Tìm trên trang KT-XH
Báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016
04/07/2016 3:07:PM

Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu:

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

KH   2016

Thực hiện 6 tháng

Tỷ lệ % so với KH

 
 

1. Giá trị sản xuất (GO)                    

tỷ đồng

15.970

8.970

56,2

 

Trong đó: Ngành dịch vụ     

tỷ đồng

9.000

5.000

55,6

 

                 Công nghiệp - xây dựng 

tỷ đồng

5.696

3.367

59,1

 

                 Nông - lâm - ngư nghiệp 

tỷ đồng

1.274

603 

47,4 

 

2. Thu nhập bình quân đầu người

triệu đồng

35,8

Tính vào cuối năm

 

3. Sản lượng lương thực có hạt       

nghìn tấn

38,8

22,731

58,6

 

4. Tổng đầu tư toàn xã hội

tỷ đồng

6.300

3.200

50,8

 

5. Thu cân đối ngân sách Nhà nước 

tỷ đồng

108,7

57,154

53,0

 

6. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí đa chiều)

%

Giảm 1,5%

Tính vào cuối năm

 

7. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

%

9,0

9,28

 

 

8. Tạo việc làm mới

người

2.600

1.350

52,0

 

9. Tỷ lệ lao động được đào tạo

%

54,2

45,1

 

 

10. Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch

%

64,2

64,0

 

 

11. Tỷ lệ độ che phủ rừng

%

48,2

45,0

 

 

12. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn Nông thôn mới

%

≥ 27

20,0

 

 

13. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân

%

> 73,5

83,21

 

 
 

A. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tình hình sản xuất, kinh doanh:

a) Lĩnh vực dịch vụ: Các loại hình dịch vụ có bước phát triển khá, đa dạng và phong phú hơn. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước khoảng 5.000 tỷ đồng, đạt 55,6% so với kế hoạch, tăng 28,2% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu ngành du lịch 614 tỷ đồng, đạt 58,7% kế hoạch, bằng 100,33% so với cùng kỳ; doanh thu ngành vận tải 1.700 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch, tăng 27,3% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 1.350 tỷ đồng, đạt 56,25% kế hoạch, bằng 82,3% so với cùng kỳ.

Về dịch vụ du lịch, thời gian qua, ngành du lịch biển bị ảnh hưởng lớn do hiện tượng thủy, hải sản chết bất thường, làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thủy, hải sản và khu vực ven biển gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, du lịch sông, suối, hồ, thác phát triển mạnh; một số điểm du lịch có lượng khách tăng cao đột biến trong các dịp nghỉ lễ như: hồ Truồi, suối Voi, suối Mơ, thác Thủy Điện, thác Bồ Ghè, thác Nhị Hồ, Vườn Quốc gia Bạch Mã... Tổng lượng khách du lịch trong 6 tháng ước khoảng 472.000 lượt, đạt 64,7% kế hoạch, tăng 1,13% so với cùng kỳ; trong đó, khách lưu trú khoảng 96.830 lượt, đạt 30,3% kế hoạch (khách quốc tế 30.900 lượt; khách nội địa 65.930 lượt); tổng lượng khách du lịch qua cảng Chân Mây khoảng 18.888 lượt khách.

Hoạt động thương mại diễn ra sôi động, đặc biệt là thời gian trước, trong và sau các dịp nghỉ lễ; lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Thị trường nội địa được khai thác có hiệu quả, hoạt động lưu thông hàng hóa đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ngày càng được chú trọng. Việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng tạo động lực thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh được thực hiện thường xuyên, thông qua việc kiểm tra giá cả hàng hóa, niêm yết giá, dự trữ hàng hóa… nhằm thực hiện tốt văn minh thương mại.

Dịch vụ vận tải, chất lượng các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng được nâng cao. Trong 6 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa luân chuyển khoảng 10.000 tấn/km, đạt 52,1% kế hoạch; lượng hành khách luân chuyển khoảng 27.000 hành khách/km, đạt 54,6% kế hoạch; các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh taxi (Thành Công, Bạch Mã, Lăng Cô) đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh đến các xã trên địa bàn huyện.

Các loại hình dịch vụ khác ngày càng phát triển, từng bước tạo lập thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

b) Lĩnh vực công nghiệp: Tiếp tục có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định, dần tháo gỡ khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ. Giá trị sản xuất ước khoảng 1.320 tỷ đồng, đạt 67,1% kế hoạch, tăng 5,9% so với cùng kỳ; trong đó, sản xuất công nghiệp đạt 1.055 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp đạt 265 tỷ đồng.

Ngành công nghiệp đã tận dụng được lợi thế về nguồn nguyên liệu và nhân lực dồi dào, cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển; một số doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao, nguồn vốn lớn đã được đưa vào hoạt động, góp phần vào mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tập trung các lĩnh vực: vật liệu xây dựng, dăm gỗ, mộc mỹ nghệ, thêu ren, chế biến nông, lâm sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản, sản xuất dầu tràm, chế biến nước mắm, mắm các loại… các sản phẩm ngày càng được chú trọng về chất lượng, mẫu mã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn hoạt động sản xuất khá ổn định, sản phẩm từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường như: mắm Chị Hến, mắm rò Gái Nghĩa, sản phẩm làng nghề Phụ An… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng cá chết bất thường dẫn đến tình trạng các cơ sở chế biến thủy, hải sản đều ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu và không tiêu thụ được sản phẩm do tâm lý không an tâm của người dân.

Chương trình khuyến công tiếp tục thực hiện có trọng điểm, đã đăng ký 02 đề án hỗ trợ kinh phí từ nguồn khuyến công cấp tỉnh năm 2016: Đề án đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động trên địa bàn xã Lộc Điền và các xã lân cận; Đề án ứng dụng máy móc tiên tiến và sản xuất sản phẩm trà vả Lộc Mai.

Lĩnh vực quản lý điện nông thôn: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn, tiết kiệm trong sử dụng điện, kiểm tra việc thực hiện giá bán lẻ điện nông thôn, đảm bảo cấp điện ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đến tháng 6/2016 ước đạt 98,84%.

c) Lĩnh vực nông nghiệp:

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 6.027 ha, đạt 65,5% so kế hoạch năm và bằng 117,1% so cùng kỳ. Vụ Đông Xuân, diện tích gieo trồng các loại cây ngắn ngày 5.227 ha, đạt 101,3% so kế hoạch, bằng 100,4 so cùng kỳ. Trong đó, diện tích lúa 3.770 ha, bằng 100,6% so cùng kỳ. Tỷ lệ giống xác nhận, nguyên chủng đưa vào sản xuất đạt 95,2%; tổ chức sản xuất giống 86,3 ha/13HTX; đưa vào cơ cấu 734 ha lúa giống chất lượng cao HT1, HN6; thực hiện 37 cánh đồng mẫu với diện tích 860 ha/18 HTX. Hiện nay, đã thu hoạch hoàn thành toàn bộ diện tích lúa vụ Đông Xuân; năng suất lúa đạt 59,1 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 22.807 tấn. Gieo trồng các loại cây khác được 1.457 ha (sắn nguyên liệu 657 ha, khoai lang 257 ha, khoai khác 44 ha, lạc 162 ha, ngô 09 ha, thuốc lá 16 ha, đậu các loại 119 ha, rau các loại 85 ha, ớt 14 ha, dưa các loại 61 ha, mía 33 ha). Vụ Hè Thu, đến nay, đã hoàn thảnh công tác làm đất và gieo sạ với 2.918/3.100 ha, đạt 94,1% kế hoạch (chuyển đổi loại cây trồng 23ha, bỏ hoang 159ha do thiếu nguồn nước tưới, UBND huyện đang chỉ đạo lập Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các vùng đất lúa bị thiếu nước).

Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm không có biến động lớn, chất lượng đàn ngày càng tăng lên. Nhờ chủ động phòng chống rét và chăm sóc tốt nên các tháng đầu năm chưa có gia súc, gia cầm bị dịch bệnh hay đổ ngã do mưa rét (đàn trâu 4.950 con, đạt 99% kế hoạch và bằng 100% so cùng kỳ; bò 2.050 con đạt 93% kế hoạch và bằng 100% so cùng kỳ; lợn 20.100 con đạt 80% kế hoạch và bằng 100% so cùng kỳ; gia cầm 350.000 con đạt 100% so với kế hoạch và cùng kỳ). Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, chốt chặn, kiểm soát giết mổ được quan tâm. Công tác tiêm phòng vụ Xuân được chú trọng, đã tổ chức tiêm được 5.330 liều tụ huyết trùng trâu bò, 8.660 liều tam liên lợn, 490 liều kháng thể E.coli, 6.900 liều vắc-xin dại chó, 4.875 liều lở mồm long móng trâu bò, 1.700 liều lở mồm long móng lợn nái.

Thực hiện Dự án cải tạo và phát triển đàn bò lai trên địa bàn huyện, đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò, kỹ thuật trồng cỏ VA-06 cho 05 xã mới tham gia năm 2016, với 150 lượt người tham gia, đến nay, đã có 56 hộ đăng ký nuôi 126 con bò ở 9 xã Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hòa, Xuân Lộc, thị trấn Phú Lộc, Lộc Trì, Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Thủy.

Lâm nghiệp: Công tác quản lý và bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo tích cực, bằng nhiều hình thức; đã phát hiện và xử lý 17 vụ vi phạm, giảm 05 vụ so với cùng kỳ; khối lượng lâm sản tịch thu 8,457 m3 gỗ các loại, tăng 1,733 m3 so với cùng kỳ; số tiền thu nộp ngân sách 140.636.000 đồng. Triển khai truy quét tại rừng 05 đợt, với 156 lượt người tham gia, lập biên bản 05 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, tiến hành xử lý tịch thu 1,607 m3 gỗ. Về rừng trồng, trong 6 tháng đầu năm, đã tổ chức khai thác 1.019 ha rừng trồng, chủ yếu là Keo các loại, đã trồng lại được 820 ha.

Tăng cường công tác PCCC rừng, chú trọng việc tu sửa các đường băng cản lửa, mua sắm và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tuyên truyền công tác QLBVR và PCCC rừng, thực hiện chế độ tuần tra, kiểm tra trực PCCC rừng ngay từ đầu mùa khô, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các chủ rừng, chính quyền cấp xã thực hiện phương án PCCC rừng nên 6 tháng đầu năm không xảy ra cháy rừng.

Thủy sản: Thả giống nuôi được 1.245 ha, đạt 100,4% kế hoạch và vượt 1,8% so với cùng kỳ; trong đó, nuôi nước lợ 925 ha, nước ngọt 310 ha; nuôi lồng 3.000 cái (lồng nước ngọt 300 cái, lồng nước lợ 2.700 cái); nuôi bể xi măng 3.500 m3. Số lượng giống ương, thả khoảng 90 triệu con, gồm: cá 4,0 triệu con, cua 1,0 triệu con, tôm 85 triệu con. Sản lượng đánh bắt thủy sản khoảng 3.040 tấn, đạt 42,7% kế hoạch, bằng 90,7% so với cùng kỳ; trong đó, biển 2.350 tấn, sông đầm 690 tấn. Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được quan tâm, hiện nay, trên địa bàn huyện có 10 khu khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích 297 ha. Đang chỉ đạo xây dựng Đề án Quản lý và sắp xếp lại ngư cụ lừ xếp giai đoạn 2016-2017.

Về hiện tượng các loài thủy, hải sản chết bất thường, UBND huyện đã có các Báo cáo số 83/BC-UBND ngày 4/5/2016, Báo cáo số 93/BC-UBND ngày 10/5/2016, Báo cáo số 101/BC-UBND ngày 16/5/2016, Báo cáo số 106/BC-UBND ngày 20/5/2016, Báo cáo số 130/BC-UBND ngày 13/6/2016 tổng hợp số liệu gửi UBND tỉnh, các Sở ngành chức năng đề nghị hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân; qua thống kê, có 1.255 ghe thuyền của 1.926 hộ với 9.743 khẩu đang tham gia đánh bắt thủy, hải sản chịu thiệt hại; 248 hộ với 1.161 khẩu tham gia dịch vụ hậu cần nghề cá bị thiệt hại; về nuôi trồng thủy sản, có 948 lồng nuôi cá bị chết với thể tích 7.197m3, có 1,46 ha diện tích ao hồ nuôi cá bị chết, có 13,59 ha diện tích nuôi tôm bị chết. UBND huyện đã phối hợp với các đơn vị kịp thời hỗ trợ cho các hộ ngư dân bị thiệt hại.

Về kinh tế HTX, tiếp tục chỉ đạo các HTX tổ chức Đại hội chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, đến nay, có 36/41 HTX đã tổ chức đại hội chuyển đổi, 05 đơn vị đang chuẩn bị nội dung để tổ chức đại hội, gồm: HTX NN Tân Hòa (xã Lộc Bình), HTX NN Phú Sơn (xã Lộc Tiến), HTX chế biến dịch vụ dầu tràm Lộc Thủy, HTX thương mại dịch vụ Cầu Hai (thị trấn Phú Lộc), HTX điện Vinh Hưng; kết hợp với việc tổ chức Đại hội chuyển đổi, đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hoạt động kém hiệu quả thành các đơn vị mới có quy mô phù hợp với quy định của pháp luật (hợp nhất 2 HTX Trung Hà và Nam Hà thành Song Hà, Mỹ Toàn và Mỹ Lợi thành Toàn Lợi; giải thể 2 HTX là Đông Hải và Bách Thắng).

Về Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã thành lập Văn phòng điều phối, kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện; phê duyệt 02/12 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2016; tổng hợp hồ sơ đăng ký tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ xã tham gia xây dựng Nông thôn mới. Ngoài 03 xã đã đạt chuẩn (Lộc Bổn, Lộc Điền và Vinh Hưng), 12/12 xã còn lại đã đăng ký hoàn thành từ 1-3 tiêu chí trong năm 2016; kế hoạch năm 2016, phấn đấu xã Vinh Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới, hiện UBND huyện đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, UBND xã Vinh Mỹ phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo đạt 02 tiêu chí còn lại (Cơ sở vật chất văn hóa và Môi trường). Đối với 03 xã bổ sung thực hiện Chương trình (Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh), hiện nay, UBND xã đang hợp đồng đơn vị tư vấn lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới để làm cơ sở đầu tư, triển khai thực hiện.

2. Tình hình đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng:

a) Đầu tư xây dựng: Nhờ việc bố trí vốn đầu tư tập trung vào các công trình đã phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, công trình chuyển tiếp hoặc đã phê duyệt quyết toán vốn đầu tư nên chủ động trong công tác quản lý, thanh toán và đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các dự án có trong kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số công trình có trong kế hoạch chậm triển khai thi công, do các chủ đầu tư chưa chủ động thực hiện thủ tục hồ sơ đầu tư (trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà thầu…) nên ảnh hưởng tiến độ chung về thực hiện các dự án trên địa bàn.

Đối với vốn đầu tư thuộc ngân sách huyện: Bố trí 35,165 tỷ đồng để đầu tư 115 công trình; trong đó: 48 công trình chuyển tiếp (01 công trình được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, 34 công trình đã nghiệm thu hoàn thành, 13 công trình đang thi công); 67 công trình xây dựng mới (có 28 công trình đang thi công, 39 công trình đang lựa chọn nhà thầu). Tổng vốn đầu tư đã thanh toán đến tháng 6/2016 là 9,62 tỷ đồng.

Nguồn vốn chương trình mục tiêu: Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, phân bổ 11,645 tỷ đồng đầu tư cho 08 công trình, đến nay, có 05 công trình đang thi công, 03 công trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, phân bổ đầu tư cho 07 công trình với tổng số vốn là 6,76 tỷ đồng; 07 công trình duy tu, bảo dưỡng với tổng số vốn là 0,526 tỷ đồng; đến nay, có 12 công trình đang đang thi công, 02 công trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Chương trình 135, được phân bổ đầu tư cho 07 công trình với tổng số vốn là 1,495 tỷ đồng; 01 công trình duy tu, bảo dưỡng với tổng số vốn là 75 triệu đồng; đến nay, có 02 công trình đang thi công, 06 công trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Nguồn vốn Chương trình mục tiêu kiến thiết thị chính tỉnh hỗ trợ: Phân bổ đầu tư cho 06 công trình, với tổng số vốn đầu tư là 10,0 tỷ đồng. Đến tháng 6/2016 có 01 công trình chuyển tiếp năm trước đã nghiệm thu hoàn thành, 01 công trình đang thi công; 04 công trình mới đang tổ chức đấu thầu; tổng vốn đầu tư đã thanh toán đến tháng 6/2016 là 2,45 tỷ đồng.

Nguồn vốn ngân sách tỉnh do Ban Đầu tư và Xây dựng làm chủ đầu tư: Phân bổ 42,34 tỷ đồng, đầu tư cho 12 công trình (gồm 09 công trình chuyển tiếp, 03 công trình xây dựng mới). Đến tháng 6/2016, có 03 công trình chuyển tiếp năm trước đã nghiệm thu hoàn thành, 06 công trình đang thi công; 03 công trình mới đang lựa chọn nhà thầu; tổng vốn đầu tư đã thanh toán đến tháng 6/2016 là 12,06 tỷ đồng.

Nguồn vốn vay: Phân bổ 4,02 tỷ đồng, đầu tư cho 03 công trình chuyển tiếp; đến tháng 6/2016, có 01 công trình đã nghiệm thu hoàn thành, 02 công trình đang thi công; tổng vốn đầu tư đã thanh toán đến tháng 6/2016 là 1,81 tỷ đồng. Các công trình xây dựng theo cơ chế đặc thù, phân bổ 2,765 tỷ đồng mua xi măng, đầu tư xây dựng 12,7 km đường giao thông, 3,2km kênh mương; đến nay, các chủ đầu tư đang lập dự toán, tiếp nhận xi măng để thực hiện.

Công tác quyết toán vốn đầu tư: Trong 06 tháng đầu năm, đã phê duyệt quyết toán vốn đầu tư 47 công trình, tổng số tiền loại khỏi thanh toán qua quá trình thẩm tra quyết toán là 149,504 triệu đồng; hiện nay, còn 13 công trình đang quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.

Tổng vốn đầu tư phát triển khoảng 3.200 tỷ đồng, đạt 50,8% kế hoạch, trong đó, xây dựng cơ bản 2.047 tỷ đồng.

b) Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Đã tổ chức chỉ đạo, thực hiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 12 công trình, trong đó, có 10 công trình chuyển tiếp và 02 công trình mới. Về cơ bản, đã hoàn thành phần lớn khối lượng và đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra; tập trung tháo gỡ các vướng mắc do bổ sung, phát sinh khối lượng, giải quyết thắc mắc để vận động các hộ dân nhận tiền và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

3. Thu chi ngân sách:

Tổng thu ngân sách nhà nước tại địa phương 6 tháng đầu năm ước đạt 58,939 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, bằng 100% so với cùng kỳ; trong đó, thu cân đối ngân sách 57,154 tỷ đồng, đạt 53% kế hoạch, bằng 97% so với cùng kỳ. Một số khoản thu đạt cao như: thuế các DNTN huyện thu đạt 73% kế hoạch, thu thuê đất đạt 417% kế hoạch (nguồn thu này đạt cao do thu của Công ty TNHH Hào Hưng Huế 02 tỷ đồng), thuế thu nhập cá nhân huyện thu đạt 55% kế hoạch... Tổng chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 234,028 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch, bằng 98% so với cùng kỳ; trong đó, chi ngân sách huyện 197,413 tỷ đồng, đạt 53% kế hoạch, bằng 95% so với cùng kỳ.

4. Tài nguyên, môi trường và quản lý trật tự xây dựng:

Trong 6 tháng đầu năm, đã giao đất tại các khu quy hoạch dân cư trên địa bàn các xã, thị trấn cho 66 trường hợp, với diện tích 1,177 ha, cho thuê đất 01 trường hợp, với diện tích 0,3 ha (tại xã Lộc Trì). Cấp đổi giấy CNQSDĐ cho 146 trường hợp; cấp lại giấy CNQSDĐ cho 8 trường hợp; quyết định chuyển mục đích sử dụng đất cho 18 trường hợp; cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất 193 trường hợp; đính chính giấy CNQSDĐ cho 47 trường hợp; đăng ký biến động đất đai cho 62 trường hợp; gia hạn quyền sử dụng đất cho 19 trường hợp; giải quyết nhận thừa kế quyền sử dụng đất cho 15 trường hợp.

Tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Trong 6 tháng đầu năm, đã xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.221 trường hợp với diện tích 119,93 ha; lũy kế đến nay, đã cấp 104.639 giấy chứng nhận với diện tích 21.285,3 ha, đạt tỷ lệ 98% diện tích cần cấp; trong đó, đất ở 158 trường hợp với diện tích 8 ha, lũy kế đến nay, đã cấp được 32.278 trường hợp với diện tích 3.121,22 ha (đất ở đô thị đạt 95,23%, đất ở nông thôn 96,61%); đất sản xuất nông nghiệp 1.044 trường hợp với diện tích 81,47 ha, lũy kế đến nay, đã cấp được 59.370 trường hợp với diện tích 6.769,12 ha, đạt tỷ lệ 98,24%; đất lâm nghiệp 09 trường hợp với diện tích 28,1 ha, lũy kế đến nay, đã cấp được 8.980 trường hợp với diện tích 10.314,24 ha, đạt tỷ lệ 98,25%; đất nuôi trồng thủy sản 09 trường hợp với diện tích 2,29 ha, lũy kế đến nay, đã cấp được 2.686 trường hợp với diện tích 958,89 ha, đạt tỷ lệ 98,62%; đất tín ngưỡng 01 trường hợp với diện tích 0,07 ha, lũy kế đến nay, đã cấp được 1.325 trường hợp với diện tích 121,83 ha, đạt tỷ lệ 98,84%.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án thu gom và vận chuyển rác thải. Trong 6 tháng đầu năm, đã tổ chức thu gom và vận chuyển 3.212,8 tấn rác về bãi xử lý rác thải tại xã Lộc Thủy, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.

Công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng được tăng cường; 6 tháng đầu năm, đã phát hiện 69 trường hợp vi phạm; trong đó, thị trấn Lăng Cô 18 trường hợp, xã Lộc Vĩnh 17 trường hợp, xã Lộc Thủy 10 trường hợp, xã Lộc Tiến 10 trường hợp, xã Lộc Trì 05 trường hợp, thị trấn Phú Lộc 09 trường hợp. Đã lập Biên bản vi phạm hành chính toàn bộ các trường hợp vi phạm, đã ban hành quyết định đình chỉ 53 trường hợp (các trường hợp còn lại sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, hộ dân đã tự tháo dỡ công trình vi phạm), ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 08 trường hợp (UBND huyện 07 trường hợp, UBND cấp xã 01 trường hợp), ban hành quyết định cưỡng chế 28 trường hợp; các trường hợp còn lại áp dụng quyết định xử phạt vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ công trình.

Trong 06 tháng đầu năm, đã xảy ra nhiều trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng, tài nguyên và môi trường, đặc biệt lả trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các trường hợp vi phạm chủ yếu là khai thác đất, cát, cải tạo đất làm hồ nuôi trồng thủy sản... trái phép. Sau khi nhận được phản ánh của Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý đảm bảo kịp thời, theo quy định của pháp luật.

5. Lĩnh vực văn hóa - xã hội:

a) Y tế, dân số, gia đình, trẻ em:

Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm triển khai có hiệu quả, tình hình vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã giảm, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng lên rõ rệt. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai tốt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đội ngũ y bác sĩ không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân. Số lượt người khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm là 134.146 lượt người, điều trị nội trú 6.514 lượt người.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai thường xuyên, đã tiêm đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 45% trong tổng số 2.738 đối tượng được quản lý. Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi Rubella cho đối tượng 16-17 tuổi trên toàn huyện, kết quả đạt 96,20%, chiến dịch được triển khai an toàn không có tai biến xảy ra. Hiện nay, có 18/18 xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn năm 2011 - 2020. Sở Y tế đã tiến hành thẩm định 16/18 xã đạt tiêu chí chuẩn quốc gia về y học cổ truyền và đang chờ công bố kết quả.

Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ trên địa bàn 18 xã, thị trấn nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Đến nay, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 16,25%, giảm 0,79% so với cùng kỳ, tăng 1,79% so với cuối năm 2015.

Triển khai kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức cho các xã, thị trấn ký cam kết trách nhiệm thực hiện công tác xây dựng xã, thị trấn phù hợp với trẻ em năm 2016. Phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và Văn phòng Dự án Zhishan Foudation Taiwan tổ chức phát học bổng đợt 1 năm 2016 cho 97 em có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền là 72,4 triệu đồng. Tổ chức trại hè chắp cánh ước mơ tại khu nghĩ dưỡng Thanh Tâm.

Tổ chức Lễ phát động điểm Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 tại trường Mầm non xã Vinh Giang, với chủ đề "Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em". Qua lễ phát động, đã trao tặng 50 suất quà (300.000 đồng/suất) cho các em khuyết tật và các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng huyện Phú Lộc lần thứ II; kết quả, cấp huyện có 08 giải (01 giải nhất, 02 giải nhì, 02 giải ba và 03 giải khuyến khích) và cấp tỉnh đạt 03 giải (01 giải nhất và 02 giải khuyến khích).

b) Giáo dục và Đào tạo:

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh; đầu tư mở rộng cơ sở vật chất các trường học, trang thiết bị, nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Tập trung chỉ đạo các trường cận chuẩn hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo lộ trình kế hoạch đã xây dựng. Đến nay, toàn huyện có 19 trường đạt chuẩn quốc gia (mầm non 02 trường, tiểu học 12 trường, THCS 03 trường, THPT 02 trường), chiếm tỷ lệ 26,02%. UBND huyện đang tập trung xây dựng Đề án trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Ngành giáo dục đã tổ chức và tham gia nhiều hội thi cho học sinh đạt nhiều giải cao như: thi học sinh giỏi bậc THCS cấp tỉnh đạt 46 giải, trong đó, 01 giải nhất, 03 giải nhì, 13 giải ba và 29 giải khuyến khích; thi Tiếng Anh trên mạng (IOE) cấp quốc gia đạt 01 huy chương đồng và 03 giải khuyến khích; thi IOE cấp tỉnh đạt 43 giải, trong đó, 01 giải nhất, 10 giải nhì, 09 giải ba, 24 giải khuyến khích; thi giải toán trên mạng internet cấp quốc gia đạt 01 huy chương bạc; thi cấp tỉnh đạt 53 giải, trong đó, 01 giải nhất, 8 giải nhì, 15 giải ba, 29 giải khuyến khích…

Hoàn thành chương trình năm học 2015-2016, kết quả có 1.935/1.941 học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 99,7%, tăng 0,6% so với năm trước, trong đó, tốt nghiệp loại giỏi chiếm 20,1%, tốt nghiệp loại khá chiếm 41,6%. Có 2.467/2.468 học sinh bậc tiểu học được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, đạt 99,96%. Tiếp tục phát huy kết quả phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi đã đạt được, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cấp giáo dục trung học cơ sở.

c) Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:

Trong các dịp lễ, các ngành, địa phương đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ bà con nhân dân. Nhìn chung, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi, vui tươi và lành mạnh.

Đã tổ chức trang trọng Lễ công nhận Cây đa Đá Bạc là Cây di sản Việt Nam (tại Tổ dân phố Đá Bạc, thị trấn Phú Lộc) theo Quyết định số 169/QĐ-HMTg ngày 05/4/2016 của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.

Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật; trong đó, tập trung đợt tuyên truyền cao điểm trong toàn huyện nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước, thông qua các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức cổ động trực quan; tháo dỡ và thay mới các băng rôn, cờ dọc tuyến Quốc lộ 1A và đường Lương Định Của; tuyên truyền lưu động về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; tuyên truyền kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; tuyên truyền quảng bá cổ động trực quan Festival Huế 2016...

Phong trào thể dục, thể thao rèn luyện thân thể ngày càng được chú trọng, góp phần nâng cao tinh thần, sức khỏe cho nhân dân. Đã tổ chức giải Việt dã truyền thống năm 2016 tại Nhà Văn hóa trung tâm huyện, thu hút nhiều thành phần và đối tượng tham gia, cổ vũ nhiệt tình; tuyển chọn đoàn vận động viên tham gia giải Việt dã tranh cúp Báo Thừa Thiên Huế năm 2016 đạt thành tích giải nhất cá nhân nam dành cho vận động viên năng khiếu; giải nhì cá nhân nam vận động viên phong trào; giải ba đồng đội nữ; giải ba đồng đội nam; chung cuộc đạt giải nhì toàn đoàn.

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, có 238/262 đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt 91% (gồm: 136/137 làng, thôn, bản, tổ dân phố; 53/55 cơ quan, đơn vị; 50/63 trường học); trong đó, có 200/238 đơn vị được công nhận lần 2, đạt 85% (gồm: 112 làng, thôn, bản, tổ dân phố; 51 cơ quan; 37 trường học); 131/200 đơn vị được công nhận lần 3, đạt 65% (gồm: 69 thôn, bản, tổ dân phố; 34 cơ quan; 28 trường học); 06/131 đơn vị được công nhận lần 4, đạt 0,4% (03 cơ quan; 02 trường học; 01 tổ dân phố).

d) Lao động, việc làm, an sinh xã hội:

Trong 06 tháng đầu năm, đã đào tạo nghề cho 590 lao động, đạt 45,1% kế hoạch (đào tạo tập trung 280 lao động và các hình thức đào tạo khác ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp trên 310 lao động), đã chú trọng đào tạo nhiều ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo cơ hội cho người lao động kiếm được việc làm sau khi học nghề. Gắn với công tác đào tạo nghề với các chương trình, dự án đầu tư, thu hút vốn để đẩy mạnh và mở rộng sản xuất, đã giải quyết việc làm mới cho trên 1.350 lao động, ước đạt 52% kế hoạch năm.

Công tác giảm nghèo được chú trọng, đã mua và cấp mới 6.431 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và 1.619 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo. Tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho 9.919 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết với số tiền 1.363.400.000 đồng. Hướng dẫn, phân bổ 3.894 suất quà tết của Chủ tịch nước, UBND tỉnh cho các đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân - 2016, với tổng số tiền trên 780 triệu đồng. Tổ chức mua và cấp 6.245 thẻ bảo hiểm y tế đối tượng bảo trợ xã hội. Lập danh sách, chuyển BHXH in cấp mới 2.952 thẻ bảo hiểm y tế đối tượng có công với cách mạng. Giải quyết kịp thời các chế độ cho đối tượng chính sách, tổ chức đưa đón 150 đối tượng có công với cách mạng đi điều dưỡng tại Huế.

Hỗ trợ cho các hộ ngư dân bị thiệt hại do hiện tượng thủy, hải sản chết chưa rõ nguyên nhân, UBND huyện đã trích ngân sách hỗ trợ cho các hộ dân với số tiền 5.879.000.000 đồng (đợt 1: 3.496.500.000 đồng, đợt 2: 2.382.500.000 đồng); tổ chức cấp phát 250 tấn gạo cho các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp do hải sản chết bất thường tại 07 địa phương (Vinh Mỹ, Vinh Hải, Vinh Hiền, Lộc Bình, Lộc Vĩnh, Lộc Điền và thị trấn Lăng Cô); UBMTTQVN tỉnh hỗ trợ 350 suất quà với tổng trị giá 350 triệu đồng; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hỗ trợ 650 triệu đồng; Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã hỗ trợ 250 suất quà với tổng trị giá 125 triệu đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ 03 đợt với tổng trị giá 2,443 tỷ đồng; Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh hỗ trợ 104 suất quà với tổng trị giá 31,2 triệu đồng; Công ty Bia Huda Huế hỗ trợ 1.831 suất quà với tổng trị giá 732 triệu đồng.

6. Cải cách hành chính, khoa học công nghệ:

a) Cải cách hành chính: Tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 08/12/2015 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 và Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 31/12/2015 của UBND huyện về triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính năm 2016, phấn đấu đưa trên 80% thủ tục hành chính áp dụng mô hình một cửa. Tính đến ngày 28/4/2016, đã đưa vào 223/268 thủ tục hành chính với 14 lĩnh vực được thực hiện theo cơ chế một cửa, đạt 83%; thực hiện Quyết định số 888/QÐ-UBND ngày 28/4/2016 của UBND tỉnh, hiện nay, UBND huyện đang chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi danh mục thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện.

Trong 6 tháng đầu năm, đã tiếp nhận 2.175 hồ sơ, bằng 109,85% so với cùng kỳ; đã giải quyết 1.983 hồ sơ (trong đó, đúng hạn 1.711 hồ sơ, chiếm 86,3%; trễ hạn 272 hồ sơ, chiếm 13,7%); đang giải quyết 192 hồ sơ (trong hạn). Hồ sơ giải quyết trễ hạn chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường, xây dựng, lao động-thương binh và xã hội; nguyên nhân do phòng chuyên môn tham mưu, thụ lý, giải quyết chậm.

Tiếp tục duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại UBND huyện; triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 tại UBND các xã, thị trấn. Tiếp tục duy trì hiệu quả các phần mềm dùng chung; đẩy mạnh trao đổi, sử dụng văn bản điện tử và triển khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của UBND huyện; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đến UBND các xã, thị trấn, mở rộng phạm vi ứng dụng phần mềm dùng chung đến các địa phương. Hiện nay, UBND huyện đã phê duyệt danh sách công chức làm đầu mối ứng dụng Công nghệ thông tin tại UBND các xã, thị trấn

b) Khoa học công nghệ: Thực hiện 03 đề tài, dự án cấp cơ sở, bao gồm: Dự án “Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm hoa Lily tại xã Lộc Hoà, huyện Phú Lộc”; đề tài “Nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cẩm nang du lịch Phú Lộc, huyện Phú Lộc” và đề tài Phát triển nghề nuôi cá lồng trên đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các đề tài, dự án đang được triển khai thực hiện đúng theo tiến độ đã đề ra.

Đã tổ chức Đoàn kiểm tra tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong kinh doanh xăng dầu; kiểm tra nhãn hàng hóa, điều kiện bảo quản hàng hóa, định lượng của hàng đóng gói sẵn, cân đối chứng, tình hình quản lý và sử dụng các phương tiện đo ở các chợ và các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra, đã kịp thời phát hiện, thu giữ và tiêu hủy các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, hết hạn sử dụng, sản phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

7. Công tác bầu cử:

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 01/KH-UBBC ngày 02/02/2016 của Ủy ban Bầu cử tỉnh về việc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đến nay, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã diễn ra thuận lợi và thành công tốt đẹp với số lượng cử tri đi bầu trên địa bàn đạt 99,996%, bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh, huyện, xã theo số lượng được ấn định, đảm bảo cơ cấu, chất lượng đại biểu. Cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân. Hiện nay, đã công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021.

8. Quốc phòng, an ninh và công tác nội chính:

a) Công tác quốc phòng, an ninh: Đã tổ chức ra quân huấn luyện năm 2016 với sự tham gia của 2.348 cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ thuộc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Thực hiện công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2016 đạt kết quả tốt (đã giao 165 thanh niên, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch). Tổ chức đón tiếp và đăng ký quân nhân dự bị cho 16 quân nhân xuất ngũ trở về địa phương. Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình địa bàn, xử lý các vấn đề nổi lên liên quan đến an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh chính trị nội bộ; không để xảy ra các hoạt động gây mất an ninh trật tự, xảy ra đột biến, bất ngờ; bảo vệ an toàn tuyệt đối vào các ngày lễ lớn, lễ hội, các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và làm việc tại huyện, đặc biệt là đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 vừa qua.

b) Trật tự an toàn xã hội: Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 16 vụ (giảm 05 vụ so với cùng kỳ năm trước), gồm: 01 vụ cướp tài sản, 02 vụ cướp giật tài sản, 06 vụ trộm cắp tài sản, 03 vụ đánh bạc, 01 vụ cố ý gây thương tích, 01 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 01 vụ hủy hoại tài sản, 01 vụ giao cấu với trẻ em). Đã điều tra, kết luận 11/16 vụ, đạt tỷ lệ 68,75%, án truy xét 7/12 vụ, đạt 58,34%. Thời gian gần đây nổi lên tình trạng sử dụng ma túy trái phép trong thanh thiếu niên, đặc biệt là ma túy tổng hợp (ma túy đá, cỏ mỹ...); hiện Công an huyện đang giám sát chặt chẽ các đối tượng và các địa bàn có tệ nạn ma túy.

c) An toàn giao thông: Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 30 vụ, làm chết 15 người, bị thương 32 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ không tăng không giảm, số người chết giảm 02 người, số người bị thương tăng 09 người; trong đó, tai nạn giao thông rất nghiêm trọng xảy ra 03 vụ, làm chết 05 người, bị thương 09 người; tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra 10 vụ, làm chết 10 người, bị thương 04 người; tai nạn giao thông ít nghiêm trọng xảy ra 12 vụ, bị thương 15 người; va chạm giao thông xảy ra 05 vụ, bị thương 04 người. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 02 vụ, làm chết 01 người, bị thương 01 người; so với cùng kỳ số vụ không tăng không giảm, số người chết giảm 02 người và bị thương giảm 01 người.

d) Công tác nội chính: Đã tiến hành thanh tra tại 6 đơn vị theo Kế hoạch thanh tra năm 2016 gồm: thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng ngân sách, XDCB tại UBND xã Lộc Thủy và thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước tại các Doanh nghiệp (DNTN Quang Vinh, xã Lộc Sơn; DNTN Phước Lợi, thị trấn Phú Lộc; XNXD Minh Tân, xã Lộc Điền; DNTN Huỳnh Thị Hoa, thị trấn Phú Lộc; DNTN Minh Long, xã Lộc Bổn). Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm kinh tế, với tổng số tiền 9.818.000 đồng tại UBND xã Lộc Thủy; ban hành các quyết định thu hồi, với tổng số tiền 65.746.000 đồng tại cuộc thanh tra thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước tại các đơn vị liên quan vào năm 2015; đã thu hồi số tiền 96.914.000 đồng nộp vào ngân sách Nhà nước từ các quyết định xử lý trong năm 2016 và các năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm, đã tổ chức 10 cuộc tiếp công dân thường xuyên, với 10 lượt ý kiến tại trụ sở Ban Tiếp công dân huyện và 10 cuộc tiếp công dân định kỳ tại các xã, thị trấn với 65 lượt ý kiến. Nội dung công dân đề cập tại các buổi tiếp dân chủ yếu khiếu nại, kiến nghị liên quan đến việc thi công lu rung nền đường dự án Mở rộng QL 1A làm nhà ở bị rạn nứt, nhưng chưa được đền bù thỏa đáng; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật; kiến nghị giải quyết liên quan đến chế độ chính sách cho người có công với cách mạng; kiến nghị giải quyết cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với lô đất tái định cư đã nộp tiền; kiến nghị giải quyết chi trả tiền bàn giao mặt bằng trước thời hạn; việc tranh chấp đất đai giữa các hộ dân… Qua đó, lãnh đạo UBND các cấp, các ngành đã tiếp nhận đơn, tiếp thu và ghi nhận những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân để xem xét, giải quyết, trả lời theo thẩm quyền hoặc hướng dẫn công dân đến đúng cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành có liên quan tăng cường đối thoại với công dân để giải thích, trả lời những bức xúc, vướng mắc, kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Đã tiếp nhận 124 đơn, giảm 2,4% so với cùng kỳ; trong đó, khiếu nại 15 đơn, giảm 75% so với cùng kỳ; tố cáo 05 đơn, tăng 25% so với cùng kỳ; tranh chấp đất đai 09 đơn, giảm 18% so với cùng kỳ; kiến nghị, phản ảnh 95 đơn, tăng 75% so với cùng kỳ. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết 68 đơn, giảm 16% so với cùng kỳ; đơn đã giải quyết 38 đơn, đạt 55,8% (khiếu nại 09 đơn, đạt 90%, tố cáo 01 đơn, đạt 100% và kiến nghị, phản ánh 27 đơn, đạt 48,2%); đơn đang giải quyết 30 đơn, chiếm 44,2%.

II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục tập trung chỉ đạo khắc phục, đó là:

1. Công tác quản lý trật tự xây dựng, tài nguyên và môi trường còn nhiều hạn chế; tình trạng lấn chiếm đất đai, khai thác trái phép cát, đất làm vật liệu san lấp; tình trạng thải rác, tập kết rác không đúng quy định dọc QL1A, các tuyến đường du lịch, các chợ; việc xả thải nước chưa qua xử lý tại các hồ nuôi tôm chân trắng ven biển; tình trạng xây dựng, đào hồ nuôi tôm trái phép... vẫn còn xảy ra nhưng chưa được các địa phương quan tâm, xử lý kịp thời, dứt điểm.

2. Tình trạng hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, đặc biệt đối với sản phẩm dầu tràm bị trà trộn và bán ra ngay tại thị trường địa phương, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và cũng là thách thức lớn của làng nghề dầu tràm Lộc Thủy mới được hình thành.

3. Hiện tượng các loài thủy, hải sản chết bất thường trong thời gian qua đã làm thiếu nguyên liệu thủy, hải sản để chế biến các loại sản phẩm, là khó khăn lớn của sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trên địa bàn. Đồng thời, gây tâm lý thiếu yên tâm, e ngại trong tiêu dùng các loại thủy, hải sản của du khách và người dân; gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ gia đình.

4. Trong lĩnh vực y tế, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu nên còn xảy ra tình trạng vượt tuyến.

5. Trong công tác tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội thực hiện chưa đảm bảo thủ tục, thời gian quy định, gây phiền hà cho tổ chức, công dân.

6. Việc giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân nhìn chung còn chậm. Một số cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì tham mưu giải quyết đơn chưa quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các đơn vị chưa được đồng bộ, thiếu kịp thời dẫn đến tiến độ, chất lượng giải quyết đơn chưa đảm bảo theo yêu cầu. Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra chưa đạt yêu cầu đề ra, một số quyết định, kiến nghị xử lý và kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm chấp hành còn chậm, chưa nghiêm túc, nhất là các quyết định thu hồi vi phạm về kinh tế.

B. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016

1. Phát triển sản xuất kinh doanh:

a) Lĩnh vực dịch vụ:

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch của Phú Lộc; kêu gọi các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ du lịch; đưa Website du lịch của Phú Lộc đi vào hoạt động có hiệu quả nhằm góp phần quảng bá thương hiệu du lịch Phú Lộc đến với du khách trong nước và quốc tế. Tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường du lịch, tiếp tục kiểm tra công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh báo nguy hiểm, cứu hộ cứu nạn, chống đuối nước tại các điểm du lịch sinh thái biển, suối, ao hồ và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; có giải pháp quyết liệt nhằm xử lý tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch…

Thực hiện tốt chức năng quản lý các hoạt động thương mại trên địa bàn; phối hợp tổ chức bán hàng bình ổn giá, bán hàng khuyến mãi, đưa hàng Việt về nông thôn. Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Các ban, ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn, Ban Quản lý - Tổ quản lý chợ tiến hành kiểm tra định kỳ việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, công tác đo lường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, hệ thống phòng cháy chữa cháy... tại các chợ trên địa bàn huyện. Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ đối với chợ Nước Ngọt (xã Lộc Thủy), chợ Nong (xã Lộc Bổn).

Nghiên cứu, xây dựng thương hiệu và điểm phân phối cho các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; thu hút đầu tư các loại hình dịch vụ vận tải công cộng; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dịch vụ ngân hàng, bưu chính - viễn thông... mở rộng hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình phát triển công nghiệp - TTCN và làng nghề theo kế hoạch năm 2016. Phối hợp Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn vị triển khai thực hiện các đề án khuyến công địa phương năm 2016 sử dụng ngân sách tỉnh. Phê duyệt và triển khai kịp thời, có hiệu quả các Đề án hỗ trợ vốn khuyến công sử dụng ngân sách huyện.

Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm tại các Hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án khôi phục và phát triển Làng nghề dầu tràm Lộc Thủy, trong đó, chú trọng việc phát triển vùng nguyên liệu, nhân rộng mô hình Lò chưng cất thân thiện với môi trường, tăng cường công tác quản lý đối với sản phẩm dầu tràm. 

c) Lĩnh vực nông nghiệp:

Tiếp tục chỉ đạo các HTX và bà con nông dân chăm sóc, phòng chống sâu bệnh, phòng chống hạn cho cây trồng vụ Hè Thu; thực hiện mô hình cánh đồng mẫu ở 07 HTX (An Nong 1, An Nong 2, Đại Thành, Đông Hưng, Song Hà, Song Thủy, Mỹ Hải); sản xuất giống lúa tại chỗ; điều tra dự tính, dự báo tình hình sâu bênh; tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình cánh đồng mẫu; thăm đồng ước tính năng suất, sản lượng vụ Hè Thu; tổ chức tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2016, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017.

Xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với vùng đất lúa bị thiếu nước và Đề án Quản lý, sắp xếp lại lừ xếp trên đầm phá, trình HĐND huyện thông qua để làm cơ sở triền khai thực hiện. Tập trung chỉ đạo 3 HTX Tân Hòa, An Lộc, Phú Sơn đại hội chuyển đổi theo luật HTX năm 2012 và các HTX khác tổ chức đại hội tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2016, xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2017.

Giữ vững ổn định đàn gia súc, gia cầm; tiếp tục thực hiện dự án Cải tạo và phát triển đàn bò lai trên địa bàn huyện; tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh và giết mổ.

Tăng cường kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi; nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các đê, đập quy mô nhỏ trên địa bàn nhằm chủ động trong vấn đề tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Tiếp tục tăng cường công tác PCCCR, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về PCCCR. Tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án PCCCR của các chủ rừng, chính quyền cấp xã, thị trấn. Tiếp tục theo dõi, cập nhật diễn biến rừng trên địa bàn huyện; chỉ đạo Tổ Kiểm kê rừng cấp xã thực hiện công tác kiểm kê rừng, đảm bảo đúng tiến độ chung trên toàn tỉnh.

Đôn đốc đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn thành hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới của các xã thuộc dự án VIE/033, hồ sơ quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, trình UBND huyện phê duyệt; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở tham gia chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; đôn đốc các xã thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; hướng dẫn BCĐ các xã tự chấm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí theo Khung hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2. Quy hoạch, xây dựng, giải phóng mặt bằng:

Hoàn thành công tác tổ chức lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch đảm bảo chất lượng và tiến độ: Quy hoạch chi tiết nghĩa trang nhân dân xã Lộc Trì, Xuân Lộc, Lộc Bình, liên xã Lộc Điền - Lộc Hòa; quy hoạch chi tiết trục trung tâm đô thị mới La Sơn; quy hoạch chi tiết khu trung tâm đô thị mới Vinh Hiền; quy hoạch chỉnh trang cảnh quan đô thị khu vực đèo Mũi Né, thị trấn Phú Lộc; quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Suối Mơ, Lăng Cô; quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 - 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết trung tâm thương mại và khu dân cư đường 19/5, thị trấn Phú Lộc.

Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thị trấn Phú Lộc và thị trấn Lăng Cô. Tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị giai đoạn 2016-2020” có chất lượng, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu đề ra.

Chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch phân lô các khu tái định cư, các khu dân cư mới theo định hướng quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quy hoạch chung đô thị để tạo quỹ đất đấu giá và bố trí tái định cư. Tập trung công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, tổ chức bán đấu giá giao quyền sử dụng đất để đầu tư các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách huyện.

Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đặc biệt là các chương trình phát triển và chỉnh trang đô thị, chương trình xây dựng nông thôn mới, các công trình hạ tầng thiết yếu ở vùng khó khăn.

Tích cực phối hợp thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là các dự án lớn, quan trọng như: mở rộng hầm Hải Vân, hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia (tuyến 2), đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, đường La Sơn - Nam Đông, Quốc lộ 49B và một số công trình, dự án khác.

3. Tài chính ngân sách:

Triển khai đồng bộ các giải pháp tăng nguồn thu, đôn đốc các nguồn thu đạt thấp; đẩy mạnh công tác chống thất thu, nợ đọng thuế nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra. Tập trung đẩy mạnh công tác đấu giá thu tiền sử dụng đất theo kế hoạch đã được phê duyệt nhằm tạo nguồn thu đầu tư cơ sở hạ tầng.

Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh. Tập trung cân đối, bố trí các nguồn lực để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2016 - 2017.

4. Lĩnh vực văn hóa, xã hội:

a) Văn hóa, thể thao: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động trực quan bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm chào mừng kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và kỷ niệm các ngày lễ lớn khác trong năm.

Tổ chức kiểm tra và công nhận các cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2016. Xúc tiến hoàn thành Đề án thành lập Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện.

b) Giáo dục - đào tạo: Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, chuẩn bị tốt các điều kiện để khai giảng năm học mới 2016 - 2017. Tăng cường các giải pháp nhằm tiếp tục duy trì bền vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS. Tập trung chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 có trọng tâm, trọng điểm theo lộ trình đã xây dựng.

c) Y tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu, dịch vụ y tế chuyên sâu và các phẫu thuật về chuyên khoa; nâng chất lượng điều trị cho trẻ dưới 6 tuổi, chăm sóc trẻ toàn diện, trang bị các phương tiện điều trị và chăm sóc trẻ em. tổ chức giám sát, xử lý kịp thời các dịch bệnh như cúm A (H1N1), bệnh do virut Zika, các dịch bệnh mùa hè có thể xảy ra (tay chân miệng, sốt xuất huyết…). Tiếp tục tăng cường quản lý các đối tượng hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn.

Tăng cường công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm đến mọi tầng lớp nhân dân. tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là trong các dịp lễ hội, tết, mùa hè vì đây là thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao và dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm.

d) Khoa học công nghệ: Tiếp tục triển khai thực hiện các đề tài, dự án trong danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2016. Tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cẩm nang du lịch Phú Lộc, huyện Phú Lộc”. Nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm vào quá trình tổ chức dạy và học cho các trường học trên địa bàn huyện.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế nhãn hiệu đối với các sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền. Hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn thực hiện đăng ký xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu; đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho các cơ sở và sản phẩm trên địa bàn huyện.

Tổ chức tập huấn, xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ KH&CN mới trong sản xuất, bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nông dân trên địa bàn huyện. Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; hướng dẫn công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các cơ sở trên địa bàn huyện.

đ) Lao động việc làm, an sinh xã hội: Tập trung thực hiện các Chương trình MTQG về giải quyết việc làm, bình đẳng giới; các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động thông qua các chương trình phát triển kinh tế, sàn giao dịch việc làm, chương trình xuất khẩu lao động. Tăng cường phối hợp với các đơn vị tham gia dạy nghề trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các khu công nghiệp; tổ chức chiêu sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức rà soát đánh giá hộ nghèo giai đoạn 2015 - 2020; đôn đốc thực hiện các chương trình giảm nghèo. Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát thực hiện các chế độ chính sách đảm bảo an sinh xã hội; chú trọng tình hình đời sống của bộ phận ngư dân bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thủy hải sản chết bất thường trong thời gian vừa qua; rà soát, đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng do tình hình hải sản chết bất thường.

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2016). Triển khai nâng cấp, sửa chữa các công trình nghĩa trang liệt sĩ khang trang, sạch đẹp để phục vụ nhân dân và đồng đội đến thăm viếng các anh hùng liệt sĩ nhân dịp 27/7.

5. Đẩy mạnh cải cách hành chính:

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 08/12/2015 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 và Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 31/12/2015 của UBND huyện về triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính năm 2016; phấn đấu đưa vào 290 thủ tục hành chính với 18 lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện. Duy trì áp dụng và cải tiến, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại UBND huyện và UBND cấp xã. Tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng của 18 xã, thị trấn; hướng dẫn các xã, thị trấn chủ động khảo sát đánh giá mức độ hài lòng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trên tất cả các lĩnh vực. Xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công cấp huyện, trình UBND tỉnh phê duyệt; trên cơ sở đó, triển khai thực hiện theo đúng lộ trình đề ra.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 28/01/2016 của UBND huyện về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước huyện Phú Lộc năm 2016; triển khai tập huấn, bồi dưỡng cho các công chức làm đầu mối ứng dụng Công nghệ thông tin tại UBND các xã, thị trấn; đầu tư trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin cho các xã thị trấn theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

6. Quản lý tài nguyên, môi trường, phòng tránh thiên tai:

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng đất năm 2016 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp Giấy CNQSD đất đối với diện tích chưa được cấp Giấy chứng nhận; thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, kết hợp với việc cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn.

Tăng cường công tác quản lý tài nguyên môi trường; tổ chức kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, khai thác khoáng sản trái phép, các trường hợp xả thải nước chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường tại các hồ nuôi tôm chân trắng ven biển.

Chỉ đạo chuẩn bị tốt các điều kiện để phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhất là ở các địa phương có nguy cơ sạt lở, lũ quét và vùng thấp trũng; có phương án phòng, tránh đối với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Xây dựng kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm, nhiên liệu để cung ứng, hỗ trợ kịp thời cho các địa phương bị chia cắt, thiệt hại trong mùa mưa bão.

7. Tăng cường quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm, có chất lượng đối với các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài và các vụ việc phát sinh; chú trọng việc tổ chức thực hiện quy định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%. Tăng cường thanh tra trách nhiệm đối với Thủ trưởng các ban, ngành trực thuộc và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân.

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đặc biệt là theo dõi, giám sát các đối tượng và các địa bàn có tệ nạn ma túy.

Duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, chủ động, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em và tệ nạn xã hội; chỉ đạo tăng cường đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn./.

Quốc Sinh
       
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày