Tìm trên trang KT-XH
Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2015 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2016
22/03/2016 9:20:AM

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu:

STT

Chỉ tiêu

KH 2015

TH 2015

So sánh (%)

1

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

14.018

13.823

98,6

 

  Ngành dịch vụ

7.700

7.800

101,3

  Ngành công nghiệp -  xây dựng

5.160

4.865

94,3

  Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản

1.158

1.158

100

2

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng)

34

34

100

3

Doanh thu du lịch (tỷ đồng)

950

963

101,4

4

Sản lượng lương thực có hạt (1.000 tấn)

37,9

38,5

101,6

5

Tổng đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng)

6.800

5.600

82,4

6

Thu cân đối ngân sách (tỷ đồng)

95,280

112,06

118,0

7

Chương trình giao thông nông thôn (km)

15

15

100

8

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

4,85

4,85

Đạt

9

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%)

9,5

9,5

Đạt

10

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

1,0

0,99

Đạt

11

Tỷ lệ lao động được đào tạo (%)

53,0

53,0

Đạt

12

Tạo việc làm mới bình quân hàng năm (người)

3.000

3.200

107,0

13

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch (%)

75,0

61,9

Chưa đạt

14

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

49,0

48,0

Chưa đạt

 

I. LĨNH VỰC KINH TẾ

1. Tăng trưởng kinh tế:

Giá trị sản xuất (giá hiện hành) đạt 13.823 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch, tăng 18,3% so với năm 2014; trong đó, khu vực dịch vụ đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 28,9% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 4.865 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.158 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 5.600 tỷ đồng, bằng 82,4% kế hoạch, tăng 1,8% so với cùng kỳ.

Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 56,4%, tăng 4,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ 51,8%); tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 35,2%, giảm 3,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ 38,8%); tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 8,4%, giảm 01% so với cùng kỳ (cùng kỳ 9,4%).

2. Dịch vụ:

a) Hoạt động du lịch: Tiếp tục duy trì sự tăng trưởng về lượt khách và cơ sở dịch vụ, đặc biệt là khách du lịch quốc tế ổn định và có mức tăng khá. Nét nổi bật trong năm đó là đầu tư dự án nâng cấp bến số 1 cảng Chân Mây, chiều dài từ 300m lên 360m và nạo vét vùng quay trở tàu để có thể đón tàu có trọng tải lớn, sức chở từ 4.500 - 5.000 khách; qua đó, thu hút lượt khách đến Huế bằng đường tàu biển qua cảng Chân Mây tăng khá, ước đạt khoảng 61.450 lượt. Bên cạnh đó, đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Các khu du lịch lớn đưa vào kinh doanh khai thác ổn định, ngày càng có thương hiệu, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước (như khu phức hợp Laguna - Lăng Cô và sân golf 18 lỗ; khu du lịch Bạch Mã; khu du lịch sinh thái Vedana; hệ thống resort và dịch vụ biển Lăng Cô). Một số điểm du lịch sinh thái và tâm linh cũng thu hút lượng khách ngày càng tăng như: suối Voi, suối Mơ, biển Bình An - Cảnh Dương, hồ Truồi và Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã.

 Ước tính lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện năm 2015 khoảng 632.000 lượt, tăng 19,2% so với năm 2014. Doanh thu dịch vụ du lịch đạt 963 tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch và tăng 20,1% so với năm 2014.

b) Hoạt động thương mại, giá cả: Công tác quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu được thực hiện tốt; công tác bình ổn giá thị trường và bảo đảm nguồn cung, cầu hàng hóa trên thị trường được triển khai thực hiện hiệu quả; nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định hoặc giảm ở nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cùng với việc phối hợp các doanh nghiệp tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại phong phú, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm là những yếu tố chủ yếu làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, kích thích tiêu dùng góp phần tăng trưởng kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 2.000 tỷ đồng.

c) Dịch vụ vận tải, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng ngày càng cao. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng không ngừng phát triển, ngoài 3 tuyến xe buýt đã hoạt động (tuyến xe buýt Huế - Vinh Hiền, Huế - Cầu Hai và Huế - Cảnh Dương), trong năm 2015, đã mở thêm tuyến Huế - Lăng Cô và tăng cường thêm nhiều đầu xe phục vụ vận chuyển hành khách. Ngoài ra, còn có các phương tiện vận tải tư nhân, taxi Bạch Mã và Lăng Cô, đã giúp tăng tính cạnh tranh và sự lựa chọn cho người dân. Lượng hành khách luân chuyển ước tính đạt 45.000 hành khách/km, đạt 104,7% kế hoạch và tăng 12,5% so với năm 2014. Khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 16.300 tấn/km, đạt 101,9% và tăng 8,7% so với năm 2014. Tổng doanh thu dịch vụ vận tải ước đạt khoảng 2.700 tỷ đồng.

d) Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển khá: Đã kết hợp hình thành một số sản phẩm dịch vụ mới như: dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ ngân hàng bưu điện, dịch vụ chuyển phát có nhờ thu và phát... ; dịch vụ viễn thông được đưa vào nề nếp, đã hoàn thành ngầm hóa cáp viễn thông, cải tạo và sắp xếp dây thuê bao; hoàn thành và tổ chức quản lý theo quy hoạch đối với các trạm BTS. Đến nay, thuê bao internet ước đạt 21 thuê bao/100 dân và thuê bao điện thoại đạt 66 thuê bao/100 dân. Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông đạt 500 tỷ đồng.

đ) Dịch vụ tín dụng ngân hàng được củng cố, mạng lưới các chi nhánh tiếp tục mở rộng với 03 chi nhánh ngân hàng thương mại đang hoạt động; địa bàn hoạt động ngân hàng đã mở rộng đến từng vùng nông thôn ở các xã, góp phần đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân. Các loại hình dịch vụ khác như: dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo, dịch vụ bảo hiểm, tư vấn thiết kế phát triển khá.

3. Ngành công nghiệp:

Tiếp tục có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao, đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh, đã đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành; các doanh nghiệp dần tháo gỡ khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư phát triển mới. Giá trị sản xuất ước đạt 1.815 tỷ đồng, đạt kế hoạch và tăng 10% so với cùng kỳ.

Một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp tiếp tục duy trì như: Mộc mỹ nghệ, thêu ren, may gia công, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy hải sản, chế biến lâm sản, sản xuất chế biến dầu tràm, chế biến thực phẩm… các sản phẩm từng bước được chú trọng về chất lượng, mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; bên cạnh đó, một số sản phẩm có giá trị sản xuất lớn như: sản phẩm mộc mỹ nghệ, nước mắm, mắm các loại, dầu tràm.

Việc huy động, kêu gọi đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục thực hiện, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Trong năm, đã kêu gọi đầu tư và đi vào hoạt động các dự án: Nhà máy sản xuất dăm gỗ và viên nén năng lượng của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế, với công suất 40 nghìn tấn dăm gỗ và 40 nghìn viên nén năng lượng/năm, tổng vốn đầu tư 32 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất gạch không nung, với công suất 200 triệu viên/năm, tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng; nhà máy sản xuất bánh gạo của Công ty cổ phần One One miền Trung.

4. Nông, lâm nghiệp, thủy sản:

Nông nghiệp: Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác thủy lợi, tưới tiêu nên đã giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, diện tích sản xuất thiếu nước bị bỏ hoang giảm đáng kể; sản xuất nông nghiệp năm 2015 tiếp tục được mùa.

Tổng diện tích gieo trồng cả năm 8.860,8 ha, tăng 03% so với cùng kỳ; trong đó, lúa 6.612,8 ha (vụ Đông Xuân 3.740,2 ha, Hè Thu 2.872,6 ha), đạt 98% KH, tăng 3,2% so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 58,1 tạ/ha (tăng 0,2 tạ/ha so với năm 2014), sản lượng đạt khoảng 38.420 tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ (vụ Đông Xuân, do ảnh hưởng của đợt mưa lũ bất thường ngày 26-27/3/2015, khi lúa đang trổ, nên năng suất bình quân chỉ đạt 57,2 tạ/ha, giảm 1,8 tạ/ha so với cùng kỳ; vụ Hè Thu, năng suất lúa bình quân 59,2 tạ/ha, tăng 2,8 tạ/ha so với cùng kỳ); lượng giống xác nhận đưa vào sản xuất trong năm 630 tấn, đạt tỷ lệ 95,2%. Các cây trồng khác 1.636,8 ha, trong đó: sắn nguyên liệu 657 ha, đạt 101% so với kế hoạch và 100% so với cùng kỳ; ngô 9,1 ha; khoai các loại 611,3 ha; lạc 292 ha; thuốc lá 16 ha; rau đậu các loại 447,7 ha; dưa các loại 176,5 ha (trong đó dưa hấu 80 ha), mía 32,5 ha, mè 6 ha.

Về chăn nuôi, công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, chốt chặn, kiểm soát giết mổ được quan tâm; đặc biệt, đã tổ chức vận động, đưa hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm vào các cơ sở tập trung và quản lý chặt chẽ các cơ sở này; nhờ đó, tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển tương đối ổn định, chất lượng đàn ngày càng tăng lên: đàn trâu 4.950 con (đạt 102,1% so với kế hoạch, bằng 103,1% so cùng kỳ), bò 2.050 con (đạt 102,5% so kế hoạch, bằng 102,5% so cùng kỳ), lợn 20.100 con (đạt 125,6% so với kế hoạch, bằng 125,6% so với cùng kỳ), gia cầm 300.000 con (đạt 85,7% so với kế hoạch, bằng 90,4% so với cùng kỳ).

Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao, đã hỗ trợ cho nhân dân đưa vào nuôi 235 con lợn nái ngoại, 68 con lợn nái F1 với kinh phí hỗ trợ 357 triệu đồng; hiện nay, đàn lợn đang phát triển tốt. Dự án cải tạo và phát triển đàn bò lai đã thực hiện ở các xã Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hoà, Xuân Lộc; đã có 42 hộ mua 102 con bò cái lai sind, xây dựng 42 chuồng và trồng 7,5 ha cỏ, hiện đàn bò đang phát triển tốt.

Lâm nghiệp: Đã khai thác và tiến hành trồng lại được khoảng 2.348 ha rừng trồng, sản lượng 115.000 tấn, chủ yếu là Keo các loại; tỷ lệ che phủ rừng ước khoảng 48,0%. Chỉ đạo triển khai truy quét tại rừng 14 đợt với 469 lượt người tham gia, lập biên bản 14 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 4,884 m3 gỗ các loại. Phát hiện và xử lý 44 vụ vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng (giảm 08 vụ so với cùng kỳ), tịch thu 12,762 m3 gỗ các loại, đã xử phạt vi phạm hành chính và bán tang vật thu nộp ngân sách hơn 224,9 triệu đồng.

Thủy sản: Diện tích thả nuôi 1.245 ha, đạt 103,8% kế hoạch, tăng 03% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích nuôi nước lợ 945 ha (xen ghép 825 ha, chuyên tôm 120 ha), nuôi nước ngọt 300 ha; nuôi cá lồng 2.900 cái (lồng nước ngọt 250 cái, lồng nước lợ 2.650 cái). Sản lượng nuôi trồng 2.448 tấn, đạt 96% kế hoạch, bằng 92,7% so với cùng kỳ; trong đó, tôm 488 tấn, các loài khác 1.960 tấn. Sản lượng khai thác và đánh bắt thủy sản khoảng 7.050 tấn, đạt 103,7% kế hoạch, bằng 104% so với cùng kỳ (trong đó, khai thác biển 5.300 tấn, sông đầm 1.750 tấn).

Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được tăng cường, năm 2015, trên địa bàn huyện có 03 Khu bảo vệ thủy sản được thành lập mới với diện tích 67 ha, nâng tổng diện tích Khu bảo vệ là 293 ha/10 khu. Thực hiện kế hoạch giảm lừ xếp, đến nay đã giảm được 30.485 cái, hiện còn đánh bắt 78.502 cái (trong đó, lừ có mắt lưới bảo đảm theo quy định khoảng 4.400 cái). Chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành và Tổ cơ động thuỷ sản tổ chức kiểm tra, phát hiện, hướng dẫn xử lý các trường hợp vi phạm trong nuôi trồng thủy sản; qua kiểm tra, phát hiện một số trường hợp vi phạm chắn lưới nuôi cá trên đầm phá ở xã Lộc Điền (03 ha), thị trấn Phú Lộc (02 ha), Lộc Trì (02 ha); một số hộ cơi nới ao hồ chắn lưới nuôi tôm ở xã Vinh Hưng với diện tích 16 ha…; hiện nay, đã tổ chức xử lý các trường hợp vi phạm.

Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đã tổ chức thẩm định, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt cho 05 hộ dân vay vốn đóng mới tàu vỏ gỗ, hiện có 01 tàu đã hạ thủy và tham gia hoạt động đánh bắt, 02 hộ đang đóng tàu, 02 hộ còn lại đang lập thủ tục vay vốn; có 28 tàu đăng ký thường xuyên hoạt động dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; 35 chủ tàu tham gia bảo hiểm tàu và thuyền viên; ngoài ra, có 04 hộ tự bỏ vốn đóng mới tàu có công suất trên 500 CV và đã tham gia hoạt động đánh bắt; có 02 hộ tự cải hoán nâng công suất tàu; đã tạo điều kiện cho 01 doanh nghiệp thuê đất, mặt nước đầm phá để xây dựng cơ sở đóng tàu ở xã Lộc Trì.

5. Tình hình đầu tư phát triển:

a) Đầu tư xây dựng: Việc bố trí vốn đầu tư tập trung vào các công trình đã phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, công trình chuyển tiếp hoặc đã phê duyệt quyết toán vốn đầu tư nên chủ động trong công tác quản lý, thanh toán và đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các dự án có trong kế hoạch.

Vốn đầu tư thuộc ngân sách huyện 27,202 tỷ đồng, chủ yếu tập trung bố trí đầu tư các công trình chỉnh trang đô thị, hạ tầng giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng tái định cư phục vụ đền bù giải phóng mặt bằng để tạo nguồn thu từ quỹ đất, như: Nhà văn hóa Trung tâm huyện, các tuyến đường giao thông nông thôn, nâng cấp, sửa chữa phòng học...; trong đó, đầu tư từ nguồn quỹ đất 15,20 tỷ đồng, nguồn sự nghiệp kinh tế huyện 03 tỷ đồng, nguồn sự nghiệp giáo dục 6,982 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và XDCB khối xã, thị trấn 02 tỷ đồng.   

Nguồn vốn ngân sách tỉnh: Vốn mục tiêu KTTC tỉnh, bố trí 9,5 tỷ đồng, được phân bổ đầu tư cho 05 công trình, chủ yếu là các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, như: khu quy hoạch Đồng Nại, xã Vinh Hiền; Đường nội bộ khu quy hoạch chỉnh trang Tái định cư chợ Cầu Hai...; đến nay, có 01 công trình đã nghiệm thu hoàn thành, 04 công trình đang thi công; ước thanh toán đến hết tháng 12/2015 đạt 100% kế hoạch. Vốn ngân sách tỉnh do Ban Đầu tư và Xây dựng huyện làm chủ đầu tư, bố trí 39,19 tỷ đồng, được phân bổ đầu tư 19 công trình, chủ yếu là các công trình hạ tầng đô thị, trụ sở làm việc, giao thông nông thôn, như: Vỉa hè QL1A đoạn qua thị trấn Lăng Cô; trụ sở HĐND và UBND xã Lộc An, xã Vinh Hiền; Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp bến cá Cầu Hai...; đến nay, có 10 công trình đã nghiệm thu hoàn thành, 09 công trình đang thi công; ước thanh toán đến tháng 12/2015 đạt 95% kế hoạch.

Vốn Trái phiếu Chính phủ: Bố trí 12,57 tỷ đồng, đầu tư 06 công trình chuyển tiếp, 08 công trình xây dựng mới; chủ yếu là các công trình thiết chế văn hóa cơ sở, giao thông nông thôn, hạ tầng giáo dục, như: Nhà văn hóa trung tâm xã Lộc Điền, xã Lộc Bổn; Trường Trung học cơ sở Lộc Bổn...; hiện nay, có 05 công trình đã nghiệm thu hoàn thành, 09 công trình đang thi công; ước thanh toán đến tháng 12/2015 đạt 80% kế hoạch.

Các nguồn vốn khác: Vốn vay ưu đãi bố trí 16,17 tỷ đồng, đầu tư 06 công trình; vốn chương trình mục tiêu 257/CP, bố trí 08 tỷ đồng, phân bổ đầu tư 08 công trình; vốn Chương trình 135, bố trí 1,121 tỷ đồng, đầu tư 07 công trình; vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia Văn hóa, bố trí 0,3 tỷ đồng, đầu tư 02 công trình; hiện nay phần lớn các công trình được bố trí vốn đã nghiệm thu hoàn thành và quyết toán.

Công tác quyết toán vốn đầu tư: Trong năm, đã phê duyệt quyết toán vốn đầu tư 105 công trình, tổng số tiền loại khỏi thanh toán qua quá trình thẩm tra quyết toán hơn 781 triệu đồng; hiện nay, còn 34 công trình đang quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (đang trong thời hạn thẩm tra quyết toán), 41 công trình đã hoàn thành nhưng các chủ đầu tư chưa lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư.

Công nợ đầu tư xây dựng: Được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của UBND tỉnh, đồng thời, UBND huyện cũng đã chỉ đạo hạn chế tối đa việc khởi công các dự án mới khi chưa đủ nguồn vốn, nên đã hạn chế tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Về nhu cầu vốn để thanh toán khối lượng các công trình đã quyết toán và nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng là 58,736 tỷ đồng (số liệu đến 30/11/2015), trong đó: nguồn vốn ngân sách tỉnh 2,039 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu, trái phiếu Chính phủ 8,785 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện 44,256 tỷ đồng; vốn ngân sách xã 3,656 tỷ đồng. Trong tổng số 44,256 tỷ đồng thuộc nguồn vốn ngân sách huyện chi trả, có 19,201 tỷ đồng phải thanh toán công nợ (gồm 105 công trình, dự án đã quyết toán); UBND huyện đã có kế hoạch bố trí trả nợ đến 31/12/2015 khoảng 7 tỷ đồng, số còn lại bố trí trong kế hoạch trả nợ của năm 2016 là 12 tỷ đồng; còn 25,055 tỷ đồng của 63 công trình, dự án có nhu cầu thanh toán vốn trong các năm 2016-2017, theo kế hoạch bố trí vốn xây dựng cơ bản, UBND huyện sẽ soát xét, cân đối các nguồn lực để bố trí vốn trong năm 2016 và 2017 đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và giải ngân đúng theo kế hoạch vốn.

b) Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Trong năm, đã triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công hơn 20 công trình, dự án; trong đó, các công trình, dự án lớn như: dự án Mở rộng QL1, các cầu yếu, hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, đường La Sơn - Nam Đông, Vỉa hè thị trấn Lăng Cô, Trung tâm điều dưỡng người có công Thừa Thiên Huế...; tổng diện tích đất thu hồi 88,5 ha; tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng đã được phê duyệt là 126,8 tỷ đồng; tổng số đối tượng bị ảnh hưởng là hơn 789 đối tượng (gồm hộ gia đình, cá nhân, đơn vị); có khoảng 89 hộ gia đình thuộc diện tái định cư (kể cả tái định cư phân tán). Đến nay, cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra (trong đó có 06 dự án đã hoàn thành và 14 dự án đang thực hiện); đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

c) Hoạt động của các thành phần kinh tế:

Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn; trong năm, có thêm 278 hộ đăng ký kinh doanh mới, với tổng số vốn đăng ký khoảng 48 tỷ đồng, tăng 20,9% về số hộ đăng ký mới và tăng 16% về vốn đăng ký so với năm 2014; lũy kế đến nay, số hộ đăng ký kinh doanh là 2.663 hộ, với tổng số vốn đăng ký là 430 tỷ đồng.

Kinh tế hợp tác được củng cố và duy trì, một số hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển sang hoạt động mạnh ở lĩnh vực dịch vụ, nhờ đó, ngày càng phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, số hợp tác xã làm ăn hiệu quả chiếm tỷ lệ thấp, một phần do thiếu vốn sản xuất, cũng như năng lực nắm bắt thị trường còn hạn chế, phương án sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả. Về tình hình chuyển đổi HTX, đến nay, có 21/40 đơn vị đã thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, (20/33 HTX nông nghiệp, 01/07 HTX thương mại); các HTX sau khi chuyển đổi đã có phương án dịch vụ và sản xuất kinh doanh hiệu quả, làm được nhiều khâu dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của các hộ xã viên, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Các đơn vị còn lại đang chuẩn bị nội dung tổ chức đại hội, dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

6. Thu - chi ngân sách:

Tổng thu cân đối ngân sách 112,06 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch, bằng 109% so với cùng kỳ. Một số khoản thu đạt cao như: thuế thu nhập cá nhân huyện thu đạt 243% kế hoạch, thu cấp quyền sử dụng đất đạt 152% kế hoạch, thu khác ngân sách đạt 207% kế hoạch, phí lệ phí đạt 132% kế hoạch... Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 512,646 tỷ đồng, đạt 126,4% kế hoạch, bằng 94,2% so với cùng kỳ; trong đó, chi ngân sách huyện 446,164 tỷ đồng, đạt 128,5% kế hoạch, bằng 105,3% so với cùng kỳ.

Thu cân đối ngân sách nhà nước mặc dù đạt kế hoạch, song vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế phục hồi chậm sau suy thoái, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt chưa cao; một số chính sách về thuế và miễn giảm, giảm, gia hạn nộp thuế đã làm giảm nguồn thu trong năm. Các nguồn thu vẫn còn thiếu ổn định và bền vững; nợ đọng thuế tuy được các ngành, địa phương tích cực xử lý nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao ở một số địa phương.

7. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị:

Công tác quy hoạch được tập trung triển khai, đã hoàn thành và công bố Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Vinh Hiền; hoàn thành lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển các nhà hàng, dịch vụ du lịch trên mặt nước ven đầm Cầu Hai; Quy hoạch nghĩa trang nhân dân vùng các xã khu 3; riêng 03 đồ án quy hoạch nghĩa trang nhân dân: xã Lộc Trì, xã Xuân Lộc, liên xã Lộc Điền - Lộc Hòa hiện nay đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình thẩm định và phê duyệt.

Đang triển khai lập quy hoạch 05 đồ án: Quy hoạch nghĩa trang nhân dân xã Lộc Bình, quy hoạch Khu du lịch sinh thái Suối Mơ, quy hoạch chi tiết khu du lịch Hồ Truồi, quy hoạch chi tiết trung tâm thương mại và khu dân cư đường 19/5, quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 - 2020, định hướng 2030.

Về quản lý xây dựng và đô thị: Đã ban hành quy chế phối hợp xử lý trong quản lý đô thị; tăng cường kiểm tra, quản lý và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng, vi phạm xây dựng trái phép hoặc không phép. Tổ chức giao ban định kỳ nhằm phối hợp tốt trong công tác quản lý giữa các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn về trật tự xây dựng, đặc biệt là các địa phương đang có dấu hiệu gia tăng các trường hợp vi phạm như xã Lộc Thủy, Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô. Kiểm tra, chấn chỉnh đối với các trường hợp xây dựng, cải tạo lại nhà trong phạm vi lộ giới sau khi giải phóng mặt bằng dọc Quốc lộ 1A.

Trong năm, đã phát hiện 187 trường hợp vi phạm xây dựng trái phép hoặc không phép, tăng 44 trường hợp so với cùng kỳ năm 2014; hầu hết các trường hợp đã được lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định đình chỉ thi công và ban hành quyết định cưỡng chế; trong đó, đã tổ chức cưỡng chế 22 trường hợp (Lăng Cô 08, Lộc Tiến 11, Lộc Vĩnh 01, thị trấn Phú Lộc 01 và Lộc Điền 01), các hộ dân tự tháo dỡ 02 trường hợp (Lăng Cô 01 và Lộc Vĩnh 01).

8. Quản lý đất đai, tài nguyên môi trường:

Công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm, đã cấp 553 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 82,92 ha, luỹ kế đến nay, đã cấp được 103.025 giấy, với diện tích 21.140,94 ha, đạt 97,6% so với diện tích cần cấp; trong đó, đất nông nghiệp 239 giấy, với diện tích 22,8 ha, lũy kế đã cấp 57.992 giấy, đạt 97,5%; đất lâm nghiệp 30 giấy, với diện tích 45,84 ha, lũy kế đã cấp 8.969 giấy, đạt 98,0%; đất nuôi trồng thủy sản 01 giấy, với diện tích 0,11 ha, lũy kế đã cấp 2.678 giấy, đạt 98,6%; đất ở đô thị 82 giấy, với diện tích 3,82 ha, lũy kế đã cấp 4.388 giấy, đạt 94,67%; đất ở nông thôn 197 giấy, với diện tích 9,53 ha, lũy kế đã cấp 27.677 giấy, đạt 96,35%; đất tín ngưỡng 4 giấy, với diện tích 0,82 ha, lũy kế đã cấp 1.321 giấy, đạt 98,46%.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 10/9/2014 và Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 21/10/2014 về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; đến nay, đã hoàn thành các thủ tục, hồ sơ, nộp Sở Tài nguyên và Môi trường đảm bảo theo đúng quy định.

Đề án thu gom và vận chuyển rác thải ngày càng thực hiện tốt và đi vào nề nếp, bình quân mỗi tháng đã thu gom được gần 650 tấn rác và vận chuyển về khu xử lý, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.

Đã tổ chức kiểm tra, lập biên bản và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang nuôi tôm chân trắng tại khu vực ven biển xã Vinh Mỹ. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc khai thác cát sỏi, đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn.

II. LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI:

1. Y tế, dân số, gia đình, trẻ em:

Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã được chú trọng, tình hình vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh đã giảm, ý thức chấp hành các quy định pháp luật về VSATTP được nâng lên rõ rệt. Đã tăng cường công tác phòng, chống các dịch bệnh trên địa bàn; duy trì công tác giám sát dịch tại 18/18 xã, thị trấn, đặc biệt là dịch tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết. Từ đầu năm đến nay, số người mắc bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn là 42 ca; đã tiến hành các biện pháp nhằm khống chế, ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng.

Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ trên địa bàn các xã, thị trấn nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Ước thực hiện đến cuối năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 14,46%, giảm 0,77% so với cùng kỳ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,99%, tỷ lệ giảm sinh đạt 0,25‰.

Tiếp tục thực hiện công tác tuyên tuyền phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng các ngày kỷ niệm trong năm nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân và gia đình. Tổ chức các hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em như: Tháng hành động vì trẻ em; tặng quà, học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; tổ chức vui tết cho trẻ em trong các dịp lễ Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu...

2. Giáo dục và Đào tạo:

Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh; đầu tư mở rộng cơ sở vật chất các trường học, trang thiết bị, nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Tập trung chỉ đạo các trường cận chuẩn hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo lộ trình kế hoạch đã xây dựng. Trong năm, đã thực hiện sáp nhập trường Tiểu học Nam Phổ Hạ và trường Tiểu học Tiến Lực, xã Lộc An thành trường Tiểu học Trần Tiến Lực, nhằm thực hiện việc xây dựng trường đạt chuẩn. Đến nay, có 19 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (Mầm non 2 trường, Tiểu học 12 trường, THCS 3 trường, THPT 2 trường), chiếm tỷ lệ 26,02%.

Kết thúc chương trình năm học 2014 - 2015, kết quả, bậc tiểu học có  2.544/2.545 em được công nhận hoàn thành chương trình, đạt 99,96%; trung học cơ sở có 2.018/2.036 em tốt nghiệp, đạt 99,1%; trung học phổ thông có 1.663/1.708 em tốt nghiệp, đạt 97,36%. Bước vào năm học mới 2015 - 2016, đã tập trung chỉ đạo công tác huy động trẻ đến trường đảm bảo kế hoạch đề ra; thường xuyên quan tâm các em có hoàn cảnh khó khăn, các em không theo kịp chương trình, để kịp thời động viên, bồi dưỡng kiến thức... nhằm giảm số lượng học sinh bỏ học của các cấp học. Trong năm, đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở 18/18 xã, thị trấn và được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Công tác đào tạo nghề được quan tâm nhằm đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, các đối tượng bị thu hồi hết đất do giải phóng mặt bằng. Hoạt động của Trung tâm dạy nghề huyện ngày càng đi vào ổn định, góp phần hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh THPT cuối cấp trên địa bàn.

3. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:

Đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc dân tộc nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước, tạo không khí vui tươi, sôi nổi, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Nghiên cứu, phát huy các lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại như lễ hội cầu ngư và đua ghe truyền thống ở thị trấn Lăng Cô, lễ hội Bài chòi ở xã Vinh Mỹ và thị trấn Phú Lộc. Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng được đầu tư tu bổ, tôn tạo; tổ chức kiểm kê, gắn biển số cây cổ thụ quý hiếm tại di tích lịch sử chùa Thánh Duyên; củng cố hồ sơ, tài liệu trình công nhận chùa Cảnh Phước, thị trấn Phú Lộc là di tích văn hóa lịch sử; xây dựng đề án quản lý khu di tích lịch sử cách mạng Ngã ba Ràng Bò và Bến cây đa Đá Bạc, trong đó đề nghị công nhận cây đa Đá Bạc là cây di sản Việt Nam. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở được đầu tư nâng cấp, chỉnh trang và xây dựng mới, gắn với việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Chú trọng thông tin, tuyên truyền các phong trào thi đua lao động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tuyên truyền các chủ trương, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức tuyên truyền và thông tin kịp thời các sự kiện quan trọng trong năm như: Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; đại hội đảng bộ cơ sở, đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh; đã tổ chức Lễ công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2010-2015 cho 46 cơ quan, đơn vị, trường học, làng, thôn, bản, tổ dân phố; lũy kế đến nay, có 239/262 đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt 91,22% (gồm 136/137 làng, thôn, bản, tổ dân phố; 53/55 cơ quan, đơn vị; 50/70 trường học); trong đó, có 199/239 đơn vị được công nhận lần 2, đạt 83,26% (gồm 112 làng, thôn, bản, tổ dân phố; 50 cơ quan; 37 trường học); 133/239 đơn vị được công nhận lần 3, đạt 55,64% (gồm 68 làng, thôn, bản, tổ dân phố; 37 cơ quan; 28 trường học); 06/239 đơn vị được công nhận lần 4, đạt 2,51% (gồm 01 làng, thôn, bản, tổ dân phố; 04 cơ quan và 01 trường học); số gia đình đạt chuẩn văn hóa 28.860 gia đình, đạt 91,5%.

Phong trào thể dục, thể thao quần chúng ngày càng được chú trọng và phát triển rộng khắp từ huyện đến cơ sở, góp phần nâng cao tinh thần, sức khỏe cho nhân dân và người tham gia luyện tập bằng các hoạt động như: tổ chức giải Việt dã toàn huyện năm 2015; giải Quần vợt mở rộng lần thứ 2; giải bóng đá mini sân cỏ nhân tạo… thu hút nhiều thành phần và đối tượng tham gia, cổ vũ nhiệt tình.

4. Lao động, việc làm, an sinh xã hội:

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả, thông qua các hình thức như: Tổ chức Sàn giao dịch việc làm hàng năm, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để xúc tiến, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo cơ hội cho người lao động kiếm được việc làm sau khi học nghề, qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Trong năm, đã đào tạo nghề cho khoảng 1.256 lao động, đạt 105% kế hoạch; giải quyết việc làm mới trên 3.200 lao động, đạt 107% kế  hoạch.

Công tác giảm nghèo được chú trọng tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong hành động giảm nghèo ở các cấp, các ngành và người dân, nhất là tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhằm giúp đỡ người nghèo có thể tự vươn mình lên trong cuộc sống; chỉ đạo lồng ghép nhiều nguồn lực thực hiện các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ dạy nghề, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, văn hóa, giáo dục..., kết quả năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,85%.

Công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm; đã làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống các gia đình có công với cách mạng, đối tượng chính sách xã hội. Thực hiện kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng đối với đối tượng người cao tuổi đủ 80 tuổi trở lên và chính sách trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp; chính sách hỗ trợ, cứu trợ các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

5. Lĩnh vực nội vụ:

Công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm thực hiện tốt: Đã kiện toàn chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban chuyên môn theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ. Quyết định miễn nhiệm và phê chuẩn kết quả bầu cử chức danh Chủ tịch UBND các xã: Lộc Bổn, Lộc An, Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc Tiến, Vinh Giang, Lộc Vĩnh; Phó Chủ tịch UBND các xã: Lộc An, Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô.

Ngành giáo dục, đã tổ chức điều động, luân chuyển 13 cán bộ quản lý giáo dục, bổ nhiệm 03 cán bộ quản lý trường Tiểu học Trần Tiến Lực, xã Lộc An. Năm học 2014-2015, đã điều động 21 viên chức giáo dục; năm học 2015-2016, thuyên chuyển 19 viên chức và điều động 07 viên chức giáo dục.

Về công tác sáp nhập thôn: Đã hoàn thành thủ tục, hồ sơ sáp nhập thôn quy mô nhỏ của 31 thôn trên địa bàn 07 xã: Lộc Bổn, Lộc An, Xuân Lộc, Lộc Hòa, Lộc Trì, Lộc Bình, Lộc Vĩnh; hiện Sở Nội vụ đang thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh thông qua.

6. Công tác cải cách hành chính, khoa học công nghệ:

a) Về cải cách hành chính:

Thực hiện Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 03/11/2014 của UBND tỉnh về việc nâng cao chỉ số cải cách hành chính, yêu cầu đưa trên 80% thủ tục hành chính áp dụng mô hình một cửa; hiện nay, UBND huyện đã đưa vào 223/268 thủ tục hành chính, với 14 lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông (đạt 83%).

Hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện ngày càng hoạt động có hiệu quả; năm 2015, đã tiếp nhận 3.798 hồ sơ; trong đó, giải quyết đúng hạn 3.622 hồ sơ (chiếm 95,4%), trễ hạn 176 hồ sơ (chiếm 4,6%, tập trung chủ yếu các lĩnh vực như: xây dựng, tài nguyên và môi trường, đăng ký kinh doanh).

Tiếp tục duy trì hiệu quả các phần mềm dùng chung tại UBND huyện, mở rộng phạm vi áp dụng phần mềm Đăng ký lịch họp và Phát hành giấy mời qua mạng, Trang Thông tin tác nghiệp nội bộ đến toàn bộ các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn; đẩy mạnh trao đổi, sử dụng văn bản điện tử và triển khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của UBND huyện

Tiếp tục duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại UBND huyện. Năm 2015, đã triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 tại UBND 11 xã, thị trấn; lũy kế đến nay, có 12 xã, thị trấn đã được triển khai thực hiện.

b) Lĩnh vc khoa học công nghệ:

Đã đăng ký, đề xuất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2016, gồm: Nghiên cứu quy hoạch và đề xuất công nghệ nuôi hàu phù hợp với điều kiện tự nhiên tại đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô và Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất cao chè xanh Truồi. Triển khai thực hiện 04 đề tài, dự án cấp cơ sở, gồm: dự án “Xây dựng mô hình thí điểm vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề dầu tràm xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc”, dự án “Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm hoa Lily tại xã Lộc Hoà, huyện Phú Lộc”, dự án “Xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu tràm quy mô hộ gia đình theo hướng thân thiện với môi trường tại xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc” và Đề tài “Nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cẩm nang du lịch Phú Lộc, huyện Phú Lộc”.

Đã tổ chức Đoàn kiểm tra tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong kinh doanh xăng dầu; kiểm tra nhãn hàng hóa, điều kiện bảo quản hàng hóa, định lượng của hàng đóng gói sẵn, cân đối chứng, tình hình quản lý và sử dụng các phương tiện đo ở các chợ và các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra, đã kịp thời phát hiện, thu giữ và tiêu hủy các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, hết hạn sử dụng, sản phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hướng dẫn các đơn vị, hộ gia đình, cá nhân tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm địa phương để được bảo hộ thương hiệu.

Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đã hướng dẫn các đơn vị, cá nhân có liên quan tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm địa phương. Nhãn hiệu tập thể dưa hấu Vinh Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ thương hiệu.

III. QUỐC PHÒNG, AN NINH, CÔNG TÁC NỘI CHÍNH

1. Quốc phòng, an ninh:

Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng, duy trì thường xuyên chế độ rèn luyện, huấn luyện, chế độ trực sẵn sàng chiến đấu đảm bảo an toàn. Tổ chức ra quân huấn luyện năm 2015, với sự tham gia của 3.228 cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ thuộc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Tổ chức đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho 14 đồng chí thuộc đối tượng 3, mở 2 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 4 đảm bảo theo quy định. Hoàn thành công tác tuyển chọn và giao nhận công dân nhập ngũ năm 2015 với tổng số 157 thanh niên, đảm bảo theo yêu cầu và chỉ tiêu giao (trong đó Quân đội 142 thanh niên, Công an 15 thanh niên). Đã phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền giáo dục pháp luật trên tuyến biên giới biển nhằm giúp ngư dân hiểu rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động khai thác trên biển Đông.

Trật tự an toàn xã hội tiếp tục được kiểm soát và giữ vững. Đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình địa bàn, xử lý các vấn đề nổi lên liên quan đến an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh chính trị nội bộ; không để xảy ra các hoạt động gây mất an ninh trật tự; không để xảy ra đột biến, bất ngờ; bảo vệ an toàn tuyệt đối các ngày lễ lớn, lễ hội, các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và làm việc tại huyện. Trong năm, có 6.860 lượt người nước ngoài đến du lịch, nghỉ lại qua đêm tại huyện; có 149 Việt kiều về thăm thân nhân, qua phối hợp nắm bắt tình hình không phát hiện nghi vấn và hoạt động trái phép.

An toàn giao thông: Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 71 vụ, bị thương 70 người, chết 32 người (số vụ giảm 21 vụ, số người bị thương giảm 18, số người chết tăng 03 so với cùng kỳ); tai nạn giao thông đường sắt 02 vụ, chết 03 người (giảm 01 vụ, chết tăng 01 người, bị thương giảm 01 người so với cùng kỳ năm 2014); tai nạn giao thông đường thủy không xảy ra.

2. Công tác nội chính:

Đã tiến hành các cuộc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng ngân sách và xây dựng cơ bản tại một số xã, thị trấn. Qua thanh tra, đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót trong quản lý, điều hành, kiến nghị xử lý nghiêm các vi phạm, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị, các địa phương trong nhận thức, hành động đối với việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật; đồng thời, kiến nghị các cấp có thẩm quyền về giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý, hạn chế phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí…

Công tác tiếp công dân được thực hiện nghiêm túc; đã tổ chức 35 cuộc tiếp công dân; trong đó, tiếp thường xuyên 16 cuộc với 20 lượt người tham gia (có 01 đoàn 05 người); tiếp định kỳ tại các xã, thị trấn 10 cuộc với 56 lượt người tham gia, tại Trụ sở Ban Tiếp công dân huyện 09 cuộc với 02 lượt người tham gia. Thông qua công tác tiếp công dân, đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân; phát hiện những sai phạm, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành của các ngành, các cấp để có biện pháp kiểm tra, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

Về tình hình đơn thư: Đã tiếp nhận 216 đơn, giảm 12% so với cùng kỳ; trong đó, 144 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết xong 121 đơn, còn lại 23 đơn đang trong quá trình thẩm tra xác minh; 72 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết và không đủ điều kiện thụ lý, UBND huyện đã có văn bản hướng dẫn đương sự đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

IV. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, TỒN TẠI, HẠN CHẾ.

1. Trong lĩnh vực du lịch, môi trường kinh doanh du lịch vẫn còn bất cập, việc lập Đề án sắp xếp các điểm du lịch còn chậm, sản phẩm du lịch tuy đã được cải thiện song vẫn chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa thu hút và khai thác tốt tiềm năng du lịch của huyện. Công tác quản lý về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, giá cả, cảnh báo, cứu hộ, cứu nạn còn hạn chế, tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn còn diễn ra. Số lượt khách đến tham quan du lịch tăng cao, nhưng mức chi tiêu bình quân trên du khách đạt thấp.

2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề tưới tiêu chưa chủ động dẫn đến 242 ha lúa phải bỏ hoang, ảnh hưởng đến tổng sản lượng lương thực có hạt trong năm. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng thiếu nước còn lúng túng. Tình hình dịch bệnh thủy sản xảy ra, gây thiệt hại cho các hộ dân nhưng chưa có biện pháp khắc phục có hiệu quả. Tình trạng nuôi trồng, khai thác thủy sản trên đầm phá không đúng quy định vẫn còn diễn ra.

3. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều hạn chế; tình trạng lấn chiếm đất đai, khai thác trái phép các loại khoáng sản, đặc biệt là cát, sỏi, đất làm vật liệu san lấp ở một số địa phương, nhất là việc khai thác cát trái phép ven biển Lộc Vĩnh và Lăng Cô; tình trạng thải rác, tập kết rác không đúng quy định dọc QL1A, các chợ vẫn còn diễn ra chưa được các xã, thị trấn quan tâm, xử lý dứt điểm.

4. Việc hỗ trợ, đền bù nứt nhà cho người dân bị ảnh hưởng do thi công Quốc lộ 1A còn nhiều bất cập và chưa kịp thời, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện và cản trở thi công.

5. Thời gian gần đây, tình trạng hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, đặc biệt là đối với sản phẩm dầu tràm bị trà trộn và bán ra ngay tại thị trường địa phương, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và cũng là thách thức lớn của làng nghề dầu tràm Lộc Thủy mới được hình thành.

6. Trong lĩnh vực giáo dục, mặc dù đã được đầu tư mở rộng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị nhằm phục vụ tốt công tác dạy và học gắn với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhưng số lượng trường được công nhận đạt chuẩn trên địa bàn huyện còn thấp. Bậc học Mầm non huy động trẻ đến trường, lớp đạt tỷ lệ thấp; lộ trình xây dựng các trường hoàn thành chỉ tiêu kiểm định chất lượng, thư viện đạt chuẩn, tiên tiến vẫn còn chậm so với kế hoạch. Tình trạng học sinh bỏ học ở bậc THCS vẫn còn xảy ra nhưng chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

7. Trong lĩnh vực y tế, việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân còn nhiều bất cập nên người dân không yên tâm, thường xuyên vượt tuyến, gây quá tải cho bệnh viện tuyến trên và thêm khó khăn cho người dân.

8. Trong thực hiện công tác hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, do khó khăn về kinh phí nên chưa thực hiện hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng theo quy định. Việc thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ còn chậm.

9. Công tác cải cách thủ tục hành chính ở một số xã, thị trấn chưa đáp ứng yêu cầu, còn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho công dân.

10. Công tác quản lý trật tự đô thị còn nhiều hạn chế, nhất là việc xử lý xây dựng trái phép, công tác chăm sóc, quản lý cây xanh, vỉa hè đô thị, các dải phân cách... chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa đảm bảo mỹ quan đô thị.

11. Việc xử lý các vấn đề phát sinh ở cơ sở chưa kịp thời, một số trường hợp làm người dân bức xúc, tạo dư luận xã hội không tốt, như việc xảy ra trong quá trình thực hiện sáp nhập trường Tiểu học Nam Phổ Hạ và trường Tiểu học Tiến Lực và việc di dời chợ Nong.

 

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

 

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, dịch vụ du lịch cộng đồng; phát triển công nghiệp ở những vùng có điều kiện; phát triển nông nghiệp toàn diện đảm bảo an ninh lương thực. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Huy động mọi nguồn lực xã hội, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị gắn với xây dựng Nông thôn mới. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; thực hiện kịp thời và có hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2016:

1. Giá trị sản xuất tăng 15,5%                              : 15.970 tỷ đồng

Trong đó: Ngành dịch vụ tăng 15,4%                   : 9.000 tỷ đồng

                Công nghiệp - xây dựng tăng 17,1%     : 5.696 tỷ đồng

                Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 10,0% : 1.274 tỷ đồng

2. Thu nhập bình quân đầu người                         : 35,8 triệu đồng

3. Sản lượng lương thực có hạt                              : 38,8 nghìn tấn

4. Tổng đầu tư toàn xã hội                                    : 6.300 tỷ đồng

5. Thu cân đối ngân sách Nhà nước                      : 108,7 tỷ đồng

6. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ                                     : 1,5-2%

7. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng           : 9,0%

8. Tạo việc làm mới                                              : 2.600 người

9. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt                         : 54,2%.

10. Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch                        : 64,2%

11. Tỷ lệ độ che phủ rừng                                     : 48,2%

12. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn Nông thôn mới             : từ 27% trở lên

13. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân             : đạt trên 73,5%

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM:

1. Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.

2. Chương trình cải cách hành chính.

3. Chương trình phát triển dịch vụ - du lịch.

4. Chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU

1. Phát triển sản xuất:

a) Ngành dịch vụ: Phấn đấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ 9.000 tỷ đồng, tăng 15,4%; doanh thu du lịch đạt 1.045 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2015, thu hút khách du lịch đến địa phương 730 nghìn lượt, tăng 15,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu đạt 2.400 tỷ đồng.

Hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp phát triển trên các lĩnh vực. Tiếp tục phát triển ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, đa dạng các loại hình dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế gắn với cải thiện chất lượng dịch vụ theo hướng đầu tư chiều sâu. Phát triển mới các loại hình dịch vụ vận tải trên biển, dịch vụ hậu cần nghề cá. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các chợ trên địa bàn, xây dựng các trung tâm thương mại theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao thương và phát triển kinh doanh.

Về du lịch, tập trung các giải pháp cải thiện môi trường du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch; thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, đa dạng các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng vùng ven đầm Cầu Hai, Lăng Cô, biển Vinh Hiền, Vinh Hải… đầu tư hoàn thiện, mở rộng hệ thống hạ tầng vào các khu du lịch, điểm du lịch sinh thái đáp ứng yêu cầu của du khách; lập Đề án khai thác dịch vụ du lịch bãi biển Bình An - Cảnh Dương. Đưa vào hoạt động Website du lịch huyện Phú Lộc và nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cẩm nang du lịch Phú Lộc nhằm tuyên truyền quảng bá và thu hút khách du lịch.

b) Ngành công nghiệp - xây dựng: Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 5.696 tỷ đồng, tăng 17,1%.

Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các ngành công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, mức sống dân cư. Tiếp tục phối hợp kêu gọi đầu tư lấp đầy Khu công nghiệp La Sơn, hạ tầng công nghiệp Vinh Hưng. Xây dựng một số thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề địa phương, hỗ trợ quảng bá nhãn hiệu cho các sản phẩm đã đăng ký; tiếp tục triển khai thực hiện đề án Khôi phục và phát triển làng nghề dầu tràm Lộc Thủy.

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng; đặc biệt là các chương trình phát triển và chỉnh trang đô thị, chương trình xây dựng nông thôn mới, các công trình hạ tầng thiết yếu ở vùng khó khăn. Tập trung công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, tổ chức bán đấu giá giao quyền sử dụng đất để đầu tư các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách huyện.

Trên cơ sở dự kiến nguồn lực đầu tư từ ngân sách, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện theo các tiêu chí: Ưu tiên trả nợ vốn vay; trả nợ các công trình đã quyết toán, dự kiến hoàn thành trong năm 2015; danh mục những công trình theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, những công trình đã phê duyệt đầu tư nhưng chưa bố trí vốn, những công trình dự kiến hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư trước ngày 31/10/2015 theo quy định của Luật đầu tư công.

Tích cực phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các nhà đầu tư thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các dự án trọng điểm.

c) Ngành nông nghiệp:

Tập trung đầu tư thâm canh, ổn định diện tích gieo trồng khoảng 9.200 ha, trong đó: diện tích lúa khoảng 6.750 ha, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất đạt trên 95%; năng suất lúa bình quân cả năm 58-59 tạ/ha; sắn nguyên liệu 650 ha, năng suất 20 tấn/ha; lạc 300 ha, năng suất 20 tạ/ha; màu và rau các loại 1.500 ha; khai thác mủ cao su 389 ha. Quy hoạch 100 ha tại các vùng đủ điều kiện để sản xuất lúa giống tại chỗ. Xây dựng Đề án chuyển đổi cây trồng đối với diện tích đất lúa ở những vùng không chủ động nguồn nước tưới, phải bỏ hoang.

Ổn định và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm hiện có. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện dự án Cải tạo và phát triển đàn bò lai theo kế hoạch đề ra.

Chú trọng công tác quản lý, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng; bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, bảo vệ tốt rừng trồng ở các địa phương.

Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản 1.240 ha; trong đó, nuôi nước lợ 920 ha, nuôi cá nước ngọt 320 ha; nuôi lồng 20.000 m3. Phấn đấu tổng sản lượng thuỷ sản đạt 9.750 tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng 2.630 tấn, sản lượng khai thác 7.120 tấn (khai thác biển 5.250 tấn, sông đầm 1.870 tấn). Tăng sản lượng khai thác thủy sản theo hướng đánh bắt xa bờ. Có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để việc đánh bắt bằng lừ xếp có mắc lưới vi phạm quy định, cơi nới nò sáo không đảm bảo quy hoạch. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Đề án quản lý nghề lừ xếp; trong đó, chú trọng giảm số lượng và sử dụng lừ xếp có kích cỡ mắc lưới đảm bảo theo đúng quy định. Tăng cường quản lý việc nuôi tôm chân trắng theo quy định về nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá ban hành tại Quyết định số 72/2014/QÐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBND tỉnh. Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch nuôi cá lồng trên vùng đầm phá.

Tập trung giải pháp nâng cao năng suất các loại cây trồng, chất lượng sản phẩm nông lâm thuỷ sản. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; phát triển kinh tế vùng gò đồi. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, củng cố và kiện toàn hệ thống thú y cơ sở.

Chỉ đạo các Hợp tác xã nông nghiệp sau khi thực hiện chuyển đổi theo Luật xây dựng phương án dịch vụ và sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả; nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý Hợp tác xã.

2. Quy hoạch, xây dựng, giải phóng mặt bằng:

Tiếp tục hoàn chỉnh và đưa vào thực hiện các đề án, đồ án đã được khởi động. Tiến hành lập hồ sơ cắm mốc địa giới các đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, cắm mốc giới ngoài thực địa và quản lý mốc giới, phục vụ công tác quản lý đô thị theo quy hoạch đối với các đồ án: Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Phú Lộc, quy hoạch chung đô thị mới La Sơn và Vinh Hiền. Đẩy mạnh triển khai lập các đồ án quy hoạch sau khi được phê duyệt nhiệm vụ, như: Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Suối Mơ, thị trấn Lăng Cô; quy hoạch chi tiết nghĩa trang nhân dân các xã Xuân Lộc, Lộc Bình; quy hoạch chi tiết trung tâm thương mại và khu dân cư trục đường 19 tháng 5, thị trấn Phú Lộc. Xúc tiến lập và thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị trấn Phú Lộc. Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khai thác du lịch Hồ Truồi.

Tích cực phối hợp thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là các dự án lớn, quan trọng như: đường La Sơn - Nam Đông, các công trình, dự án ở Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và Khu Công nghiệp La Sơn.

Phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô rà soát quy hoạch, bố trí giải quyết nhu cầu đất ở cho nhân dân vùng Chân Mây - Lăng Cô.

3. Tài chính ngân sách:

Thu cân đối ngân sách nhà nước 108,7 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương 458,275 tỷ đồng, chi ngân sách huyện 393,9 tỷ đồng.

Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách đạt và vượt kế hoạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi. Thực hiện các biện pháp tăng nguồn thu, trong đó, chú trọng các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, thu tiền sử dụng đất; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác cho các tổ chức, cá nhân để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm tạo đột phá trong công tác thu ngân sách; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chống thất thu, thực hành tiết kiệm chi, chống lãng phí, thất thoát. Quản lý chi tiêu hợp lý, đúng chế độ, xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp.

4. Về văn hoá, xã hội:

a) Giáo dục và đào tạo: Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiểu học và trung học cơ sở. Đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá và xếp loại học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong nhà trường. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học theo quy hoạch, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

b) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở y tế tuyến xã, để chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm tải cho tuyến trên. Kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 9,0%.

c) Dân số, kế hoạch hoá gia đình: Thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, chiếm 13,05%; ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,0%, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

d) Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; chống bạo lực gia đình. Xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao đến tận cơ sở; đa dạng loại hình và phương thức tổ chức thể dục thể thao gắn với các hoạt động văn hóa, du lịch, dịch vụ. Tập trung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hoá, lễ hội văn hoá chào mừng các sự kiện lớn trong năm; kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

đ) Lao động và các chính sách xã hội:

Tạo việc làm mới cho hơn 2.600 lao động, đào tạo nghề cho 1.300 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 54,2%. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, như: lồng ghép, tổ chức thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm, các chương trình phát triển kinh tế của huyện để trợ giúp đối tượng người nghèo...; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều từ 1,5-2%/năm. Nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc, vùng miền núi, ven biển, đầm phá; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện; ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện tốt các chính sách xã hội như đền ơn đáp nghĩa, chăm lo hộ gia đình chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Tuyên truyền, hướng dẫn nhằm giảm thiểu các thiệt hại do tai nạn, thiên tai, hạn chế tới mức thấp nhất đối tượng phải cứu trợ đột xuất. Di dời, bố trí lại dân cư ra khỏi vùng ngập lụt, vùng sạt lở, ven sông, ven biển.

e) Công tác nội vụ: Tiếp tục thực hiện thủ tục sáp nhập các thôn sau khi được tỉnh phê duyệt. Xây dựng Đề án tinh giản biên chế trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2021 theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ. Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn theo Nghị định 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Kiện toàn bộ máy cán bộ lãnh đạo quản lý ngành giáo dục; tiếp tục rà soát, thuyên chuyển, điều động giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu trên địa bàn huyện.

5. Quản lý tài nguyên và môi trường, trật tự đô thị:

Phấn đấu đưa tỷ lệ dân số được cấp nước sạch chiếm 64,2%; duy trì tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 48,2%. Tiếp tục mở rộng địa bàn thực hiện dự án Thu gom và vận chuyển rác thải, phấn đấu tỷ lệ thu gom rác thải tại các xã, thị trấn đạt trên 80%.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường vào nội dung cuộc vận động “Xây dựng đơn vị, làng, thôn bản, gia đình văn hóa”; chú trọng truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường đối với thế hệ trẻ, lực lượng thanh, thiếu niên. Tăng cường vận động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp và nhân dân cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Xây dựng các quy định, quy chế bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường tại khu du lịch sinh thái biển Lăng Cô, khu vực đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô.

Kiểm tra tình hình xử lý chất thải, nước thải ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; kiểm tra, chấn chỉnh tình hình khai thác khoáng sản, khai thác đất, cát, sỏi làm vật liệu xây dựng trên địa bàn. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức cắm mốc ranh giới khu vực khai thác và hệ thống biển báo cấm khai thác cát sỏi trên sông Truồi; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện dự án Xử lý ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các xã khu III nhằm giải quyết triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức lập và quản lý chặt chẽ việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích còn lại. Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, nhất là công tác giao đất, cho thuê đất; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm đất đai. Phối hợp với các Sở ngành liên quan kiểm tra các dự án đầu tư đã được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn để có hướng giải quyết đối với các dự án vi phạm tiến độ sử dụng đất theo kế hoạch đã được cấp phép.

Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp xây dựng trái phép, thực hiện tốt việc chăm sóc, quản lý cây xanh, vỉa hè đô thị, các dải phân cách... nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.

6. Khoa học công nghệ, cải cách hành chính:

Tăng cường ứng dụng các tiến bộ mới về khoa học công nghệ vào sản xuất và bảo vệ môi trường. Đặc biệt chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ sạch... liên kết với một số trung tâm dịch vụ khoa học - kỹ thuật để thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đăng ký sở hữu trí tuệ, tạo lập thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương.

Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần tháo gỡ khó khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh duy trì áp dụng và cải tiến, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại UBND huyện và UBND cấp xã; kế hoạch năm 2016 sẽ triển khai tại 06 xã còn lại, đạt 100%. Xây dựng “một cửa điện tử” tại UBND huyện. Tiến hành rà soát các thủ tục hành chính, giảm thời gian xử lý, đề xuất rút ngắn quy trình, loại bỏ các thủ tục không cần thiết. Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 theo lộ trình đã đăng ký. Hoàn chỉnh hạ tầng hệ thống mạng đảm bảo kết nối thông suốt từ huyện đến xã; phấn đấu năm 2016 sẽ phối hợp mở rộng triển khai phần mềm Quản lý Văn bản và Điều hành đến các xã, thị trấn.

Chỉ đạo các Phòng, ban chuyên môn thực hiện nghiêm túc, kịp thời việc cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu vào Phần mềm tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

7. Quốc phòng an ninh và công tác nội chính:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Chủ động nắm chắc tình hình âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, không để bị động bất ngờ; tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hình sự, làm tốt công tác phòng ngừa, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tại cơ sở nhằm phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng và lãng phí. Từng bước đổi mới công tác tiếp công dân, gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài; hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Nâng cao ý thức chấp hành luật pháp trong cán bộ và nhân dân; tuyên truyền phổ biến pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật.

8. Chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai:

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, duy tu, nâng cấp các công trình thủy lợi, đê bao, tiêu thoát nước, nạo vét kênh mương, tích nước các hồ đập nhằm đảm bảo cho việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất, phòng chống hạn hán. Xây dựng phương án cụ thể về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, di dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường do thiên tai gây ra. Huy động và bố trí hợp lý các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão. Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về mức độ nguy hiểm của thiên tai, biến đổi khí hậu.

Phối hợp triển khai thực hiện tốt các dự án: nạo vét khơi thông cửa biển Tư Hiền, xây dựng kè chống sạt lở sông Bù Lu đoạn qua xã Lộc Vĩnh, kè chống sạt lở bờ biển Vinh Hải, kè chống xói lở bờ sông Truồi, kè chống xói lở bờ sông Nong.

9. Công tác chuẩn bị và chỉ đạo bầu cử:

Tập trung chỉ đạo, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt hiệu quả:

- Phòng Văn hoá và Thông tin chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình huyện tổ chức giới thiệu, tuyên truyền các văn bản pháp luật và các nội dung liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan phục vụ bầu cử qua hệ thống khẩu hiệu, pa nô, băng-rôn, áp-phích trong thời gian trước, trong và sau bầu cử.

          - Công an huyện tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian trước, trong và sau bầu cử.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cân đối, bố trí kinh phí phục vụ công tác bầu cử.

- UBND các xã, thị trấn thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật, thông tin liên quan đến công tác bầu cử để có kế hoạch tổ chức thực hiện./.

Quốc Sinh
       
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày