Tìm trên trang KT-XH
Quy hoạch điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung huyện Phú Lộc giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 (Theo Quyết định số 4114 /QĐ-UBND ngày 06 /11/2012 của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lộc)
12/03/2014 4:19:PM

 

 PHẦN THỨ NHẤT

Thực trạng công tác giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Phú Lộc

I. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:

Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y thường xuyên được củng cố và tăng cường. Việc giết mổ gia súc, gia cầm được thực hiện đúng quy trình từ lúc nhập về đến lúc đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường; có cán bộ kiểm soát giết mổ kiểm tra thủ tục, khám lâm sàng khi nhập vào lò và kiểm tra lăn dấu “Kiểm soát giết mổ” trong quá trình giết mổ. Số lượng trâu bò, lợn được theo dõi, kiểm tra chất lượng và lăn dấu “KSGM” đạt 100% đối với các điểm giết mổ gia súc tập trung và trên 70% đối với các điểm giết mổ nhỏ lẻ, phân tán ở trong khu dân cư.

1. Tình hình hoạt động và quản lý các cơ sở giết mổ  gia súc tập trung:

Được sự chỉ đạo của UBND huyện, từ năm 2000 - 2003, các xã, thị trấn đã vận động một số chủ kinh doanh giết mổ gia súc góp vốn đầu tư xây dựng được 10 điểm giết mổ gia súc tập trung đang hoạt động có hiệu quả, công suất hoạt động giết mổ từ 05-30con/ngày, hoạt động của các điểm mổ theo phương thức tự quản nên việc quản lý được chặt chẽ. Các ngành, các cấp, Ban quản lý đã kết hợp tốt với cán bộ KSGM nên đã kiểm soát và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Điểm giết mổ gia súc tập trung tiết kiệm được chi phí, hạn chế công lao động, cạnh tranh lành mạnh, không ảnh hưởng môi trường, tiếng ồn, trật tự trị an ở trong gia đình đến cộng đồng, góp phần quản lý được dịch bệnh gia súc, đảm bảo tư cách pháp nhân trong kinh doanh.

      a. Quy mô hoạt động của các điểm giết mổ gia súc tập trung:

TT

Đơn vị

Số chủ tham gia GMGS, GC

Số lượng gm trâu bò/ngày (con)

Số lượng gm lợn/ngày (con)

Diện tích đất  sử dụng

(m2)

Diện tích xây dựng lò mổ

(m2)

Năm xây dựng

Ghi chú

1

Lộc Bổn

6

 

10 - 20

300

200

2003

Lộc Bổn, Lộc Sơn; nằm trong lộ giới đường sắt.

2

Lộc An

15

 

20 - 40

400

300

2002

Nằm trong khu dân cư tập trung.

3

Lộc Điền

8

 

10 - 25

300

300

2002

Nằm trong khu dân cư tập trung.

4

TT Phú Lộc

3

 

7- 10

300

300

2003.

TT Phú Lộc đã thu hồi và bán cho dân, chưa hỗ trợ cho chủ đầu tư và chọn địa điểm mới.

5

6

Lộc Tiến 1

Lộc Tiến 2

1

4

 

3-5

5-7

300

500

200

200

2002

2002

Nằm trong khu dân cư, xuống cấp nhiều.

7

Vinh Hưng

4

 

8-20

300

200

2004

 

8

Vinh Mỹ

3

 

6-20

300

150

2003

 

9

Vinh Giang

5

 

5- 15

500

200

2003

Xuống cấp.

10

Vinh Hiền

4

 

4-10

200

200

2003

Xuống cấp, đã chuyển mục đích sử dụng.

Tuy nhiên, qua quá trình kinh doanh cũng như điều kiện đô thị hóa và nhu cầu của người tiêu dùng, những điểm giết mổ này vẫn còn một số hạn chế như: cơ sở vật chất còn mang tính thủ công, giết mổ trên sàn, chưa công nghiệp hóa, việc đầu tư khâu xử lý chất thải của một số cơ sở chưa tương xứng với quy mô giết mổ (do diện tích đất quá hẹp, vốn đầu tư ít...). Một số cơ sở, địa điểm quy hoạch chưa ổn định, dự kiến thay đổi nên khó khăn cho các chủ đầu tư khi nâng cấp để đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và môi trường. Do quá trình đô thị hóa nên mốt số điểm giết mổ gia súc nằm trong khu dân cư tập trung, có hướng chuyển dời như: điểm giết mổ gia súc xã Lộc An, xã Lộc Điền, xã Lộc Bổn nằm trong lộ giới đường sắt; điểm giết mổ gia súc thị trấn Phú Lộc nằm trong khu quy hoach dân cư nên UBND thị trấn đã thu hồi để bán cho người dân xây dựng nhà ở nhưng chưa đền bù hỗ trợ chi phí xây dựng cho chủ đầu tư và chọn vị trí mới để xây dựng. Một số điểm giết mổ tập trung đã xuống cấp trầm trọng không còn hoạt động như điểm giết mổ gia súc Lộc Tiến 2 (cạnh HTX Song Thủy), điểm giết mổ gia súc xã Vinh Hiền do số lượng giết mổ ít, kinh doanh không có lãi nên chủ đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng…

b. Đánh giá hiện trạng chất lượng các điểm giết mổ tập trung:

TT

Tên cơ sở giết mổ

Diện tích đất  sử dụng

(m2)

Diện tích đất xây dựng (m2)

Đánh giá chất lượng các cơ sở giết mổ

Khoảng cách ATSH

Môi trường xung quanh

Vệ sinh  nơi giết mổ

Tiêu độc khử trùng

Hầm xử lý chất thải

1

Lộc Bổn

300

200

Không đạt

Không đảm bảo

Tốt

Tốt

Tốt

2

Lộc An

400

300

Không đạt

Không đảm bảo

Tốt

Tốt

Trung bình

3

 Lộc Điền

300

300

Không đạt

Không đảm bảo

Tốt

Tốt

Trung bình

4

TT Phú Lộc

300

300

Đã thu hồi

X

X

X

X

5

Lộc Tiến 1

300

200

Không đạt

Không đảm bảo

Tốt

Tốt

Tốt

6

Lộc Tiến 2

500

200

Đạt yêu cầu

Kém

Kém

Kém

Không có

7

Vinh Hưng

300

200

Đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu

Tốt

Tốt

Trung bình

8

 Vinh Mỹ

300

150

Đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu

Tốt

Tốt

Trung bình

9

Vinh Giang

500

200

Đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu

Trung bình

Tốt

Trung bình

10

 Vinh Hiền

200

200

Đã chuyển mục đích sử dụng

X

X

X

X

2.Thực trạng hoạt động của các điểm giết mổ gia súc, gia cầm phân tán:

a. Về giết mổ gia súc:

TT

Đơn vị

Số chủ tham gia GMGS,GC

Số lượng gm trâu bò/ngày (con )

Số lượng gm lợn/ngày (con)

Diện tích đất  sử dụng

(m2)

Giấy phép kinh doanh

1

Lộc Thủy

7

1

5-10

G/mổ trong nhà bếp, nền giếng.

2 chủ/ 5 chủ

2

TT. Lăng Cô

3

 

5-10

Giết mổ thủ công trong nhà bếp.

2 chủ/3 chủ

3

Lộc  Vĩnh

2

 

10- 20

G/mổ thủ công trong nhà bếp tại nhà ông Trần Lộc.

2 chủ

4

Xuân Lộc

1

 

 

 

Không có GP, giết mổ mang tính thời vụ

b. Về giết mổ gia cầm:

Hiện tại, trên địa bàn huyện chưa có cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, việc giết mổ gia cầm để kinh doanh hằng ngày còn mang tính nhỏ lẻ, nên giết mổ phân tán tại gia đình là chủ yếu. Toàn huyện có 5 chủ kinh doanh giết mổ gia cầm: 2 hộ ở Lộc An, 1 hộ ở Lộc Điền, 1 hộ ở Vinh Hưng, 1 hộ ở Vinh Mỹ bình quân giết mổ 20-30 con /ngày/ hộ; (tùy theo mùa vụ, lễ tết, có cán bộ KSGM kiểm tra, lăn dấu “Kiểm soát giết mổ” trước khi đưa ra thị trường) và số lượng gia cầm này được phân phối  bán lẻ  tại các chợ Nong, La Sơn, Lộc An, Lộc Điền, Cầu Hai, Xuân Lộc, Mỹ Lợi, Vinh Hiền. Các chợ còn lại không bán gia cầm đã qua giết mổ.

  c. Đánh giá về tác hại của các điểm  giết mổ gia súc, gia cầm phân tán:

- Tác hại về môi trường: Toàn huyện hiện vẫn còn 13 điểm giết mổ riêng lẻ ở các xã: Lộc Thủy 07, Lộc Vĩnh 02, thị trấn Lăng Cô 03, Xuân Lộc 01. Hoạt động giết mổ gia súc tại các điểm giết mổ này được tiến hành ngay trong nhà bếp, nền giếng...; nên công tác KSGM găp khó khăn, chỉ kiểm soát được trên 70% số lượng gia súc giết mổ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, tác động xấu đến môi trường do chất thải từ động vật trước trong và sau giết mổ (một số nơi còn thải ra sông suối, đường làng ngõ xóm) khả năng nhiễm khuẩn  gây nguy cơ cao cho con người. Những đơn vị này khó quản lý về dịch bệnh gia súc nên hằng năm gia súc mắc các bệnh truyền nhiễm cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của chăn nuôi và sức khỏe của nhân dân trong vùng.

- Về hiệu lực quản lý Nhà nước:

* UBND các xã, thị trấn: Việc quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm còn hạn chế.

* Ngành Thú y: Viêc đơn độc 1 cán bộ thú y đến kiểm tra tại nhà riêng của các chủ giết mổ gia súc, gia cầm vào ban đêm, nhiều điểm xa nhau không kịp thời gian kiểm tra và kiểm soát nên công việc kiểm soát giết mổ chủ yếu là nhắc nhở và khó thực hiện được đầy đủ các quy trình kỹ thuật cũng như các biện pháp hành chính khác;

* Ngành Y tế: Việc khám sức khoẻ định kỳ cho người tham gia giết mổ còn gặp khó khăn.

- Trật tự trị an xã hội và các vấn đề khác:

* Với đặc thù chỉ giết mổ gia súc về đêm nên tạo ra nhiều tiếng ồn trong khu vực dân cư ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

* Giết mổ phân tán, nhỏ lẻ không kiểm soát được hết nên các cơ chế quản lý gặp nhiều khó khăn, thực hiện thiếu công bằng và hợp lý.

Từ những tồn tại trên và trước tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển, việc lưu thông, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật ngày càng tăng cao đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ để hạn chế dịch bệnh, ổn định phát triển chăn nuôi, góp phần cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng như môi trường sinh thái, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Do vậy, việc quy hoạch các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn huyện là rất cấp thiết.

 

PHẦN THỨ HAI

Quy hoạch điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung huyện Phú Lộc giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020

            I. Căn cứ pháp lý:

- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

-Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn.

-Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm;

- Quyết định số 122/2009/QĐ-UBND ngày 15/1/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 04/01/2008 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y có nguồn gốc động vật;

 - Công văn số 5237/UBND-NN ngày 25/11/2011 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy hoạch điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

II. Quan điểm, mục tiêu, cơ chế, điều kiện và thời gian thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020:

1.     Quan điểm:

          Quy hoạch các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải theo quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của huyện, phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi và đảm bảo các tiêu chuẩn của ngành cũng như đảm bảo môi trường sinh thái; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kinh doanh, đảm bảo lợi ích của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật.

2. Mục tiêu:

- Đối với xã hội: Kiểm soát được 100% số gia súc đưa vào giết mổ và tiêu thụ trên địa bàn huyện; từng bước kiểm soát hoạt động giết mổ gia cầm; góp phần ngăn chặn dịch bệnh, cung cấp sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ cho nhân dân.

- Đối với kinh tế: Góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiêu thụ được sản phẩm, tăng thu nhập hợp lý cho người kinh doanh giết mổ.

- Giai đoạn từ 2012 – 2015:

* Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: An Điền, Chân Mây theo hướng thủ công và có một số hạng mục bán tự động để quy gom các chủ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm các xã Lộc An, Lộc Điền , Xuân Lộc, Lộc Hòa (An Điền); Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, TT Lăng Cô ( Chân Mây).

* Xây dựng 3 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm Lộc Bổn,Vinh Giang, Thị trấn Phú Lộc theo hướng thủ công từng bước nâng cấp theo hướng bán công nghiệp để quy gom các chủ giết mổ gia súc, gia cầm các xã Lộc Bổn, Lộc Sơn (Lộc Bổn); Lộc Trì,TT Phú Lộc, Lộc Bình( TT Phú Lộc); Vinh Giang, Vinh Mỹ, Vinh Hiền, Vinh hải ( Vinh Giang).

           * Nâng cấp điểm giết mổ gia súc Vinh Hưng hiện có đạt các tiêu chuẩn theo quy định để quy gom các chủ kinh doanh giết mổ gia súc Vinh Hưng vào giết mổ.

- Giai đoạn 2016 -2020

Nâng cấp, xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo hướng bán tự động, quy mô lớn.

3. Cơ chế:

Công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm tập trung là một lĩnh vực phức tạp, khó khăn, đòi hỏi chính quyền các cấp, các ngành liên quan quan tâm phối hợp nhằm chỉ đạo quyết liệt về quy hoạch đất đai, có chính sách hỗ trợ về đất đai và các điều kiện khác, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư về vốn, huy động vốn bằng nhiều hình thức thông qua các dự án, ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và PTNT, nguồn vốn của các thành phần khác trong xã hội để đầu tư xây dựng điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

4. Các điều kiện quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:

a. Đảm bảo khả năng phát triển chăn nuôi cũng như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật đến 2020:

Căn cứ Báo cáo số 81/BC-UBND ngày 08/9/2011 của UBND huyện về Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến 2020.Tổng đàn trâu 6.991 con, bò 3.307 con, đàn lợn 36.812 con, đàn gia cầm 477.400 con. Qua theo dõi từ năm 2001 đến 2010 số lượng gia súc giết mổ tương ứng với nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hằng năm tăng 15% và hằng năm phải nhập từ 4000 - 6000 con lợn từ các địa phương bạn để giết mổ.

Loại động vật

Số lượng gs,gc giết mổ năm 2010 (con/ngày)

Số lượng gs,gc giết mổ năm 2012 (con/ngày)

DK Số lượng giết mổ gs, gc năm 2015 (con/ngày)

DK Số lượng giết mổ gs,gc năm 2020 (con/ngày)

 Lợn

78 (28.470)

104 (37.856)

205 (74.825)

315 (114.660)

Trâu bò

01 (365)

1 (365)

03 (1092)

04 (1.460)

Gia cầm

Không quản lý

160 (58.400)

300 (109.500)

300 (109.500)

b. Đảm bảo việc di chuyển gia súc, gia cầm đến cơ sở giết mổ cũng như tiêu thụ SPĐV được hợp lý:

Do địa bàn rộng, kéo dài, phân bổ trên 04 vùng, cách nhau bởi các đèo, núi, phá... Để tạo thuận lợi cho việc đi lại cũng như vận chuyển thịt gia súc, gia cầm (sản phẩm động vật) về các đầu mối tiêu thụ hợp lý; vị trí xây dựng cơ sở giết mổ

 phải tương đối trung tâm giữa các vùng, không bố trí phân tán nhằm đảm bảo khả năng quản lý, khả năng kiểm tra, giám sát của chính quyền, các ngành chức năng.

c. Đảm bảo việc đầu tư kinh phí (vốn) được tập trung có hiệu quả, từng bước công nghiệp hóa cơ sở giết mổ, tránh lãng phí về vốn, quỹ đất và cạnh tranh không lành mạnh:

Việc xây dựng cơ sở giết mổ phải phù hợp với công suất giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, không gây lãng phí công suất, nhằm tăng số lượng, chất lượng giết mổ và bảo đảm hiệu suất của vốn đầu tư.

d. Đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn của Nhà nước quy định:

Như đảm bảo về vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, có tác động tích cực đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như cộng đồng.

5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2012 đến 2015.

a. Giai đoạn I (năm 2012):

- Thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá hiện trạng, chất lượng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn huyện.

 - Xây dựng Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung và tổ chức Hội nghị nhằm thông qua Quy hoạch vào Quý IV/ 2012.

- Chấn chỉnh, hướng dẫn nâng cấp, tu sửa hoặc làm mới các hạng mục theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra  đối với các điểm giết mổ gia súc đã xây dựng trước đây để cho phép tiếp tục giết mổ gia súc, gia cầm trong giai đoạn cơ sở giết mổ gia sục tập trung đang xây dựng và chưa đi vào hoạt động.

- UBND các xã, thị trấn nằm trong diện quy hoạch phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Công Thương, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô xem xét, khảo sát địa điểm để chọn vị trí xây dựng đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định như: đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, giao thông đi lại thuận lợi, điện, nước… để hoàn chỉnh thủ tục về đất theo quy định của Nhà nước tại các điểm quy hoạch.

b. Giai đoạn II (năm 2013-2015):

- UBND các xã, thị trấn phối hợp với các ngành chức năng, thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Họp các chủ kinh doanh giết mổ gia súc trên địa bàn, các Hợp tác xã, các chủ doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư và thống nhất phương án đầu tư.

 - Giao địa điểm, vị trí xây dựng cho chủ đầu tư theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức tham quan mô hình cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ở các địa

 phương lân cận.

- Xây dựng hoàn chỉnh các cơ sỏ giết mổ gia súc, gia cầm  theo quy hoạch.  

          - Khai trương các cơ sở  giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và đưa các chủ kinh doanh giết mổ trong vùng vào giết mổ.

- Đình chỉ hoạt động các điểm giết mổ nhỏ lẻ, phân tán, các cơ sở không hội đủ các điều kiện, nằm ngoài quy hoạch.

b. Giai đoạn III (năm 2016-2020):

Tiếp tục tu sửa, nâng cấp, xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo hướng  bán tự động, quy mô lớn.

III. Quy mô giết mổ, diện tích sử dụng và kinh phí đầu tư:

Qua khảo sát tình hình giết mổ gia súc và thực tế số lượng giết mổ gia súc ở các địa phương trên địa bàn huyện cụ thể về số lượng giết mổ và kế hoạch cụ thể như sau:

TT

Đơn vị

Số chủ tham gia gmgs,gc

Số lượng gmgs, gc/ngày

 (con)

(2012)

Dự kiến công suất gm gs, gc /ngày (con)

(2015)

Dự kiến công suất gm gs, gc /ngày (con)

(2020)

Diện tích đất sử dụng

(m2)

Dự kiến kinh phí  đầu tư

(triệu)

Dự kiến thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Lộc Bổn

 

6

10 – 20 lợn

35 lợn

40 lợn

1000

250

2013

Xây mới tại Tổ 6 - Thuận Hóa

 

2

An  Điền

23

35-40

lợn, 90 gia cầm

1 bò, 70 lợn, 100 gia cầm

1 bò, 90 lợn, 200 gia cầm

1000

600

2014

Xây mới  tại thôn Phước Trạch - Lộc An

3

TT Phú Lộc

3

8- 12 lợn

20 lợn, 50 gia cầm

30 lợn, 100 gia cầm

1000

250

2014

Xây mới tại xứ Bình Lương- KV 7

4

Chân Mây

16

30- 40

lợn

1 bò, 50 lợn, 100 gia cầm

2 bò, 85 lợn, 200 gia cầm

2000

800

2013

Xây mới tại thôn Trung Kiền- Lộc Tiến

5

Vinh Giang

15

10 lợn

1 bò, 35 lợn, 100 gia cầm

 

1 bò, 60 lợn, 100 gia cầm

 

 

1000

250

2013

Xây mới tại khu vực Đội 1- Nghi Giang)

 

.

 

Nâng cấp và mở rộng

6

 

Vinh Hưng

 

5

10 lợn, 60 gia cầm

20 lợn

25 lợn

500

100

2013

CỘNG

 

1 c/ bò +104 c/ lợn +180 c/ gia cầm

3 bò + 230 con lợn + 300 gia cầm

4 bò + 330 con lợn + 600 gia cầm

6.500

2.250

 

 

IV. Giải pháp thực hiện:

1. Giải pháp về tài chính:

- Kinh phí lập quy hoạch: 25 triệu đồng, trong đó:

+ Lập đề cương quy hoạch:                                                                     500.000 đồng;

+ Khảo sát, xây dựng báo cáo quy hoạch:                                           22.000.000 đồng;

+ Quản lý và điều hành:                                                                         2.500.000 đồng.

- Nguồn kinh phí thực hiện quy hoạch:

+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, nước sạch, điện...), hệ thống xử lý nước thải.

+ Huy động nguồn vốn từ các chương trình, các dự án nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để  đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị.

+ Nhân dân đóng góp: Vốn đóng góp của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật để xây dựng cơ sở giết mổ, trang thiết bị và các điều kiện cơ sở hạ tầng khác...

2. Giải pháp về đất đai:

 Nhà nước có chính sách hỗ trợ về đất đai, bố trí mặt bằng để xây dựng hoặc nâng cấp các điểm giết mổ gia súc, gia cầm. Trong 3 năm đầu kể từ khi mới xây dựng, Nhà nước có chính sách miễn thuế đất.

3. Giải pháp kỹ thuật:

- Việc xây dựng, nâng cấp các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải đảm bảo các điều kiện theo quy định theo Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn; Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm; Quyết định số 122/2009/QĐ-UBND ngày 15/1/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh

- Từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học về công nghệ để đầu tư xây dựng theo quy trình tiên tiến, quy trình bán tự động.

4. Giải pháp tuyên truyền, vận động:

- Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch.

- Vận động các hộ giết mổ gia súc, gia cầm tại gia đình đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung khi đã xây dựng.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, người mua bán, người tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.

- Vận động người dân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung khi tổ chức hiếu, hỷ, các dịp lễ, tết...

V. Về hiệu quả:

-  Góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới.

- Giúp chính quyền cơ sở và các ngành chức năng quản lý tốt hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.

- Bảo vệ được môi trường, hạn chế  dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Góp phần đảm bảo an ninh trật tự, tránh được ồn ào trong khu dân cư và thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

- Cùng phối hợp với các ngành chức năng khi xây dựng quy hoạch dân cư, khu văn hóa, các công trình công cộng, cơ sở sản xuất kinh doanh tránh xây dựng trong vùng ảnh hưởng của điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

 

       
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày