Tìm trên trang KT-XH
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 (Theo Quyết định số 1958/QĐ-UBND ngày 25/06/2012 của UBND huyện Phú Lộc)
15/03/2014 12:55:PM

1. Vị trí và quy mô quy hoạch:

a) Ranh giới, quy mô diện tích:

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội – môi trường, phát triển điểm dân cư đạt tiêu chí nông thôn mới trên toàn bộ địa giới hành chính xã Vinh Giang với ranh giới và quy mô diện tích như sau:

+ Phía Bắc        : Giáp xã Vinh Mỹ.

+ Phía Nam       : Giáp xã Vinh Hiền.

+ Phía Đông     : Giáp xã Vinh Hải.

+ Phía Tây:         Giáp Đầm Cầu Hai.

+ Diện tích quy hoạch:  1892,98ha.

+ Diện tích quy hoạch khu trung tâm: 38ha.

b) Quy mô và cơ cấu dân số, lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.

- Giai đoạn quy hoạch đến năm 2015:

+ Quy mô dân số: 5402 người.

+ Cơ cấu lao động: Lao động trong các ngành kinh tế có 2630 người; trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 35%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 65%.

- Giai đoạn quy hoạch đến năm 2020:

+ Quy mô dân số: 5677 người

+ Cơ cấu lao động: Lao động trong các ngành kinh tế có 3.856 người; trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 30%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 70%.

2. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:

- Xây dựng xã Vinh Giang đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2015; đến năm 2020, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại; ngành nghề phi nông nghiệp phát triển gắn với quá trình đô thị hóa; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; giữ vững trật tự an toàn xã hội.

- Làm cơ sở pháp lý cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Định hướng sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã.

3. Tiền đề, quy mô quy hoạch

a) Tiền đề, quy mô cơ cấu dân số, lao động:

- Dân số trung bình năm 2010 có 5.139 người

- Lao động toàn xã đến năm 2010: 5139 người (Trong đó lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 49,8%, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 50,22%.

b) Tiền đề, quy mô đất xây dựng:

     - Hiện trạng năm 2010, quy mô đất xây dựng toàn xã ha, trong đó

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự  nghiệp: 0,36ha;

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 0,29ha;

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 10,42;

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 134,81ha;

+ Đất phát triển hạ tầng: 110,5ha;

+ Đất khu dân cư nông thôn: 123,28ha.

4. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015:

4.1 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã Vinh Giang với các nội dung chủ yếu như sau:

a) Diện tích, cơ cấu các loại đất:

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Hiện trạng

năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

1.892,98

100,00

1.892,98

100,00

1

Đất nông nghiệp

559,53

29,56

562,11

29,69

1.1

Đất lúa nước

178,28

31,86

176,40

31,38

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

28,06

5,01

27,03

4,81

1.4

Đất trồng cây lâu năm

97,80

17,48

86,34

15,36

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

28,60

5,11

33,60

5,98

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

226,79

40,54

238,74

42,47

1.9

Đất làm muối

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

1.131,45

59,77

1.126,45

59,51

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

0,36

0,03

0,64

0,06

2.2

Đất quốc phòng

-

-

-

-

2.3

Đất an ninh

-

-

-

-

2.4

Đất khu công nghiệp

-

-

-

-

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

0,29

0,03

10,29

0,91

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

-

-

-

-

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

-

-

-

-

2.8

Đất di tích danh thắng

-

-

-

-

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

-

-

0,21

0,02

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

10,42

0,92

10,39

0,92

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

134,81

11,91

116,06

10,30

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

870,57

76,94

858,57

76,22

2.13

Đất sông, suối

4,50

0,40

4,5

0,40

2.14

Đất phát triển hạ tầng

110,50

9,77

125,79

11,17

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

-

-

-

-

3

Đất chưa sử dụng

78,72

4,16

60,90

3,22

4

Đất khu du lịch

-

-

-

-

5

Đất khu dân cư nông thôn

123,28

6,51

143,52

7,58

 

b) Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng:

                                                                         Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu (2011-2015)

Kỳ cuối (2016-2020)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

22,42

15,48

6,94

1.1

Đất lúa nước

1,88

1,07

0,81

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

4,03

3,44

0,59

1.4

Đất trồng cây lâu năm

11,46

5,96

5,50

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

5,00

5,00

-

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

0,05

0,01

0,04

1.9

Đất làm muối

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

-

-

-

c) Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng:

                         Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng đất

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

 

Kỳ đầu
2011 - 2015

Kỳ cuối
2016 - 2020

1

Đất nông nghiệp

NNP

10,00

10,00

-

1.1

Đất lúa nước

DLN

-

-

-

1.2

Đất trồng lúa nương

LUN

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

-

-

-

1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN

-

-

-

1.5

Đất rừng phòng hộ

RPH

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

RDD

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

RSX

10,00

10,00

-

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

-

-

-

1.9

Đất làm muối

LMU

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

NKH

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

3,55

0,11

3,44

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

-

-

-

2.2

Đất quốc phòng

CQP

-

-

-

2.3

Đất an ninh

CAN

-

-

-

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

-

-

-

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

0,85

-

0,85

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

SKX

-

-

-

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

-

-

-

2.8

Đất di tích danh thắng

DDT

-

-

-

2.9

Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

DRA

-

-

-

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

-

-

-

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

-

-

-

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

-

-

-

2.13

Đất sông, suối

SON

-

-

-

2.14

Đất phát triển hạ tầng

DHT

2,70

0,11

2,59

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

-

-

-

3

Đất khu du lịch

DDL

-

-

-

4

Đất khu dân cư nông thôn

ONT

4,27

1,97

2,30

 

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1/5.000, Báo cáo thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Vinh Giang.

4.2. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 của xã Vinh Giang với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

a. Diện tích các loại đất phân bổ trong kỳ kế hoạch:

   Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Diện tích năm HT

Diện tích đến các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

1.892,98

1.892,98

1.892,98

1.892,98

1.892,98

1.892,98

1

Đất nông nghiệp

559,53

559,53

561,50

564,12

569,96

569,05

1.1

Đất lúa nước

178,28

178,28

177,94

177,57

177,24

177,21

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

28,06

28,06

26,63

26,69

28,63

27,62

1.4

Đất trồng cây lâu năm

97,80

97,80

97,54

95,48

93,71

91,84

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

28,60

28,60

30,60

32,60

35,60

33,60

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

226,79

226,79

228,79

231,78

234,78

238,78

1.9

Đất làm muối

-

-

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

1.131,45

1.131,45

1.130,15

1.127,10

1.123,09

1.121,69

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

0,36

0,36

0,36

0,22

0,22

0,22

2.2

Đất quốc phòng

-

-

-

-

-

-

2.3

Đất an ninh

-

-

-

-

-

-

2.4

Đất khu công nghiệp

-

-

-

-

-

-

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

0,29

0,29

0,29

0,29

0,29

0,29

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

-

-

-

-

-

-

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

-

-

-

-

-

-

2.8

Đất di tích danh thắng

-

-

-

-

-

-

2.9

Đất để xử lý, chôn lấp chất thải

-

-

0,21

0,21

0,21

0,21

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

10,42

10,42

10,42

10,42

10,42

10,39

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

134,81

134,81

134,68

132,73

130,29

130,49

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

870,57

870,57

868,57

865,57

862,57

858,57

2.13

Đất sông, suối

4,50

4,50

4,50

4,50

4,50

4,50

2.14

Đất phát triển hạ tầng

110,50

110,50

111,12

113,16

114,59

117,02

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

-

-

-

-

-

-

3

Đất chưa sử dụng

78,72

78,72

76,46

74,46

71,42

66,64

4

Đất khu du lịch

-

-

-

-

-

-

5

Đất khu dân cư nông thôn

123,28

123,28

124,87

127,30

128,51

135,60

 

b. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

                   Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Diện tích

Phân theo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

15,48

-

2,03

3,38

2,16

7,91

1.1

Đất lúa nước

1,07

-

0,34

0,37

0,33

0,03

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

3,44

-

1,43

0,94

0,06

1,01

1.4

Đất trồng cây lâu năm

5,96

-

0,26

2,06

1,77

1,87

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

5,00

-

-

-

-

5,00

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

0,01

-

-

0,01

-

-

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

-

-

-

-

-

-

c. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

                 Đơn vị tính: ha


STT

Mục đích sử dụng đất

Diện tích

Phân theo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Đất nông nghiệp

10,00

-

2,00

2,00

3,00

3,00

1.1

Đất lúa nước

-

-

-

-

-

-

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

-

-

-

-

-

-

1.4

Đất trồng cây lâu năm

-

-

-

-

-

-

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

10,00

-

2,00

2,00

3,00

3,00

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

-

-

-

-

-

-

1.9

Đất làm muối

-

-

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

0,11

-

0,03

-

0,04

0,04

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

-

-

-

-

-

-

2.2

Đất quốc phòng

-

-

-

-

-

-

2.3

Đất an ninh

-

-

-

-

-

-

2.4

Đất khu công nghiệp

-

-

-

-

-

-

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

-

-

-

-

-

-

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

-

-

-

-

-

-

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

-

-

-

-

-

-

2.8

Đất di tích danh thắng

-

-

-

-

-

-

2.9

Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

-

-

-

-

-

-

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

-

-

-

-

-

-

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

-

-

-

-

-

-

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

-

-

-

-

-

-

2.13

Đất sông, suối

-

-

-

-

-

-

2.14

Đất phát triển hạ tầng

0,11

-

0,03

-

0,04

0,04

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

-

-

-

-

-

-

3

Đất khu du lịch

-

-

-

-

-

-

4

Đất khu dân cư nông thôn

1,97

-

0,23

-

-

1,74

 

5. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian đồ án quy hoạch:

5.1. Cơ cấu phân khu chức năng, yêu cầu và nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc.

a) Hệ thống trung tâm xã:

- Khu trung tâm là bộ mặt của toàn xã, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, chính trị, các cơ sở kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, TDTT, thương mại – dịch vụ.

- Quy hoạch xây dựng khu trung tâm theo hướng đô thị hóa, theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của Chính phủ. Đối với khu trung tâm, ngoài chức năng hạt nhân điều hành còn phải là nơi giao lưu thuận tiện cho người dân với chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội khác của xã.

- Trên cơ sở hiện trạng, quy hoạch phải xác định lại tính hợp lý của các công trình đã có trên thực tế. Phải tổ chức được không gian hợp lý, hướng mở rộng trung tâm, hướng phát triển dân cư và các khu kinh tế khác. Cần kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, cây xanh, cảnh quan và hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Triệt để khai thác hiện trạng để giảm thiểu tổng mức đầu tư, giảm thiểu đền bù, di dời các công trình kiến trúc cũng như nhà ở của người dân trong khu vực.

- Hệ thống trung tâm xã có các loại hình kiến trúc: Trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa, chợ, trung tâm TDTT, nhà ở các khu dân cư....

b) Hệ thống thôn, bản, các khu dân cư tập trung:

* Yêu cầu và nguyên tắc quy hoạch hệ thống thôn, các khu dân cư tập trung:

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất ở trên quan điểm tiết kiệm hạn chế chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa hai vụ).

- Phát triển các vùng dân cư mới ở những địa điểm có môi trường sinh thái tốt.

- Bố trí các điểm dân cư mới dọc theo đường Trường Học, đường Quốc lộ 49B, đường Đội 1-2, gần chợ Vinh Giang.

- Tiếp tục duy trì và chỉnh trang các điểm dân cư theo tính lịch sử truyền thống và tập quán sinh sống của nhân dân ở 04 thôn như hiện nay. Phát triển mới, xen ghép  với các điểm tập trung hiện hữu, hạn chế phát triển các điểm dân cư phân tán, nhỏ lẻ.

- Bố trí xây dựng và phát triển các khu dân cư tập trung đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực nông thôn.

- Di chuyển một số hộ dân ở phân tán và một số hộ dân ở các vùng bị ngập lụt lên các khu dân cư tập trung.

* Định hướng giải pháp tổ chức không gian thôn xóm nhà ở:

Thôn xóm bố trí dọc theo các đường giao thông chính. Giao thông ngõ xóm bố trí vuông góc với đường kênh chính để đảm bảo tiêu thoát nước nhanh nhất, cải tạo hệ thống giao thông (mở rộng các tuyến đường, tạo điểm tránh xe trong thôn xóm, tổ chức bãi đỗ kết hợp vườn hoa tại khu đất trống);

Tại các thôn, quy hoạch các điểm trung tâm thôn trên cơ sở hình thành các cụm công trình công cộng tập trung như nhà văn hóa, trường mầm non, khu thể thao thôn.

Tăng cường điện chiếu sáng trên các tuyến đường thôn xóm và khu vực công cộng; xây dựng bãi tập kết, thu gom sản phẩm; trồng cây xanh cách ly giữa khu dân cư và nghĩa trang.

Không gian nhà ở tổ chức phù hợp đặc điểm sản xuất của hộ gia đình: kinh tế vườn, chăn nuôi, nuôi thủy sản, làm dịch vụ khác...Diện tích 300-500m2/hộ. Với nhà ở kết hợp làm dịch vụ cần tổ chức không gian đón khách, nghỉ chân...

5.2. Trung tâm xã:

Khu trung tâm xã được quy hoạch mới nằm trên tuyến đường QL49B mới và đường Trường Học, thuộc thôn Nghi Giang quy mô quy hoạch 38 ha. Quy hoạch khu trung tâm xã bao gồm quy hoạch khu trụ sở UBND xã mới, quy hoạch khu văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch các khu chức năng.

a)  Quy hoạch xây dựng cải tạo chỉnh trang khu trung tâm:

- Khu vực dân cư: Các khu dân cư hiện trạng đã có cải tạo, chỉnh trang lại nhằm tạo sự đồng bộ giữa khu dân cư mới và cũ. Các khu dân cư mới đầu tư khang trang, phù hợp với đời sống nông thôn mới, cụ thể: Khu dân cư Tam Bảo có diện tích là 1,6 ha; Khu dân cư đội 7, đội 8 (đường Trường Học) có diện tích là 2,5 ha.

- Khu vực các công trình công cộng:

Trường mầm non: Quy hoạch 01 trường tại trường chính đội 7/2 thôn Nghi Giang; xây dựng mới thêm 05 phòng học (diện tích 200m2), 02 phòng chức năng (diện tích 60m2), phòng hành chính quản trị: 07 phòng; phòng vệ sinh cho trẻ: 05 phòng khép kín (diện tích 75m2); phòng vệ sinh cho giáo viên 01 phòng và xây dựng cổng, tường rào.

Trường tiểu học: Quy hoạch 01 điểm trường; xây mới nhà đa năng để phấn đấu đạt mức độ 2; xây dựng mới cổng, tường rào; nhà vệ sinh; quy hoạch đất và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.

Trường trung học cơ sở: Xây mới khu chức năng 06 phòng; xây dựng sân thể dục thể thao; xây dựng tường rào bao quanh; quy hoạch đất và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên (giữa trường THCS và trường Mẫu giáo).

Khu thể dục thể thao (tại vị trí đường Trường Học): Cải tạo mặt sân, khán đài, cầu môn.

Chợ Vinh Giang: trong giai đoạn 2011-2015: Xây dựng thêm các dãy kiốt 01 tầng với diện tích 150 m2; Xây dựng thêm khu vệ sinh cho chợ, 01 tầng diện tích 30m2;  Bố trí khu tự sản tự tiêu với diện tích 500m2; Làm sân, đường vào, hàng rào bao che;

Trạm y tế: nâng cấp trang thiết bị phục vụ chữa bệnh cho nhân dân

b) Quy hoạch xây dựng mới các công trình trong khu trung tâm:

- Trụ sở UBND xã: Quy hoạch xây dựng mới tại vị trí đối diện đường Trường Học (góc giao giữa đường Khai Khẩn và Quốc lộ 49B). Quy mô diện tích 0,42 ha. Quy mô xây dựng nhà làm việc 02 tầng, có hội trường phía sau để tổ chức hội họp, tổng diện tích sàn là 500m2.

- Nhà văn hóa xã: Xây dựng mới tại vị trí liền kề khu đất trạm y tế xã Vinh Giang, quy mô diện tích khu đất 0,8ha, quy mô xây dựng  nhà 01 tầng, diện tích 450 m2.

- Khu  vui chơi giải trí của xã: Xây dựng tại vị trí phía sau nhà văn hóa. Diện tích  0,5ha.

- Công viên cây xanh: Quy hoạch xây dựng  tại vị trí góc giao của trục đường Quốc lộ 49B với trục đường Trường Học, liền kề khu đất trường THCS Vinh Giang, quy mô diện tích 0,85 ha.

5.3. Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản, khu dân cư mới:

Tiếp tục ổn đinh và duy trì các thôn xóm hiện có trên địa bàn 4 thôn. Giữ nguyên hệ thống trung trâm của từng thôn, chỉnh trang và xây dựng mới nhà văn hóa thôn và khu thể thao tại các thôn. Quy hoạch mới các khu dân cư mới đáp ứng nhu cầu đất ở, đất tái định cư tại các vị trí, cụ thể như sau:

+ Quy hoạch khu dân cư đội 7,8 dọc tuyến đường Trường học, diện tích 2,5 ha.

+ Quy hoạch khu dân cư dọc tuyến đường quốc lộ 49 từ điểm quy hoạch bưu điện thôn Nam Trường đến khu quy hoạch trung tâm xã, diện tích 6,94 ha.

+ Quy hoạch khu dân cư dọc hai bên tuyến đường quốc lộ 49B từ khu quy hoạch trung tâm xã đến phòng khám đa khoa, diện tích 8,43 ha.

+ Quy hoạch khu dân cư dọc tuyến đường đội 1-2, đường đội 9, diện tích 1,50 ha.

+ Quy hoạch khu dân cư Tam Bảo gần chợ Vinh Giang, diện tích 3,71 ha. (trong đó: diện tích quy hoạch khu dân cư khoảng 1,6ha)

+ Di chuyển một số hộ gia đình tại khu vực ngập lụt lên vùng cao hơn.

5.4. Quy hoạch sản xuất:

a) Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 còn 526,11 ha. Phân chia thành các vùng chính như sau:

- Vùng sản xuất lúa: Ổn định diện tích trồng lúa chủ yếu các vùng Bãi Trường, Cha Kinh, Hậu Thác, Nội Cầu, Tằm Trữa , Đồng R, Mai Dương, Vĩnh Lỗ. Đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa nước trên địa bàn xã còn 176,4 ha;

- Vùng trồng cây hàng năm: Quy hoạch 10ha trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc từ đất vùng Trưa Mạ và rải rác các vườn của hộ gia đình. Khu vực trồng rau màu các loại được nằm xen ghép trong các hộ dân cư. Quy hoạch 50 ha trồng cây dưa hấu ở các vùng Đồng R, Mai Dương, Khe Khẩn, Cha Kinh (diện tích này kết hợp với diện tích sản xuất lúa 1 vụ hiện có).

-  Vùng trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 86,34 ha.

- Vùng trồng cây lâm nghiệp: Diện tích tích đất rừng sản xuất đến năm 2020 là 33,6ha.

- Vùng chăn nuôi: Chủ yếu nuôi phân tán ở trong dân, đồng thời quy hoạch xen ghép khu chăn nuôi kết hợp đất trồng cây hàng năm, lâu năm diện tích 03 ha ở khu vực giáp đường bê tông đội 8/2 Nghi Giang đến Trảng cát đội 5, 6 thôn Nam Trường.

- Vùng nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 238,74 ha. Trong đó, chuyển đổi 12 ha diện tích đất mặt nước chuyên dùng ở vùng Bưa Việt, Thu Tế sang nuôi cá nước ngọt.

b) Sản xuất phi nông nghiệp: Quy hoạch 10 ha ở khu vực đội 5, 6 thôn Nam Trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Vị trí, diện tích các khu vực sản xuất được xác định theo Bản vẽ quy hoạch sản xuất, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Vinh Giang giai đoạn 2010 - 2020.

6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật:

6.1. Giao thông

Nâng cấp, mở rộng, cải tạo chỉnh trang các tuyến đường hiện có, xây dựng mới và đấu nối hệ thống giao thông xã với hệ thống giao thông các xã lân cận, giao thông huyện và tỉnh tạo thành một mạng lưới liên hoàn, thuận tiện.

- Giao thông đối ngoại đoạn qua xã:

Đường Quốc lộ 49B (mặt cắt 1-1), lộ giới rộng 44,0m. Mở rộng và nắn thẳng tuyến theo quy hoạch.

- Đường liên xã (mặt cắt 2-2): Lộ giới 16,5m, nền đường 10,5m (trong đó: chiều rộng mặt đường 7,5m,  chiều rộng lề đường 1,5mx2), hành lang bảo vệ 3,0mx2 gồm các tuyến:

+ Đường nhà Mẹ (chiều dài 0,43km);

+ Đường Giang – Mỹ (chiều dài 2,0km);

+ Đường liên xã Giang Mỹ Hưng nối dài (chiều dài 2,0km);

+ Đường Đơn Chế và đường Giang - Mỹ - Hưng (tổng chiều dài 3,7km).

+ Đường Trảng Giữa và đường Di Tích (tổng chiều dài 3,5 km)

- Đường liên thôn (mặt cắt 3-3): Lộ giới 13,5m, nền đường 8,5m (trong đó:: chiều rộng mặt đường 5,5m, chiều rộng lề đường 1,5mx2), hành lang bảo vệ 2,5mx2,  gồm các tuyến:

+ Đường Đội 6 Nam Trường (dài 0,5km);

+ Đường thôn Nam Trường (dài 0,4km);

+ Đường làng Nam Trường 1 (dài 1,0km);

+ Đường đội 5 (Cây Bứa), Nghi Giang (dài 1,0km);

+ Đường làng Đơn Chế (dài 1,0km);

+ Đường làng Nam Trường 2 (dài 1,0km);

+ Đường định cư nối dài (dài 0,7km);

+ Đường giữa Đơn Chế (dài 1,0km).

+ Nâng cấp, mở rộng đường Đội 1,2 Nghi Giang; đường Trường học; đường Khai Khẩn; đường định cư Nghi Xuân; đường đình Nam Trường (tổng chiều dài 6,7km);

+ Quy hoạch mới 02 tuyến đường từ Quốc lộ 49B đi nghĩa địa tập trung khu vực Lăng Cửa Dự thôn Nam Trường (chiều dài 1,44km);

+ Quy hoạch mới tuyến đường nối đường đội 1-2 đi nghĩa địa tập trung khu vực đội 1 thôn Nghi Giang (chiều dài 0,65km);

- Đường nội thôn (mặt cắt 4-4): Lộ giới 8,0m, nền đường 5,0m (trong đó: chiều rộng mặt đường 3,5m, chiều rộng lề đường 0,75mx2), hành lang bảo vệ 1,5mx2, tổng chiều dài đường nội thôn 10,2km.

+ Các tuyến đường nội thôn Nghi Giang: đường đội 7, 8/2 (dài 1,2km), đường cây Vông (dài 1,2km), đường Đội 9 (dài 1,0km), đường đội 9 nối dài (dài 0,6 km), đường đội 2 (dài 1km), đường đội 5,8 (dài 1,4km), đường xóm Hố (dài 1km), đường vào khu Tam Bảo (dài 0,6km).

+ Các tuyến đường nội thôn Nam Trường: Đường xóm trên (dài 2km), đường xóm giữa (dài 0,6km), đường xóm dưới (dài 0,6km).

- Các tuyến đường xóm (mặt cắt 5-5): Gồm 23 tuyến (Chiều rộng nền đường 5m, mặt đường 3,5m, tổng chiều dài 9,55km).

- Giao thông nội đồng: Gồm 17 tuyến (Chiều rộng nền đường 3-4m, chiều rộng mặt đường 2-3m, tổng chiều dài 15,4km).

6.2. Thủy lợi

- Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình kênh mương thủy lợi hiện có để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Xây dựng kiên cố hóa các tuyến kênh, mương đất với tổng chiều dài 26,5km để ổn định diện tích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

- Xây dựng hoàn chỉnh kênh chính Vinh Mỹ - Vinh Giang - Vinh Hải đoạn qua xã Vinh Giang dài 2,5km.

- Bảo dưỡng, sửa chữa 01 trạm bơm tại khu nuôi trồng thủy sản để phục vụ tưới, tiêu có hiệu quả.

- Nạo vét và đắp bờ kè chống sạt lở các tuyến kênh mương đã được bê tông hóa.

6.3. Thoát nước

Tuân thủ hiện trạng tiêu thoát, các hướng thoát nước hiện có gắn kết với các công trình thuỷ lợi đã định hình. Hệ thống thoát nước được thiết kế thoát chung ở khu vực nội thôn. Trong khu dân cư sử dụng hệ thống thoát nước chung với nước thải sinh hoạt, hoạt động theo chế độ tự chảy. Khu vực ruộng canh tác thoát nước nhờ vào hệ thống kênh mương thuỷ lợi, có sự hỗ trợ của các cống điều tiết và các trạm bơm tiêu khi ngập lụt. Khu vực nội thôn các rãnh hở được cải tạo thành rãnh lắp đan phục vụ mục đích thoát nước chung. Các rãnh chính từ đầu các thôn xây mới bằng gạch, đá có lắp đan. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ gồm tuyến cống, cửa xả.

- Xây dựng hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước thải.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát chính và tiêu thoát nội đồng.

- Cải tạo, liên thông hệ thống ao hồ, kênh mương tiêu nội đồng với hệ thống tiêu thoát nước mặt toàn xã, đào nối thông dòng chảy,

- Bố trí mương thoát nước B600x800 ở phía dân cư và các cống băng đường giao thông, bố trí rãnh thoát nước trên các trục đường liên thôn.

6.4. Cấp nước

- Nguồn nước: Khu vực nghiên cứu sử dụng nguồn cấp nước theo quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Mạng lưới: Dùng hệ thống ống nhựa HDPE đặt trên nền đệm cát đầm chặt và được kết nối với hệ thống cấp nước của xã.

- Đường ống cấp nước chính được bố trí dọc theo các trục giao thông.

- Cấp nước cứu hỏa: Tận dụng nguồn nước sông, ao hồ trong khu vực làm nguồn nước chữa cháy.

6.5. Cấp điện

- Nguồn điện được lấy từ lưới điện 22KV dọc Quốc lộ 49B cấp điện cho các trạm 22/4,4KV-180KVA và 22/4,4,KV-320KVA; Lưới điện hạ thế 0,4KV.

- Xây dựng mới 3km đường dây trung thế 22KV và 3 trạm biến áp (01 trạm biến áp 320KVA tại khu quy hoạch làng nghề, 01 trạm biến áp 180KVA tại khu quy hoạch dân cư đường Trường Học, 01 trạm biến áp 180KVA tại thôn Nghi Xuân);

- Xây dựng mới 9,3km và nâng cấp 7,3km đường dây hạ thế 0,4KV;

6.6. Thoát nước thải, vệ sinh môi trường

- Hệ thống thoát nước sinh hoạt là hệ thống thoát nước chung, có xử lý nước thải tại nguồn phát sinh, cụ thể:

+ Xây dựng bể tự hoại hoặc bể bioga để xử lý phân, nước thải. Nước thải sinh hoạt phải xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Chất lượng nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.

+ Nước thải và phân gia súc từ các khu chuồng trại chăn nuôi lớn sẽ được xử lý bằng bể bioga, tạo năng lượng để đun bếp, thắp sáng.

- Thu gom rác thải sinh hoạt: Xây dựng 3 bãi thu gom rác thải, có diện tích khoảng  mỗi bãi khoảng 700m2, diện tích xây dựng 30-50 m2/1 điểm, nền được láng xi măng, có dải cây xanh cách ly với đường giao thông và khu dân cư, rác thải sau đó được thu gom và vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải của huyện.

6.7. Nghĩa trang, nghĩa địa:

- Các nghĩa địa phân tán rải rác, từng bước đóng cửa, di dời về nghĩa trang tập trung khi có nhu cầu vào mục đích xây dựng.

- Quy hoạch xây dựng 02 nghĩa trang nhân dân tập trung tổng diện tích 15ha, trong đó, tại đội 1 thôn Nghi Giang (diện tích 05ha) và tại Lăng Cửa Dự thôn Nam Trường (diện tích 10 ha).

- Tăng cường trồng cây xanh cách ly giữa khu vực nghĩa trang và khu dân cư; thực hiện chôn cất tại các nghĩa trang theo quy hoạch.

7. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo đồ án quy hoạch chung.

TT

Tên hạng mục đầu tư

Đơn vị tính

 Thành tiền 

1

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Tỷ đồng

0,2

2

Hệ thống giao thông

Tỷ đồng

86,7

3

Hệ thống thủy lợi

Tỷ đồng

20,9

4

Hệ thống cấp nước

Tỷ đồng

2,0

5

Hệ thống cấp điện

Tỷ đồng

11,7

6

Trường học

Tỷ đồng

6,5

7

Cơ sở vật chất văn hóa

Tỷ đồng

10,7

8

Chợ

Tỷ đồng

2,5

9

Bưu điện

Tỷ đồng

1,5

10

Trụ sở (Nhà trực dân quân, phòng cải cách hành chính)

Tỷ đồng

0,7

11

Nhà ở dân cư

Tỷ đồng

5,0

12

Xóa hộ nghèo

Tỷ đồng

10,0

13

Hình thức tổ chức sản xuất

Tỷ đồng

5,0

14

Giáo dục

Tỷ đồng

2,4

15

Y tế

Tỷ đồng

4,5

16

Môi trường

Tỷ đồng

6,5

17

Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội

Tỷ đồng

1,2

18

An ninh trật tự xã hội

 Tỷ đồng

0,4

 

Tổng cộng:

178,4 tỷ đồng

(Một trăm bảy mươi tám tỷ, bốn trăm triệu đồng)

8. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông liên xã, thôn, xóm.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống điện; nước sạch, vệ sinh môi trường.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể dục thể thao, trường học, đào tạo nghề; Xây dựng nhà ở và hạ tầng các khu dân cư mới.

  (Có phụ lục kèm theo)

9. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch. (Phụ lục kèm theo)

10. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.

10.1. Tiến độ: Huy động các nguồn lực đầu tư để hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới từng năm, cụ thể như sau:

- Năm 2012: Tập trung đầu tư cho giao thông; thủy lợi; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; huy động nhân dân hiến đất, xây dựng nhà cửa, tường rào, đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn;

- Năm 2013: Tiếp tục đầu tư giao thông; thủy lợi, trường học, đào tạo nghề;

- Năm 2014: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất văn hóa, môi trường;

- Năm 2015: Tiếp tục rà soát những tiêu chí còn lại chưa đạt, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

10.2. Giải pháp:

a) Giải pháp huy động các nguồn vốn:

- Huy động đa dạng hóa vốn đầu tư; trong đó, phát huy nguồn nội lực trong nhân dân là, huy động nguồn quỹ đất, khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế; xã hội hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, cụ thể:

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật; UBND xã cấn phối hợp làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, vận động nhân dân hiến đất, tham gia giải phóng mặt bằng, đóng góp ngày công,...

+ Quản lý tốt quy hoạch và quỹ đất kinh doanh để tạo nguồn thu từ quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổ chức cắm mốc lộ giới, chỉ giới xây dựng để giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng khi triển khai các công trình xây dựng.

+ Đối với các dịch vụ cấp điện, nước sinh hoạt, bưu chính – viễn thông, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng để đảm bảo chất lượng, an toàn, nhất là hạ tầng cấp điện.

+ Huy động đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, các công trình công cộng, đường thôn xóm, đường nội đồng, nhà sinh hoạt thôn, tổ chức thu gom rác thải; tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng công cộng, dân sinh.

+ Hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân dân mạnh dạn đầu tư kinh doanh, phát triển ngành nghề mới; hỗ trợ các hộ nông dân tiếp cận vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

+ Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh vào địa bàn xã; đồng thời, đóng góp một phần xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ gắn với phát triển ngành nghề nông thôn.

b) Giải pháp phát triển nguồn lực:

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước cấp xã phù hợp yêu cầu xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ UBND xã, cán bộ các tổ chức đoàn thể được đào tạo nâng cao năng lực theo hướng chuẩn hóa.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong và ngoài tỉnh giúp đỡ đào tạo cán bộ, triển khai các hoạt động nghiên cứu – triển khai trên địa bàn xã.

Chú trọng đào tạo nghề: Phối hợp thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015; Thực hiện các chính sách hỗ trợ học nghề; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, các nhà đầu tư đào tạo phát triển nghề, giới thiệu việc làm, nhất là cho lực lượng lao động trẻ.

Chăm lo phát triển giáo dục phổ thông để chuẩn bị lực lượng lao động mới có thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức.

c) Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ.

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến.

Phát triển đội ngũ khuyến nông viên cơ sở để hướng dẫn chuyển giao công nghệ kỹ thuật đến người dân. Tổ chức mạng lưới dự báo dịch bệnh để có giải pháp phòng trừ kịp thời. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, nhất là trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

d) Giải pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên – môi trường. Quản lý, khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng pháp luật và theo quy hoạch, nhất là đối với những vùng đất trồng lúa. Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân quản lý, sử dụng và khai thác ổn định, lâu dài.

Xây dựng quy ước của xã về thu gom rác thải, vệ sinh công cộng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường; thực hiện xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức nạo vét kênh mương, hói, giữ gìn cảnh quan; kết hợp giao khoán quản lý khai thác để nâng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước. Đưa các nội dung đánh giá tác động môi trường vào quá trình ra quyết định đầu tư; kiểm tra việc thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

đ) Các giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội

Giảm nhanh, bền vững hộ nghèo. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, tạo việc làm. Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tổ chức thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

e) Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Tiếp tục xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân; năng lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực. Bồi dưỡng công tác quản lý Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo theo chức năng. Chuẩn hóa trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân được tham gia đầy đủ vào các quá trình ra quyết định ở địa phương.

10.3. Tổ chức thực hiện:

- UBND xã Vinh Giang là cơ quan trực tiếp điều hành, quản lý tổ chức thực hiện Quy hoạch, có trách nhiệm tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch này đến cấp ủy Đảng, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong xã.

- UBND huyện Phú Lộc chỉ đạo các ngành cấp huyện phối hợp hỗ trợ UBND xã lập kế hoạch hàng năm, lập dự án chi tiết, các hoạt động, giải pháp liên quan đến lĩnh vực phụ trách để thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các quy định quản lý xây dựng của Quy hoạch.

 

Quốc Sinh
       
Tin cùng nhóm
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày