Tìm trên trang KT-XH
Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015
18/11/2015 3:51:PM

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu như sau:

STT

Chỉ tiêu chủ yếu

KH 2014

TH 2014

KH (%)

1

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

11.307

11.584

102,4

 

Ngành dịch vụ

5.900

6.050

 

Ngành công nghiệp- xây dựng

4.412

4.535

 

Nông - lâm - ngư nghiệp

995

999

 

2

VA bình quân đầu người (triệu đồng)

39

41,5

 

3

Doanh thu du lịch tăng trên (%)

30,0

32,1

 

4

Sản lượng lương thực có hạt trên (1.000 tấn)

37,800

37,273

98,6

5

Tổng đầu tư toàn xã hội trên (tỷ đồng)

5.500

5.800

105,5

6

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỷ đồng)

Trong đó: thu cân đối ngân sách (tỷ đồng)

 

80,320

251,456

92,589

 

115,2

7

Chương trình giao thông nông thôn (km)

18

18

100,0

8

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

5,85

5,56

 

9

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%)

10,0

9,96

 

10

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

1,01

1,01

 

11

Tỷ lệ lao động được đào tạo (%)

52,0

52,0

 

12

Tạo việc làm mới bình quân hàng năm (người)

2.600

2.800

 

13

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch (%)

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

60,0

95,0

60,0

95,0

 

14

Tỷ lệ che phủ rừng đạt (%)

48,0

48,0

 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRÊN CÁC LĨNH VỰC:

1. Tình hình sản xuất kinh doanh:

a) Ngành dịch vụ:

- Các hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển, nét nổi bật là:

Công tác kiểm tra, kiểm soát, bình ổn giá, ổn định thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại được thực hiện tốt; các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi phong phú, tham gia tích cực chương trình bình ổn giá và đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ổn định, kích thích tiêu dùng góp phần tăng trưởng kinh tế. Đầu tư xây dựng mới và đưa vào hoạt động chợ Lộc Thủy tại vị trí mới, đang xúc tiến di chuyển vào vị trí mới chợ Lộc Bổn và chợ Vinh Hiền. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.000 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm và tăng 28,2% so với năm 2013.

Ngành du lịch, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng số lượng khách du lịch; hạ tầng du lịch được tập trung đầu tư. Một số khu du lịch lớn đưa vào kinh doanh khai thác và bước đầu có hiệu quả (khu phức hợp Laguna - Lăng Cô và sân gold 18 lổ của tập đoàn Banyan Tree chính thức đi vào hoạt động; khu du lịch Bạch Mã đã có sự chuyển biến tích cực như dịch vụ lưu trú, phương tiện vận chuyển, hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn ẩm thực nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách; đầu tư bến thuyền, bến xe ở Hồ Truồi, tạo điều kiện thuận lợi cho khách viếng thăm Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã…). Hưởng ứng Festival Huế năm 2014, huyện Phú Lộc đã tổ chức thành công lễ hội "Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới năm 2014" gắn với sự kiện kỷ niệm 5 năm Lăng Cô được công nhận và tôn vinh là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Ước tính lượng khách đến tham quan du lịch khoảng 530.000 lượt, đạt 120,5% kế hoạch và tăng 37,7% so với năm 2013. Doanh thu dịch vụ du lịch đạt 740 tỷ đồng, đạt 101,6% kế hoạch và tăng 32,1% so với năm 2013. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiếp tục được củng cố và phát triển; đến nay, toàn huyện có 54 cơ sở lưu trú với 1.117 phòng và 1.586 giường.

Các hoạt động vận tải, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và nhu cầu đi lại của dân cư với chất lượng cao hơn. Khối lượng hàng hóa luân chuyển trên toàn huyện đạt 15.000 tấn/km (tăng 7,1% so với năm 2013), lượng hành khách luân chuyển đạt 40.000 hành khách/km (tăng 8,1% so với năm 2013); chất lượng các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng được nâng cao; đến nay, trên địa bàn huyện đã có 03 tuyến xe buýt Huế - Vinh Hưng, Huế – Cầu Hai và Huế - Cảnh Dương phục vụ đi lại của người dân, có 02 doanh nghiệp mở hoạt động kinh doanh taxi tại thị trấn Phú Lộc và thị trấn Lăng Cô. Tổng doanh thu dịch vụ vận tải đạt 1.970 tỷ đồng.

Dịch vụ Bưu chính Viễn thông tiếp tục phát triển khá: Trong năm tăng thêm 2.210 thuê bao, nâng tổng số thuê bao có trên mạng lên 115.370 máy, đạt mật độ 83 máy điện thoại/100 dân; tăng thêm 16 thuê bao Internet, nâng tổng số thuê bao Internet là 278 thuê bao, đạt mật độ 0,2 thuê bao sử dụng/100 dân. Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông đạt 320 tỷ đồng, tăng 6,7% so với kế hoạch năm.

- Một số khó khăn, tồn tại của ngành dịch vụ đó là:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá, nhưng chỉ số CPI của nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thời gian qua có sự giảm mạnh, đã phản ánh tổng nhu cầu tiêu dùng giảm; do đó, việc tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhưng chưa thật sự ổn định, sức mua thị trường giảm, chưa giải quyết được bài toán về giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

Việc thực hiện đầu tư hệ thống chợ theo quy hoạch còn khó khăn, các chợ Vinh Hiền, Lộc Bổn tổ chức di chuyển đến vị trí mới còn chậm, chưa bàn giao mặt bằng kịp thời để đầu tư mở rộng quốc lộ 1A và lưu thông trên Quốc lộ 49B.

Môi trường kinh doanh du lịch vẫn còn bất cập, công tác quản lý theo quy hoạch chưa tốt, sản phẩm du lịch tuy đã được cải thiện song vẫn còn nghèo, chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa thu hút và khai thác tốt tiềm năng du lịch của huyện. Công tác quản lý về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, giá cả, cảnh báo, cứu hộ còn hạn chế, tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn còn diễn ra.

Số lượt khách đến tham quan du lịch tăng cao, nhưng mức chi tiêu bình quân trên du khách đạt thấp, lượt khách du lịch tăng chủ yếu do trung chuyển qua cảng Chân Mây để tham quan di tích Cố đô Huế và Hội An. Hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm chưa được đầu tư đúng mức; thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, công suất sử dụng phòng chưa cao.

b) Ngành công nghiệp:

- Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao, đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh đã đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành.

Mặc dù bị áp lực nặng nề do giá một số nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng mạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh; nhiều doanh nghiệp đã dần tháo gỡ khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư phát triển mới. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN đạt 947 tỷ đồng, tăng 26,6% so với năm 2013.

Một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như: Mộc mỹ nghệ, thêu ren, may gia công, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy hải sản, chế biến lâm sản, sản xuất chế biến dầu tràm, chế biến thực phẩm… các sản phẩm hàng hóa từng bước được chú trọng về chất lượng, mẫu mã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng địa phương, trong và ngoài tỉnh; bên cạnh đó, một số sản phẩm có giá trị sản xuất lớn như: sản phẩm mộc mỹ nghệ, nước mắm, mắm các loại, dầu tràm.

Nét nổi bật đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp trong năm đó là: Đã xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề chế biến thủy hải sản Phụ An, xã Vinh Hiền; xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm dầu tràm Trường Hải, xã Lộc Thủy; đào tạo nghề mây tre đan cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Lộc Hòa; đào tạo nghề thêu cho lao động nông thôn trên địa bàn các xã Khu I. Tổ chức 03 đợt vận động các đơn vị sản xuất công nghiệp -TTCN trên địa bàn tham gia các hoạt động xúc tiến tại Hội chợ Thương mại Festival Huế 2014, Lễ hội Sóng nước Tam Giang, Lễ hội Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới năm 2014.

- Sản xuất công nghiệp còn một số khó khăn, hạn chế như:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tuy đạt cao, nhưng tỷ trọng lớn tập trung ở công nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; chưa tập trung cao cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa.

Huy động, kêu gọi đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế (Khu công nghiệp La Sơn đã thu hút được 7 dự án; trong đó, 1 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 quy mô 86 ha và 6 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy đạt 15,39%; cụm công nghiệp Vinh Hưng có 01 dự án đăng ký đầu tư nhưng chưa thực hiện; các dự án đầu tư phát triển công nghiệp ở Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô phần lớn chưa thực hiện).

Việc đào tạo, cung ứng nguồn lao động có tay nghề, kỹ thuật cao chưa được chú trọng, thu hút nguồn nhân lực còn hạn chế do tình trạng đãi ngộ cho người lao động chưa cao.

Thị trường đầu ra sản phẩm chưa phong phú, một số sản phẩm có thương hiệu nhưng đầu ra vẫn bấp bênh như dầu tràm Lộc Thủy, các loại mắm ở thị trấn Lăng Cô, xã Vinh Hiền, xã Lộc Vĩnh.

c) Ngành nông nghiệp:

Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng 15,3% so với năm 2013; trong đó, lĩnh vực nông nghiệp tăng 9,05%, lĩnh vực lâm nghiệp tăng 9,52%, lĩnh vực thuỷ sản tăng 20%.

Sản xuất nông nghiệp: Thời tiết vụ Đông Xuân tương đối thuận lợi, năng suất đạt cao, đây là vụ được mùa. Đầu vụ Hè Thu do ảnh hưởng thời tiết bất lợi nắng nóng, khô hạn, không có nguồn nước, nhiều vùng đất bị thiếu nước không sản xuất được nên diện tích gieo trồng lúa cả năm chỉ đạt 6.408,4 ha (vụ Đông Xuân 3.763,3 ha, Hè Thu 2.672 ha), đạt 94,2% so kế hoạch và bằng 95,7% so cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ tập trung thâm canh tốt ở các vùng có điều kiện, nên năng suất lúa cả năm đạt 57,9 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha so với kế hoạch đề ra và tăng 3,6 tạ/ha so với năm 2013; sản lượng 37.102 tấn, đạt 98,2% so kế hoạch và bằng 102,2% so với năm 2013. Lượng giống xác nhận đưa vào sản xuất trong năm 608,7 tấn, đạt tỷ lệ 95,2%.

Chăn nuôi: Số liệu thống kê 01/10/2014, đàn trâu có 4.850 con, đạt 97% so với kế hoạch, bằng 98,5% so với cùng kỳ; đàn bò 2.010 con, đạt 95,7% so với KH, bằng 97,1% so cùng kỳ; đàn lợn có 25.150 con, đạt 96,7% so với KH, bằng 100% so với cùng kỳ; gia cầm 332.000 con, đạt 83% so với KH, bằng 102% so với cùng kỳ, dê 700 con; nhìn chung, đàn gia súc, gia cầm có giảm so với năm 2013 nhưng chất lượng đàn được tăng lên nhờ thực hiện các chương trình nạc hoá đàn lợn, chăn nuôi an toàn sinh học nên đã từng bước cải tiến con giống; hiện nay, tỷ lệ lợn ngoại đạt 5%, lợn F1 đạt 95% (so với tổng đàn); bò lai sind khoảng 5%. Ngân sách huyện hỗ trợ hơn 650 triệu đồng, kết hợp với nguồn vốn huy động của các chủ giết mổ, để đầu tư xây dựng 3 cơ sở giết mổ tập trung ở Lộc Bổn, Lộc An và Lộc Tiến, với tổng kinh phí gần 1,9 tỷ đồng; đến nay, các cơ sở giết mổ tập trung đã đi vào hoạt động, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Lâm nghiệp: Khai thác và trồng lại được khoảng 1.120 ha rừng trồng, chủ yếu là keo các loại; tỷ lệ che phủ rừng 48,0%. Chỉ đạo triển khai truy quét tại rừng 16 đợt với 401 lượt người tham gia, lập biên bản 16 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 3,317 m3 gỗ các loại. Phát hiện và xử lý 48 vụ vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng (tăng 07 vụ so với cùng kỳ), tịch thu 11,261 m3 gỗ các loại (trong đó gỗ quý hiếm 1,141 m3) đã xử phạt vi phạm hành chính và bán tang vật thu nộp ngân sách hơn 168 triệu đồng. Tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng được tập trung, đã xử lý thu hồi và trả lại cho chủ rừng, địa phương 130,7/485,2 ha đất rừng do người dân lấn chiếm.

Thủy sản: Diện tích thả nuôi 1.208 ha, đạt 100,6% kế hoạch, bằng 96,7% so với cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 300 ha, nuôi nước lợ 908 ha (chuyên tôm 123 ha, xen ghép 785 ha); nuôi cá lồng 1.852 cái. Sản lượng nuôi 2.636 tấn, đạt 107,6% so với kế hoạch, bằng 104,9% cùng kỳ; trong đó, tôm 765 tấn, cua 140 tấn, cá các loại 1.481 tấn (nước lợ 331 tấn, nước ngọt 1.150 tấn), nhuyễn thể 250 tấn. Sản lượng khai thác thủy hải sản đạt 6.780 tấn, đạt 101% KH và bằng 101% so với cùng kỳ (khai thác biển 4.960 tấn, khai thác sông đầm 1.820 tấn).

- Khó khăn, tồn tại nhất của ngành nông nghiệp là:

Trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề tưới tiêu chưa được chủ động, hạ tầng nông nghiệp nông thôn thời gian qua đã chú trọng đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Vụ Hè Thu có hơn 483 ha bị bỏ hoang, không sản xuất được do không có nguồn nước, tập trung ở các xã vùng khu II và khu III. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực có hạt không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Năng suất lúa còn thấp so với bình quân chung toàn tỉnh. Tình hình khôi phục chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm còn khó khăn, giá thức ăn chăn nuôi cao, các hộ nuôi quy mô lớn chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi.

Tình trạng lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng tự nhiên trái phép, chặt trộm rừng trồng vẫn còn diễn ra, mặc dù đã được kiểm tra, xử lý, ngăn chặn nhưng chưa dứt điểm, nhiều vụ việc xử lý chậm, kéo dài; đến nay, còn 354,5 ha chưa được xử lý, thu hồi.

Đối với lĩnh vực thủy sản, tình trạng nuôi trồng các đối tượng cấm và việc đặt sáo tép, lừ xếp vi phạm mắc lưới trên đầm phá vẫn còn diễn ra, các địa phương vào cuộc chưa tích cực, quyết liệt để giải quyết dứt điểm.

2. Đầu tư phát triển

Thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 5.800 tỷ đồng, đạt 105,5% KH, tăng 38% so với năm 2013. Do việc đẩy mạnh đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện trong thời gian qua như: Mở rộng Quốc lộ 1A, hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia, nâng cấp Quốc lộ 49B, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan, khởi động cầu cảng số 2 cảng Chân Mây… đã làm tăng mạnh nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong năm. Bên cạnh đó, đối với huy động đầu tư trong dân cũng tăng mạnh; một phần do thị trường bất động sản sau thời kỳ suy giảm đã có dấu hiệu phục hồi, lạm phát ngày càng giảm, sức mua ngày càng tăng; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã phát huy tác dụng, lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển cả về số lượng cũng như quy mô và chất lượng, đã tác động lớn đến việc huy động vốn.

Vốn đầu tư thuộc ngân sách huyện 24,5 tỷ đồng, chủ yếu tập trung bố trí đầu tư các công trình chỉnh trang đô thị, hạ tầng giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng tái định cư phục vụ đền bù giải phóng mặt bằng, tạo nguồn thu từ quỹ đất. Vốn mục tiêu KTTC tỉnh, đã bố trí 9,0 tỷ đồng, được phân bổ đầu tư cho 05 công trình. Vốn ngân sách tỉnh do Ban Đầu tư và Xây dựng làm chủ đầu tư, bố trí 68,8 tỷ đồng, được phân bổ đầu tư cho 26 công trình. Vốn Trái phiếu Chính phủ và sự nghiệp kinh tế tỉnh, bố trí 9,08 tỷ đồng, được phân bổ đầu tư cho 9 công trình. Vốn chương trình mục tiêu, bố trí 9,835 tỷ đồng, được phân bổ đầu tư cho 27 công trình (bao gồm các công trình thuộc Chương trình 134, 135, duy tu bảo dưỡng thuộc chương trình 257).

Ngay từ đầu năm, các chủ đầu tư đã chủ động triển khai thi công nên hầu hết các công trình đã thi công đúng tiến độ; cơ bản đã giải ngân hết vốn các chương trình, dự án trong năm 2014.

Vốn xây dựng công trình theo cơ chế đặc thù, theo kế hoạch 2014 – 2015, tổng số vốn bố trí mua xi măng là 2,2 tỷ đồng, tương đương 1.600 tấn xi măng, các địa phương đã triển khai xây dựng cơ bản hoàn thành kế hoạch, với tổng chiều dài 7,72 km đường bê tông, 400 m kênh mương; ngoài việc hỗ trợ mua xi măng, huyện đã hỗ trợ thêm vật liệu xây dựng cho các địa phương với kinh phí 491 triệu đồng.

Trong năm 2014, có thêm 230 hộ mới đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn đăng ký khoảng 41,349 tỷ đồng, tăng 42% về số hộ đăng ký mới và tăng 21% về vốn đăng ký so với năm 2013; đối với doanh nghiệp, lũy kế đến nay có 105 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn, với tổng số vốn đăng ký khoảng 149,425 tỷ đồng.

- Trong đầu tư phát triển nổi lên một số vấn đề sau:

Cơ bản chỉ mới tập trung đầu tư vào hạ tầng, tỷ trọng đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao mức sống người dân còn hạn chế; người dân chưa tiếp cận được các kênh vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thu hút vốn đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô chưa đáp ứng yêu cầu, các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư chậm triển khai, hoặc thực hiện không đảm bảo tiến độ. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao.

Tiến độ thi công và giải ngân vốn một số công trình chậm, kể cả các công trình của trung ương, của tỉnh đầu tư trên địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn; năng lực của các đơn vị thi công yếu, thiếu nhân công.

3. Thu - chi ngân sách:   

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 251,456 tỷ đồng; trong đó thu cân đối ngân sách 92,589 tỷ đồng, đạt 115,2% KH, tăng 5% so với năm 2013. Một số khoản thu đạt cao như thu thường xuyên ngân sách xã đạt 118%, thu cấp quyền sử dụng đất 125%, phí và lệ phí đạt 137%, thuế thu nhập cá nhân huyện thu đạt 133%... Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2014 đạt 494,046 tỷ đồng, đạt 132% KH, bằng 99% so với cùng kỳ; trong đó, chi ngân sách huyện là 422,822 tỷ đồng, đạt 132% KH; chi ngân sách xã, thị trấn 71,224 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch.

Thu cân đối ngân sách nhà nước mặc dù đạt kế hoạch, song vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế phục hồi chậm sau suy thoái, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt chưa cao; một số chính sách về thuế và miễn giảm, giảm, gia hạn nộp thuế đã làm giảm nguồn thu trong năm. Các nguồn thu vẫn còn thiếu ổn định và bền vững; nợ đọng thuế tuy được các ngành, địa phương tích cực xử lý nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao hơn mức cho phép ở một số địa phương.

4. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị:

Công tác quy hoạch được tập trung, tiếp tục thực hiện các đồ án quy hoạch gồm: Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Vinh Hiền, Đề án đề nghị công nhận đô thị mới La Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại V (đã báo cáo thông qua HĐND huyện); quy hoạch nghĩa trang nhân dân liên xã Lộc Hòa - Lộc Điền, nghĩa trang Lộc Trì, nghĩa trang vùng các xã khu 3. Đồ án Quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 - 2020, định hướng 2030, đến nay đã hoàn thành công tác khảo sát và đang lập bản đồ quy hoạch, tiến độ thực hiện đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

Công tác quản lý đô thị được tăng cường: trong năm, đã phát hiện 115 trường hợp vi phạm xây dựng trái phép hoặc không phép, tăng 56 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013. Đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính 107 trường hợp; ban hành quyết định đình chỉ thi công 69 trường hợp; ban hành quyết định xử phạt 15 trường hợp; chuyển hồ sơ đề nghị xử lý theo thẩm quyền 06 trường hợp; chưa lập Biên bản vi phạm hành chính 08 trường hợp. Chỉ đạo các địa phương tổ chức đối thoại với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng và kiên quyết cưỡng chế các trường hợp không chấp hành.

Tuy vậy công tác quản lý đô thị vẫn còn một số tồn tại, như công tác quản lý, chăm sóc cắt tỉa cây xanh, vỉa hè chưa được quan tâm thường xuyên, cải tạo vỉa hè thị trấn Lăng Cô chậm tiến độ; hệ thống chiếu sáng công cộng thiếu duy tu, bảo dưỡng. Tình trạng xây dựng trái phép và không phép vẫn diễn ra nhưng chưa được xử lý, khắc phục. Công tác quản lý xây dựng dọc quốc lộ 1A đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các trường hợp xây dựng lại sau khi giải tỏa.

5. Quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, bồi thường hỗ trợ và TĐC:

Công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến tích cực. Đã cấp 1.505 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 330,37 ha, luỹ kế đến nay đã cấp được 101.831 giấy, với diện tích 20.992,8 ha, đạt 97,09% so với diện tích cần cấp (trong đó, đất nông nghiệp 1.066 giấy, với diện tích 143,81 ha, lũy kế đến nay đã cấp 57.350 giấy, đạt 96,9%; đất lâm nghiệp 97 giấy, với diện tích 163,33 ha, lũy kế đến nay đã cấp 8.907 giấy, đạt 97,55%; đất nuôi trồng thủy sản 17 giấy, với diện tích 4,9 ha, lũy kế đến nay đã cấp 2.678 giấy, đạt 98,6%; đất ở đô thị 39 giấy, với diện tích 2,4 ha, lũy kế đến nay đã cấp 4.293 giấy, đạt 93,36%; đất ở nông thôn 279 giấy, với diện tích 15,41 ha, lũy kế đến nay đã cấp 27.290 giấy, đạt 95,72%; đất tín ngưỡng 7 giấy, với diện tích 0,51 ha, lũy kế đến nay đã cấp 1.313 giấy, đạt 98,25%).

Tiếp tục thực hiện Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015, đến nay, tất cả các địa phương đã thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

Một số hạn chế trong quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường đó là: một số ngành, địa phương chưa phối hợp để chỉ đạo giải quyết những vấn đề bức xúc trong quản lý tài nguyên và môi trường; tình trạng khai thác đất làm vật liệu xây dựng, san lấp, lấn chiếm đất rừng vẫn còn diễn ra; tình trạng tập kết rác thải không đúng quy định dọc Quốc lộ 1A, các trục đường trung tâm, chợ chưa được các địa phương quan tâm, xử lý dứt điểm.

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: năm 2014, thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 37 công trình, dự án (trong đó, có 14 dự án mới và 23 dự án chuyển tiếp) với tổng diện tích đất thu hồi 432,5 ha, gồm hơn 3.200 đối tượng bị ảnh hưởng (trong đó có 298 hộ gia đình phải tái định cư), giá trị đã được phê duyệt bồi thường hơn 476,8 tỷ đồng. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ GPMB các công trình mới và trọng điểm như: Khu tái định cư Lộc Thủy, Hầm đường bộ qua đèo Phước Tượng - Phú Gia, Mở rộng QL 49 B (đoạn qua xã Vinh Hưng), Mở rộng QL 1A qua huyện Phú Lộc… Về tổng thể, đến nay, có 9 dự án đã hoàn thành công tác GPMB, 28 dự án đang được khẩn trương gấp rút hoàn thành.

Một số tồn tại đó là: do số lượng công trình, dự án nhiều, khối lượng thực hiện lớn, yêu cầu tiến độ gấp rút nên một số công trình chưa đảm bảo kế hoạch. Bố trí tái định cư mở rộng Quốc lộ 1A gặp nhiều vướng mắc do khu tái định cư chưa thi công kịp các hạng mục hạ tầng; việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của các xã, thị trấn còn chậm; quá trình thực hiện bồi thường gặp nhiều phát sinh chưa được quy định cụ thể, hoặc người dân không nhận tiền đền bù dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại kéo dài; thời gian giải quyết qua nhiều cấp thẩm quyền nên chậm trễ bàn giao mặt bằng. Công tác thẩm định điều kiện tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án mở rộng Quốc lộ 1A còn chậm.

6. Các vấn đề xã hội:

- Giáo dục và Đào tạo:

Tổng kết năm học 2013-2014, học sinh được xét hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%, bậc THCS đạt 99,25%, tốt nghiệp THPT đạt 99,38% (trong đó, Trường THPT An Lương Đông đạt 99,8%; THPT Phú Lộc đạt 99,7%; THPT Vinh Lộc đạt 99,06%; THPT Thừa Lưu đạt 98,9%; Trung tâm Giáo dục thường xuyên đạt 100%). Có 572 học sinh thi đậu vào các trường đại học, đạt tỷ lệ 36,4%; trong đó, Trường THPT An Lương Đông 225 em, đạt 40,3%; Trường THPT Thừa Lưu 115 em, đạt 35%; Trường THPT Vinh Lộc 137 em, đạt 42%; Trường THPT Phú Lộc 95 em, đạt 28,3%.

Triển khai năm học mới 2014 – 2015, đã huy động đến trường được 639 cháu nhà trẻ, đạt 65,3% kế hoạch; 4.565 cháu mẫu giáo, đạt 75,2% kế hoạch; 12.281 học sinh tiểu học, đạt 99,2% kế hoạch; 9.693 học sinh trung học cơ sở, đạt 95,8% kế hoạch; 5.123 học sinh trung học phổ thông, đạt 97,95% kế hoạch.

Công tác phổ cập giáo dục được chú trọng, đến nay, có 16/18 xã, thị trấn đã được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chiếm tỷ lệ 88,9%; duy trì công tác PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS ở 18 xã, thị trấn. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn có nhiều cố gắng; năm học 2013-2014 đầu tư xây dựng mới 17 phòng học mầm non, cải tạo, nâng cấp 15 phòng học, xây dựng thêm các phòng chức năng, tường rào ở các trường để đạt chuẩn. Ứng trước vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 để đầu tư 10 phòng học, 06 phòng học theo chương trình lồng ghép. Ngoài ra, đã đầu tư bộ phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, bộ thiết bị dạy học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Một số tồn tại của ngành giáo dục và đào tạo:

Số lượng học sinh bỏ học còn nhiều và tình trạng này đã xảy ra nhiều năm, nhưng chưa có biện pháp khắc phục; năm học 2013-2014, bậc tiểu học giảm 99 học sinh, trung học cơ sở giảm 453 học sinh.

Mặc dù đã được đầu tư mở rộng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị nhằm phục vụ tốt công tác dạy và học, gắn với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhưng số lượng trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia thấp (16 trường, gồm 2 trường Mầm non, 10 trường Tiểu học, 2 trường THCS, 2 trường THPT).

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi còn chậm, đến nay, có 16/18 xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chí phổ cập, đạt tỷ lệ 88,9%, còn lại 2 đơn vị (xã Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô) chưa được công nhận.

- Y tế, dân số, gia đình và trẻ em:

Ngành Y tế đã chủ động triển khai và làm tốt công tác phòng chống các dịch bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt Rubella, tiêu chảy cấp, sởi... Từ đầu năm đến nay, có 05 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, 18 ca bệnh sốt rét, 492 ca trẻ mắc bệnh tiêu chảy, 11 ca mắc sởi và 03 ca mắc bệnh tay chân miệng, tất cả không có trường hợp tử vong. Công tác phòng, chống bệnh phong được quan tâm triển khai thực hiện, đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ liên quan để đề nghị Bộ Y tế kiểm tra, công nhận đơn vị đã loại trừ bệnh phong vào cuối năm 2014 (huyện Phú Lộc là một trong 02 huyện trong cả nước có thể được công nhận loại trừ bệnh phong sau đợt kiểm tra này).

Chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng lên, số lượt người khám bệnh là 328.023 lượt người, đạt 97,04% KH, bằng 108,3% so với năm 2013; điều trị nội trú 12.636 lượt người, đạt 96,01% KH và bằng 149,07% so với năm 2013. Công tác kiểm tra, giám sát VSATTP thường xuyên triển khai thực hiện; đã kiểm tra 523 cơ sở đạt 83% kế hoạch năm, cấp mới 22 giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, chiếm tỷ lệ 39% cơ sở cần cấp.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, nhằm tiếp tục thực hiện kế hoạch giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo Nghị quyết của HĐND huyện và triển khai xây dựng, mở rộng mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên theo kế hoạch. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn cao, chiếm 15,23%, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2013; công tác truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ trên địa bàn 18 xã, thị trấn đã được quan tâm triển khai.

Phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan để thực hiện các hoạt động “Vì trẻ em” như trao quà Giáng sinh, năm mới cho trẻ em ở các trường tiểu học và trung học cơ sở ở các xã, thị trấn; tổ chức lễ phát động điểm Tháng hành động vì trẻ em năm 2014 tại xã Lộc Bình; tham gia trại hè Chí Thiện năm 2014 tại Huế; tổ chức vui Tết Trung thu, thăm và tặng quà cho các cháu ở Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Đá Dầm và Trung tâm Bảo trợ, nuôi dạy trẻ khuyết tật Nước Ngọt.

Một số hạn chế trong lĩnh vực y tế đó là: việc điều trị khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ở tuyến xã, huyện còn nhiều bất cập, thể hiện qua y đức và chuyên môn nghiệp vụ của y bác sĩ, nên người dân chưa yên tâm trong việc khám và điều trị bệnh, thường vượt tuyến gây quá tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương. Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP còn đạt thấp so với yêu cầu cần cấp cho các cơ sở.

- Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao:

Triển khai các hoạt động tuyên truyền, nghệ thuật, vui chơi, thể dục thể thao nhân dịp lễ, tết và các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng khác, với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Đã tổ chức thành công Lễ hội “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới’’ năm 2014 gắn với kỷ niệm 5 năm vịnh Lăng Cô được vinh danh Vịnh biển đẹp nhất thế giới; tổ chức Đại hội TDTT huyện Phú Lộc lần thứ VII năm 2014, với hơn 3.150 vận động viên và nhân dân tham dự; qua đó, lựa chọn và cử đoàn vận động viên tham dự Đại hội TDTT tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII.

Phong trào luyện tập TDTT trong nhân dân ngày càng phát triển. Câu lạc bộ Kinh Lạc Thao phát triển rộng khắp ở các khu dân cư tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là người cao tuổi luyện tập. Phối hợp với Công ty TNHH Laguna Lăng Cô tổ chức thành công sự kiện thể thao quốc tế tại Chân Mây - Lăng Cô với 3 môn thể thao phối hợp (bơi biển 1,8 km; chạy việt dã 12 km; đua xe đạp 62 km). Các hoạt động thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển và được xã hội hóa trong đầu tư; hiện nay, đã xây dựng 06 sân bóng đá bằng cỏ nhân tạo ở các xã Lộc Sơn, Lộc Tiến, Vinh Giang, Vinh Hưng, thị trấn Phú Lộc và thị trấn Lăng Cô.

- Chính sách xã hội, việc làm:

Tổ chức Sàn giao dịch việc làm năm 2014, gồm 08 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, hơn 200 lao động đến tham gia và đã trúng tuyển 30 lao động. Đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.200 lao động, đạt 100% kế hoạch đề ra trong năm, trong đó đào tạo tập trung cho 525 lao động; giải quyết việc làm mới cho 2.800 lao động, đạt 108% kế hoạch và tăng hơn 5% so với năm 2013.

Công tác giảm nghèo được chú trọng, đã cấp 2.412 Giấy chứng nhận hộ nghèo và 2.146 Giấy chứng nhận hộ cận nghèo, cấp 7.681 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng nghèo (trong đó có 4.523 thẻ cho người nghèo, 3.158 thẻ cho người nghèo thoát ra cận nghèo). Thăm hỏi và tặng quà cho các đối tượng chính sách, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết và kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ; giải quyết kịp thời các chế độ về điều dưỡng và mai táng phí cho các đối tượng chính sách có công. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,11% xuống còn 5,56%.

 Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, đến nay đã xem xét và phê duyệt 982 hộ được hưởng (năm 2013 là 416 hộ, năm 2014 là 566 hộ), trong đó xây dựng mới nhà ở 246 hộ, sửa chữa nhà ở 736 hộ, với tổng số tiền là 24,56 tỷ đồng. Đã thực hiện xong việc sửa chữa và xây dựng mới 331 hộ (năm 2013 là 280 hộ, năm 2014 là 51 hộ), trong đó xây dựng mới nhà ở 121 hộ, sửa chữa nhà ở 210 hộ.

Một số tồn tại đó là: kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở chưa bố trí kịp thời để sửa chữa và xây dựng mới nhà ở cho các đối tượng, một số trường hợp xây dựng xong nhưng vẫn chưa được nhận tiền. Nguyên nhân là do kinh phí tỉnh chưa cấp về kịp thời cho huyện để thực hiện nhiệm vụ này.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là thanh niên nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Phần lớn lao động tìm việc làm hiện nay có trình độ học vấn, chuyên môn cũng như kỹ thuật thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, chủ yếu là lao động phổ thông.

7. Cải cách hành chính, khoa học công nghệ:

- Cải cách hành chính: Tập trung chỉ đạo, triển khai rà soát chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban trên cơ sở Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các phòng, ban trực thuộc huyện. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi hoàn thiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị, quy chế phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn trong giải quyết công việc, nâng cao năng lực điều hành, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các phòng ban chuyên môn, các đơn vị cấp xã, của người đứng đầu cơ quan.

Công tác cải cách thủ tục hành chính được tập trung chỉ đạo; tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình Một cửa tại UBND huyện. Hoàn chỉnh đề án mô hình một cửa điện tử; xây dựng lộ trình dịch vụ công trực tuyến từ 2013 đến 2015. Áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi áp dụng; đến nay, đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy Chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính Nhà nước.

- Khoa học công nghệ:

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước: Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các phần mềm dùng chung, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện như: hệ thống theo dõi ý kiến chỉ đạo điều hành của UBND; phần mềm Đăng ký lịch họp và phát hành giấy mời qua mạng; phần mềm Quản lý Văn bản và điều hành; phần mềm Quản lý Hồ sơ Một cửa,… Hệ thống mạng diện rộng tỉnh Thừa Thiên Huế đã được triển khai đến 12 phòng, ban chuyên môn, 04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc và UBND 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Triển khai nhiều hoạt động ứng dụng KHKT thiết thực, có hiệu quả như: Xây dựng mô hình thí điểm vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề dầu tràm, xã Lộc Thuỷ; mô hình nuôi cá Rô đồng thương phẩm quy mô hộ gia đình tại xã Lộc Hoà và Lộc Điền; mô hình chưng cất tinh dầu tràm quy mô hộ gia đình theo hướng thân thiện với môi trường tại xã Lộc Thuỷ. Xây dựng thành công và nhân rộng các mô hình trồng hành làm gia vị tại xã Lộc Trì; nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học tại HTX Lộc Hiền, xã Vinh Hiền; nuôi luân canh tôm sú, rong câu trong ao nước lợ tại xã Vinh Giang; nuôi xen ghép cá đối mục vùng hạ triều; nuôi cá lóc nhím trong bể tại xã Vinh Hưng; nuôi cua thương phẩm bằng thức ăn từ nguồn nhân tạo.

Một số tồn tại trong công tác cải cách hành chính đó là: Vẫn còn diễn ra tình trạng tiếp nhận và trả hồ sơ tại phòng chuyên môn (không qua bộ phận một cửa). Nhiều hồ sơ giải quyết chậm, trễ hạn, nhất là lĩnh vực đất đai. Hoạt động của bộ phận một cửa ở xã, thị trấn nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Chế độ thông tin, báo cáo thỉnh thị chưa đáp ứng yêu cầu để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

8. Quốc phòng - an ninh và công tác nội chính:

- Công tác quốc phòng - quân sự: Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, duy trì thường xuyên chế độ rèn luyện, huấn luyện, chế độ trực sẵn sàng chiến đấu đảm bảo an toàn. Hoàn thành công tác tuyển chọn và giao nhận công dân nhập ngũ đợt 1 năm 2014, với tổng số 157 thanh niên, đảm bảo theo yêu cầu và chỉ tiêu giao. Tổ chức ra quân huấn luyện năm 2014, với sự tham gia hơn 860 cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ thuộc các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Tổ chức đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho đối tượng 3 là cán bộ chủ chốt của các phòng, ban cấp huyện và cơ sở theo kế hoạch.

- Tình hình an ninh tôn giáo, an ninh đối ngoại, an ninh chính trị nội bộ tiếp tục được giữ vững; đảm bảo tuyệt đối an toàn các ngày lễ lớn, các đoàn khách quốc tế, trong nước đến thăm và làm việc tại địa bàn; công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự ngày được chú trọng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự địa bàn. Tuy nhiên, tình hình an ninh nông thôn vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nhất là khiếu nại về đất đai, tệ nạn xã hội (cá độ bóng đá qua mạng, cờ bạc, rượu chè, ma túy,…), làm gia tăng các loại tội phạm trộm cắp, cố ý gây thương tích, cướp giật.

- Tình hình tai nạn giao thông: Tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt xảy ra 81 vụ, làm chết 27 người, bị thương 78 người. So với cùng kỳ giảm 17 vụ, số người chết giảm 03 người, số người bị thương giảm 25 người; trong đó, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 04 vụ, làm chết 03 người, bị thương 01 người.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: Đường Quốc lộ 1A đi qua huyện có chiều dài gần 70 Km, với lưu lượng giao thông trên tuyến tăng, đặc biệt là số phương tiện vận tải hạng nặng, siêu trường, siêu trọng; Dự án Mở rộng QL1A đang triển khai thi công nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu đảm bảo ATGT; ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người điều khiển phương tiện yếu kém; quản lý nhà nước về vận tải còn chồng chéo, kém hiệu lực (vừa cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông,...); việc bố trí lực lượng tuần tra của cảnh sát giao thông còn quá mỏng, không quán xuyến được địa bàn nhất là trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

- Công tác tiếp công dân; tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

 + Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã tiếp được 143 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó, tại địa điểm Tiếp dân huyện có 13 trường hợp, tại Ban Tiếp công  dân huyện có 05 trường hợp; Chủ tịch UBND huyện và các PCT UBND huyện tiếp dân lưu động tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có 125 lượt người;

+ Đã tiếp nhận 247 đơn, tăng 69,2% so với cùng kỳ; trong đó 195 đơn thuộc thẩm quyền, tăng 1,3 lần so với cùng kỳ (khiếu nại: 77 đơn, tăng 1,2 lần so với cùng kỳ; tố cáo: 05 đơn, giảm 29% so với cùng kỳ; tranh chấp đất đai: 04 đơn; giảm 56% so với cùng kỳ; kiến nghị, phản ảnh: 109 đơn, tăng 220% so với cùng kỳ); đã giải quyết 111  đơn, đạt 56,92 % (còn lại 84 đơn UBND huyện đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan tham mưu xem xét giải quyết, trong đó: khiếu nại 46 đơn, kiến nghị - phản ánh 37 đơn, tố cáo: 01 đơn); đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết: 52 đơn UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đương sự đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Đã kết thúc 8/8 cuộc thanh tra, đạt 100% Kế hoạch thanh tra năm 2014. Đã ban hành kết luận 07 cuộc thanh tra, đạt 87,5%; 1 cuộc đang tổng hợp dự thảo kết luận. Qua 08 cuộc thanh tra, đã phát hiện sai phạm về kinh tế với tổng số tiền là 2.263.203.399 đồng và đề nghị các đơn vị tiến hành tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, đồng thời ban hành các quyết định thu hồi với tổng số tiền 595.024.318 đồng, đã nộp vào ngân sách năm 2014: 335.994.027 đồng, đạt 56,5% kết quả thu hồi năm 2014. Bên cạnh đó, thường xuyên chỉ đạo Thanh tra huyện đôn đốc việc thực hiện các Quyết định thu hồi các năm trước đã thu hồi nộp ngân sách năm 2014 số tiền 126.945.000 đồng/223.888.000 đồng, đạt 56,7%. (Tổng thu hồi  năm 2014 nộp ngân sách nhà nước là 462.939.027 đồng).

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KTXH GIAI ĐOẠN 2011-2014.

Kết quả sau 4 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015, có 6/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch so với Nghị quyết đại hội, cụ thể như sau:

STT

Chỉ tiêu chủ yếu

KH đến 2015

TH đến 2014

% KH

1

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

14.116

11.584

82,0

 

Ngành dịch vụ

8.300

6.050

 

Ngành công nghiệp- xây dựng

4.700

4.535

 

Nông - lâm - ngư nghiệp

1.116

999

 

2

VA bình quân đầu người (triệu đồng)

53,8

41,5

77,1

3

Doanh thu du lịch tăng trên (%)

30,9

32,1

 

4

Sản lượng lương thực có hạt trên (1.000 tấn)

39,000

37,273

95,5

5

Tổng đầu tư toàn xã hội lũy kế (tỷ đồng)

26.000

17.200

66,2

6

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỷ đồng)

Trong đó: thu cân đối ngân sách (tỷ đồng)

225,000

80,000

251,456

92,589

111,7

115,7

7

Chương trình giao thông nông thôn (km)

 

18

 

8

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

4,85

5,56

+0,71

9

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%)

12,0

9,96

-2,04

10

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

<1%

1,01

+0,01

11

Tỷ lệ lao động được đào tạo (%)

53,0

52,0

 

12

Tạo việc làm mới bình quân hàng năm (người)

3.600

2.800

77,7

13

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch (%)

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

 

95,0

60,0

95,0

 

14

Tỷ lệ che phủ rừng đạt (%)

49,0

48,0

-1,0

 

Tuy nhiên, vẫn còn 08 chỉ tiêu chưa đạt hoặc đạt thấp, để phấn đấu thực hiện đạt kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2015 theo Nghị quyết đại hội, cần tập trung chỉ đạo trên từng lĩnh vực cụ thể sau:

- Giá trị sản suất: Đối với chỉ tiêu này có khả năng đạt kế hoạch, do đó cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, huy động đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung giải quyết các tồn tại vướng mắc ở ngành dịch vụ, chú trọng lĩnh vực du lịch để nâng cao hiệu quả, tỷ trọng đóng góp trong nội bộ ngành.

- Thu nhập bình quân đầu người: Đến nay đạt khoảng trên 77% so với kế hoạch, cần đẩy mạnh nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào địa phương, góp phần giải quyết việc làm. Lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư, các chính sách xã hội để giảm nghèo bền vững.

- Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, công tác tưới tiêu chủ động để hạn chế việc bỏ hoang đồng ruộng không sản xuất do thiếu nước; đầu tư thâm canh, ứng dụng giống mới có năng suất cao vào sản xuất ở những nơi có điều kiện.

- Tập trung chỉ đạo giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đảm bảo theo kế hoạch giai đoạn 2011-2015.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015

 

I. Mục tiêu và các chỉ tiêu KTXH chủ yếu:

1. Mục tiêu:

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, dịch vụ du lịch cộng đồng; phát triển công nghiệp ở những vùng có điều kiện; phát triển nông nghiệp toàn diện đảm bảo an ninh lương thực. Huy động mọi nguồn lực xã hội, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới. Phối hợp hoàn thành các chương trình, dự án trọng điểm của trung ương, của tỉnh. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; thực hiện kịp thời và có hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2015:

1. Giá trị sản xuất (tăng 21,0%)                                      : 14.018 tỷ đồng

Trong đó: Các ngành dịch vụ (tăng 27,3%)           : 7.700 tỷ đồng

    Công nghiệp - xây dựng (tăng 13,8%)    : 5.160 tỷ đồng

                          Nông - lâm - ngư nghiệp (tăng 15,9%)   : 1.158 tỷ đồng

2. VA bình quân đầu người                                             : 50-51 triệu đồng

3. Doanh thu du lịch tăng trên                               : 28%

4. Sản lượng lương thực có hạt                               : 37,9 nghìn tấn

5. Tổng đầu tư toàn xã hội                                              : 6.800 tỷ đồng

6. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn                : 301,591 tỷ đồng

Trong đó, thu cân đối ngân sách                              : 95,281 tỷ đồng

7. Bê tông, nhựa hóa giao thông                                      : 15 km

8. Tỷ lệ hộ nghèo                                                    : 4,85%

9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng            : 9,5%

10. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới                                 : 1,0%

11. Tỷ lệ lao động được đào tạo                                       : 53%

12. Tạo việc làm mới:                                             : 3.000 người

13. Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch                         : 75%

14. Tỷ lệ độ che phủ rừng                                                : 49%

3. Các chương trình KTXH trọng điểm:

a) Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội;

b) Chương trình xây dựng, chỉnh trang các đô thị loại V và góp phần xây dựng đô thị Chân Mây;

c) Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ;

d) Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

4. Các chương trình, đề án, dự án trọng điểm cần tập trung chỉ đạo:

- Hoàn thành Đề án phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi giai đoạn 2011-2015 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;

- Tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung;

- Hoàn chỉnh hạ tầng các khu tái định cư Quốc lộ 1A; nhà văn hóa trung tâm huyện; vỉa hè Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Lăng Cô;

- Quy hoạch khu dân cư phố chợ Lộc Bổn; khu dân cư đường Từ Dũ, Hoàng Đức Trạch, thị trấn Phú Lộc;

- Tập trung chỉ đạo hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở 04 xã: Vinh Hưng, Lộc An, Lộc Bổn, Lộc Điền;

 - Tập trung chỉ đạo thực hiện dự án Cải tạo và phát triển đàn bò lai huyện Phú Lộc giai đoạn 2015-2018.

II. Kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và giải pháp thực hiện:

1. Phát triển sản xuất:

a) Ngành dịch vụ:

Phấn đấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 7.700 tỷ đồng, tăng 27,3% so với năm 2014; doanh thu du lịch đạt trên 950 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2014, thu hút khách du lịch đến địa phương 625.000 lượt, tăng 18% so với năm 2014; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2014.

Nâng tỷ lệ của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế gắn với cải thiện chất lượng dịch vụ theo hướng đầu tư chiều sâu. Phát triển mới các loại hình dịch vụ vận tải trên biển, dịch vụ hậu cần nghề cá. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các chợ trên địa bàn và trung tâm thương mại thị trấn Lăng Cô, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao thương và phát triển kinh doanh.

Về du lịch, tập trung chỉ đạo các giải pháp cải thiện môi trường du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch; thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đa dạng các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng vùng ven đầm Cầu Hai, Lăng Cô, vùng ven biển… đầu tư hoàn thiện, mở rộng hệ thống hạ tầng vào các khu du lịch, điểm du lịch sinh thái đáp ứng yêu cầu của du khách. Phát triển mạnh loại hình dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch ở các vùng biển Cảnh Dương, Lăng Cô, Đông Dương – Hàm Rồng, Vinh Hải, Vinh Mỹ... tạo việc làm cho người dân trong vùng; hoàn thành và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các nhà hàng, dịch vụ ăn uống trên mặt nước đầm Cầu Hai; quy hoạch khu du lịch Suối Mơ, Lăng Cô.

b) Ngành công nghiệp – xây dựng:

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.160 tỷ đồng (công nghiệp 850 tỷ và TTCN 310 tỷ đồng).

Tạo điều kiện thu hút các ngành công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, mức sống dân cư. Tiếp tục kêu gọi đầu tư lấp đầy Khu công nghiệp La Sơn, hạ tầng Cụm công nghiệp Vinh Hưng; xây dựng một số thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề địa phương, hỗ trợ quảng bá nhãn hiệu cho các sản phẩm đã đăng ký.

Về đầu tư xây dựng: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình; đặc biệt là các chương trình phát triển và chỉnh trang đô thị, chương trình xây dựng nông thôn mới, các công trình hạ tầng thiết yếu ở vùng khó khăn. Tập trung công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, tổ chức bán đấu giá giao quyền sử dụng đất để đầu tư các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách huyện. Tích cực phối hợp làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng các dự án đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các dự án trọng điểm trên địa bàn như: Khu du lịch Laguna giai đoạn 2, Khu du lịch Bãi Chuối, Hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam, đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, Nâng cấp QL49B, Mở rộng QL1A, Hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia…  

c) Ngành nông nghiệp:

Tập trung đầu tư thâm canh, ổn định diện tích gieo trồng lúa khoảng 6.700 ha, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất đạt trên 95%; năng suất lúa bình quân cả năm 58-59 tạ/ha. Duy trì và cải tạo tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có. Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 49%.

Diện tích nuôi trồng trên 1.200 ha; trong đó, nuôi nước lợ 900 ha, nuôi cá nước ngọt 300 ha; nuôi lồng 1.700 cái. Phấn đấu tổng sản lượng thuỷ sản đạt 9.300 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 2.500 tấn, sản lượng khai thác 6.800 tấn (biển 5.000 tấn, sông đầm 1.800 tấn).

Tập trung giải pháp nâng cao năng suất các loại cây trồng, chất lượng sản phẩm nông lâm thuỷ sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; phát triển kinh tế vùng gò đồi. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, củng cố và kiện toàn hệ thống thú y cơ sở.

Chú trọng công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng; bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, bảo vệ tốt rừng trồng ở các địa phương.

Tăng sản lượng khai thác thủy sản theo hướng đánh bắt xa bờ. Ngăn chặn, xử lý triệt để việc đánh bắt bằng lừ xếp có mắc lưới vi phạm quy định, cơi nới nò sáo không đảm bảo quy hoạch. Phát triển nuôi trồng thủy sản trên cát. Tuyên truyển, phổ biến và triển khai thực hiện Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định về nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô, đảm bảo quy định.

2. Quy hoạch xây dựng:

Lập Đề án đề nghị công nhận các đô thị mới đạt tiêu chuẩn đô thị loại V theo kế hoạch; lập quy hoạch chi tiết hai bên đường 19/5, đường Hoàng Đức Trạch, thị trấn Phú Lộc.

Tiến hành lập hồ sơ cắm mốc địa giới các đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa và quản lý mốc giới, phục vụ công tác quản lý đô thị theo quy hoạch đối với các đồ án: Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Phú Lộc, quy hoạch chung đô thị mới La Sơn và Vinh Hiền.

3. Tài chính ngân sách:

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phấn đấu đạt 301,591 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối ngân sách 95,281 tỷ đồng (chỉ tiêu phấn đấu thu cân đối ngân sách đạt 100 tỷ đồng), bằng 103% so với thực hiện năm 2014; nếu loại trừ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất thì thu cân đối ngân sách tăng 6,9%, thu ngoài quốc doanh tăng 19,4% so với thực hiện năm 2014. Tổng chi ngân sách địa phương 393,838 tỷ đồng, chi ngân sách huyện 334,781 tỷ đồng.

Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách đạt và vượt kế hoạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi. Thực hiện các biện pháp tăng nguồn thu, trong đó chú trọng các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, thu tiền sử dụng đất; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác cho các tổ chức, cá nhân để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm tạo đột phá trong công tác thu ngân sách; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chống thất thu, thực hành tiết kiệm chi, chống lãng phí, thất thoát. Quản lý chi tiêu hợp lý, đúng chế độ, xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp.

4. Về xã hội:

- Giáo dục và đào tạo: Tập trung chỉ đạo để thực hiện hoàn thành đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và trung học cơ sở; thực hiện phân luồng hợp lý theo hướng hầu hết học sinh tốt nghiệp lớp 9 học tiếp THPT, hoặc học nghề với trình độ văn hóa tương đương THPT. Đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong nhà trường. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học theo quy hoạch, từng bước đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến xã, để chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm tải cho tuyến trên. Kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 9,5%.

- Dân số, kế hoạch hoá gia đình: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án "Giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên", giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn dưới 1,0%, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; chống bạo lực gia đình. Xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở. Đầu tư nâng cấp, cải tạo Đài Phát thanh - Truyền hình huyện, xây dựng mạng lưới thông tin, truyền thanh, truyền hình trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao đến tận cơ sở; đa dạng loại hình và phương thức tổ chức thể dục thể thao gắn với các hoạt động văn hóa, du lịch, dịch vụ. Tập trung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hoá và lễ hội văn hoá chào mừng các sự kiện lớn trong năm (kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương, giải phòng miền Nam và thống nhất đất nước, 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020…); kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

- Lao động và các chính sách xã hội:

Chỉ tiêu phấn đấu: Tạo việc làm mới cho hơn 3.000 lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 53%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 4,85% vào cuối năm 2015; nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc, vùng miền núi, ven biển, đầm phá.

Tiếp tục lồng ghép, tổ chức thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm, các chương trình phát triển kinh tế của huyện. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện; ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội như phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm lo hộ gia đình chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Tuyên truyền, hướng dẫn nhằm giảm thiểu các thiệt hại do tai nạn, thiên tai, hạn chế tới mức thấp nhất đối tượng phải cứu trợ đột xuất. Di dời, bố trí lại dân cư ra khỏi vùng ngập lụt, vùng sạt lở, ven sông, ven biển.

5. Quản lý tài nguyên và môi trường:

Tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tiếp tục thực hiện Chương trình trọng điểm về bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Đề án thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Phối hợp với tỉnh kiểm tra các dự án đầu tư đã được giao đất, cho thuê đất; kiên quyết thu hồi đối với các dự án vi phạm tiến độ sử dụng đất theo kế hoạch đã được cấp phép. Kiểm tra tình hình khai thác khoáng sản, xử lý chất thải, nước thải ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.

6. Khoa học - công nghệ:

Tăng cường ứng dụng các tiến bộ mới về khoa học công nghệ vào sản xuất và bảo vệ môi trường. Đặc biệt chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ sạch... liên kết với một số trung tâm dịch vụ khoa học - kỹ thuật để thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đăng ký sở hữu trí tuệ, tạo lập thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương.

Phát triển công nghệ thông tin, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tin học hóa quản lý nhà nước; hình thành môi trường thông tin điện tử trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

7. Quốc phòng an ninh và công tác nội chính:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trong những dịp lễ, tết; đại hội Đảng các cấp. Xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Chủ động nắm chắc tình hình âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, không để bị động bất ngờ, không để xảy ra bạo loạn lật đổ; tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hình sự, làm tốt công tác phòng ngừa, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc vững chắc tại các cơ sở, nhằm phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng và lãng phí. Từng bước đổi mới công tác tiếp dân, gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài; hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Nâng cao ý thức chấp hành luật pháp trong cán bộ và nhân dân; tuyên truyền phổ biến pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật.

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục kiện toàn bộ máy chính quyền các xã, thị trấn, các phòng ban cấp huyện.

8. Chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, duy tu, nâng cấp các công trình thủy lợi, đê bao, tiêu thoát nước, nạo vét kênh mương, tích nước các hồ đập nhằm đảm bảo cho việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất, phòng chống hạn hán. Xây dựng Phương án di dời, tái định cư cho các hộ dân trong vùng ảnh hưởng sạt lở đất tại khu vực chân đèo Phú Gia, xã Lộc Tiến; các hộ ven sông Bù Lu xã Lộc Vĩnh; cắm biển báo khu vực giới hạn cho phép khai thác cát sỏi tại khu vực sông Truồi, để ngăn chặn tình trạng sạt lở và xâm thực ở hai bên bờ sông.

Các ngành, các cấp cần xây dựng phương án cụ thể về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, di dân ra khỏi các khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, giảm thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường do thiên tai gây ra. Huy động và bố trí hợp lý các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão. Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về mức độ nguy hiểm của thiên tai, biến đổi khí hậu.

9. Xây dựng kế hoạch giai đoạn 2015-2020:

Các ngành, các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao trực tiếp xây dựng kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 đảm bảo phát huy cao độ các tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng và mọi nguồn nội lực trong huyện, tận dụng tối đa các cơ hội bên ngoài, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với phát triển bền vững.

Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao vai trò và tăng tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế, phát triển khu vực dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển đô thị, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung huy động mọi nguồn lực để phục vụ tốt công tác Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020./.

Quốc Sinh
       
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày