Tìm trên trang KT-XH
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 (Theo Quyết định số 1287/QĐ-UBND ngày 04/05/2012 của UBND huyện Phú Lộc)
15/03/2014 12:55:PM

1. Vị trí và quy mô quy hoạch:

a) Ranh giới, quy mô diện tích:

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội – môi trường, phát triển điểm dân cư đạt tiêu chí nông thôn mới trên toàn bộ địa giới hành chính xã Vinh Hưng với ranh giới và quy mô diện tích như sau:

+ Phía Bắc        : Giáp xã Vinh An, huyện Phú Vang.

+ Phía Nam       : Giáp xã Vinh Giang.

+ Phía Đông     : Giáp xã Vinh Mỹ và xã Vinh Giang.

+ Phía Tây:         Giáp đầm Cầu Hai.

+ Diện tích quy hoạch: 1.604,11 ha

+ Diện tích khu trung tâm: 39,0ha

b) Quy mô và cơ cấu dân số, lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.

- Giai đoạn quy hoạch đến năm 2015:

+ Quy mô dân số: 9.083 người.

+ Cơ cấu lao động: Lao động trong các ngành kinh tế có 3.669 người; trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm 61,8%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 38,2%.

- Giai đoạn quy hoạch đến năm 2020:

+ Quy mô dân số: 9.546 người

+ Cơ cấu lao động: Lao động trong các ngành kinh tế có 3.856 người; trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm 64,9%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 35,2%.

2. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:

- Xây dựng xã Vinh Hưng đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2015; đến năm 2020, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại; ngành nghề phi nông nghiệp phát triển gắn với quá trình đô thị hóa; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; giữ vững trật tự an toàn xã hội.

- Làm cơ sở pháp lý cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Định hướng sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã.

3. Tiền đề, quy mô quy hoạch

a) Tiền đề, quy mô cơ cấu dân số, lao động:

- Dân số trung bình năm 2010 có 8.642 người

- Lao động toàn xã đến năm 2010: 3491 người (Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 42,7%, lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp chiếm 31%, lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 26,3%).

b) Tiền đề, quy mô đất xây dựng:

     - Hiện trạng năm 2010 quy mô, nhu cầu đất xây dựng toàn xã là 445,65ha, trong đó

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự  nghiệp: 0,5ha;

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 1,58ha;

+ Đất xử lý, chôn lấp chất thải: 0,1ha;

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 15,96;

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 135,9ha;

+ Đất phát triển hạ tầng: 90,18ha;

+ Đất khu dân cư nông thôn: 201,43ha.

4. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015:

4.1 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã Vinh Hưng với các nội dung chủ yếu như sau:

a) Diện tích, cơ cấu các loại đất:

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Hiện trạng

năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

1.604,11

100

1.604,11

100

1

Đất nông nghiệp

680,05

42,39

637,87

39,76

1.1

Đất lúa nước

109,20

16,06

109,05

17,10

1.2

Đất trồng lúa nương

 

 

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

69,70

10,25

63,10

9,89

1.4

Đất trồng cây lâu năm

45,35

6,67

43,60

6,84

1.5

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

105,53

15,52

71,85

11,26

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

350,27

51,51

350,27

54,91

1.9

Đất làm muối

 

 

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

694,07

43,27

734,18

45,77

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

0,50

0,07

0,92

0,13

2.2

Đất quốc phòng

 

 

 

 

2.3

Đất an ninh

 

 

 

 

2.4

Đất khu công nghiệp

 

 

20,00

2,72

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

1,58

0,23

2,78

0,38

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

 

 

 

 

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

 

 

 

 

2.8

Đất di tích danh thắng

 

 

 

 

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

0,10

0,01

0,55

0,07

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

15,96

2,30

15,66

2,13

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

135,90

19,58

109,01

14,85

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

446,40

64,32

443,55

60,41

2.13

Đất sông, suối

3,45

0,50

3,45

0,47

2.14

Đất phát triển hạ tầng

90,18

12,99

138,26

18,83

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

 

 

 

 

3

Đất chưa sử dụng

28,56

1,78

21,17

1,32

4

Đất khu du lịch

 

 

 

 

5

Đất khu dân cư nông thôn

201,43

12,56

210,89

13,15

 

b) Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng:

                                                                         Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu (2011-2015)

Kỳ cuối (2016-2020)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

42,18

30,80

11,38

1.1

Đất lúa nước

0,15

-

0,15

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

6,60

4,10

2,50

1.4

Đất trồng cây lâu năm

1,75

0,95

0,80

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

33,68

25,75

7,93

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

1.9

Đất làm muối

 

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

 

 

 

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

 

 

 

c) Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng:

                         Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu

(2011-2015)

Kỳ cuối

(2016-2020)

1

Đất nông nghiệp

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

6,97

5,47

1,50

2.1

Đất khu công nghiệp

4,10

4,10

 

2.2

Đất phát triển hạ tầng

2,87

1,37

1,50

3

Đất khu du lịch

 

 

 

4

Đất khu dân cư nông thôn

0,42

 

0,42

           

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1/5.000, Báo cáo thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Vinh Hưng.

4.2. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 của xã Vinh Hưng với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

a. Diện tích các loại đất phân bổ trong kỳ kế hoạch:

   Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Diện tích năm HT

Diện tích đến các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

1.604,11

1.604,11

1.604,11

1.604,11

1.604,11

1.604,11

1

Đất nông nghiệp

680,05

680,05

678,75

667,58

657,75

649,25

1.1

Đất lúa nước

109,20

109,20

109,20

109,20

109,20

109,20

1.2

Đất trồng lúa nương

 

 

 

 

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

69,70

69,70

69,70

69,33

68,10

65,60

1.4

Đất trồng cây lâu năm

45,35

45,35

44,40

44,40

44,40

44,40

1.5

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

105,53

105,53

105,18

94,38

85,78

79,78

1.8

Đất nuôi trồng thủy sản

350,27

350,27

350,27

350,27

350,27

350,27

1.9

Đất làm muối

 

 

 

 

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

694,07

694,07

695,11

704,43

717,12

727,61

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

0,50

0,50

1,30

1,30

1,07

1,07

2.2

Đất quốc phòng

 

 

 

 

 

 

2.3

Đất an ninh

 

 

 

 

 

 

2.4

Đất khu công nghiệp

 

 

 

 

20,00

20,00

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

1,58

1,58

1,58

2,78

2,78

2,78

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

 

 

 

 

 

 

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

 

 

 

 

 

 

2.8

Đất di tích danh thắng

 

 

 

 

 

 

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

0,10

0,10

0,55

0,55

0,55

0,55

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

15,96

15,96

15,96

15,96

15,96

15,96

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

135,90

135,90

134,80

137,50

124,88

118,52

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

446,40

446,40

446,40

446,40

446,40

443,60

2.13

Đất sông, suối

 

3,45

3,45

3,45

3,45

3,45

2.14

Đất phát triển hạ tầng

90,18

90,18

91,07

96,49

102,03

121,68

2.15

Đất PNN khác

 

 

 

 

 

 

3

Đất chưa sử dụng

28,56

28,56

28,46

28,26

24,09

23,09

4

Đất khu du lịch

 

 

 

 

 

 

5

Đất khu dân cư nông thôn

201,43

201,43

201,79

203,84

205,15

204,16

 

b. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

 

 

                   Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Diện tích

Phân theo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

30,80

 

1,30

11,17

9,83

8,50

1.1

Đất lúa nước

 

 

 

 

 

 

1.2

Đất trồng lúa nương

 

 

 

 

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

4,10

 

 

0,37

1,23

2,50

1.4

Đất trồng cây lâu năm

0,95

 

0,95

 

 

 

1.5

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

25,75

 

0,35

10,80

8,60

6,00

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

 

 

 

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

c. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

                 Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng

Diện tích

Phân theo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

5,47

 

0,10

0,20

4,17

1,00

2.1

Đất khu công nghiệp

4,10

 

 

 

4,10

 

2.2

Đất phát triển hạ tầng

1,37

 

0,10

0,20

0,07

1,00

3

Đất khu du lịch

 

 

 

 

 

 

4

Đất khu dân cư nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

5. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian đồ án quy hoạch:

5.1. Cơ cấu phân khu chức năng, yêu cầu và nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc.

a) Hệ thống trung tâm xã:

- Khu trung tâm là bộ mặt của toàn xã, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, chính trị, các cơ sở kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, TDTT, thương mại – dịch vụ.

- Quy hoạch xây dựng khu trung tâm theo hướng đô thị hóa, theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của Chính phủ. Đối với khu trung tâm, ngoài chức năng hạt nhân điều hành còn phải là nơi giao lưu thuận tiện cho người dân với chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội khác của xã.

- Trên cơ sở hiện trạng, quy hoạch phải xác định lại tính hợp lý của các công trình đã có trên thực tế. Phải tổ chức được không gian hợp lý, hướng mở rộng trung tâm, hướng phát triển dân cư và các khu kinh tế khác. Cần kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, cây xanh, cảnh quan và hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Triệt để khai thác hiện trạng để giảm thiểu tổng mức đầu tư, giảm thiểu đền bù, di dời các công trình kiến trúc cũng như nhà ở của người dân trong khu vực.

- Hệ thống trung tâm xã có các loại hình kiến trúc: Trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa, chợ, trung tâm TDTT, nhà ở các khu dân cư....

b) Hệ thống thôn, bản, các khu dân cư tập trung:

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất ở trên quan điểm tiết kiệm hạn chế chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa nước hai vụ có năng suất cao).

- Tiếp tục duy trì và chỉnh trang các điểm dân cư theo tính lịch sử truyền thống và tập quán sinh sống của nhân dân ở 4 thôn như hiện nay. Phát triển mới gắn với các điểm tập trung hiện hữu, hạn chế phát triển các điểm dân cư phân tán, nhỏ lẻ.

- Bố trí xây dựng và phát triển các khu dân cư tập trung đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực nông thôn.

- Bố trí dân cư phải ở những địa điểm có môi trường sinh thái tốt, không tác động xấu đến môi trường sinh thái chung và khu vực. Thôn xóm được bố trí dọc theo các kênh hói, đường giao thông chính. Giao thông ngõ xóm bố trí vuông góc với đường kênh chính để đảm bảo tiêu thoát nước nhanh nhất.

- Tại các thôn, quy hoạch lại các điểm trung tâm thôn trên cơ sở hình thành các cụm công trình công cộng tập trung như nhà văn hóa, trường mầm non, sân chơi cho trẻ em, đình làng; Mục đích để tạo không gian trung tâm cho thôn xóm, vừa là nơi tập trung cứu hộ trong mùa mưa lũ; Quy mô quy hoạch một trung tâm thôn khoảng 0,2 ha.

- Phát triển mô hình hồ sinh thái như các hồ ở Bàu Trạm, trước nhà thờ làng, Phụng Chánh, họ Phạm... vừa tạo cảnh quan truyền thống vừa cung cấp nguồn nước cho sản xuất.

- Tạo các dải cây xanh cách ly 5-7m dọc kênh hói, bảo vệ mương tiêu thoát nước. Sử dụng hàng rào cây xanh, tránh sử dụng hàng rào cứng  để phân định giữa các hộ gia đình vừa tạo cảnh quan môi trường, vừa tạo các lối sơ tán thoát lũ khi cần thiết.

- Không gian nhà ở tổ chức phù hợp đặc điểm sản xuất của hộ gia đình : kinh tế vườn, chăn nuôi, nuôi thủy sản,...diện tích trung bình từ 300-500m2/hộ.

- Tại khu trung tâm và ven các đường chính nhà ở có diện tích nhỏ hơn (200 - 300m2) phía trước có kinh doanh dịch vụ.

- Bảo vệ các công trình tôn giáo tín ngưỡng, cảnh quan có giá trị như cây xanh, bến thuyền, giếng cổ, am miếu cổ...

- Định hướng đến năm 2020, trên địa bàn xã tách ra thành 11 thôn (Diêm Trường 1, Diêm Trường 2, Diêm Trường 3, Diêm Trường 4, Lương Viện, Phụng Chánh 1, Phụng Chánh 2, Phụng Chánh 3, Phụng Chánh 4, Trung Hưng 1, Trung Hưng 2. Diện tích đất khu dân cư nông thôn tăng 9,46 ha để quy hoạch phát triển các khu dân cư nông thôn mới và xen ghép trên toàn xã.

5.2. Trung tâm xã:

- Vị trí: Khu trung tâm xã được quy hoạch nằm trên trục đường QL49B, thuộc thôn Phụng Chánh, đoạn từ cây xăng cho đến trạm biến áp Vinh Hưng 4. Đây là vị trí khá thuận lợi và được hình thành từ lâu đời, tạo bộ mặt mỹ quan cho xã Vinh Hưng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội toàn diện.

- Quy mô: 39 ha.

-  Xây dựng chỉnh trang khu vực dân dân cư trong khu trung tâm :

+ Bố trí các khu ở kết hợp kinh doanh bám dọc theo Quốc lộ 49B.

+ Các khu ở hiện trạng chỉnh trang: tổ chức theo dạng kiến trúc truyền thống, phù hợp với sắc thái, sinh hoạt địa phương: Nhà xây, hiên rộng, nền móng cao. Xây dựng hàng rào, cổng ngỏ, trồng cây xanh sân vườn...

+ Quy hoạch các khu ở mới dọc theo hai tuyến đường quy hoạch chạy song song, cách Quốc lộ 49B khoảng 85m nhằm giãn dân dọc hai bên đường Quốc lộ 49B. 

-  Nâng cấp, cải tạo các công trình công cộng trong khu trung tâm:

· Trụ sở Ủy ban nhân dân xã:

- Quy mô diện tích: 6000m2.

- Đã xây dựng nhà làm việc 2 tầng và hội trường 1 tầng đạt theo tiêu chí nông thôn mới. Tổ chức cải tạo, chỉnh trang khuôn viên cây xanh, sân vườn cho toàn trụ sở; xây dựng mới hành lang cầu có mái che nối nhà làm việc với hội trường.

·  Trạm y tế:

- Quy mô diện tích: 1900m2

- Đã xây dựng nhà 2 tầng, cần xây dựng hàng rào, vườn thuốc nam.

·  Trường học:

- Trường mầm non: Mở rộng trường mầm non hiện có với diện tích mở rộng 0,53 ha; xây dựng mới 01 nhà ăn bán trú và 02 sân chơi tại Đại Thắng

- Xây dựng mới 01 trường mầm non tại khu vực Bách Thắng với diện tích 4000m2

-   Trường Tiểu học Vinh Hưng 1:

+ Xây dựng mới 05 phòng học, 04 phòng chức năng, 01 công trình vệ sinh giáo viên, 01 công trình vệ sinh cho học sinh, 

-Trường tiểu học Vinh Hưng 2:

+ Xây dựng mới 07 phòng học, 05 phòng chức năng, 01 công trình vệ sinh giáo viên và 01 công trình vệ sinh cho học sinh;

-   Trường THCS Vinh Hưng: Xây dựng mới 08 phòng học, 10 phòng chức năng, 01 công trình vệ sinh giáo viên, 01 công trình vệ sinh học sinh, 06 phòng nhà công vụ, 01 khu thể dục thể thao.

-   Trường THPT: Diện tích 30.000m2, có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia (phòng học, phòng thí nghiệm, nhà thi đấu...)

- Xây dựng mới các công trình:

+ Trung tâm văn hóa, vui chơi giải trí cộng đồng: Xây dựng mới với quy mô 1,47ha bao gồm các công trình: nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, thông tin, truyền thanh... tại vị trí gần Trung tâm cộng đồng xã.

+ Trung tâm thể dục, thể thao: Tổng diện tích khu đất 3,0 ha; Xây dựng mới sân vận động đạt tiêu chuẩn cấp xã và cụm các công trình thể dục thể thao xã bên cạnh trung tâm văn hoá xã, gồm: 03  sân tập (diện tích sân tập: 500m2) . Xây dựng nhà thể thao tập luyện cầu lông, bóng bàn, diện tích 150m2.

+ Trung tâm thương mại: Xây dựng mới tại khu văn hoá cũ có diện tích 1,27 ha.

5.3. Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản, khu dân cư mới:

- Quy hoạch chỉnh trang các thôn xóm cũ, quy hoạch mới các khu dân cư tập trung mới tại các vùng đất cao để định hướng phát triển hệ thống dân cư từ 4 thôn như hiện nay thành 11 thôn trong tương lai. Bố trí tái định cư cho các hộ dân ở vùng thấp trũng, ngập lụt. Xác định các khu vực dự trữ đất để phát triển trong tương lai.

- Các thôn xóm hiện có tiếp tục ổn định và phát triển, bổ sung công trình văn hóa và TDTT; Cải tạo hệ thống giao thông; tăng cường điện chiếu sáng; Xây dựng bãi tập kết, điểm thu gom rác trong các khu dân cư...; Trồng cây xanh cách ly giữa khu dân cư và nghĩa trang.

- Quy hoạch các điểm dân cư mới: Ngoài các điểm dân cư xen cấy trong thôn xóm cũ, hình thành khu dân cư mới ở khu vực trung tâm xã, di chuyển một số hộ ở phân tán, số hộ ở vùng ngập lụt lên khu dân cư xen ghép, tập trung dọc 2 bên QL 49B tại khu trung tâm nhằm dãn dân ở khu vực Quốc lộ 49B. Trong đó thôn Diêm Trường có 14 khu dân cư mới, thôn Phụng Chánh có 15 khu dân cư mới.

- Diện tích đất ở cải tạo, chỉnh trang khoảng 201,43 ha. Đất ở xây dựng mới đến năm 2020 khoảng 9,46 ha. Mạng lưới các điểm dân cư đến năm 2020 được bố trí trên bản đồ quy hoạch xây dựng.

- Đất ở cho các hộ phi nông nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm xã và khu vực phát triển kinh doanh dịch vụ thương mại chủ yếu bám dọc 2 bên Quốc lộ 49B. Diện tích từ 200 - 300m2/hộ. Các hộ dân sản xuất nông nghiệp (diện tích từ 300 - 500m2/hộ) chủ yếu gắn với các thôn xóm hiện trạng.

5.4. Quy hoạch sản xuất:

a) Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 còn 637,87 ha. Phân chia thành các vùng chính như sau:

- Vùng sản xuất lúa: Ổn định diện tích trồng lúa chủ yếu các vùng Cây Cừa thuộc HTX Đại Thắng, rãi rác ven làng từ Đội 8 Đại Thắng đến Đội 5 Bách Thắng và Lương Viện; quy hoạch vùng sản xuất lúa giống và sản xuất lúa năng xuất cao của xã có diện tích 20 ha ở thôn Phụng Chánh; trong  đó, diện tích sản xuất lúa giống khoảng 1,2 ha. Đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa nước trên địa bàn xã còn 109,05 ha;

- Vùng trồng cây hàng năm: Cây công nghiệp ngắn ngày như ớt, đậu lạc dọc ven làng từ Đội 1 đến Đội 5 Bách Thắng (được chuyển đổi từ đất một màu một lúa có năng suất thấp). Rau màu các loại chủ yếu xen kẻ trong khu dân cư và vùng đất lở của các đội. Quy hoạch diện tích 5 ha vùng chuyên rau sạch ở các đội 4 và đội 5 Bách Thắng. Đến năm 2020 diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại trên địa bàn xã là 63,10 ha.

-  Vùng trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 là 43,60 ha.

- Vùng trồng cây lâm nghiệp: Diện tích tích đất rừng sản xuất đến năm 2020 là 71,85ha, chủ yếu là các loại cây như tràm, keo.

- Vùng chăn nuôi và phát triển trang trại: Chủ yếu nuôi phân tán ở trong dân, đồng thời xây dựng vùng chăn nuôi tập trung 6 ha ở khu vực Ông Chính, giáp ranh giới với khe Trung Kiều, thôn Lương Viện. Phát triển mô hình Hồ sinh thái trong khu dân cư, phục vụ cấp nước cho sản xuất.

- Vùng nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 350,27 ha. Trong đó chuyển đổi 30 ha sang mô hình trồng rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản ở ven các cồn. Qui hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung để sản xuất hàng hóa chính cho xã là Vùng Đình Đôi – Rau Câu Đại Thắng có diện tích 100 ha và vùng Bách Thắng có diện tích 30 ha. Duy trì và điều chỉnh lại một số diện tích của các vùng nuôi tôm phân tán ở các cồn như: Cồn Trần, Cửa Cạn, Cồn Trại-Cồn Ta, Cồn Tơi... Qui hoạch và chuyển đổi diện tích 18,6 ha của một số vùng thấp trủng sang nuôi cá nước ngọt ở một số ô vùng Đội 2, Đại Thắng và Đội 7, Bách Thắng.

Đồng thời, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, điện… để phục vụ sản xuất cho khu vực này, tiến tới phát triển các cơ sở chế biến, sản xuất con giống, các điểm thu gom, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm…

b) Ngành nghề phi nông nghiệp:

Quy hoạch cụm công nghiệp Vinh Hưng tại vùng Trảng Đồn – Đội 3 có diện tích 20 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực sản xuất được xác định theo Bản vẽ quy hoạch sản xuất, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Vinh Hưng giai đoạn 2010 - 2020.

6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật:

6.1. Giao thông

Nâng cấp, mở rộng, cải tạo chỉnh trang các tuyến đường hiện có, xây dựng mới và đấu nối hệ thống giao thông xã với hệ thống giao thông các xã lân cận, giao thông huyện và tỉnh tạo thành một mạng lưới liên hoàn, thuận tiện.

- Giao thông đối ngoại đoạn qua xã:

+ Đường Quốc lộ 49B: Lộ giới 44,0m (chiều dài 6km, từ cầu Bến Đò Vinh Mỹ đến giáp xã Vinh An huyện Phú Vang);

+ Đường tỉnh lộ đi Vinh Mỹ: Lộ giới 23,0m (chiều dài 1,4 km, từ quốc lộ 49B đến giáp xã Vinh Mỹ) ;

+ Đường đê Đông phá Cầu Hai:  Chiều rộng nền đường 9,0m, trong đó chiều rộng mặt đường 7,0m, chiều rộng lề đường 2x1,0m (chiều dài 7,6km);

- Đường trục xã: Chiều rộng nền đường 13,5m, trong đó chiều rộng mặt đường 7,5, chiều rộng lề 2x3,0m, mở rộng và xây dựng mới gồm các tuyến:

* Thôn Diêm Trường:

+ Đường trục xã từ  Quốc lộ 49B đến bến tàu Ba Cây (dài 1,0Km)

+ Đường trục xã từ nhà ông Hoàng Cừ đến khe Bồn Bồn, nhà ông Khoa (dài 3,95km);

+ Đường trục xã từ nhà thờ Họ Trần Đình đến nhà bà Huyền (dài 1,2km);

+ Đường trục xã từ Quốc lộ 49B đến nhà bà Liên (dài 3,5km); 

* Thôn Phụng Chánh:

+ Đường trục xã từ chợ Phụng Chánh đến Đình Đôi (dài 1,332km);

+ Đường trục xã từ chợ Phụng Chánh đến nhà ông Hoàng Cừ (dài 1,8km)

+ Đường trục xã từ Quốc lộ 49B đến nhà bà Liên (dài 0,8km);

+ Đường trục xã từ Quốc lộ 49B đến Bến tàu (dài 0,6km);

+ Đường trục xã từ trường Vinh Lộc đến nhà ông Bùi Huy (dài 0,96km);

+ Đường trục xã từ nhà ông Hồ Thiên đến nhà ông Hoàng Thành (dài 2,2km)

+ Đường trục xã từ nhà ông Phong đến nhà ông Thạnh (dài 1,3Km)

* Thôn Lương Viện

+ Đường trục xã từ cầu Lương Viện đến Trung Kiều (dài 1,8m)

- Đường liên thôn: Chiều rộng nền đường 9,0m, trong đó chiều rộng mặt đường 7,0m, lề đường 2x1,0m, mở rộng và xây dựng mới gồm các tuyến:

* Đường liên thôn Diêm Trường:

+ Tuyến từ nhà ông Văn  Niệm – nhà ông Đặng Khoa (dài 0,65km);

+ Tuyến từ nhà ông Trần Hai – nhà ông Nguyễn Hiếu (dài 0,75km);

+ Tuyến từ Quốc lộ 49B – Nhà thờ Làng (dài 0,5km);

+ Tuyến từ Quốc lộ 49B – nhà ông Đặng Chu (dài 0,5km);

+ Tuyến từ nhà ông Trần Vương – nhà bà Nguyễn Thị Tý (dài 0,3km);

+ Tuyến từ nhà thờ Họ Phan – nhà ông Chương (dài 1,0km);

+ Tuyến từ nhà ông Luyện - Đường liên xã (dài 1,0km);

* Đường liên thôn Phụng Chánh:

+ Tuyến từ Cây song mã - Cây sanh - Nguyễn Đ Vinh (dài 0,7km);

+ Tuyến từ Từ Quốc lộ 49B – nhà ông Vê (nhà công vụ) (dài 0,9km);

+ Tuyến từ nhà bà Tùy – nhà ông Hoàng Luận (dài 0,5km);

+ Tuyến từ Quốc lộ 49B – nhà bà Hồ Thị Hòa (dài 0,5km);

* Đường liên thôn Lương Viện:

+ Tuyến từ Trung Kiều – Giáp An Bằng (dài 0,2km);

+ Tuyến từ nhà ông Phan Viễn – nhà ông Nguyễn Huê (dài 0,5km);

+ Tuyến từ nhà Nguyễn Thị Nữ - Cầu Trung Kiều (dài 0,2km)

* Đường liên thôn Trung Hưng: Tuyến từ nhà ông Bùi Huy – Đình Đôi (dài 0,65km).

- Đường trục thôn: có nền đường rộng 7,0m; mặt đường 5,0m, tổng chiều dài 16,64km; Trong đó mở rộng và xây dựng mới các tuyến:

+ Thôn Diêm Trường: 15 tuyến (tổng chiều dài 8,67km);

+ Thôn Phụng Chánh: 24 tuyến (tổng chiều dài 7,42km);

+ Thôn Lương Viện: 02 tuyến (tổng chiều dài 0,55km);

- Mở rộng các tuyến đường ngõ xóm.

- Giao thông nội đồng: Chiều rộng nền đường 5m, chiều rộng mặt đường 3,0m, tổng chiều dài 23,45km, gồm các tuyến:

+ Thôn Diêm Trường: 17 tuyến (tổng chiều dài 12,4km);

+ Thôn Phụng Chánh: 09 tuyến (tổng chiều dài 9,85km);

+ Thôn Lương Viện: 03 tuyến (tổng chiều dài 1,2km);

- Các công trình bến, bãi:

+ Bãi đỗ: Bãi đỗ xe tập trung được bố trí tại trung tâm xã, quy mô: 500m2. Trong điểm dân cư mới trong xã quy mô bãi đỗ 100-200m2. Các điểm dân cư cũ tạo điểm tránh xe và bãi đỗ theo điều kiện từng thôn xóm.

+ Bến xe: Xây dựng bến xe Vinh Hưng quy mô: 3500m2.

+ Bến thuyền Ba cây, bến thuyền Phụng Chánh.

+ Mở rộng thêm các bến thuyền phục vụ du lịch: Bến quán, Cây ghè, Đình Đôi

6.2. Thủy lợi

- Duy tu, bảo dưỡng vận hành sử dụng 02 trạm bơm có sẵn để phục vụ công trình nuôi trồng thủy sản Hưng – Giang cấp nuớc cho 30ha nuôi tôm vùng Đình Đôi.

-  Xây dựng mới 05 trạm bơm cấp nước cho 02 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung của Bách Thắng và Đại Thắng, cụ thể như sau:

+ Trạm Rau Câu: Công suất 800m3/h, cung cấp cho 20ha nuôi trồng thủy sản vùng nuôi.

+ Trạm Cây Ghè: Công suất 800m3/h, cung cấp cho 20ha nuôi trồng thủy sản Đội 1+2 Bách Thắng.

+ Trạm Vĩnh Lăng: Công suất 600m3/h, cung cấp cho 15ha nuôi trồng thủy sản Đội 3 Bách Thắng.

+ Trạm Cửa Thoan: Công suất 600m3/h, cung cấp cho 15ha nuôi trồng thủy sản Đội 4+6 Bách Thắng.

+ Trạm Bến Phểu: Công suất 800m3/h, cung cấp cho 20ha nuôi trồng thủy sản Đội 4+5 Bách Thắng.

- Xây dựng đập ngăn mặn ở Cầu Bến Đò, cống Ba Xã.

- Đắp lại đê từ Ô bụi tre đến cầu Ba Xã.

- Về kênh mương: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kênh thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và phục vụ tưới tiêu nước ngọt với tổng chiều dài 13,0km, gồm các tuyến:

+ Kênh mương phục vụ nuôi trồng thủy sản nước lợ (tổng chiều dài 7,9km):

Tuyến Diêm Trường: Mương cây dừa 1+2, Đội 3, Cửa Thoen, Bến Phểu (tổng chiều dài 5,2km);

Tuyến Phụng Chánh: Đình Đôi – Nại, Rau Câu – Lăng vàng, Cồn Tròn, Cửa Cạn (tổng chiều dài 2,7km);

+ Kênh mương tưới tiêu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp (tổng chiều dài 5,1km):

Tuyến Ô bụi tre – Đình Đôi, Võ Hà – Cồn Tròn, Tô T Ký – Phương Tự, Ông Thạnh - Đầm Làng, Bà Bỉch – 4 mẫu, Đồng ngọn – Ông Viễn, Am làng (đập ngăn) – Ông Thuận, Ông Đòan – Am làng;

- Mương thoát nước đường bê tông thôn Diêm Trường, thôn Phụng Chánh, thôn Lương Viện, thôn Trung Hưng (tổng chiều dài 60,8km)

6.3. Thoát nước

Tuân thủ hiện trạng tiêu thoát, các hướng thoát nước hiện có gắn kết với các công trình thuỷ lợi đã định hình. Hệ thống thoát nước được thiết kế thoát chung ở khu vực nội thôn. Trong khu dân cư sử dụng hệ thống thoát nước chung với nước thải sinh hoạt, hoạt động theo chế độ tự chảy. Khu vực ruộng canh tác thoát nước nhờ vào hệ thống kênh mương thuỷ lợi, có sự hỗ trợ của các cống điều tiết và các trạm bơm tiêu khi ngập lụt. Khu vực nội thôn các rãnh hở được cải tạo thành rãnh lắp đan phục vụ mục đích thoát nước chung. Các rãnh chính từ đầu các thôn xây mới bằng gạch, đá có lắp đan. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ gồm tuyến cống, cửa xả.

- Xây dựng hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước thải.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát chính và tiêu thoát nội đồng.

- Cải tạo, liên thông hệ thống ao hồ, kênh mương tiêu nội đồng với hệ thống tiêu thoát nước mặt toàn xã, đào nối thông dòng chảy,

- Bố trí mương thoát nước B600x800 ở phía dân cư và các cống băng đường trên trục đường Quốc lộ 49B, bố trí rãnh thoát nước trên các trục đường liên thôn.

 - Hướng thoát nước: Nước mưa được thoát trực tiếp ra đầm phá ở phía Tây và ra ruộng ở phía Nam.

6.4. Cấp nước

- Nguồn nước: Khu vực nghiên cứu sử dụng nguồn cấp nước theo quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Mạng lưới: Dùng hệ thống ống nhựa HDPE đặt trên nền đệm cát đầm chặt và được kết nối với hệ thống cấp nước của xã.

- Đường ống cấp nước chính được bố trí dọc theo các trục giao thông.

- Cấp nước cứu hỏa: Tận dụng nguồn nước sông, ao hồ trong khu vực làm nguồn nước chữa cháy.

6.5. Cấp điện

- Nguồn điện: được cấp từ trạm biến áp trung gian Thuỷ Phù 3200KVA/35/22V.

- Lưới điện trung thế sử dụng lưới điện phân phối 22KV từ trạm trung gian Thủy Phù qua xuất tuyến 22KV-472 cấp điện cho các trạm 22/4,4KV-180KVA và 22/4,4,KV-250KVA; Xây dựng mới 2km đường dây 22KV cấp điện cho 2 trạm biến áp 180KVA;

- Lưới điện hạ thế 0,4KV: Đường dây hạ thế 0,4KV tổng chiều dài 30,8 km, trong đó cải tạo, nâng cấp 16km; xây dựng mới 13,45 km.

- Trên cơ sở 07 trạm biến áp hiện có tổng công suất 1400 KVA, xây dựng mới 02 trạm biến áp với tổng công suất 320 KVA  (gồm 01 trạm khu vực khu định cư tập trung, thôn Trung Hưng để chia phụ tải phục vụ dân sinh, 01 trạm ở Quốc lộ 49B gần trường mầm non Hương Mai).

- Xây dựng mới hệ thống điện chiếu sáng công cộng dọc Quốc lộ 49B, đường liên xã và liên thôn với tổng chiều dài 47,8 km, khoảng cách 50m/trụ.

6.6. Thoát nước thải, vệ sinh môi trường

- Hệ thống thoát nước sinh hoạt là hệ thống thoát nước chung, có xử lý nước thải tại nguồn phát sinh, cụ thể:

+ Xây dựng bể tự hoại hoặc bể bioga để xử lý phân, nước thải. Nước thải sinh hoạt phải xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Chất lượng nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.

+ Nước thải và phân gia súc từ các khu chuồng trại chăn nuôi lớn sẽ được xử lý bằng bể bioga, tạo năng lượng để đun bếp, thắp sáng.

- Hệ thống thoát nước của cụm Công nghiệp Vinh Hưng là hệ thống thoát nước riêng, quy hoạch xây dựng 01 trạm xử lý nước thải với công suất 60 m3/ngđ. Nước thải sản xuất phải xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (nguồn loại B).

- Thu gom rác thải sinh hoạt: Xây dựng 9 điểm thu gom rác thải, có diện tích khoảng 500m2/1 điểm, nền được láng xi măng, có dải cây xanh cách ly với đường giao thông và khu dân cư, rác thải sau đó được thu gom và vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải của huyện.

6.7. Nghĩa trang, nghĩa địa:

Các nghĩa địa phân tán rải rác, từng bước đóng cửa, di dời về nghĩa trang tập trung khi có nhu cầu vào mục đích xây dựng.

Qui hoạch khu nghĩa trang nhân dân tập trung: tại thôn Phụng Chánh và thôn Diêm Trường có diện tích 22 ha ở rú ông Chính đến sau bến xe điểm qui hoạch trước.

Qui hoạch nghĩa trang nhân dân phân tán: thôn Phụng Chánh 5 điểm, diện tích 21 ha; ở thôn Diêm Trường: 5 điểm, diện tích 27 ha, thôn Lương Viện diện tích 06 ha (phần diện tích nằm sau động cát từ giáp ranh giới Vinh Mỹ lên vùng An Mỹ- An Bằng đến Trung Kiều).

7. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo đồ án quy hoạch chung.

TT

Tên hạng mục đầu tư

Đơn vị tính

Thành tiền (tỷ đồng)

I

Đầu tư XDCB

Tỷ đồng

174,886

1

Giao thông

Tỷ  đồng

92,424

2

Thủy lợi

Tỷ  đồng

26,059

3

Điện

Tỷ  đồng

6,403

4

Trường học, trạm y tế

Tỷ  đồng

18,700

5

Cơ sở vật chất văn hóa (nhà văn hóa xã, khu vui chơi giải trí, nhà văn hóa cộng đồng, sân thể dục thao thôn...)

Tỷ  đồng

31,300

II

Các loại khác

Tỷ  đồng

24,095

Tổng cộng

Tỷ  đồng

198,981

 

8. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông liên xã, thôn, xóm.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống điện; nước sạch, vệ sinh môi trường.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể dục thể thao, trường học, đào tạo nghề; Xây dựng nhà ở và hạ tầng các khu dân cư mới.

  (Có phụ lục kèm theo)

9. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch. (Phụ lục kèm theo)

10. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.

10.1. Tiến độ: Huy động các nguồn lực đầu tư để hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới từng năm, cụ thể như sau:

- Năm 2012: Tập trung đầu tư cho giao thông; thủy lợi; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; huy động nhân dân hiến đất, xây dựng nhà cửa, tường rào, đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn;

- Năm 2013: Tiếp tục đầu tư giao thông; thủy lợi, trường học, đào tạo nghề;

- Năm 2014: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất văn hóa, môi trường;

- Năm 2015: Tiếp tục rà soát những tiêu chí còn lại chưa đạt, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

 

10.2. Giải pháp:

a) Giải pháp huy động các nguồn vốn:

- Huy động đa dạng hóa vốn đầu tư; trong đó, phát huy nguồn nội lực trong nhân dân là, huy động nguồn quỹ đất, khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế; xã hội hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, cụ thể:

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật; UBND xã cấn phối hợp làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, vận động nhân dân hiến đất, tham gia giải phóng mặt bằng, đóng góp ngày công,...

+ Quản lý tốt quy hoạch và quỹ đất kinh doanh để tạo nguồn thu từ quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng để giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng khi triển khai các công trình xây dựng.

+ Đối với các dịch vụ cấp điện, nước sinh hoạt, bưu chính – viễn thông, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng để đảm bảo chất lượng, an toàn, nhất là hạ tầng cấp điện.

+ Huy động đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, các công trình công cộng, đường thôn xóm, đường nội đồng, nhà sinh hoạt thôn, tổ chức thu gom rác thải; tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng công cộng, dân sinh.

+ Hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân dân mạnh dạn đầu tư kinh doanh, phát triển ngành nghề mới; hỗ trợ các hộ nông dân tiếp cận vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

+ Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh vào địa bàn xã; đồng thời, đóng góp một phần xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ gắn với phát triển ngành nghề nông thôn.

b) Giải pháp chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập:

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao:

+ Mô hình phát triển kinh tế của xã là tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp toàn diện, phấn đấu đến năm 2015 tỉ suất lao động trong nông nghiệp còn dưới 35%. Trong lao động nông nghiệp thì tỉ suất lao động chăn nuôi và NTTS chiếm 75%, lao động trồng trọt 25%.

+ Qui hoạch và qui hoạch lại 02 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đó là Bách Thắng và Đại Thắng.

+ Đa dạng hóa đối tượng nuôi, giảm dần diện tích nuôi chuyên tôm sú, khuyến khích nuôi xen ghép tạo đà cho việc thực hiện một số mô hình nuôi tôm bền vững.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nuôi trồng thủy sản; Tranh thủ các dự án để tập huấn kỹ thuật cho người dân, sắp xếp lại nò sáo, phân chia mặt nước khai thác thủy hải sản, tăng năng suất cây trồng con vật nuôi.  Nâng cao thu nhập hàng năm, năm sau cao hơn năm trước trên một đơn vị.

- Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho việc thu mua, sơ chế nông thủy hải sản tại địa phương. Qui hoạch 4 điểm sơ chế và thu gom thủy hải sản trên địa bàn đó là khu vực Trung Hưng, Chợ Phụng Chánh, Cồn tròn và Chợ Bà Cây.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, tạo môi trường và cơ chế thông thoáng để khuyến khích bà con trong địa phương hoặc địa phương khác, bỏ vốn, thành lập nhà xưởng, doanh nghiệp, trang trại, phát huy ngành nghề truyền thống ở địa phương như mộc mỹ nghệ, chằn nón, thiêu ven, dệt khăn, đồng thời du nhập một số nghề mới ở các địa phương khác để giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao thu nhập cho người dân, phấn đấu đến năm 2015 toàn xã có 26 trang trại, 54 doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của 03 hợp tác xã đi vào hoạt động có nề nếp và ngày càng nâng cao hiệu quả.

c) Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ.

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến.

Phát triển đội ngũ khuyến nông viên cơ sở để hướng dẫn chuyển giao công nghệ kỹ thuật đến người dân. Tổ chức mạng lưới dự báo dịch bệnh để có giải pháp phòng trừ kịp thời. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, nhất là trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

d) Giải pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên – môi trường. Quản lý, khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng pháp luật và quy hoạch, nhất là đối với những vùng đất trồng lúa. Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân quản lý, sử dụng và khai thác ổn định, lâu dài.

Xây dựng quy ước của xã về xử lý rác thải, vệ sinh công cộng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường; thực hiện xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức nạo vét các sông, hói, giữ gìn cảnh quan; kết hợp giao khoán quản lý khai thác để nâng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước. Đưa các nội dung đánh giá tác động môi trường vào quá trình ra quyết định đầu tư; kiểm tra việc thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

đ) Các giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội

Giảm nhanh, bền vững hộ nghèo. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, tạo việc làm. Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tổ chức thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

e) Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Tiếp tục xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân; năng lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực. Bồi dưỡng công tác quản lý Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo theo chức năng. Chuẩn hóa trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân được tham gia đầy đủ vào các quá trình ra quyết định ở địa phương.

10.3. Tổ chức thực hiện:

- UBND xã Vinh Hưng là cơ quan trực tiếp điều hành, quản lý tổ chức thực hiện Quy hoạch, có trách nhiệm tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch này đến cấp ủy Đảng, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong xã.

- UBND huyện Phú Lộc chỉ đạo các ngành cấp huyện phối hợp hỗ trợ UBND xã lập kế hoạch hàng năm, lập dự án chi tiết, các hoạt động, giải pháp liên quan đến lĩnh vực phụ trách để thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các quy định quản lý xây dựng của Quy hoạch.

 

Quốc Sinh
       
Tin cùng nhóm
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày