóa, xã hội:

a) Văn hóa, thể thao:

Chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ bà con nhân dân trong dịp tết và lễ hội Xuân. Thực hiện công tác tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2022) và mừng Xuân Nhâm Dần năm 2022, 47 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) và 136 năm ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886-01/5/2022); đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, thể dục thể thao như giải bi-da, cầu lông, Lễ hội Thuỷ Tú huyền diệu tại Vinh Hưng đã thu hút nhiều vận động viên, người dân, du khách tham gia, tạo sinh khí mới trong tình hình dịch covid được kiểm soát. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn xử lý tình huống F0 là khách du lịch trên địa bàn huyện; tuyên truyền hưởng ứng ngày sách Việt Nam,...

Đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Nhà thờ Làng Diêm Trường, Miếu và Lăng mộ ông, bà Trà Quận Công; tiếp tục khảo sát, lập hồ sơ đề nghị công nhận địa điểm Mít tinh chợ Mỹ Lợi là di tích cấp tỉnh năm 2022.

Đã thực hiện Kế hoạch số 4841/KH-UBND ngày 04/11/2020 của UBND huyện về việc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp huyện Phú Lộc lần thứ IX năm 2021-2022. Đến nay, đã tổ chức Lễ khai mạc Đại hội TDTT huyện và tổ chức 07/10 môn thi đấu trong khuôn khổ Đại hội; các môn còn lại dự kiến hoàn thành trước tháng 8/2022; Đại hội TDTT cấp xã, đã tổ chức khai mạc 13/17 xã, thị trấn. Đã tham dự các môn thi đấu trong Chương trình Đại hội TDTT cấp tỉnh, kết quả: Môn Cờ tướng đạt giải Ba toàn đoàn; môn Karatedo đạt 02 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Đồng, xếp thứ Ba toàn tỉnh; môn Taewondo đạt 04 Huy chương Vàng, 03 Huy chương Bạc, 06 Huy chương Đồng, xếp thứ Nhì toàn tỉnh.

b) Giáo dục và đào tạo:

Về giáo dục: Chỉ đạo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022 đạt các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục đã đề ra; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 99,95%. Đã chỉ đạo các trường tổ chức giảng dạy có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và chỉ đạo các trường tổ chức lựa chọn sách giáo khoa, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 trong năm học 2022-2023. Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia theo lộ trình Đề án đã đề ra, đến nay có 36/67 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 53,73%. Đã tổ chức trao học bổng, quà của Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 cho 680 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, với tổng kinh phí hơn 800 triệu đồng.

Trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2021-2022, huyện đạt 97 giải, gồm: 10 giải nhì, 36 giải ba và 51 giải khuyến khích, xếp thứ nhì toàn tỉnh; trong kỳ thi giải toán bằng máy tính cầm tay cấp tỉnh lớp 9 năm học 2021-2022 đã đạt 02 giải nhì, 04 giải ba, 04 giải khuyến khích; trong cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - nhi đồng cấp tỉnh, huyện đạt 01 giải nhất và 02 giải khuyến khích; trong cuộc thi Sáng tạo khoa học cấp tỉnh, huyện đạt 02 giải nhì và 04 giải tư.

Về công tác đào tạo: Đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 15/4/2022 của UBND huyện về Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025 nhằm tạo sự thay đổi lớn về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

c) Y tế:

Đã chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động về phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các xã, thị trấn; thành lập Tổ thư ký xây dựng xã, thị trấn đạt Tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2025 và Hội đồng xét công nhận xã, thị trấn đạt Tiêu chí chuẩn quốc gia về Y tế giai đoạn đến năm 2025. Tỷ lệ bao phủ BHYT tính đến ngày 28/6/2022 đạt 98,01% (số người tham gia BHYT 134.753 người, dân số là 137.496 người).

Tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19: Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới. Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn huyện. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả giải pháp cách ly và điều trị các trường hợp F0 mức độ nhẹ và không triệu chứng tại nhà, nhằm giảm tải nhân lực, vật lực tại các cơ sở điều trị, từ đó tập trung nguồn lực để điều trị hiệu quả người triệu chứng nặng; bên cạnh đó, Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân theo kế hoạch.

d) Thực hiện chính sách an sinh xã hội và lao động, việc làm, giảm nghèo:

Tiếp nhận, phân bổ quà Tết đến tận tay đối tượng chính sách và người nghèo kịp thời, đã tổ chức trao tặng 16.949 suất quà với tổng số tiền 5,9 tỷ đồng.

Về công tác bảo trợ xã hội: Đã phê duyệt 1.237 hồ sơ cho các đối tượng bảo trợ xã hội, gồm 465 hồ sơ hưởng mới, 400 hồ sơ thôi hưởng, 322 hồ sơ mai táng phí, 47 hồ sơ điều chỉnh mức hưởng và 03 hồ sơ hỗ trợ đột xuất các gia đình có người thân bị tử vong do đuối nước. Đồng thời, phối hợp với Hội Người khuyết tật, Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trao quà 120 suất quà cho người bị khuyết tật, trẻ mồ côi ở Trung tâm BTXH Nước Ngọt và 4 xã Khu II với tổng số tiền 160 triệu đồng.

Về công tác chính sách có công: Đã giải quyết 122 hồ sơ liên quan chính sách cho người có công, đảm bảo kịp thời. Triển khai Kế hoạch điều dưỡng năm 2022 cho UBND 17 xã, thị trấn với điều dưỡng tập trung: 196 người, điều dưỡng tại nhà: 296 người; đồng thời, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup tổ chức chương trình tặng quà cho 17 thương binh, bệnh binh nặng có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên với tổng số tiền 255.000.000 đồng (15 triệu đồng/1suất). Triển khai di dời 119 phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Lộc Trì lên Nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Phú Lộc thành công tốt đẹp. Công tác di dời và an táng các phần mộ anh hùng liệt sĩ được tổ chức trang nghiêm và chu đáo.

Đối với công tác giảm nghèo bền vững: Đã triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, các đối tượng chính sách. Ban hành Kế hoạch về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022; theo đó, phấn đấu đến cuối năm 2022, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 3,11%, tương ứng giảm 0,68% so với năm 2021 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ) và giảm 0,29% so với kế hoạch (Kế hoạch năm 2022 giảm còn 3,4%).

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2025 số hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc còn 878 hộ/41.989 hộ, tương ứng tỷ lệ còn 2,09%; Sau khi rà soát các chỉ số thiếu hụt và xây dựng phương án hỗ trợ hộ nghèo, huyện Phú Lộc quyết tâm phấn đấu đến cuối năm 2024 giảm còn 2,09%.

Phối hợp với các đơn vị triển khai hỗ trợ xây dựng mới 07 nhà ở cho hộ nghèo, mức hỗ trợ bình quân 60 triệu đồng/01 nhà. Hiện tại còn 67 nhà (49 nhà hộ nghèo và 18 nhà hộ cận nghèo) đã xuống cấp và tạm bợ. Đồng thời, đã huy động từ nguồn xã hội hoá và các nguồn huy động hợp pháp khác với kinh phí huy động 2,98 tỷ đồng và chuẩn bị khởi công xây dựng 43 nhà trong tháng 6 và tháng 7/2022, mỗi nhà xây dựng mới được hỗ trợ 70 triệu đồng.

Tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kết quả 6 tháng đầu năm, đã đào tạo mới cho 856/1.694 lao động (đạt tỷ lệ 50,53%); giải quyết việc làm mới cho 944/1.805 lao động (đạt tỷ lệ 52,3%), trong đó, giải quyết việc làm mới cho lao động đã qua đào tạo 823/1.632 lao động (đạt tỷ lệ 50,43%). Phối hợp đưa 87/178 lao động (đạt tỷ lệ 48,88%) xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả dịch bệnh Covid-19: Thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg, đã trình UBND tỉnh 7.783 hồ sơ đề nghị hỗ trợ. UBND tỉnh đã phê duyệt 5.743 hồ sơ với tổng kinh phí 7.078,58 triệu đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-HĐND ngày 26/8/2021 của HĐND tỉnh, đã trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt 2.329 hồ sơ (18 đợt), với tổng số tiền đề nghị 3.888 triệu đồng. Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt: 2.302 hồ sơ, với tổng số tiền 3.852 triệu đồng.

6. Công tác cải cách hành chính, khoa học công nghệ, chuyển đổi số:

Công tác cải cách hành chính: Hoạt động của Trung tâm Hành chính công huyện ngày càng phát huy hiệu quả, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao. Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm hành chính công huyện đã tiếp nhận 6.600 hồ sơ; trong đó, số hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 là 1.992 hồ sơ, chiếm 30,18% (theo kế hoạch của tỉnh phải đạt 60%). Số hồ sơ đã giải quyết: 5.410 hồ sơ (trong đó, giải quyết đúng hạn: 5.304 hồ sơ, (đạt tỷ lệ 98%), quá hạn: 106 hồ sơ). Số hồ sơ đang giải quyết: 1.188 hồ sơ (chưa đến hạn:1.001 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 84%; đã trễ hạn: 187 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 16%). 100% hồ sơ tiếp nhận tại Trung tâm Hành chính công được số hóa.

Tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 đối với cấp xã có 2.551/12.182 hồ sơ tiếp nhận, chiếm tỷ lệ 20,9% (theo Kế hoạch số 170/KH-UBND của UBND tỉnh, năm 2022, yêu cầu đạt 60% tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4).

Kết quả thanh toán không dùng tiền mặt: Đã tuyên truyền, phổ biến quy trình hướng dẫn thanh toán trực tuyến thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia và quy trình thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm, đã có 38 trường hợp thực hiện (theo Kế hoạch số 170/KH-UBND của UBND tỉnh, năm 2022, thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công không dùng tiền mặt tại TTHCC huyện 40%; Bộ phận TN&TKQ cấp xã 30%).

Việc tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích: 2.148 hồ sơ.

Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết TTHC đạt trên 95%.

Về khoa học và công nghệ: Đã ban hành Kế hoạch ứng dụng KH&CN trên địa bàn huyện Phú Lộc giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” trên địa bàn huyện Phú Lộc giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch triển khai Đề án Cố đô Khởi nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc năm 2022. Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn huyện như: Dự án phát triển chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu “Rau hữu cơ Vinh Mỹ” tại xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc; “Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng sen tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc”; Đề án Phát triển mô hình cây dược liệu vùng gò đồi huyện Phú Lộc; Dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá Vẩu Cầu Hai, huyện Phú Lộc”; thực hiện Đề án “Hỗ trợ xây dựng và quảng bá nhãn hiệu tập thể Dưa lưới Phú Lộc”.

Công tác ứng dụng và triển khai các thành tựu khoa học công nghệ được quan tâm và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao từ các địa phương khác trên địa bàn huyện; duy trì và phát triển các mô hình đã thành công như: Nuôi cá chình trên sông, nuôi cá xen ghép tại đầm Cầu Hai, mô hình rau hữu cơ,...

Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ: Hướng dẫn các đơn vị, cá nhân có liên quan tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm địa phương; hoàn thành xây dựng quy chế sử dụng và logo nhãn hiệu “Dưa lưới Phú Lộc”.

Công tác chuyển đổi số: Đã ban hành Kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số trên địa bàn huyện Phú Lộc năm 2022; thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số. Triển khai rà soát cung cấp thông tin, nội dung, nhiệm vụ về chuyển đổi số; đánh giá các chỉ tiêu, lộ trình thực hiện nội dung chuyển đổi số của cơ quan, ban, ngành cấp huyện; việc ứng dụng CNTT tại các công ty, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thống kê hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn xã Vinh Hưng để xây dựng mô hình “Xã thông minh”. Đến nay, đã thành lập được 119/119 Tổ công nghệ số cộng đồng (thôn, tổ dân phố) tại 17/17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

7. Tổ chức bộ máy:

Trong 6 tháng đầu năm, UBND huyện đã quyết định điều chỉnh biên chế công chức, phân bổ số lượng người làm việc và số lượng hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP năm 2021 cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện và Hội Chữ thập đỏ huyện; phân bổ số lượng cấp phó cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; bổ sung chức năng đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện.

Ban hành và tổ chức thực hiện các kế hoạch: Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động; tinh giản biên chế năm 2022; kiểm tra công vụ, công chức; kỷ luật kỷ cương hành chính; chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.

Quyết định đánh giá, xếp loại cá nhân cán bộ, lãnh đạo quản lý năm 2021; xử lý kỷ luật 02 Phó Chủ tịch xã vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra những thiếu sót, sai phạm được nêu tại Kết luận số 1223/KL-TTr ngày 10/12/2021 của Thanh tra tỉnh.

8. Quốc phòng, an ninh, nội chính và giải quyết đơn thư khiếu nại:

Về Quốc phòng: Công tác quốc phòng, an ninh được tổ chức triển khai khá toàn diện, đồng bộ và chặt chẽ từ huyện đến cơ sở; các nội dung phối hợp có chiều sâu và đạt được kết quả thiết thực trên nhiều mặt, tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ QP, AN đề ra. Chất lượng tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nâng lên một bước, LLVT huyện thật sự là lực lượng nòng cốt, tin cậy của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, góp phần giữ gìn ANCT-TTATXH, thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.

Đã làm tốt công tác rà soát, điều chỉnh các dự án nằm trong thế trận khu vực phòng thủ của huyện; duy trì nghiêm các chế độ trực SSCĐ nhất là trong các dịp lễ tết; chỉ đạo các cơ quan ban ngành làm tốt mọi công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ diễn tập KVPT huyện và diễn tập chiến đấu phòng thủ xã năm 2022 gắn với diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Thừa Thiên Huế và diễn tập tác chiến chiến lược trên hướng chiến trường miền Trung năm 2022. Đã thực hiện tốt công tác tuyển quân năm 2022 với 180 công dân nhập ngũ bằng 100% kế hoạch; tổ chức huấn luyện các đối tượng DQTV đúng theo quy định, hướng dẫn;   điều động lực lượng giúp nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao, nhân dân tin cậy, yêu mến.

Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Các cơ quan đơn vị, địa phương, lực lượng vũ trang thực hiện tốt việc xây dựng và triển khai kế hoạch trực bảo vệ cơ quan, đơn vị, chuẩn bị tốt các điều kiện và nắm bắt kịp thời những diễn biến xã hội, nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; các hoạt động lễ hội Xuân đảm bảo theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, hoạt động tội phạm, vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra, tính chất, thủ đoạn tinh vi và chuyên nghiệp hơn. Đã nắm được 14 vụ tội phạm về trật tự xã hội, tăng 02 vụ so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 02 vụ (=87,5%) so với cùng kỳ năm 2019 (trước thời điểm có dịch Covid-19); tội phạm ma túy đã phát hiện 05 vụ, không tăng giảm so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện, tai nạn giao thông xảy ra 32 vụ làm chết 19 người, bị thương 19 người; tăng 9 vụ, tăng 02 người chết, tăng 06 người bị thương so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó tai nạn đường sắt, đường thủy nội địa không xảy ra.

Về công tác tiếp công dân: Trong 6 tháng đầu năm, đã tiến hành 38 cuộc tiếp công dân; trong đó: có 26 cuộc tiếp công dân thường xuyên tại Ban Tiếp công dân huyện với 26 lượt ý kiến/27 công dân; 12 cuộc tiếp công dân định kỳ tại Ban Tiếp công dân huyện với 09 lượt ý kiến/10 công dân. Ngoài ra, đã tham gia 10 cuộc tiếp công dân định kỳ cùng Chủ tịch UBND tỉnh tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh (kết nối trực tuyến về huyện) với 09 lượt ý kiến/11 công dân liên quan đến huyện Phú Lộc; tham gia tiếp công dân cùng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại thị trấn Phú Lộc với 19 lượt công dân/08 ý kiến.

Về giải quyết đơn thư: Trong 6 tháng đầu năm 2022 (tính từ ngày 16/12/2021 đến ngày 10/6/2022), UBND huyện tiếp nhận được 210 đơn, tăng 94,4% so với cùng kỳ (khiếu nại: 05 đơn; tố cáo: 09 đơn; tranh chấp: 25 đơn; kiến nghị, phản ánh: 171 đơn). Đến nay đã giải quyết 78/126 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, đạt 61,9% (kiến nghị, phản ánh), còn lại 48 đơn (đơn kiến nghị, phản ánh) UBND huyện đang chỉ đạo các cơ quan khẩn trương tham mưu giải quyết. Đơn không thuộc thẩm quyền 77 đơn (khiếu nại: 05 đơn; tố cáo: 05 đơn; tranh chấp: 24 đơn; kiến nghị, phản ánh: 44 đơn). Đơn không đủ điều kiện xử lý: 07 đơn.

II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ:

1. Giá xăng dầu tăng làm ảnh hưởng đến giá các nguyên liệu đầu vào khác như phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng…, từ đó ảnh hưởng dây chuyền đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Hiện nay, do giá nguyên liệu dăm gỗ Keo tăng cao (gấp 1,5 lần so với năm 2020) nên rất dễ xảy ra tình trạng các hộ chủ rừng khai thác cây rừng trước thời hạn, không theo kế hoạch, không tuân thủ quy định của FSC.

2. Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đặc sắc; nhiều điểm du lịch như suối, đầm phá đầu tư còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương nên chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch chưa cao, chưa khai thác tối đa khách ngoại tỉnh, khách nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng; thời gian lưu trú ngắn. Lợi thế Vịnh đẹp Lăng Cô chưa được quan tâm đầu tư; tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bạch Mã chưa được khai thác hiệu quả. Nghề và làng nghề phục vụ du lịch chưa đa dạng.

3. Mức độ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các xã định hướng đạt tiêu chí đô thị loại V vẫn còn ít so với nhu cầu, các đô thị vẫn còn nhiều tuyến đường theo quy hoạch chung đô thị chưa được đầu tư xây dựng nên không gian các khu chức năng của đô thị vẫn chưa hình thành đầy đủ theo quy hoạch. Một số đơn vị tư vấn năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được tiến độ, chất lượng theo yêu cầu, kế hoạch đã đề ra. Công tác bố trí vốn lập Đề cương nhiệm vụ, quy hoạch của tỉnh chưa kịp thời.

4. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; đối với vụ Hè thu, một số đơn vị chưa tập trung chỉ đạo, làm đất muộn, còn gieo trồng trễ vụ; việc cơi nới nò sáo, chắn lưới xung quanh khu vực lồng nuôi để nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt bằng xung điện, giã cào có chiều hướng gia tăng; nạn lấn chiếm đất rừng nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm. Còn nhiều Hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, trong đó, có các HTX lâm nghiệp bền vững mới thành lập, chưa thực sự hỗ trợ cho bà con nông dân trong quá trình phát triển sản xuất. Nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp chưa được đầu tư làm ảnh hưởng đến quá trình tưới tiêu phục vụ sản xuất.

5. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới chưa đạt được kế hoạch đề ra, do vốn chương trình mục tiêu Quốc gia phân bổ chậm làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch. Các trường nằm trong lộ trình đạt chuẩn quốc gia năm 2022 nhưng đến nay cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Việc thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách huyện còn chậm so với yêu cầu do các công trình phê duyệt mới đang trong thời gian lựa chọn nhà thầu, mới triển khai thi công chưa có khối lượng thanh toán; một số công trình chậm triển khai thi công do giá cả tăng cao; ngoài ra, một số chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức công tác giải ngân vốn đầu tư.

6. Việc lập các thủ tục tổ chức đấu giá giao QSD đất còn chậm nên nguồn thu từ nguồn quỹ đất chưa đạt yêu cầu; một số khoản thu phân cấp xã trực tiếp thu đạt tỷ lệ còn thấp so với kế hoạch giao.

7. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án còn chậm. Tuy đã tổ chức tuyên truyền, đối thoại nhiều lần với người dân nhưng chưa có sự đồng thuận giữa người dân và nhà đầu tư, làm chậm tiến độ bàn giao mặt bằng và thực hiện dự án. Công tác áp giá đền bù cây cối phải tính theo sản lượng, năng suất của vụ; tuy nhiên, niên giám thống kê chỉ cập nhật một số loại cây trồng, vì vậy khó khăn trong việc xác định sản lượng, năng suất của các loại cây còn lại.

8. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều bất cập, số lượng đơn thư phát sinh nhiều, tập trung lĩnh vực đất đai, GPMB. Nhìn chung việc giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân chưa đáp ứng được yêu cầu do số lượng đơn phát sinh nhiều.

9. Trong giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, sự phối hợp giữa các ngành Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và UBND các xã, thị trấn còn nhiều vướng mắc, thiếu đồng bộ, dẫn đến nhiều hồ sơ trễ hẹn, nhiều hồ sơ trả lại nhưng không hướng dẫn cụ thể nội dung khắc phục để công dân thực hiện.

10. Chất lượng tham mưu của một số ngành, lĩnh vực mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phát huy được vai trò chủ trì, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị còn thấp, chưa bám sát nhiệm vụ được giao của ngành mình; chế độ thông tin, báo cáo một số đơn vị chưa nghiêm túc, chất lượng báo cáo chưa cao; rất nhiều nhiệm vụ UBND huyện giao nhưng các ngành, địa phương chậm trễ thực hiện... làm ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo, điều hành của UBND huyện.

11. Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa kiểm soát sự phát triển đô thị theo đúng quy hoạch. Việc lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch vẫn còn xảy ra và chưa được xử lý kịp thời. Trong địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân ngày một tăng cao nhưng việc xin phép xây dựng còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt nên việc kiểm tra, xử phạt về trật tự xây dựng, đất đai đối với người dân gặp khó khăn. Một số dự án lớn trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô chậm khởi công, chậm hoàn thành đưa vào hoạt động so với kế hoạch như: Khu phức hợp dịch vụ du lịch Đăng Kim Long Thừa Thiên Huế, Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô...một phần đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Khu kinh tế cũng như trên địa bàn huyện.

Phần II

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022

 Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài gây ngập úng, giá cả xăng dầu tăng, lượng khách quốc tế về địa phương du lịch còn ít... dự báo cuối năm, một số chỉ tiêu chủ yếu như Sản lượng lương thực có hạt, lượt khách du lịch, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thu nhập bình quân đầu người sẽ khó đạt được nếu không có các giải pháp quyết liệt. Do vậy, yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND ngày 22/12/2021 của HĐND huyện về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022; Kế hoạch 120-KH/HU ngày 29/4/2020 của Huyện ủy thực hiện Chương trình hành động số 69-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tập trung các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Lĩnh vực kinh tế, tổng hợp:

a) Rà soát, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cụ thể nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển ngành, lĩnh vực; xây dựng phương án tổ chức thực hiện cụ thể để triển khai Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 10/3/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới năm 2022-2023.

Chủ động xây dựng kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các chương trình, giải pháp kích cầu tiêu dùng; phối hợp, tổ chức tốt việc đưa hàng hoá, dịch vụ đến các khu dân cư, khu công nghiệp, địa bàn nông thôn,…khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử,…

Theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, góp phần kiềm chế lạm phát. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá.

b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, phấn đấu giá trị sản xuất trong 6 tháng cuối năm 2022 đạt 3.500 tỷ; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm tại các Hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh; hướng dẫn, triển khai cho các cơ sở, đơn vị đã đăng ký thực hiện Đề án khuyến công địa phương sử dụng ngân sách tỉnh, huyện trong năm 2022; làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng, điểm dừng chân về việc bố trí gian hàng sản phẩm đặc sản Phú Lộc tại các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, điểm dừng chân trên địa bàn huyện.

c) Công tác quy hoạch:

Đẩy nhanh triển khai các quy hoạch, đề án theo kế hoạch năm 2022 để trình phê duyệt. Định kỳ rà soát các quy hoạch chung đô thị, nông thôn, khu chức năng để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; tiếp tục nâng cao tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu; gắn công tác quy hoạch đô thị với bố trí nguồn lực phục vụ công tác quy hoạch; lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công tác lập quy hoạch.

Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị và chỉnh trang đô thị: Tập trung đầu tư xây dựng La Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, phối hợp xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị Chân Mây; nâng cấp và từng bước hình thành các đô thị mới: Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, Vinh Hiền, Vinh Hưng đạt tiêu chí đô thị loại V. Triển khai khảo sát, thu thập thông tin số liệu phục vụ lập đề án công nhận các đô thị mới Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh đạt tiêu chí đô thị loại V.

Phê duyệt các Đồ án quy hoạch chi tiết phân lô các khu dân cư, tái định cư của các Chủ đầu tư theo định hướng quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và quy hoạch chung đô thị để tạo quỹ đất đấu giá và bố trí tái định cư đảm bảo thời gian quy định.

Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vị phạm quy hoạch.

d) Sản xuất nông nghiệp:

Triển khai thực hiện vụ Hè Thu theo lịch thời vụ, đặc biệt là công tác phòng, chống hạn cho cây trồng; chủ động rà soát để thực hiện các chính sách hỗ trợ thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, đảm bảo cung cấp đủ lương thực, không để thiếu đói cho người dân. Tiếp tục chỉ đạo nuôi trồng có hiệu quả, thực hiện giai đoạn 1 Đề án khai thác mặt nước đầm Lập An như: Rà soát để lập phương án hỗ trợ ngư dân di dời các hoạt động vào vùng quy hoạch, vùng bảo vệ phục hồi thủy sản...; triển khai thực hiện các công trình nguồn vốn thuỷ lợi phí đã ký hợp đồng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh và giết mổ; tiếp tục phòng chống dịch tả lợn châu phi, viêm da nổi cục trâu, bò…

Tiếp tục chỉ đạo công tác thành lập mới, củng cố, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng, xây dựng mô hình HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến để nhân ra diện rộng, tập trung tháo gỡ khó khăn cho HTX; tham gia các hoạt động hội chợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, HTX ứng dụng công nghệ cao…

Tiếp tục hỗ trợ cho các ngành chế biến thủy, hải sản, nông sản, thực phẩm, chế biến gỗ. Xây dựng một số thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề của địa phương; hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại… Nắm bắt tình hình để tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ các quy định khi tham gia chứng chỉ rừng FSC, không khai thác khi rừng trồng chưa đạt yêu cầu.

Khẩn trương lập các thủ tục đầu tư các công trình thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2022-2023. Hàng tháng tổ chức rà soát các tiêu chí chưa đạt theo chuẩn nông thôn mới để chủ động chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phấn đấu đến cuối năm 2022, lập hồ sơ đề nghị công nhận các xã Xuân Lộc, Lộc Bình và Giang Hải đạt chuẩn nông thôn mới, xã Lộc Bổn đạt nông thôn mới kiểu mẫu, xã Vinh Hưng đạt nông thôn mới nâng cao. Tổ chức rà soát lại các tiêu chí theo chuẩn mới, xây dựng phương án, xác định nguồn lực cụ thể để giao nhiệm vụ triển khai thực hiện; đặc biệt nguồn thu quỹ đất của xã hưởng, ưu tiên bố trí cho các phát sinh ngoài kế hoạch.

e) Công tác thu chi ngân sách: Chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác thu chi ngân sách, tập trung đôn đốc tiến độ các nguồn thu đạt thấp; đẩy mạnh công tác chống thất thu, nợ đọng thuế; khai thác nguồn thu vãng lai, kinh doanh qua mạng; tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch các khu dân cư trên địa bàn, đẩy nhanh công tác đấu giá thu quyền sử dụng đất... đảm bảo phấn đấu vượt mức chỉ tiêu thu NSNN năm 2022.

Điều hành chi NSNN hiệu quả, chặt chẽ, tiết kiệm để dành nguồn lực cho công tác hỗ trợ khắc phục thiên tai, phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ phục hồi kinh tế và dự phòng cho các trường hợp bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,…

Đẩy mạnh công tác giải ngân, chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung hoàn thiện hồ sơ đầu tư xây dựng, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để nhanh chóng khởi công công trình. Đảm bảo công tác giải ngân vốn đầu tư theo đúng quy định của Chỉ thị số 30/CT-UBND ngày 27/12/2021 của UBND tỉnh, gắn trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức vào tiến trình thực hiện nhiệm vụ giải ngân. Rà soát xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân; điều chuyển vốn thanh toán cho các công trình có nhu cầu.

Thực hiện tốt công tác lập dự toán ngân sách năm 2023, rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của tỉnh.

f) Công tác giải phóng mặt bằng: Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn, đặc biệt các dự án trọng điểm; chú trọng công tác đối thoại để vận động, thuyết phục các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân chấp hành.

g) Tập trung chỉ đạo và tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCCCR. Tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án PCCCR của các chủ rừng, chính quyền cấp xã.

h) Công tác tài nguyên - môi trường - xây dựng: Triển khai lập Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp huyện (2021 - 2025). Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn toàn huyện; thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, khai thác hiệu quả hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính; xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện. Tăng cường quản lý tài sản công, tổ chức rà soát các điểm trường lẻ không có nhu cầu sử dụng để đề xuất phương án bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn huyện.

Tăng cường quản lý tài nguyên môi trường, tiếp tục rà soát các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai để xử lý dứt điểm vi phạm hành chính, đặc biệt là các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích tại các xã: Lộc Vĩnh, Lộc Điền, Lộc Thủy, Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô; chấm dứt tình trạng khai thác cát trái phép tại Sông Truồi, Lộc Vĩnh; thực hiện nghiêm việc hoàn trả lại mặt bằng, tái tạo môi trường tại các vùng khai thác khoáng sản. Xử lý dứt điểm các điểm tập kết rác thải không đảm bảo vệ sinh, tăng cường công tác thu gom, không để xảy ra tình trạng tồn đọng rác thải. Tổ chức cưỡng chế các đối tượng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Xây dựng kế hoạch và tổ chức ra quân, xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường trái quy định nhằm đảm bảo trật tự công cộng, trật tự an toàn đô thị.

Xây dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - sáng và đẹp, hình thành các vùng quê đáng sống. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 lần”.

2.2. Lĩnh vực văn hóa, xã hội:

a) Tiếp tục chỉ đạo ngành y tế tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời và tổ chức điều trị các trường hợp liên quan đến dịch bệnh Covid-19; tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng, đặc biệt là các đối tượng mắc bệnh nền, người già (hoặc những người chưa tiêm mũi nào); tiếp tục rà soát để tiêm chủng mũi cơ bản, bổ sung và các mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế; bám sát các chỉ đạo, hướng dẫn từ Trung ương, Bộ Y tế, của tỉnh để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Thực hiện giám sát các dịch bệnh khác trên địa bàn như dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, tả, lỵ, thương hàn,…

b) Thực hiện tốt Kế hoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp năm 2022 trên địa bàn huyện. Có biện pháp tăng cường công tác cảnh báo, cứu hộ, cứu nạn tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện; chỉ đạo thành lập và phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý di tích tại các địa phương có di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật đã được công nhận..

c) Kích cầu du lịch: Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch 5804/UBND-DL của UBND tỉnh về phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới. Mở rộng thêm các kênh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách trên địa bàn huyện, đặc biệt khách ngoại tỉnh, khách quốc tế. Đẩy nhanh thực hiện các nhiệm vụ Đề án phát triển tour, tuyến trên đầm phá Cầu Hai, Đề án phát triển các điểm du lịch cộng đồng, sinh thái trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế Vịnh đẹp thế giới, vườn Quốc gia Bạch Mã. Tăng cường đảm bảo an toàn, văn minh tại các điểm du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch sinh thái biển, sông hồ, khe suối. Phấn đấu doanh thu du lịch đạt theo kế hoạch năm 2022.

d) Tiếp tục bám sát, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 của huyện; kế hoạch cải cách hành chính, các kế hoạch chuyên đề theo từng nội dung cải cách hành chính năm 2022 của huyện gắn với xây dựng chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông minh, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Hoàn thiện và ban hành Chương trình hành động về chuyển đổi số huyện Phú Lộc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tổ chức các Hội thảo chuyên đề nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số đến các ngành địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.

e) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch 170/KH-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh về Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyêt TTHC gắn với chuyển đổi số và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 và Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

f) Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo lộ trình của Đề án đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra. Chỉ đạo công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2022-2023 (theo hình thức trực tuyến, trực tiếp đối với tuyển sinh lớp 6 và hình thức nhận hồ sơ trực tiếp đối với tuyển sinh lớp 1 và mầm non); chỉ đạo công tác chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023; chỉ đạo công tác huy động số lượng, nâng cao chất lượng các cấp học năm học 2022-2023; chỉ đạo công tác thay sách theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3 và lớp 7 năm học 2022-2023.

Đầu tư và hiện đại hoá cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho các cấp học, đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá, kịp tiến độ xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

g) Phấn đấu đến cuối năm 2022, giải quyết việc làm mới cho 1.805 lao động (trong đó lao động qua đào tạo 1.632 người); đào tạo nghề cho 1.694 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%; phấn đấu đưa trên 178 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; Tăng cường phối hợp quản lý và sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội, ưu tiên cho vay đối với các hộ nghèo và hộ sản xuất kinh doanh;

i) Công tác giảm nghèo: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 3,11% vào cuối năm 2022 (tương ứng giảm 0,68% so với năm 2021) (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 – 2025). Tăng cường sự kết nối để đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nghèo, tạo việc làm gắn với thu nhập, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo. Tập trung chỉ đạo việc xây dựng 43 nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo từ nguồn huy động xã hội hoá và các nguồn huy động hợp pháp khác đảm bảo tiến độ đề ra.

2.3. Lĩnh vực an ninh quốc phòng và nội chính:

a) Duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trong các dịp lễ lớn của đất nước. Tập trung chỉ đạo công tác diễn tập khu vực phòng thủ Huyện và diễn tập chiến đấu phòng thủ xã năm 2022 theo đúng kế hoạch.

b) Chủ động làm tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; nắm chắc và xử lý tốt các vụ việc về an ninh, trật tự từ cơ sở ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra tình huống phức tạp, không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục phát huy và nâng cao vai trò của công an xã chính quy.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại, tội phạm về môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, “tín dụng đen”. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí.

d) Đẩy mạnh giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo bảo đảm đúng thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với các Đoàn Thanh tra, đảm bảo chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; đặc biệt đẩy nhanh việc thực hiện các nội dung theo kết luận của Thanh tra liên quan đến việc quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

e) Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt các chế độ công vụ; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị; nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính; chấn chỉnh chế độ thông tin, báo cáo của các ngành, địa phương.

f) Chỉ đạo Ban An toàn giao thông huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn, tổ chức đoàn thể tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông như: Tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các xã, thị trấn; đưa các đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước dân; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Văn Dàng
       
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày