Tìm trên trang KT-XH
Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2013 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2014
18/11/2015 3:51:PM

Trong 14 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu được Hội đồng nhân dân huyện thông qua, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, 02 chỉ tiêu chưa đạt, cụ thể như sau:

STT

Chỉ tiêu chủ yếu

KH 2013

TH 2013

% KH

1

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

9.002

9.024

100,2

 

Ngành dịch vụ

4.561

4.560

 

Ngành công nghiệp- xây dựng

3.580

3.598

 

Nông - lâm - ngư nghiệp

861

866

 

2

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng)

30

30

100

3

Doanh thu du lịch tăng trên (%)

28,0

36,0

 

4

Sản lượng lương thực có hạt trên (1.000 tấn)

37,500

36,348

97

5

Tổng đầu tư toàn xã hội trên (tỷ đồng)

4.500

4.200

93,3

6

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỷ đồng)

Trong đó: thu cân đối ngân sách (tỷ đồng)

436,740

80,746

440,681

81,686

101

101

7

Chương trình giao thông nông thôn (km)

15

27

180

8

Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới giai đoạn 2011-2015)

7,35

7,11

 

9

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%)

11,0

10,73

 

10

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

1,03

1,03

 

11

Tỷ lệ lao động được đào tạo (%)

49,0

49,0

 

12

Tạo việc làm mới bình quân hàng năm (người)

2.500

2.550

102

13

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch (%)

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

49,7

94,0

49,7

 94,0

 

14

Tỷ lệ che phủ rừng đạt (%)

47,6

47,6

 

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM 2013:

1. Tình hình sản xuất kinh doanh:

1.1.  Lĩnh vực dịch vụ:  

Tuy còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát và thắt chặt chi tiêu làm sức mua giảm, dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội không đạt kế hoạch (đạt 96,6%), nhưng doanh thu ngành du lịch tăng (105,6% kế hoạch) và một số dịch vụ khác lại tăng cao, đã bù đắp cho tổng thể ngành dịch vụ; nhìn chung lĩnh vực này có bước phát triển khá đa dạng và phong phú, giá trị sản xuất đạt 4.560 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm.

Nổi bật nhất là ngành du lịch, mặc dù sân bay quốc tế Phú Bài đóng cửa sửa chữa đã gây khó khăn cho việc lưu chuyển khách du lịch, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, song do triển khai tốt các hoạt động du lịch trên địa bàn như khánh thành một số khu du lịch lớn: khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô của tập đoàn Banyan Tree, Vườn quốc gia Bạch Mã mở cửa đón khách trở lại và đầu tư bến thuyền, bến xe ở Hồ Truồi, tạo điều kiện thuận lợi cho khách viếng thăm Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, nên lĩnh vực này đạt khá. Lượng khách du lịch 385 nghìn lượt, đạt 101,8% kế hoạch và tăng 10,2% so với năm 2012. Doanh thu dịch vụ du lịch đạt 560 tỷ đồng, tăng 105,6% so với kế hoạch năm. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiếp tục được củng cố và phát triển; đến nay, toàn huyện có 54 cơ sở lưu trú với 1.117 phòng lưu trú, tăng 264 phòng so với năm 2012; số lượng giường là 1.586, tăng 278 giường so với năm 2012.

Các lĩnh vực dịch vụ khác đạt khá: Tổng doanh thu dịch vụ vận tải đạt khoảng 1.500 tỷ đồng; khối lượng hàng hóa luân chuyển trên toàn huyện đạt 14.000 tấn/km, lượng hành khách luân chuyển đạt 37.000 hành khách/km; chất lượng các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng được nâng cao; đến nay, trên địa bàn huyện đã có 02 tuyến xe buýt Huế - Vinh Hiền, Huế – Cầu Hai phục vụ đi lại của người dân, có 01 doanh nghiệp mở hoạt động kinh doanh taxi tại thị trấn Phú Lộc. Doanh thu dịch vụ bưu điện đạt 195 tỷ đồng. Huy động vốn đạt 520 tỷ đồng, tăng 4% so với kế hoạch năm. Doanh thu dịch vụ y tế, bảo hiểm đạt 225 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 1.560 tỷ đồng, đạt 96,6% so với kế hoạch năm và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012.

Thương mại: Đã làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, bình ổn giá, ổn định thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại; các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi phong phú, tham gia tích cực chương trình bình ổn giá và đưa hàng việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa (kể cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh) nên thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ổn định.

1.2. Công nghiệp – xây dựng:

Giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt 3.598 tỷ đồng, bằng 100,5% kế hoạch, trong đó: giá trị sản xuất ngành xây dựng chỉ đạt 98,3% kế hoạch năm (2.850 tỷ đồng), nhưng do ngành công nghiệp - TTCN tăng cao đạt 748 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch năm, tăng 24% so với năm 2012 (công nghiệp 511 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp 237 tỷ đồng), nên đã bổ sung cho nội bộ ngành công nghiệp – xây dựng đạt và vượt kế hoạch năm.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định; nhiều doanh nghiệp đã dần tháo gỡ khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư phát triển mới. Công tác phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và thu hút đầu tư được chú trọng: Cụm công nghiệp Vinh Hưng đã thu hút 01 doanh nghiệp (Công ty CP May xuất khẩu Ngọc Châu) đến đăng ký và đang lập thủ tục đầu tư. Đã triển khai kế hoạch thực hiện Đề án khôi phục và phát triển làng nghề sản xuất dầu tràm xã Lộc Thuỷ, bước đầu đăng ký đạt chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm dầu tràm.

Lĩnh vực quản lý điện nông thôn: Triển khai thực hiện công tác bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn trên địa bàn huyện theo nội dung Thông báo số 83/TB-UBND ngày 30/3/2013 của UBND tỉnh, kết quả đơn vị HTX dịch vụ tổng hợp Lộc Tiến thống nhất bàn giao cho ngành điện quản lý, HTX dịch vụ điện Lộc Thủy đang hoàn chỉnh nội dung báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ vốn vay dự án REII để quyết định hướng bàn giao. Các đơn vị không bàn giao gồm: Công ty CP Điện lực Phú Lộc, HTX điện Vinh Hưng, HTX điện Lăng Cô tiếp tục duy trì việc sản xuất kinh doanh bán lẻ điện nông thôn. Tiếp tục phối hợp thực hiện các dự án điện nông thôn trên địa bàn như RE2, RD nhằm cải thiện hạ tầng và nâng cao chất lượng điện năng phục vụ nhân dân.

Chương trình khuyến công: Triển khai các Đề án đào tạo cho lao động nông thôn thuộc nguồn vốn của tỉnh (nghề mộc mỹ nghệ và dân dụng trên địa bàn xã Lộc Sơn và các xã phụ cận); tổ chức Đoàn tham quan học tập kinh nghiệm khuyến công tại các tỉnh phía Nam; hỗ trợ kinh phí khuyến công năm 2013 cho đề án Đào tạo nghề mây tre đan tại Bản Phúc Lộc, xã Xuân Lộc. Phối hợp với Trung tâm khuyến công và Xúc tiến Thương mại Thừa Thiên Huế hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện tham gia triển lãm giới thiệu và bán sản phẩm tại Hội chợ triển lãm Làng nghề Việt Nam năm 2013 và Hội chợ Thương mại, Công nghiệp Huế 2013.

Đã tổ chức bình chọn và công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện Phú Lộc năm 2013 cho 06 sản phẩm (mắm rò, ruốc nhãn hiệu Chị Hến, máy ấp trứng gia cầm, tượng gỗ lũa, bàn ghế Salon, tủ thờ khảm xà cừ, tinh dầu tràm nhãn hiệu Lộc Thủy), khen thưởng các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện Phú Lộc năm 2013.

- Tình hình đầu tư xây dựng:

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 4.200 tỷ đồng, đạt 93,3% KH đề ra; do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nên nhiều dự án lớn đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô không thực hiện, hoặc thực hiện với tiến độ chậm. Bên cạnh đó, nền kinh tế của huyện vốn phụ thuộc lớn vào đầu tư mới hạ tầng, nên việc các dự án trọng điểm về hạ tầng chậm triển khai đã ảnh hưởng đến nền kinh tế. Đối với huy động đầu tư trong dân cũng hạn chế, do có nhiều rủi ro trong đầu tư kinh doanh và yếu tố thị trường đã tác động lớn đến việc huy động vốn; một phần do bất động sản đang thời kỳ suy giảm, giá vàng liên tục giảm mạnh đã ảnh hưởng đến nguồn huy động toàn xã hội.

Năm 2013, huyện tập trung nguồn vốn bố trí đầu tư các công trình chỉnh trang đô thị, hạ tầng giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng tái định cư phục vụ đền bù giải phóng mặt bằng, tạo nguồn thu từ quỹ đất. Theo đó, đã bố trí 31,9 tỷ đồng từ ngân sách huyện để đầu tư 101 công trình (bố trí vốn trả nợ và chuyển tiếp 16,4 tỷ, chiếm 60%; bố trí vốn đầu tư công trình mới 15,5 tỷ, chiếm 40%). Vốn thuộc nguồn mục tiêu ngân sách tỉnh bố trí 6,7 tỷ đồng, được phân bổ đầu tư cho 03 công trình. Vốn ngân sách tỉnh do Ban Đầu tư và Xây dựng làm chủ đầu tư bố trí 111,43 tỷ đồng, đầu tư 44 công trình. Vốn Chương trình 257/CP của Chính phủ bố trí 8 tỷ đồng để đầu tư 8 công trình.

- Xây dựng nông thôn mới: Sau khi hoàn thành phê duyệt đồ án, đề án xây dựng nông thôn mới tại 12 xã, đã tập trung huy động nguồn lực đầu tư, kết hợp lồng ghép nguồn lực của các Chương trình mục tiêu, Chương trình giảm nghèo 257/CP, giao thông, kiên cố hóa kênh mương, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước...nhằm tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo quy hoạch được duyệt. Luỹ kế đến nay, đã huy động được 167,526 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 128,096 tỷ đồng, ngân sách huyện 39,430 tỷ đồng, xây dựng mới 12,1 km đường trục xã, 48,52 km đường trục thôn, 6,51 km đường giao thông nội đồng, 6 cây cầu; kiên cố hóa 10,6 km kênh mương, xây mới và sửa chữa 9 đập thủy lợi, 4 trạm bơm điện; xây mới phòng học cho 3 trường tiểu học, 7 trường THCS, sửa chữa và xây mới phòng học 8 trường mẫu giáo; cải tạo, nâng cấp 33 trạm biến áp và 10,8 km đường dây, xây mới 2 trụ sở HĐND và UBND xã, 2 nhà văn hóa, 4 nhà cải cách hành chính, xây dựng mới 2 chợ… Riêng năm 2013, nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng kinh phí 73,74 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, với kinh phí 250 triệu đồng ở 2 xã Vinh Hưng và Lộc An; ngoài ra, nhân dân còn tập trung đầu tư xây dựng, sửa sang nhà cửa, tường rào, lối đi, bộ mặt nông thôn ngày càng sạch đẹp, khang trang hơn so với trước.

Kết quả hoàn thành các tiêu chí: Thực hiện giám sát, đánh giá theo Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh; kết quả có 01 xã đạt 15 tiêu chí (Lộc Điền), 3 xã đạt 14 tiêu chí (Lộc Bổn, Lộc An, Vinh Hưng), 3 xã đạt 13 tiêu chí (Lộc Trì, Lộc Bình, Vinh Hiền), 2 xã đạt 12 tiêu chí (Vinh Giang, Vinh Mỹ), 2 xã đạt 11 tiêu chí (Xuân Lộc, Vinh Hải), 1 xã đạt 10 tiêu chí (Lộc Hoà).

1.3. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp:

Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư đạt 866 tỷ đồng; trong đó ngành nông nghiệp chỉ đạt 94,6%, không đạt kế hoạch do sản lượng lúa giảm (đạt 97% KH), nhưng do giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng 16,7%, ngư nghiệp tăng 1,1% so với kế hoạch, nên đã bù đắp cho nội bộ ngành đạt 100,6% kế hoạch năm.

 Trồng trọt: Thời tiết vụ Đông Xuân tương đối thuận lợi nhưng bị chuột phá hại. Đầu vụ Hè Thu nắng nóng, khô hạn, không có nguồn nước, đã bỏ hoang 110 ha, gieo cấy trễ vụ 445 ha, chuyển sang trồng các loại cây trồng khác 70 ha; vào giữa vụ thời tiết có mưa đều, tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt, tuy nhiên, không thuận lợi cho một số cây trồng khác (thiệt hại khoảng 50 ha dưa hấu).

Kết quả đạt được: Diện tích gieo trồng cả năm 9.144,8 ha, đạt 98,3% kế hoạch, đạt 100% so cùng kỳ; trong đó, lúa 6.694 ha, đạt 98,4% so kế hoạch, đạt 98,2% so cùng kỳ (vụ Đông Xuân 3.711 ha, vụ Hè Thu 2.983 ha); năng suất lúa cả năm đạt 54,3 tạ/ha; sản lượng đạt 36.348 tấn, đạt 97,0% so kế hoạch, đạt 97,6% so cùng kỳ (nguyên nhân sản lượng lúa không đạt kế hoạch: mặc dù Vụ Đông Xuân được mùa, năng suất khá cao đạt 56,9 tạ/ha, nhưng vụ Hè Thu năng suất chỉ đạt 51,1 tạ/ha, do có 700 ha bị lem lép hạt và ảnh hưởng của thời tiết, nên năng suất bình quân chung cả năm đạt 54,3 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha so với năm 2012). Sản xuất giống tại chỗ 112,2 ha (Đông Xuân 82,6 ha, Hè Thu 29,6 ha), giống xác nhận đưa vào sản xuất 624 tấn (vụ Đông Xuân 353,1 tấn, vụ Hè Thu 270,8 tấn), đạt tỷ lệ 92,8%; sắn nguyên liệu 800 ha, sản lượng 15.600 tấn; khoai lang 509,3 ha; lạc 305 ha; rau đậu các loại 521,5 ha; dưa hấu 128 ha; cao su khai thác 300ha/436ha, sản lượng đạt 624 tấn.

 Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định, chất lượng đàn ngày càng tăng lên. Đàn trâu có 4.850 con, đạt 97% so với kế hoạch, bằng 98,5% so với cùng kỳ; đàn bò 2.010 con, đạt 95,7% so với KH, đạt 97,1% so cùng kỳ; đàn lợn có 25.150 con, đạt 96,7% so với KH, bằng 100% so với cùng kỳ; gia cầm 332.000 con, đạt 83% so KH và bằng 102% so cùng kỳ, dê 700 con; hiện nay tỷ lệ lợn nái ngoại đạt 15%, lợn nái F1 đạt 40% (so với đàn lợn giống); tỷ lệ lợn ngoại đạt 4%, lợn F1 đạt 90% (so với tổng đàn); bò lai sind đạt 5%.

Lâm nghiệp: Đã khai thác và trồng lại rừng được khoảng 850 ha; tỷ lệ che phủ rừng 47,6% đạt kế hoạch và tăng 0,6% so với kết quả thực hiện năm 2012. Công tác PCCC rừng có nhiều tiến bộ nên trong năm không xảy ra vụ cháy nào. Công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn được quan tâm chỉ đạo một cách tích cực bằng nhiều hình thức. Đã triển khai truy quét tại rừng 10 đợt với 188 lượt người tham gia; phát hiện và xử lý 44 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 19,252 m3 gỗ các loại, đã xử phạt vi phạm hành chính và bán tang vật thu nộp ngân sách hơn 161 triệu đồng.  

Về thủy sản: Diện tích thả nuôi 1.250 ha, đạt 103,3% kế hoạch, bằng 105,9% so với cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 310 ha, nuôi nước lợ 940 ha (chuyên tôm 105 ha, xen ghép 835 ha); nuôi cá lồng 1.700 cái. Sản lượng nuôi ước 2.512 tấn, đạt 114,2% so với kế hoạch, bằng 110,2% so cùng kỳ; trong đó, tôm 452 tấn, cua 145 tấn, cá các loại 1.765 tấn (nước lợ 340 tấn, nước ngọt 1.425 tấn), nhuyễn thể 150 tấn. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 6.710 tấn, đạt 102,7% KH và bằng 100% so với cùng kỳ (khai thác biển 4.930 tấn, khai thác sông đầm 1.780 tấn. Phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ lên 55 chiếc, chủ yếu ở xã Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc và Vinh Hiền, tăng 03 chiếc so với năm 2012.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: Đã phối hợp các địa phương kiểm tra, xử lý các hộ đánh bắt có tính hủy diệt và nuôi trồng các đối tượng cấm. Thực hiện kế hoạch giảm số lượng lừ của huyện, đến nay, đã giảm được 65.887 cái trong tổng số 108.987 cái, tương đương 65,45%; ổn định khai thác 43.100 cái. Tổ chức kiểm tra, xử lý tháo dỡ 70 miệng đáy, sắp xếp lại 32 miệng đáy.

2. Thu - chi ngân sách:  

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2013 đạt 440,681 tỷ đồng, đạt 101% KH, tăng 21% so với năm 2012; trong đó thu cân đối ngân sách 81,686 tỷ đồng, đạt 101% KH. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 457,737 tỷ đồng, đạt 129% KH, tăng 6% so với năm 2012; trong đó, chi ngân sách huyện 403,062 tỷ đồng, đạt 134% KH, bằng 108% so với cùng kỳ; chi ngân sách xã 54,675 tỷ đồng.

Năm 2013, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; theo đó, một số chính sách về thuế và miễn giảm, giảm, gia hạn nộp thuế đã làm giảm nguồn thu trong năm. Nhưng bằng sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành trong công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, thu nợ, xử lý nợ đọng thuế nên huyện đã thực hiện hoàn thành dự toán thu ngân sách trên địa bàn.

3. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị:

Năm 2013, tiếp tục thực hiện chuyển tiếp các đề án quy hoạch trọng điểm, gồm: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phú Lộc (đã được UBND tỉnh phê duyệt và huyện tổ chức công bố đề án quy hoạch), quy hoạch chung xây dựng đô thị loại V La Sơn và Vinh Hiền (đang trình UBND tỉnh phê duyệt), quy hoạch nghĩa trang nhân dân xã Lộc Sơn; đồng thời triển khai thực hiện mới các đề án theo kế hoạch năm 2013: Quy hoạch nghĩa trang liên xã Lộc Hòa – Lộc Điền, Quy hoạch chi tiết nghĩa trang nhân dân vùng các xã khu 3, Quy hoạch phát triển điện lực huyện Phú Lộc giai đoạn 2011 - 2015, Quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 - 2020, định hướng 2030; lập đề án công nhận đô thị loại V La Sơn.

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những sai phạm trong xây dựng và phát triển đô thị được tăng cường nhằm mục đích kiểm soát theo đúng quy hoạch. Đã phát hiện và lập biên bản ngừng thi công xây dựng 61 trường hợp, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu tập trung ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Chỉ đạo các địa phương tổ chức đối thoại với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng và xây dựng kế hoạch cưỡng chế sau đối thoại.

Triển khai đánh và gắn biển số nhà các tuyến đường ở thị trấn Phú Lộc và thị trấn Lăng Cô.

4. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, bồi thường hỗ trợ và tái định cư:

Công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2013, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 7.308,96 ha, luỹ kế đến nay đã cấp được diện tích 19.974,57 ha, đạt 93,53% so với diện tích đất cần cấp, vượt 1,53% so với chỉ tiêu huyện đã cam kết với tỉnh; trong đó, đất nông nghiệp 6.230,16 ha, đạt 92%; đất lâm nghiệp 9.746,32 ha, đạt 95%; đất nuôi trồng thuỷ sản 899,34 ha, đạt 95%; đất ở đô thị 300,47 ha, đạt 92%; đất ở nông thôn 2.713,87 ha đạt 93%; đất tín ngưỡng 124,36 ha, đạt 93%.

Trong năm, đã giao đất ở cho 151 trường hợp, với diện tích đất giao là 2,15 ha tại các Khu tái định cư sông đầm ở thị trấn Phú Lộc, Lộc Trì, Lộc Điền, Vinh Hiền và đất ở tại Khu tái định cư Lộc Vĩnh; thu hồi đất gồm 72 trường hợp của các hộ gia đình, cá nhân phục vụ dự án Điện nông thôn ReII, Khu tái định cư Lộc Thuỷ với diện tích 6,96 ha.

Đất của các tổ chức: đã có 17 tổ chức với 19 khu đất được cấp giấy. Đến nay, đã có 239 đơn vị với 538 địa điểm được cấp giấy CNQSDĐ. Trong đó: cơ quan đơn vị sự nghiệp 181 đơn vị với 338 giấy; an ninh, quốc phòng 12 đơn vị với 13 giấy; doanh nghiệp 47 đơn vị với 127 giấy. Hiện còn 4 tổ chức với 4 khu đất thuộc các cơ quan đơn vị; 21 tổ chức kinh doanh với 35 khu đất chưa được cấp giấy.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015, đến nay, tất cả các địa phương đã thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt. Đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề khai thác, sản xuất vôi hàu tại thị trấn Lăng Cô đã thực hiện xong công tác hỗ trợ, chuyển đổi nghề cho các hộ chế biến vôi hàu, các lò nung vôi đã giải tỏa trả lại mặt bằng cho Nhà nước quản lý. Đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung cho các xã Lộc An, Lộc Bổn, Lộc Tiến với hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

Tình hình thực hiện Quyết định số 936/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý, sử dụng các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh: Đến nay, các bãi tập kết cát, sỏi vi phạm quy hoạch đã ngừng hoạt động; bãi tập kết đúng quy hoạch ở các xã Lộc Điền, Lộc An đã đi vào hoạt động.

Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Từ đầu năm đến nay, đã thực hiện được 27 công trình, dự án với tổng diện tích đất thu hồi 465,1 ha, gồm hơn 2.000 đối tượng bị ảnh hưởng (trong đó có 205 hộ gia đình phải TĐC), giá trị đã được phê duyệt 308,1 tỷ đồng. Cùng với việc tập trung chỉ đạo, giải quyết GPMB các công trình chuyển tiếp còn vướng mắc, đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ GPMB các công trình mới như: Khu tái định cư Lộc Thủy, Hầm đường bộ qua đèo Phước Tượng và Phú Gia, Khu công nghiệp La Sơn, Đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Tuý Loan, Đường La Sơn – Nam Đông (Km4+500 – Km12+494,74), Mở rộng QL 49 B (đoạn qua xã Vinh Hưng), Đường trục chính Cảng Chân Mây, Mở rộng QL 1A qua huyện Phú Lộc… 

Nhìn chung, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định, một số nơi thực hiện tốt chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm như: Vinh Mỹ, Vinh Hưng, Lộc Sơn, Lộc Trì... Tuy nhiên, do số lượng công trình, dự án nhiều, yêu cầu tiến độ gấp rút nên một số công trình tiến độ công tác GPMB còn chậm. Một số công trình gặp nhiều vướng mắc do khu tái định cư chưa hình thành kịp; do việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của các xã, thị trấn còn chậm; quá trình giải quyết bồi thường gặp nhiều phát sinh không có trong quy định hoặc người dân không chấp nhận giá trị đền bù dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại kéo dài; thời gian xử lý qua nhiều cấp thẩm quyền và chậm trễ bàn giao mặt bằng… Có 16 dự án được phê duyệt đền bù trong giai đọan từ khi NĐ 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ ra đời (có hiệu lực từ ngày 01/10/2009) đến khi có Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh (có hiệu lực từ ngày 20/4/2010) phát sinh giá trị hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm đến nay vẫn chưa có hướng tháo gỡ.

5. Văn hóa - xã hội

5.1. Y tế, dân số gia đình và trẻ em:

Chủ động triển khai và làm tốt công tác phòng chống các dịch bệnh như sốt xuất huyết, sốt nhiễm siêu vi, một số dịch bệnh có nguy cơ như dịch tiêu chảy cấp, bệnh tay chân miệng, bệnh cúm A H7N9, cúm A H5N1... Từ đầu năm đến nay, có 38 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 25 trường hợp mắc bệnh sốt rét, không có trường hợp tử vong. Công tác kiểm tra, giám sát VSATTP thường xuyên triển khai thực hiện. Chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng lên, số lượt người khám bệnh là 302.832, đạt 94,63% KH, bằng 123,9 % so cùng kỳ năm ngoái; điều trị nội trú 8.476 lượt người, đạt 94,17% KH và bằng 106,95% so cùng kỳ.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện, công tác truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ trên địa bàn 18 xã, thị trấn nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; năm 2013, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 16,63%, giảm 1,43% so với cùng kỳ, không đạt kế hoạch so với Đề án “Giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giai đoạn 2011 – 2015” (mục tiêu của Đề án là năm 2013 giảm còn 14,39%).

Huyện đã phối hợp với Sở Lao động – TB và XH tỉnh tổ chức tốt Lễ phát động điểm Tháng hành động vì trẻ em năm 2013 tại Lộc Bổn với chủ đề “Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em nghèo và trẻ em dân tộc thiểu số” để động viên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo học giỏi. Duy trì, phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và Văn phòng dự án C.I trao học bổng cho 124 em học sinh con hộ nghèo, với số tiền hàng quý gần 150 triệu đồng.

5.2. Giáo dục và Đào tạo:

Năm học 2012-2013, có 570 học sinh thi đậu vào các trường đại học, đạt tỷ lệ 35,64%; trong đó, Trường THPT An Lương Đông: 214/476 em, đạt 44,95%; Trường THPT Thừa Lưu: 120/402 em, đạt 29,85%; Trường THPT Vinh Lộc: 152/360 em, đạt 42,22%; Trường THPT Phú Lộc: 81/315 em, đạt 25,71%; Trung tâm Giáo dục thường xuyên: 03/46 em, đạt 6,52%.

Triển khai năm học mới 2013 – 2014, toàn huyện đã huy động đến trường được 734 cháu nhà trẻ, đạt 67,56% kế hoạch; 4.754 cháu mẫu giáo, đạt 70,37% kế hoạch; 12.776 học sinh tiểu học, đạt 98% kế hoạch; 10.122 học sinh trung học cơ sở, đạt 93,4% kế hoạch.

Tiếp tục tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học của các cấp học; đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất các trường học, trang thiết bị, nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy và học, gắn với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, toàn huyện có 12 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 11 trường đạt chuẩn mức độ 1 và 1 trường đạt chuẩn mức độ 2 (gồm: 02 trường mầm non, 09 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở).

Công tác phổ cập giáo dục được chú trọng, đặc biệt là phổ cập mầm non, đến nay, sau 03 năm thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đã huy động đạt 88,89%; có 16/18 xã, thị trấn đã được công nhận phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; 02 đơn vị còn lại là Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô phấn đấu được công nhận vào tháng 4/2014. Đã củng cố và duy trì 18 xã, thị trấn đạt mức độ 1 phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trong đó có 11 xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (Vinh Giang, Vinh Mỹ, Lộc Trì, Lộc Hòa, Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Vinh Hiền, Vinh Hưng và thị trấn Lăng Cô).

5.3. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao:

Đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, nghệ thuật, vui chơi, thể dục thể thao nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 68, 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 -03/02/2013), 38 năm giải phóng quê hương Phú Lộc, giải phóng Thừa Thiên Huế, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng khác, với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Triển khai thực hiện chương trình hành động của Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 12-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao đến năm 2020", huyện đã tổ chức thành công Đại hội TDTT cơ sở 18/18 xã, thị trấn, tham gia giải việt dã truyền thống tranh cúp Báo Thừa Thiên Huế lần thứ XXII đoạt giải nhất đơn nữ, giải nhì đồng đội, tham gia giải thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp tổ chức thành công giải thể thao quốc tế 3 môn phối hợp Laguna - 2013 và giải chạy việt dã "Môi trường xanh Bạch Mã". Phong trào Thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, đặc biệt Câu lạc bộ Kinh Lạc Thao phát triển đều khắp ở các khu dân cư.

Tổ chức nhiều hoạt động lồng ghép tuyên truyền, phát động mọi người dân tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 2003, trao bằng công nhận đạt chuẩn văn hóa cho 92 đơn vị đạt tiêu chuẩn Văn hóa giai đoạn 2009 – 2013 vào dịp lễ Quốc khánh 2/9.

5.4. Chính sách xã hội, việc làm:

Đã tổ chức tuyển dụng và đào tạo nghề cho 1.200 lao động, đạt 100% kế hoạch đề ra trong năm và vượt 4% so với năm 2012; giải quyết việc làm mới cho hơn 2.550 lao động, đạt 102% kế hoạch và tăng 2% so với thực hiện của năm 2012.

Công tác giảm nghèo được chú trọng, đã cấp 3.000 Giấy chứng nhận hộ nghèo và 2.228 Giấy chứng nhận hộ cận nghèo, mua 8.238 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng nghèo (trong đó có 5.942 thẻ cho đối tượng thuộc quỹ người nghèo, 1.577 thẻ thuộc đối tượng BHXH, 319 thẻ trẻ em dưới 6 tuổi, 123 thẻ thuộc đối tượng chính sách có công và 277 thẻ thuộc diện dân tộc thiểu số). Thăm hỏi và tặng quà cho các đối tượng chính sách, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết và ngày thương binh liệt sĩ 27/7; giải quyết kịp thời các chế độ về điều dưỡng và mai táng phí cho các đối tượng chính sách có công. Đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể và các UBND xã, thị trấn thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo, tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 cho 16.520 học sinh với tổng số tiền 11,672 tỷ đồng, cấp bù học phí cho 7.885 học sinh với tổng số tiền 702,585 triệu đồng, cho 296 lượt sinh viên nghèo vay 2,97 tỷ đồng.

6. Cải cách hành chính và khoa học công nghệ;

Tập trung chỉ đạo, triển khai rà soát chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban trên cơ sở Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các phòng, ban trực thuộc huyện. Đã tiếp tục bổ sung, sửa đổi hoàn thiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị, quy chế phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn trong giải quyết công việc, nâng cao năng lực điều hành, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các phòng ban chuyên môn, các đơn vị cấp xã, của người đứng đầu cơ quan.

Công tác cải cách thủ tục hành chính được tập trung chỉ đạo; tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình Một cửa tại UBND huyện. Đã thực hiện áp dụng 07 lĩnh vực với 132 thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; xây dựng, ban hành 70 quy trình giải quyết thủ tục hành chính áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 từ tháng 05/2013. Hoàn chỉnh đề án mô hình một cửa điện tử; xây dựng lộ trình dịch vụ công trực tuyến từ 2013 đến 2015.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước: Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các phần mềm dùng chung, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện như: hệ thống theo dõi ý kiến chỉ đạo điều hành của UBND; phần mềm Đăng ký lịch họp và phát hành giấy mời qua mạng; phần mềm Quản lý Văn bản và điều hành; phần mềm Quản lý Hồ sơ Một cửa,… Hệ thống mạng diện rộng tỉnh Thừa Thiên Huế đã được triển khai đến 12 phòng, ban chuyên môn, 04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc và UBND 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Đã triển khai nhiều hoạt động ứng dụng KHKT thiết thực, có hiệu quả như: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới và đã nuôi thành công các loại cá kình, cá dìa xen ghép với tôm sú trên diện tích hồ tôm bị bệnh, đến nay đã thực hiện được 264 ha ở các xã Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Điền, nuôi cá nước lợ bằng lồng với các đối tượng nuôi như: cá hồng, cá mú, cá dìa…

7. Quốc phòng - an ninh và công tác nội chính:

Công tác quốc phòng - quân sự: Đã triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, duy trì thường xuyên chế độ rèn luyện, huấn luyện, chế độ trực sẵn sàng chiến đấu đảm bảo an toàn, giải quyết triệt để các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Đã triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2013 với tổng số 190 thanh niên, đạt 100% chỉ tiêu đề ra (trong đó, 175 thanh niên vào quân đội nhân dân và 15 thanh niên vào công an nhân dân). Tổ chức lễ ra quân huấn luyện với quân số tham gia 804 đồng chí, tổ chức huấn luyện lực lượng tự vệ khối ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị của huyện cho 92 đồng chí... Thực hành diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2013 thành công tốt đẹp, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, vũ khí và trang bị kỹ thuật.

Tình hình an ninh, chính trị ổn định. Công tác đảm bảo an ninh trật tự phục vụ các hoạt động lễ hội được bảo vệ an toàn tuyệt đối. Trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Phạm pháp hình sự xảy ra 45 vụ, tăng 3 vụ so với cùng kỳ; tội phạm ma túy 01 vụ; tham ô tài sản 01 vụ.

An toàn giao thông: Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 107 vụ, làm chết 29 người, bị thương 118 người; trong đó tai nạn nghiêm trọng xảy ra 27 vụ, chết 29 người, tai nạn ít nghiêm trọng xảy ra 78 vụ, bị thương 110 người. So với cùng kỳ giảm 18 vụ, số người chết giảm 11 người, số người bị thương tăng 14 người. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 3 vụ, làm chết 2 người, bị thương 1 người. So với cùng kỳ tăng 2 vụ, số người chết, số người bị thương không tăng. Không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.

Công tác tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Công tác tiếp dân và tiếp nhận, giải quyết đơn thư luôn được quan tâm, tiếp tục giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng năm 2012 và đơn mới phát sinh. Năm 2013, UBND huyện đã tiếp nhận 146 đơn, tăng 43,1% so với cùng kỳ. Trong đó: khiếu nại: 40 đơn, tăng 73,9% so với cùng kỳ; tố cáo: 12 đơn, tăng 300% so với cùng kỳ; tranh chấp đất đai: 31 đơn, tăng 10,7% so với cùng kỳ; kiến nghị, phản ánh: 63 đơn, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết 85 đơn, tăng 10,4% so với cùng kỳ, đơn đã giải quyết 79 đơn, đạt tỷ lệ 92,94%; đơn đang giải quyết 06 đơn, chiếm 7,5%).

II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội, đó là:

1. Một số ngành, địa phương chậm triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, dẫn đến lúng túng trong công tác điều hành, chỉ đạo; chất lượng tham mưu của một số ngành còn yếu, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị còn thấp; chế độ thông tin, thỉnh thị báo cáo của các ngành, địa phương chưa nghiêm túc làm ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo điều hành của UBND huyện. 

2. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều hạn chế, một số ngành, địa phương chưa phối hợp để chỉ đạo giải quyết những vấn đề bức xúc trong quản lý tài nguyên và môi trường. Nổi lên là tình trạng lấn chiếm đất rừng, chặt trộm rừng trồng, diễn ra chủ yếu tại các địa phương: Lộc Thủy, Lộc Hòa, Lộc Sơn, Xuân Lộc, Lộc Trì. Việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu cấp GCNQSDĐ gặp nhiều khó khăn do năng lực cán bộ và trang thiết bị phục vụ công tác cấp giấy chưa đáp ứng yêu cầu, một số trường hợp vướng mắc cần nghiên cứu và xin ý kiến của tỉnh để có biện pháp giải quyết.

3. Nền kinh tế tuy có sự tăng trưởng nhưng thiếu ổn định, phần lớn phụ thuộc đầu tư mới hạ tầng; do ảnh hưởng của tình hình chung về suy thoái kinh tế nên các dự án đầu tư hạ tầng không triển khai đúng kế hoạch. Một số dự án trọng điểm do khó khăn về nguồn vốn nên chậm thực hiện. Công tác huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cho xây dựng, chỉnh trang các đô thị và phát triển sản xuất kinh doanh khó khăn.

4. Môi trường kinh doanh du lịch vẫn còn bất cập, sản phẩm du lịch tuy đã được cải thiện song vẫn còn nghèo, chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa thu hút và khai thác tối đa tiềm năng du lịch của huyện. Công tác quản lý về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, giá cả, cảnh báo, cứu hộ còn hạn chế, tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn còn diễn ra.

5. Thu ngân sách còn thiếu ổn định và bền vững. Nguồn thu hạn chế, có khoản hụt thu như thu từ đấu giá cấp quyền sử dụng đất do các khu quy hoạch dân cư dọc QL1A bị dừng lại, trong khi yêu cầu chi rất bức thiết, đặc biệt là chi phát triển hạ tầng xã hội.

6. Chương trình mục tiêu xây dựng NTM thực hiện chưa đạt yêu cầu đề ra. Nguyên nhân do công tác tuyên truyền chưa quan tâm đúng mức, thiếu thường xuyên. Nhận thức về Chương trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ; nguồn lực đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

7. Thiên tai gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân; liên tiếp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 10, 11, 14 và đợt lũ ngày 16/11/2013, đã có 06 người bị thương; 12 nhà sập; 1.629 tốc mái, hư hỏng; 4.810 nhà ngập lụt; 17 nhà bị xâm thực; nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng; 31 phòng học bị tốc mái; hệ thống điện gẫy đổ 71 cột điện, 3.060m dây điện bị đứt; diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 5.641,2ha; diện tích hoa màu, cây ăn quả, cây ngắn ngày bị thiệt hại khoảng 355,9ha; diện tích cây cao su, cây công nghiệp dài ngày bị thiệt hại khoảng 483ha…; tổng thiệt hại ước tính khoảng 117,352 tỷ đồng; việc khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra sẽ tốn nhiều thời gian và kinh phí của nhà nước và nhân dân.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014

 

I. Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu KTXH chủ yếu:

1. Mục tiêu:

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ - du lịch; công nghiệp - xây dựng; nông nghiệp phát triển toàn diện. Huy động mọi nguồn lực xã hội, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; các chương trình, dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh; chỉnh trang và phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; thực hiện kịp thời và có hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thành công Kết luận 48 của Bộ Chính trị.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014:

1. Giá trị sản xuất (tăng 25,3%)                                      : 11.307 tỷ đồng

Trong đó: Các ngành dịch vụ (tăng 29,4%)           : 5.900 tỷ đồng

    Công nghiệp - xây dựng (tăng 22,6%)    : 4.412 tỷ đồng

                          Nông - lâm - ngư nghiệp (tăng 14,8%)   : 995 tỷ đồng

2. Thu nhập bình quân đầu người                                             : 39 triệu đồng

3. Doanh thu du lịch tăng trên                               : 30%

4. Sản lượng lương thực có hạt                               : 37,8 nghìn tấn

5. Tổng đầu tư toàn xã hội                                              : 5.500 tỷ đồng

6. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn                : 486,640 tỷ đồng

Trong đó, thu cân đối ngân sách                              : 80,320 tỷ đồng

7. Bê tông, nhựa hóa giao thông                                      : 18 km

8. Tỷ lệ hộ nghèo                                                    : 5,85%

9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng            : 10,0%

10. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên                                         : 1,01%

11. Tỷ lệ lao động được đào tạo                                       : 52%

12. Tạo việc làm mới:                                             : 2.600 người

13. Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch                         : 60%

      Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh                    : 95%

14. Tỷ lệ độ che phủ rừng                                                : 48%

3. Các chương trình KTXH trọng điểm:

Tiếp tục thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm như Nghị quyết đại hội Huyện đảng bộ đã đề ra; năm 2014 tập trung các chương trình sau:

1. Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội;

2. Chương trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trọng điểm;

3. Chương trình xây dựng, chỉnh trang các đô thị loại V và góp phần xây dựng đô thị Chân Mây;

4. Chương trình bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

4. Các dự án trọng điểm cần tập trung chỉ đạo:

1. Dự án của Trung ương: Mở rộng đường quốc lộ 1; hầm đường bộ qua đèo Phước Tượng – Phú Gia; đường quốc lộ 49B; đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Tuý Loan...

2. Dự án của tỉnh: Khu tái định cư các dự án mở rộng đường quốc lộ 1, hầm đường bộ qua đèo Phước Tượng – Phú Gia, đường quốc lộ 49B, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Tuý Loan...

3. Dự án của huyện: Nhà văn hoá trung tâm huyện; khu neo đậu tránh trú bão kết hợp bến cá Cầu Hai, xã Lộc Trì; đề án công nhận đô thị loại V La Sơn; quy hoạch chung đô thị Vinh Hiền...

II. Kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và giải pháp thực hiện:

1. Phát triển sản xuất:

a) Phát triển các ngành dịch vụ:

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ gắn với cải thiện chất lượng dịch vụ theo hướng đầu tư chiều sâu. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế như dịch vụ du lịch cộng đồng, nhà vườn,... tại vùng ven đầm Cầu Hai, Lăng Cô, vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã và 5 xã khu III, để thu hút khách du lịch trong lễ hội Festival Huế 2014 và Lăng Cô – vịnh đẹp thế giới. Nâng tỷ lệ của ngành dịch vụ vào cơ cấu kinh tế; phát triển mới các loại hình dịch vụ vận tải trên biển, nâng cao hiệu suất hoạt động của cảng Chân Mây. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các chợ trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao thương và phát triển kinh doanh.

Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 5.900 tỷ đồng, tăng từ 29 - 30%; doanh thu du lịch phấn đấu đạt 728 tỷ đồng, tăng trên 30%, thu hút khách du lịch đến địa phương tăng 5-6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội phấn đấu đạt 2.000 tỷ đồng, tăng trên 28%; tổng doanh thu dịch vụ vận tải phấn đấu đạt 1.750 tỷ đồng, tăng 25%, khối lượng hàng hóa luân chuyển trên toàn huyện phấn đấu đạt 16.000 tấn/km (tăng 14,3%), lượng hành khách luân chuyển phấn đấu đạt 40.000 hành khách/km (tăng 8,1%). Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ khác như dịch vụ y tế, bảo hiểm, bưu điện, huy động vốn,... phấn đấu đạt 1.422 tỷ đồng.

Phát triển thương mại: Phát triển tốt thị trường tại chỗ và hợp tác thương mại để cung ứng hàng hoá phục vụ nhân dân, đặc biệt là cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các khu du lịch, khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô... Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại, phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh chuyên nghiệp và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại.

Thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, kiểm tra, kiểm soát chống đầu cơ găm hàng, nâng giá, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn lậu, gian lận thương mại; xây dựng các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

b) Phát triển công nghiệp – xây dựng:

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 4.412 tỷ đồng, tăng 22,6% so với năm 2013; trong đó, công nghiệp tăng 21-22%, xây dựng tăng 22-23% so với kết quả thực hiện năm 2013.

Tạo điều kiện thu hút các ngành công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, mức sống dân cư. Tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Vinh Hưng; xây dựng một số thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề địa phương, hỗ trợ quảng bá nhãn hiệu cho các sản phẩm đã đăng ký. Phát triển công nghiệp - TTCN gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững.

Gắn chương trình khuyến công với việc hỗ trợ khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, nghề TTCN như: mộc mỹ nghệ, mây tre đan, cơ khí nông nghiệp... theo hướng kết hợp công nghệ truyền thống với ứng dựng khoa học công nghệ hiện đại.

Công tác đầu tư XDCB: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp và tổ chức triển khai thực hiện các công trình, dự án đã được bố trí vốn; đặc biệt là các chương trình kiên cố hoá trường học, chương trình phát triển và chỉnh trang đô thị, chương trình xây dựng nông thôn mới, các công trình hạ tầng thiết yếu (ưu tiên cho các xã vùng đầm phá Cầu Hai để từng bước phát triển kinh tế - xã hội theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1955/QĐ-TTg)... ngoài việc tập trung công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, tổ chức bán đấu giá giao quyền sử dụng đất để đầu tư các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách huyện; các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị tích cực phối hợp để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 1A, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các dự án trọng điểm khác.

c) Phát triển nông nghiệp: Nâng cao năng suất các loại cây trồng, chất lượng hàng hoá nông lâm thuỷ sản, đảm bảo an toàn thực phẩm. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 14 - 15%.

Trồng trọt: Ổn định diện tích gieo trồng lúa khoảng 6.700 - 6.800 ha, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất đạt trên 95%. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt trên 55,8 tạ/ha. Diện tích sắn nguyên liệu 800 ha, diện tích cây lạc khoảng 350 ha, rau màu các loại 1.300 ha…

Chăn nuôi: Tiếp tục thực hiện đề án “Phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao”; củng cố và kiện toàn hệ thống thú y cơ sở. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Duy trì và tăng tổng đàn gia súc, gia cầm. Khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi trang trại, công nghiệp tập trung. Phấn đấu tổng đàn trâu 5.000 con, đàn bò 2.050 con, đàn lợn 26.000 con, gia cầm 358.000 con.

Lâm nghiệp: Chú trọng công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng; bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, bảo vệ tốt rừng đặc dụng, rừng sinh thái. Đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2010 – 2014, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009-2020. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 48%.

Thủy sản: Tăng sản lượng khai thác thủy sản theo hướng đánh bắt xa bờ. Phấn đấu tổng sản lượng thuỷ sản đạt 9.160 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 2.450 tấn. Ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.200 ha, trong đó diện tích nuôi thuỷ sản nước lợ 900 ha.

d) Xây dựng nông thôn mới:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân; tổ chức tốt phong trào thi đua xây dựng NTM; quy hoạch cánh đồng thâm canh tăng năng suất, hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai, lao động, để tăng thu nhập, nhân rộng cho những năm sau; phát triển ngành nghề có chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh trên thị trường; có kế hoạch, giải pháp giúp đỡ hộ thoát nghèo; phấn đấu một năm mỗi xã hoàn thành từ 1-2 tiêu chí; đến 2015 cơ bản hoàn thành xây dựng NTM ở xã điểm và 1 - 2 xã có khả năng phấn đấu.

Tiếp tục huy động các nguồn lực để xây dựng NTM, nhất là nguồn lực trong nhân dân tham gia đóng góp tiền, ngày công để thực hiện công trình theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

2. Quy hoạch xây dựng:

Triển khai các đề án quy hoạch chuyển tiếp cũng như các chủ trương đầu tư quy hoạch mới: Quy hoạch chung đô thị Vinh Hiền, đề án công nhận đô thị loại V La Sơn, Quy hoạch chi tiết nghĩa trang nhân dân xã Lộc Trì, Quy hoạch chi tiết nghĩa trang nhân liên xã Vinh Giang – Vinh Hải, Quy hoạch mạng lưới giao thông toàn huyện Phú Lộc giai đoạn 2013-2020, định hướng đến 2030.

 Tiếp tục quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông, thủy lợi, nghĩa trang nhân dân các xã, thị trấn; quy hoạch chi tiết sử dụng đất cấp xã. Đẩy nhanh các dự án quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn; rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời các dự án quy hoạch không còn phù hợp để đưa vào thực hiện có hiệu quả. Phối hợp với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trong quá trình triển khai quy hoạch đô thị góp phần vào lộ trình đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung uơng.

3. Về tài chính ngân sách:

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn phấn đấu đạt 486,640 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2013; trong đó, thu cân đối ngân sách 80,320 tỷ đồng, bằng 98% so với thực hiện năm 2013 (năm 2013 thu cấp quyền sử dụng đất 24 tỷ đồng; năm 2014 xây dựng dự toán thu 20 tỷ đồng, giảm 4 tỷ đồng so với năm 2013); nếu loại trừ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất thì thu cân đối ngân sách tăng 4,6%, thu ngoài quốc doanh tăng 11% so với thực hiện năm 2013. Phấn đấu năm 2014, vượt thu quỹ đất từ 5-10 tỷ đồng để bố trí đầu tư cho các công trình trọng điểm: Nhà văn hóa Trung tâm huyện, vốn đối ứng các dự án, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng các công trình. Tổng chi ngân sách địa phương 375,580 tỷ đồng.

Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách đạt và vượt kế hoạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi. Thực hiện các biện pháp tăng nguồn thu, trong đó chú trọng các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, thu tiền sử dụng đất; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và các chính sách ưu đãi khác cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm tạo đột phá trong công tác thu ngân sách; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chống thất thu, thực hành tiết kiệm chi, chống lãng phí, thất thoát. Quản lý chi tiêu hợp lý, đúng chế độ. Tiếp tục thực hiện khoán chi hành chính sự nghiệp cho các cơ quan, đơn vị; xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp. Có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh để huy động cao nhất các nguồn lực ngoài ngân sách cho mục tiêu phát triển.

4. Về xã hội:

- Giáo dục và đào tạo: Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi; hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học ở vùng thuận lợi. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đạt chuẩn quốc gia. Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo 90%, tiểu học 100%; THCS 95%. Số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia: Khối Mầm non 5, Tiểu học 13, THCS 4.

Tiếp tục thực hiện đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Huy động tối đa trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; thực hiện phân luồng hợp lý sau THCS theo hướng hầu hết học sinh tốt nghiệp lớp 9 được đi học tiếp THPT hoặc học nghề với trình độ văn hóa tương đương THPT. Đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong nhà trường. Tăng cường các điều kiện để thực hiện giáo dục toàn diện, mở rộng dạy học 2 buổi/ngày ở bậc phổ thông. Mở rộng hệ thống giáo dục mầm non trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình trường lớp. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học theo quy hoạch; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng các bậc học, ngành học, coi trọng cả chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà.

Đào tạo nghề: Khuyến khích phát triển đa dạng các hình thức học nghề và dạy nghề theo hợp đồng có địa chỉ. Thực hiện đề án dạy nghề cho nông thôn theo quyết định 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Phát triển sự nghiệp y tế cả về quy mô và chất lượng; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến xã. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Duy trì kết quả 100% trạm y tế có bác sỹ; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn <10 %.

- Dân số - kế hoạch hoá gia đình: Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả đề án "Giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên" giai đoạn 2011-2015, phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,01%, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Nâng cao chất lượng thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; chống bạo lực trong gia đình. Xây dựng mới các thiết chế văn hoá cơ sở. Đầu tư nâng cấp, xây dựng mạng lưới thông tin, truyền thanh, truyền hình trên địa bàn huyện, đặc biệt nâng cấp, cải tạo Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện.

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao đến tận cơ sở; đa dạng loại hình và phương thức tổ chức thể dục thể thao gắn với các hoạt động văn hóa, du lịch, dịch vụ. Tổ chức các hoạt động văn hoá và lễ hội văn hoá chào mừng các sự kiện lớn trong năm; kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Tập trung tổ chức Đại hội TDTT huyện Phú Lộc và tham gia Đại hội TDTT tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII năm 2014, tổ chức lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" năm 2014, gắn với kỷ niệm 5 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận vịnh đẹp thế giới, các hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng Festival Huế và kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Phối hợp tổ chức sự kiện Thể thao quốc tế Laguna - 2014 và các hoạt động thể thao quần chúng Mừng Đảng - Mừng Xuân và kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.

Phát động các phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu gương người tốt việc tốt trong từng địa phương, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị.

- Lao động và các chính sách xã hội:

Chỉ tiêu phấn đấu: Tạo việc làm mới cho hơn 2.600 lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 52%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,85% vào cuối năm 2014; nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc, vùng miền núi, ven biển, đầm phá.

Tiếp tục lồng ghép, tổ chức thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm, các chương trình phát triển kinh tế của huyện. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện; ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tìm thị trường xuất khẩu lao động.

Thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa. Chăm lo hộ gia đình chính sách, người có công; huy động sự tham gia của cộng đồng giúp đỡ những người neo đơn tàn tật, không nơi nương tựa, những người bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người thiệt thòi trong xã hội… Tuyên truyền, hướng dẫn nhằm giảm thiểu các thiệt hại do tai nạn, thiên tai, hạn chế tới mức thấp nhất người phải cứu trợ đột xuất. Thực hiện tốt các chính sách xã hội như xây dựng nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách theo QĐ 22/2013/QĐ-TTg, bố trí lại dân cư ra khỏi vùng ngập lụt, vùng sạt lở, ven sông, ven biển.

- Khoa học - công nghệ:

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đăng ký sở hữu trí tuệ, tạo lập thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ mới về khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường. Đặc biệt chú trọng áp dụng các công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ sạch... liên kết với một số trung tâm dịch vụ khoa học - kỹ thuật để thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Phát triển công nghệ thông tin, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tin học hóa quản lý nhà nước; hình thành môi trường thông tin điện tử trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

5. Quản lý tài nguyên và môi trường:

Tiếp tục thực hiện Chương trình trọng điểm về bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Phối hợp với tỉnh kiểm tra các dự án đầu tư đã được giao đất, cho thuê đất; kiên quyết thu hồi đối với các dự án vi phạm tiến độ sử dụng đất theo kế hoạch đã được cấp phép. Kiểm tra tình hình khai thác khoáng sản, xử lý chất thải, nước thải ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.

6. Quốc phòng an ninh và công tác nội chính:

Đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trong những dịp lễ, tết. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp đối với công tác quốc phòng, an ninh; xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; làm tốt công tác quốc phòng toàn dân và phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc ngày càng vững mạnh, nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng cơ động, sẵn sàng chiến đấu.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành trong đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng và lãng phí. Từng bước đổi mới công tác tiếp dân, gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài và mới phát sinh, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90%; chú trọng việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đạt tỷ lệ trên 80%; hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện vượt cấp... Nâng cao ý thức chấp hành luật pháp trong cán bộ và nhân dân; tuyên truyền phổ biến pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính, gắn với ứng dụng tin học trong giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục kiện toàn bộ máy chính quyền các xã, thị trấn, các phòng ban cấp huyện.

7. Chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Thực hiện kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, trọng tâm là quy hoạch xây dựng các khu dân cư mới; tiếp tục hỗ trợ, tạo ổn định cuộc sống của các hộ dân đầm phá đã được định cư. Huy động và bố trí hợp lý các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão. Các ngành, các cấp cần xây dựng phương án cụ thể về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, di dân ra khỏi các khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, giảm thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường do thiên tai gây ra.

Lồng ghép các nguồn vốn để nâng cấp các công trình đê, kè bờ sông, bờ biển. Nghiên cứu các giải pháp chống bồi lấp cửa sông, nạo vét luồng lạch, tăng cường khả năng thoát lũ, xử lý các điểm ngập lụt sâu trên các tuyến giao thông. Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về mức độ nguy hiểm của thiên tai, biến đổi khí hậu./.

Quốc Sinh
       
Xem theo ngày