Tìm trên trang KT-XH
Kế hoạch triển khai phát triển kinh tế - xã hội năm 2014
08/03/2014 7:59:PM

I. MỤC TIÊU, CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU

1. Mục tiêu:

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ du lịch theo hướng chuyên sâu và trọng điểm. Huy động mọi nguồn lực xã hội, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; các chương trình dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh; chỉnh trang và phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; chăm sóc sức khoẻ nhân dân; thực hiện kịp thời và có hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thành công Kết luận 48 của Bộ Chính trị.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014:

- Thu nhập bình quân đầu người                            : 39 triệu đồng

- Tổng đầu tư toàn xã hội đạt                                : 5.500 tỷ đồng

- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn                 : 486,640 tỷ đồng

Trong đó, thu cân đối ngân sách                   : 80,320 tỷ đồng

- Giá trị sản xuất (GO):  + Các ngành dịch vụ         : 5.900  tỷ đồng

                                       + Công nghiệp - xây dựng : 4.412 tỷ đồng

- Bê tông, nhựa hóa giao thông                                : 18 km

- Giá trị sản xuất (GO): Nông - lâm - ngư nghiệp   : 995 tỷ đồng

- Sản lượng lương thực có hạt                                 : 37,8 nghìn tấn

- Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch                              : 60%

      Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh                         : 95%

- Tỷ lệ che phủ rừng                                                : 48%

- Doanh thu du lịch tăng trên                                  : 30%

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới 2011-2015) giảm còn 5,85%

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo                                   : 52%

- Tạo việc làm mới                                                  : 2.600 người

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn : 10%

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên                                     : 1,01%

3. Các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm: Các nhiệm vụ cụ thể của các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm thực hiện theo Kế hoạch riêng được UBND huyện phê duyệt, gồm:

a) Chương trình xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội

b) Chương trình xây dựng, chỉnh trang các đô thị loại V và góp phần xây dựng đô thị Chân Mây

c) Chương trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trọng điểm

d) Chương trình bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

4. Các dự án lớn, trọng điểm: Các ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn thực hiện theo sự phân công tại Chương trình công tác năm 2014 ban hành kèm theo Quyết định này; các dự án, đề án khác theo dõi thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương và sự phân cấp, ủy quyền của UBND huyện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển:

Huy động mọi nguồn lực xã hội, tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng hạ tầng kỹ thuật; ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng để tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển nhanh. Tập trung đầu tư vào các dự án bức xúc, cấp thiết như: giao thông, thủy lợi, xã hội... Ưu tiên đầu tư các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt. Tập trung nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49B, tỉnh lộ 14 (La Sơn - Nam Đông), dự án Hầm đường bộ qua đèo Phước Tượng và Phú Gia, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan và một số dự án trọng điểm khác trên địa bàn.

  Tập trung đầu tư xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô để tương xứng với vai trò là khu vực động lực, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng; tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai thuận lợi các dự án như: Cầu cảng số 2, hệ thống giao thông trục chính vào cảng và các tuyến trong vùng dự án du lịch Laguna, Bãi Chuối...; quy hoạch cụm du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương; tiếp tục xây dựng các Khu tái định cư Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lập An (thị trấn Lăng Cô). Tiếp tục phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trong quá trình triển khai quy hoạch đô thị, góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị, tạo nguồn quỹ đất để tái đầu tư hạ tầng. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý tài nguyên đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Vinh Hưng.

2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh:

a) Đối với dịch vụ - du lịch:

Tiếp tục phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch, nhất là giao thông đến các khu, điểm du lịch. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ gắn với cải thiện chất lượng dịch vụ; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế; phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch tâm linh... ; gắn phát triển du lịch với bảo vệ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái động thực vật, hệ sinh thái đầm phá. Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng  29 - 30%; doanh thu du lịch tăng  trên 30%.

b) Đối với công nghiệp, xây dựng:

Tiếp tục nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh các sản phẩm chủ lực. Chú trọng, tạo điều kiện thu hút các ngành công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động địa phương. Tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng và xây dựng xưởng may Cụm công nghiệp Vinh Hưng, nhà máy gạch men La Sơn, khai thác mỏ đá Grabô Lộc Điền, mở rộng nhà máy sản xuất titan; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề địa phương. Phát triển công nghiệp - TTCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 22,6%.

c) Đối với nông nghiệp:

Chỉ đạo thực hiện tốt lịch thời vụ và việc ứng dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, gắn với bảo vệ môi trường. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Công tác khuyến công, khuyến nông - lâm - ngư nghiệp ưu tiên cho việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người lao động. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 14 - 15%.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, ưu tiên lồng ghép các nguồn lực để đầu tư hạ tầng đáp ứng các tiêu chí theo lộ trình đề ra. 

3. Quy hoạch và đầu tư phát triển:

Tiếp tục thực hiện các đồ án quy hoạch chuyển tiếp, triển khai quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Vinh Hiền, đề án xây dựng đô thị loại V La Sơn, tạo điểm nhấn cho các trung tâm vùng phát triển; quy hoạch mạng lưới giao thông toàn huyện giai đoạn 2014 - 2020, định hướng đến 2030; quy hoạch nghĩa trang Lộc Trì, quy hoạch nghĩa trang vùng Vinh Hải – Vinh Giang…tiếp tục quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông, thuỷ lợi, nghĩa trang nhân dân các xã, thị trấn. Đẩy nhanh các dự án quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn; rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời các dự án quy hoạch không còn phù hợp để đưa vào thực hiện có hiệu quả.

4. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho đầu tư phát triển:

 Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, gắn với việc sử dụng để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; tránh lãng phí trong đào tạo nhưng không sử dụng, hoặc đào tạo nhưng không có địa chỉ sử dụng. Quy hoạch, đào tạo, sử dụng cần mang tính bền vững.

Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Có cơ chế chính sách để trọng dụng, thu hút nhân tài, coi đây là gốc của mọi công việc để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đồng thời, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ kém phẩm chất và kém trình độ năng lực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

5. Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển:

 Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch, ưu tiên ngân sách để làm tốt công tác quy hoạch, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư có hiệu quả.

Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng từ các khâu quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển, chuẩn bị đầu tư, tổ chức thi công, giám sát... để nâng cao hiệu quả đầu tư; kịp thời phòng ngừa và xử lý các trường hợp tham ô, lãng phí, vi phạm pháp luật.

Tạo sự chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác đầu tư; công tác quy hoạch, di dời, đền bù giải tỏa mặt bằng theo đúng chính sách chế độ của nhà nước nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đồng thời, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tăng cường lãnh chỉ đạo và làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, ổn định đời sống nhân dân, giải quyết các vướng mắc, bức xúc của người dân ngay từ cơ sở để ổn định an ninh chính trị tại các khu vực giải tỏa mặt bằng, di dời dân, khu vực có các dự án đầu tư.

6. Phát triển các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học – công nghệ:

a) Tổ chức các hoạt động văn hoá và lễ hội, chào mừng các sự kiện lớn trong năm như: Lễ hội “Lăng Cô Vịnh đẹp thế giới” năm 2014 gắn với Festival Huế năm 2014 và kỷ niệm 05 năm Lăng Cô được công nhận là Vịnh đẹp thế giới. Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; chống bạo lực gia đình. Xây dựng Nhà văn hóa trung tâm huyện và các thiết chế văn hoá cơ sở. Tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng mạng lưới thông tin, truyền thanh, truyền hình. Đẩy mạnh phong trào thể dục - thể thao; đa dạng loại hình và phương thức tổ chức thể dục thể thao gắn với các hoạt động văn hoá, du lịch, dịch vụ. Tổ chức tốt Đại hội thể dục thể thao huyện lần thứ VII năm 2014.

b) Thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và THCS đúng độ tuổi. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi những xã còn lại để đưa phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi toàn huyện đảm bảo theo đúng lộ trình kế hoạch đề ra. Tăng cường thực hiện đề án dạy nghề cho nông thôn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tranh thủ hỗ trợ của tỉnh để triển khai xây dựng trường dạy nghề ở Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.

  c) Tiếp tục phát triển sự nghiệp y tế cả về quy mô và chất lượng; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ huyện đến xã; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. 

d) Tăng cường ứng dụng các tiến bộ mới về khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường; đặc biệt chú trọng áp dụng các công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ sạch... Phát triển công nghệ thông tin, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tin học hóa quản lý nhà nước; hình thành môi trường thông tin điện tử trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

7. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân:

 Giải quyết kịp thời các chính sách hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; tăng cường các giải pháp hỗ trợ sản xuất cho bà con nông dân như: chính sách miễn giảm thủy lợi phí; hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo.

Thực hiện tốt các Nghị định của Chính phủ về chính sách trợ giúp cho các đối tượng xã hội; hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất về giáo dục cho các vùng khó khăn...

Huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực, tổ chức thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm. Thu hút và chú trọng các dự án có sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động tại địa phương để giải quyết tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tốt dịch bệnh ở người không để xảy ra dịch bệnh lây lan. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc xã hội, tai nạn giao thông..

8. Quản lý tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai:

Hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã. Tiếp tục kiểm tra, rà soát để hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận các loại đất vào năm 2014. Thực hiện tốt việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất; kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm về giao đất, cho thuê đất, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Triển khai Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn; chú trọng các khu dân cư tập trung, khu vực công cộng, các khu vực ven biển, đầm phá. Giải quyết triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; bảo đảm môi trường ở các làng nghề, khu công nghiệp, khu đô thị; kiểm soát xả thải ra lưu vực các sông suối trên địa bàn; kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thăm dò và chế biến khoáng sản.

Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện kế hoạch phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai; chủ động phòng chống khô hạn, lụt bão,...

9. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, tăng cường cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí:

Tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính, coi đó là bước đột phá để tập trung phát triển kinh tế, trước hết thủ tục hành chính nhanh gọn, đơn giản hóa, thực hiện  theo cơ chế “một cửa”. Trọng tâm là thực hiện đúng chức năng của các cơ quan quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, từng địa phương; làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, từng công chức và đặc biệt là người đứng đầu cơ quan gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và thực hiện Nghị quyết TW 4, khóa XI về “Một số vấn về đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay”.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là thực hiện chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời, kiên quyết xử lý và thay thế các trường hợp cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân.

Tăng cường sâu sát cơ sở để giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của nhân dân và những vụ việc nổi cộm trong đời sống kinh tế - xã hội.

Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc điều hành bộ máy và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; đồng thời, gắn với việc tuyển dụng đề bạt cán bộ, công chức. Gắn công tác quy hoạch với đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức; làm tốt công tác phân công, phân cấp trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

10. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội:

Tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị trong mọi tình huống; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nội chính, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm; hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội trên địa bàn toàn huyện.

Thường xuyên nâng cao cảnh giác, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý có hiệu quả mọi tình huống nhằm tạo thế chủ động ngăn chặn, đẩy lùi và đập tan mọi âm mưu hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển  kinh tế - xã hội.

       
Xem theo ngày