Tìm trên trang KT-XH
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 (Theo Quyết định số 3596/QĐ-UBND ngày 28/09/2012 của UBND huyện Phú Lộc)
15/03/2014 12:55:PM

1. Vị trí và quy mô quy hoạch:

a) Ranh giới, quy mô diện tích.

- Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp   : giáp đầm Hải Phú thông ra cửa Tư Hiền cũ

+ Phía Nam giáp  : giáp Thôn Phước Tượng xã Lộc Trì.

+ Phía Đông giáp : giáp xã Lộc Vĩnh

+ Phía Tây giáp   : giáp đầm Cầu Hai.

- Quy mô quy hoạch: diện tích 2740,38ha.

b) Quy mô và cơ cấu dân số lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.

- Quy mô dân số theo từng giai đoạn quy hoạch:

+ Quy mô dân số năm 2010-2015: 3150 người.
+ Quy mô dân số năm 2015- 2020: 3391 người.

- Cơ cấu dân số lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch:

- Giai đoạn 2010 - 2015: Số lao động có việc làm khoảng 1590, trong đó; lao động các nhàng kinh tế và lao động khác (lao động chưa có việc làm, học sinh nội trợ)

- Giai đoạn 2015 - 2020: Tổng số lao động có việc làm khoảng 2035 người; trong đó:

+ Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ 40% khoảng 814 người,

+ Lao động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp 25% khoảng 509 người.

+ Lao động dịch vụ, thương mại 35% khoảng 712 người.

2. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:         

- Xây dựng xã Lộc Bình đạt chuẩn nông thôn mới theo 19 tiêu chí NTM của Chính phủ đến năm 2020, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng, cải tạo công trình, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn; chỉnh trang làng xóm, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, tạo mới bộ mặt kiến trúc cảnh quan và môi trường trên địa bàn toàn xã Lộc Bình khang trang, hiện đại.

- Làm cơ sở pháp lý cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Định hướng sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã.

3. Tiền đề, quy mô quy hoạch:

a) Quy mô, cơ cấu dân số, lao động.      

- Quy mô dân số:

+ Theo niên giám thống kê huyện Phú Lộc, xã Lộc Bình là 3150 người. Tổng số hộ là 555 hộ.  Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,1%, tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể.

- Cơ cấu dân số lao động:          

+ Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản: 814 người,

+ Lao động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp: 509 người.

+ Lao động dịch vụ, thương mại: 712 người.

- Cơ cấu lao động:          

+ Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ 40%.

+ Lao động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 25%.

+ Lao động dịch vụ, thương mại chiếm 35%.

b) Quy mô, nhu cầu đất xây dựng.

- Quy mô đất xây dựng đến 2020 là 2.740,38ha:

- Nhu cầu đất xây dựng đến năm 2020:

+ Đất nông nghiệp 1.296,28 ha (47,30%).

+ Đất phi nông nghiệp 1.345,12ha (49,09%).

+ Đất chưa sử dụng 21,22ha (0,77%).

+  Đất khu dân cư nông thôn 77,76ha (2,84%).

4. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:

a. Diện tích, cơ cấu các loại đất:

STT

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT

TỰ NHIÊN

2.740,38

100,00

2.740,38

100,00

1

Đất nông nghiệp

1.328,45

48,48

1.296,28

47,30

1.1

Đất lúa nước

74,67

5,62

58,04

4,48

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

10,65

0,80

6,82

0,53

1.4

Đất trồng cây lâu năm

27,26

2,05

20,01

1,54

1.5

Đất rừng phòng hộ

152,40

11,47

152,40

11,76

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

1.033,45

77,79

1.016,03

78,38

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

30,02

2,27

39,68

3,06

1.9

Đất làm muối

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

3,30

0,25

2

Đất phi nông nghiệp

1.330,81

48,56

1.345,12

49,09

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

0,21

0,02

0,38

0,03

2.2

Đất quốc phòng

0,38

0,03

2,38

0,18

2.3

Đất an ninh

-

-

-

-

2.4

Đất khu công nghiệp

-

-

-

-

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

-

-

1,36

0,10

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

-

-

6,00

0,45

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

-

-

-

-

2.8

Đất di tích danh thắng

-

-

-

-

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

-

-

0,12

0,01

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,85

0,06

0,85

0,06

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

4,49

0,34

8,72

0,65

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

1.281,21

96,27

1.269,94

94,41

2.13

Đất sông, suối

10,50

0,79

10,50

0,78

2.14

Đất phát triển hạ tầng

33,17

2,49

44,87

3,33

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

-

-

-

-

3

Đất chưa sử dụng

21,81

0,80

21,22

0,77

4

Đất khu du lịch

-

-

-

-

5

Đất khu dân cư nông thôn

59,31

2,16

77,76

2,84

b. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:                                                                                                                                                                                 Đơn vị tính: ha

 

STT

Chỉ tiêu

Diện tích

Phân kỳ

 

 

 

2011-2015

2016-2020

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

42,17

18,93

23,24

 

 

1.1

Đất lúa nước

14,75

6,36

8,39

 

 

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

 

 

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

3,83

1,75

2,08

 

 

1.4

Đất trồng cây lâu năm

6,32

2,02

4,30

 

 

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

 

 

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

 

 

1.7

Đất rừng sản xuất

16,93

8,63

8,30

 

 

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

0,34

0,17

0,17

 

 

1.9

Đất làm muối

-

-

-

 

 

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

 

 

 

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

3,30

3,30

-

 

 

2.1

Đất trồng lúa nước chuyển sang đất nông nghiệp khác

1,88

1,88

-

 

 

2.2

Đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất nông nghiệp khác

0,93

0,93

-

 

 

2.4

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp khác

0,49

0,49

-

 

                           

 

c. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích:                    

            Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng

Diệntích

Phân kỳ

 

 

2011-2015

2016-2020

1

Đất nông nghiệp

-

-

-

1.1

Đất lúa nước

-

-

-

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

-

-

-

1.4

Đất trồng cây lâu năm

-

-

-

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

-

-

-

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

-

-

-

1.9

Đất làm muối

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

0,04

-

0,04

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

-

-

-

2.2

Đất quốc phòng

-

-

-

2.3

Đất an ninh

-

-

-

2.4

Đất khu công nghiệp

-

-

-

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

-

-

-

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

-

-

-

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

-

-

-

2.8

Đất di tích danh thắng

-

-

-

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

-

-

-

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

-

-

-

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

-

-

-

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

-

-

-

2.13

Đất sông, suối

-

-

-

2.14

Đất phát triển hạ tầng

0,04

-

0,04

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

-

-

-

3

Đất khu du lịch

-

-

-

4

Đất khu dân cư nông thôn

0,55

0,05

0,50

           

 

5. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian đồ án quy hoạch:

a) Cơ cấu phân khu chức năng, yêu cầu và nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc đồ án quy hoạch.

   a.1. Hệ thống trung tâm xã: Hình thành trung tâm của xã quy mô 30ha, hình thành trên cơ sở hiện trạng của xã tại thôn Hòa An. Các công trình được bố trí tập trung bao gồm: Ủy ban Nhân dân xã Lộc Bình, Bưu điện, trường Tiểu học Lộc Bình, trường Mầm non Lộc Bình, Nhà văn hóa và khu thể thao của xã, trạm y tế, chợ Lộc Bình.

a.2. Hệ thống thôn, bản, các khu dân cư tập trung:

   - Đối với khu vực dân cư hiện trạng đã bố trí khá tập trung và không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và cảnh quan của xã. Tuy nhiên hiện trạng các điểm dân cư của xã; vị trí thường xảy ra bảo, lụt, cần định hướng không gian thôn xóm sao cho việc di dời dân thuận lợi khi có thiên tai xảy ra.

- Đối với các khu dân cư mới xen ghép với khu dân cư cũ và hình thành phát triển hệ thống thôn xóm hoàn chỉnh phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

   b) Trung tâm xã:

   b.1. Vị trí: Tại thôn Hòa An, hai bên trục Quốc lộ 49B.

   b.2. Quy mô diện tích: 30 ha.

   b.3. Chỉ tiêu cơ bản của công trình công cộng: Gồm các công trình công cộng sau:

            - Ủy ban Nhân dân xã: Diện tích đất hiện trạng 1895m2, mở rộng thêm 1105m2, tổng diện tích đất quy hoạch 3000m2, dự kiến xây dựng 2-3 tầng, bố trí thêm 09 phòng làm việc, 01 phòng CCHC và mở rộng hội trường của xã, có chỗ đỗ xe ô tô.

   * Chỉ tiêu xây dựng UBND xã:

   + Mật độ xây dựng: ≤50%; mật độ cây xanh: ≥30%.

   + Tầng cao tối đa: 03 tầng (14m).

-   Khu vực thể thao: Xây dựng mới diện tích đất 2776m2, xây dựng mới nhà đa năng 18x38m và các công trình phụ trợ, các sân thể thao nhỏ, sân vườn.

   * Chỉ tiêu xây dựng nhà thể thao:

   + Mật độ xây dựng công trình: ≤30%; mật độ phần sân tập ngoài trời: ≤30%; mật độ sân vườn: ≤20%; mật độ giao thông nội bộ: ≤15%.

   + Tầng cao tối đa: 02 tầng (14m).

-   Nhà văn hóa xã: Xây dựng mới được bố trí nối tiếp với UBND xã diện tích đất 7553m2, xây dựng phòng họp 150 chỗ, các phòng chức năng khác và bãi đỗ xe.

 * Chỉ tiêu xây dựng nhà văn hóa xã:

   + Mật độ xây dựng công trình: ≤45%; mật độ phần sân tập ngoài trời: ≤20%; mật độ sân vườn: ≤20%; mật độ giao thông nội bộ: ≤15%.

   + Tầng cao tối đa: 03 tầng (14m).

-   Nhà văn hóa Thôn Hòa An: Xây dựng mới diện tích 1000m2.

-   Sân bóng đá: sân được xây dựng mới theo kích thước sân theo quy chuẩn của bộ xây dựng, diện tích sân 16.300m2.

-   Trường THCS Lộc Bình: Xây dựng mới tại thôn Hòa An diện tích 4980m2; xây dựng 08 phòng nhà cấp 2 với diện tích xây dựng 450m2, xây dựng 06 phòng học cấp 3 diện tích xây dựng 300m2 và 02 phòng chức năng, khu vệ sinh, nhà để xe, cổng tường rào, sân chơi bãi tập, trang thiết bị cho 14 phòng học để đạt chuẩn quốc gia phục vụ được 243 học sinh đến 2020.

   * Chỉ tiêu xây dựng trường THCS:

   + Mật độ xây dựng công trình: ≤30%; mật độ cây xanh: ≤40%;  mật độ sân chơi bãi tập: ≤30%.

   + Tầng cao tối đa: 03 tầng (14m).

   - Trường Tiểu học Lộc Bình: Diện tích đất  hiện trạng 4922m2, cải tạo để phù hợp với lộ giới tuyến đường quốc lộ 49B, đồng thời nâng cấp các phòng học, xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng mới, thêm sân chơi TDTT và trồng cây xanh.

   * Chỉ tiêu xây dựng trường Tiểu học:

   + Mật độ xây dựng công trình: ≤30%; mật độ cây xanh: ≤40%;  mật độ sân chơi bãi tập: ≤30%.

   + Tầng cao tối đa: 02 tầng (11m).

   - Trường Mầm non xã: Giữ nguyên vị trí mở rộng lấy thêm quỹ đất của trạm y tế cũ, xây dựng thêm 02 phòng chức năng, 01 phòng ăn, 01 phòng ngủ, 01 phòng y tế, 01 hành chính, cổng tường rào, khu để xe sân chơi cho trẻ để đạt được chuẩn quốc gia. Quy mô là 3870m2.

   * Chỉ tiêu xây dựng trường Mầm non:

   + Mật độ xây dựng công trình: ≤40%; mật độ sân vườn cây xanh: ≥40%;  mật độ giao thông nội bộ: ≥20%.

   + Tầng cao tối đa: 02 tầng (11m).

-   Trạm y tế: Đã có diện tích đất 1.832m2  phù hợp với lộc giới đường quốc lộ 49B. Xây dựng cổng, tường rào, khu vệ sinh bệnh nhân, vườn thuốc nam.

   * Chỉ tiêu xây dựng trạm Y tế:

   + Mật độ xây dựng công trình: ≤35%; mật độ cây xanh (diện tích cây bóng mát, vườn thuốc nam): ≥30%.

   + Tầng cao tối đa: 03 tầng (14m).

            - Bưu điện: Hiện nay đã đạt chuẩn nhưng nằm trong lộ giới Quốc lộ 49B, quy hoạch vị trí mới diện tích 1000m2, thực hiện sau 2015.

   * Chỉ tiêu xây dựng Bưu điện:

   + Mật độ xây dựng công trình: ≤75%.

   + Tầng cao tối đa: 03 tầng (14m).

   - Chợ Lộc Bình: Đã có, điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch khu dân cư, quy mô diện tích 3183m2. Xây dựng mới thêm bãi đỗ xe 550m2.

   - Khu vực dân cư:

   + Khu dân cư hiện trạng: Tập trung hai bên trục Quốc lộ 49B nằm rải rác xen kẽ với ruộng lúa và đất trồng rừng, định hướng quy hoạch chỉnh trang thành khu dân cư kết hợp kinh doanh, chỉnh trang các khu dân dân hiện trạng để phù hợp với khu trung tâm.

   + Khu dân cư mới: Quy hoạch diện tích 7,58ha, trong đó có khu tái định cư chợ Lộc Bình đã quy hoạch 1,5 ha, quy hoạch mở rộng thêm dân cư mới diện tích 1,0 ha tại khu vực chợ này thành khu dân cư kết hợp kinh doanh. Định hướng quy hoạch khu dân cư về phía khe Đá Bàn và xen ghép với khu dân cư hiện tại; mỗi lô quy hoạch diện tích 500m2.

Bảng 7.16. Bảng tổng hợp sử dụng đất trung tâm của xã

STT

Loại đất

Diện tích HT (m2)

Diện tích QH (m2)

Tỉ lệ (%)

1

Đất hành chính công cộng

2429

4855

0.02

2

Đất văn hóa

4400

8178

0.03

3

Đất y tế

3847

1832

0.01

4

Đất giáo dục

6511

13772

0.05

5

Đất thể dục thể thao

0

19076

0.06

6

Đất ở mới

0

75800

0.25

7

Đất ở chỉnh trang

122098

113460

0.38

8

Đất dịch vụ thương mại

2500

3183

0.01

9

Đất bãi đỗ xe

0

550

0.00

10

Mặt nước

13374

4839

0.02

11

Đất giao thông

19185

40107

0.13

12

Đất trồng lúa

78605

0

0.00

13

Đất NTTS nước lợ

1324

0

0.00

14

Đất nghĩa trang

7003

0

0.00

15

Đất trồng rừng sản xuất

28068

0

0.00

16

Đất trồng cây hàng năm

9081

0

0.00

17

Quốc lộ 49B

1575

14348

0.05

 

Tổng cộng

300000

300000

1.00

  

   c) Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản, khu dân cư mới: Hình thành tại trung tâm chính của xã, 1 điểm dân cư nằm dọc hai bên tuyến đường liên xã Hòa An và 1 điểm gắn liền với chợ Lộc Bình tạo nên điểm dân cư phố chợ thương mại tổng quy mô điểm dân cư mới là 7,58ha, ngoài ra hiện nay trong khu vực này đã có quy hoạch tái định cư chợ Lộc Bình khoảng 1,5ha và chỉnh trang dân cư hiện trạng ở 6 thôn trên địa bàn xã với diện tích 113460m2.

            d) Quy hoạch sản xuất: Cơ cấu kinh tế được xã xác định theo mô hình kinh tế Nông - Ngư - Lâm, Dịch vụ và Tiểu thủ công nghiệp. Định hướng toàn xã gồm 7 vùng sản xuất chính:

   - Vùng sản xuất lúa: Chủ yếu tại thôn Tân An, Mai Gia Phường, Hòa An, quy mô diện tích 74.67ha giữ nguyên vị trí hiện trạng. Đến năm 2020 một số vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất diện tích đất trồng lúa giảm 16,63ha, tổng diện tích còn lại 58,04ha.

   - Vùng nuôi trồng thủy sản: Diện tích 30.02ha gồm nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt là nguồn nuôi chính, ngoài ra nuôi ốc hương, nuôi hàu, khai thác trộ nò sáo, trộ chuôm, đánh bắt khai thác sông đầm. Nuôi trai lấy ngọc 6,0ha đang là mô hình thí điểm đầy triển vọng của xã. Đến năm 2020 diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng thêm 9,66ha nâng tổng diện tích 39,68ha.

   Ngoài ra, đã khoanh vùng khu vực bảo vệ thủy sản Gành Lăng diện tích 30ha, khu vực bảo vệ thủy sản Gành Quện diện tích 40 ha; chủ yếu khai thác trộ nò sáo, trộ chuôm, đánh bắt khai thác sông đầm.

   - Vùng trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ: Diện tích hiện trạng 1185.85ha, trong đó rừng phòng hộ 152,40ha, rừng sản xuất 1033,45ha. Đến năm 2020, tổng diện tích 02 loại đất này giảm còn 1168,43ha do diện tích đất trồng rừng sản xuất giảm 17,42ha để xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội.

            - Vùng trồng rừng ngập mặn: Đến năm 2020 quy hoạch 20ha trên địa bàn xã, cụ thể:

   + Núi Quện:       6,0ha

   + Gành Lăng:    8,0ha

   + Thôn Hòa An: 6,0ha.

   - Vùng kinh tế vườn: Bao gồm trồng cây hàng năm và lâu năm hiện trạng 37,91ha, phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình. Đến năm 2020 một số vườn cần giải tỏa nhằm phục vụ phát triển hạ tầng cơ sở của xã, diện tích 02 loại đất này còn lại 26,83ha giảm 11,08ha. Cụ thể:

   + Đất trồng cây hàng năm hiện trạng 10,65ha, đến 2020 giảm 3,83ha, diện tích còn lại 6,82ha.

   + Đất trồng cây lâu năm hiện trạng 27,26ha, đến 2020 giảm 7,25ha, diện tích còn lại 20,01ha.

   - Vùng chăn nuôi tập trung: Diện tích 3,30ha lấy từ quỹ đất trồng cây lâm nghiệp (RSX), đất trồng cây lâu năm và đất lúa do xã quản lý tại thôn Tân An.

   - Điểm Tiểu thủ công nghiệp:

   + Khai thác đã: Diện tích 6,0ha khai thác đá, vị trí tại khe Đá Bàn thôn Hòa An

   + Đóng tàu thuyền và sữa chữa: Diện tích 980m2 tại thôn An Bình.

   + Quy hoạch mỏ đất diện tích 3,20ha tại thôn Hòa An và Tân Bình.

6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật:

a) Giao thông:

* Giao thông đối ngoại:

   - Quốc lộ 49B: Nối tuyến đường quốc lộ 1A - Vinh Hiền - Lộc Bình theo quy định của Tỉnh có lộ giới  44m, mặt đường 12m, hành lang bảo vệ an toàn 2x 16m.

   - Đường liên xã: Hiện trạng tuyến đường từ điểm đầu Cầu Tư Hiền đến điểm cuối giáp Cửa Tư Hiền cũ chiều dài 5,5km; mặt đường được nhựa hóa rộng 3,5m, lề mỗi bên 1,5m. Quy hoạch xây dựng mới thêm 2,0km chạy ven biển và núi đến giáp xã Lộc Vĩnh với tổng chiều dài toàn tuyến 7,5km, mở rộng lộ giới 16,5m; mặt đường rộng 10,5m, vỉa hè 3mx2=6m và định hướng tuyến đường này lộ giới 31m

   * Giao thông nông thôn:

   - Trục thôn:

   + Cải tạo nâng cấp 07 tuyến hiện trạng nền đường từ 1,5-3,5m đã bê tông, tổng chiều dài 2,84km. Mở rộng theo quy hoạch nền đường 8,0m, mặt đường 3,5m ( mặt cắt ngang đường 1,25m-1,0m-3,5m-1,0m-1,25m).

   - Đường xóm: Quy hoạch nền đường 5,0m, mặt đường bê tông 4,0m (mặt cắt ngang đường 1,0m-3,0m-1,0m).

   + Làm mới 14 tuyến tổng chiều dài 4,24km, hiện trạng đường đất. Làm mới theo quy hoạch nền đường 8,0m, mặt đường 3,5m ( mặt cắt ngang đường 1,25m-1,0m-3,5m-1,0m-1,25m).

   - Đường xóm: Xây dựng mới 09 tuyến tổng chiều dài 1,82km, hiện trạng đường đất. làm mới theo quy hoạch nền đường 5,0m, mặt đường bê tông 4,0m (mặt cắt ngang đường 1,0m-3,0m-1,0m).

   - Đường nội đồng: Xây dựng mới 10 tuyến nội đồng, tổng chiều dài 3,89km, hiện trạng đường đất. Quy hoạch nền đường 5,0m, mặt đường 4,0m, mỗi bên 0,5mx2.

(Danh sách các công trình kèm theo phụ lục Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư)

b) Chuẩn bị kỹ thuật: Nền xây dựng chung toàn xã lấy theo cao độ tự nhiên: khu vực ven biển và đầm phá có cao độ biến thiên trong khoảng H =(0¸5.1)m, khu vực dân cư có cao độ biến thiên theo địa hình của chân núi trong khoảng H =(2,0¸20)m. Nền xây dựng đối với từng khu vực như sau:

   + Khu vực xây dựng mới: Cao độ nền dự kiến: Hmin> 2,0m; cao độ công trình lớn hơn cao độ nền ít nhất 0,45m.

   + Khu vực cải tạo, chỉnh trang: công trình nâng sàn công trình (0,3-0,5m); nâng tầng, tôn nền công trình, sân vườn trong quá trình cải tạo.

   + Nâng cấp, cải tạo các công trình công cộng kiên cố có tầng 2 phòng tránh lũ tạm thời cho các điểm dân cư: Trường học, trụ sở cơ quan, nhà văn hóa, cơ sở  y tế và một số công trình khác.

c)     Thủy lợi:

   - Kênh mương: Sữa chữa, nâng cấp 03 tuyến kênh mương dài 1,2 km. Xây dựng mới 02 cầu bảng và 01 cống. Xây dựng mới 14 tuyến kênh mương dài 4,45 km.

   - Đập: Sữa chữa, nâng cấp: 03 đập, xây dựng mới 14 đập.

(Danh sách các công trình kèm theo phụ lục Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư)

   đ) Thoát nước mặt: Nâng cấp hệ thống tiêu thoát chính và tiêu thoát nội đồng. Quy hoạch hệ thống thoát nước mặt chung; nước thải, các tuyến cống, mương được quy hoạch chạy theo các trục đường giao thông từ khu dân cư chảy về hệ thống kênh mương chung trên địa bàn xã thoát ra Đầm Thủy Tú và Đầm Cầu Hai sau khi được xử lý. Hướng thoát theo địa hình tự nhiên của xã.

e) Cấp nước:

- Nguồn nước: Đã có 03 trạm cấp nước tự chảy hợp vệ sinh tại 03 thôn: Hải Bình, Tân Bình, Mai Gia Phường.

   - Cấp nước:

   + Xây dựng mới 01 trạm cấp nước tự chảy tại thôn Hòa An. Trạm đã có tại thôn Hòa An được sử dụng riêng cho khu công nghiệp khai thác đá.

   + Sử dụng mạng lưới kiểu cành cây, ống HPDE D90 chạy theo tuyến chính, các nhánh sử dụng ống D63. Đường ống được chôn sâu cách mặt đất tối thiểu 0,4m (đối với ống có đường kính nhỏ hơn D75 đặt trên vỉa hè) và tối thiểu 0,7m (đối với ống qua các tuyến đường).

g) Cấp điện: 

- Nguồn điện: Toàn hệ thống điện của xã dùng trạm điện Thừa Lưu của xã Lộc Thủy.

            - Lưới điện:

            + Lưới trung áp 22kV giữ nguyên hiện trạng. Xây mới 2,35 km tuyến trung thế và 2,76km tuyến hạ thế.

             + Trạm hạ áp 22/0,4kV: Giữ nguyên 05 trạm hiện trạng, trong đó nâng cấp 03 trạm tại Tân Bình, Hải Bình và Tân An. Xây mới 02 trạm Biến áp tại thôn Hải Bình và An Bình công suất 50kw.

            + Thay mới đường dây trung thế 2,35 km và hạ thế 2,1km, đồng thời nâng cấp 660m đường dây hạ thế.

h) Quy hoạch thoát nước thải, thu gom rác thải và nghĩa trang: 

   h.1. Quy hoạch thoát nước thải:

   - Các tuyến thoát nước mưa: Xây bằng mương xây đậy nắp đan, kích thước B x H = 600 x 800 (mm) chạy dọc theo các các tuyến đường khu vực dân cư và  đường trục chính của xã. Nước thải và nước mưa được thu gom qua hệ thống thoát nước thải chung được xử lý trước khi xả ra sông, hồ, đầm trong khu vực.

   - Hệ thống thoát nước của điểm tiểu thủ công nghiệp là hệ thống thoát nước riêng. Nước thải sản xuất phải xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN24-2009 (nguồn loại B) mới được xả ra ngoài. Quy hoạch xây dựng 1 trạm xử lý nước thải với công suất 60 m3/ngđ tại khu tiểu thủ công nghiệp.

   h.2. Điểm thu gom rác thải:

-   Chất thải rắn sinh hoạt: Phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn thành 2 loại vô cơ và hữu cơ. Chất thải rắn hữu cơ cho chăn nuôi gia súc, ủ, tạo thành phân vi sinh phục vụ nông nghiệp. Chất thải rắn vô cơ được thu gom vận chuyển lên khu xử lý chất thải rắn của huyện.

-   Xây dựng 06 điểm thu gom rác thải 200m2/ 01điểm cho 06 thôn và 06 tổ vệ sinh thu gom rác thải trên toàn xã.

-   Trang bị mỗi thôn 2-3 thùng đựng chất thải rắn và 1 xe đẩy tay để thu gom đến điểm tập kết chất thải rắn của thôn. Từ điểm thu gom chất thải rắn của xã vận chuyển đến bãi chôn lấp của huyện.

   h.3. Nghĩa trang và mai táng:

-   Giai đoạn ngắn hạn: Khoanh vùng chỉnh trang 04 nghĩa địa hiện có tại 04 thôn: Tân An, Mai Gia Phường, Hòa An và Tân Bình. Quy hoạch một số nghĩa địa phân tán quy tập tại nghĩa trang nhân dân tại thôn Tân Bình diện tích 4,0ha.

-       Giai đoạn dài hạn: Chuyển về nghĩa trang tập trung của xã nằm tại thôn Tân Bình.

7. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo đồ án quy hoạch chung.

 

STT

Tên công trình, dự án

Quy mô/ chiều dài/ số lượng

Khái toán vốn đầu tư (triệu đồng)

Kế hoạch năm thực hiện

 
 

A

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

 

 

190

 

 

B

Đầu tư xây dựng cơ bản

 

 

99,152

 

 

1

Giao thông

12790

m

25,012

 

 

2

Thủy lợi

5650

m

9,280

2013-2015

 

3

Hệ thống cấp nước

 

 

700

2013

 

4

Hệ thống cấp điện

 

 

6,858

2013-2014

 

5

Trường học

 

 

16,202

 

 

6

Cơ sở vật chất văn hóa

 

 

23,500

2013-2014

 

7

Chợ

 

 

3,000

 

 

8

Trạm y tế

 

 

3,000

 

 

9

Môi trường

 

 

7,800

 

 

10

Trụ sở

 

 

3,800

 

 

C

Vốn cho các hoạt động khác

 

 

7700

 

 

1

Xóa nhà tạm

 

 

200

 

 

2

Hình thức tổ chức sản xuất

 

 

1,000

 

 

3

Đào tạo nghề lao động nông thôn

 

 

1,000

 

 

4

Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội

 

 

300

 

 

5

An ninh trật tự xã hội

 

 

200

 

 

6

Cây xăng

1,420

m2

3,000

 

 

7

Trồng rừng ngập mặn

20

ha

1,000

 

 

8

Bưu điện

200

m2

1,000

 

 

 

TỔNG CỘNG (A+B+C)

 

 

107,042

 

 

 

8. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Xây dựng nhà ở và hạ tầng các khu dân cư mới.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông liên xã, thôn, xóm, giao thông nội đồng.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi.

(Phụ lục kèm theo)

9. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch. (Phụ lục kèm theo)

10. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.

10.1. Giải pháp:

a)  Giải pháp huy động các nguồn vốn:

- Huy động đa dạng hóa vốn đầu tư; trong đó phát huy nguồn nội lực trong nhân dân là chính, huy động nguồn quỹ đất, khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế; xã hội hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, cụ thể:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, Uỷ ban Nhân dân xã cấn phối hợp làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, vận động nhân dân hiến đất, tham gia giải phóng mặt bằng, đóng góp ngày công,...

- Quản lý tốt quy hoạch và quỹ đất kinh doanh để tạo nguồn thu từ quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổ chức cắm mốc lộ giới, chỉ giới xây dựng để giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng khi triển khai các công trình xây dựng.

- Đối với các dịch vụ cấp điện, nước sinh hoạt, bưu chính - viễn thông, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng để đảm bảo chất lượng, an toàn, nhất là hạ tầng cấp điện.

- Huy động đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, các công trình công cộng, đường thôn xóm, đường nội đồng, nhà sinh hoạt thôn, tổ chức thu gom rác thải; tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng công cộng, dân sinh.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân dân mạnh dạn đầu tư kinh doanh, phát triển ngành nghề mới; hỗ trợ các hộ nông dân tiếp cận vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

- Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh vào địa bàn xã; đồng thời, đóng góp một phần xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ gắn với phát triển ngành nghề nông thôn.

b) Giải pháp phát triển nguồn lực:

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước cấp xã phù hợp yêu cầu xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Uỷ ban Nhân dân xã, cán bộ các tổ chức đoàn thể được đào tạo nâng cao năng lực theo hướng chuẩn hóa.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong thành phố Huế giúp đỡ đào tạo cán bộ, triển khai các hoạt động nghiên cứu - triển khai trên địa bàn xã.

Chú trọng đào tạo nghề: Phối hợp thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015; thực hiện các chính sách hỗ trợ học nghề; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, các nhà đầu tư đào tạo phát triển nghề, giới thiệu việc làm, nhất là cho lực lượng lao động trẻ.

Chăm lo phát triển giáo dục phổ thông để chuẩn bị lực lượng lao động mới chó thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức.

c) Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ.

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến.

Phát triển đội ngũ khuyến nông viên cơ sở để hướng dẫn chuyển giao công nghệ kỹ thuật đến người dân. Tổ chức mạng lưới dự báo dịch bệnh để có giải pháp phòng trừ kịp thời. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh, nhất là trong nông nghiệp.

d) Giải pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường:

Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên - môi trường. Quản lý, khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng pháp luật và quy hoạch, nhất là đối với những vùng đất trồng lúa. Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân quản lý, sử dụng và khai thác ổn định, lâu dài.

Xây dựng quy ước của xã về xử lý rác thải, vệ sinh công cộng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường; thực hiện xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức nạo vét các sông, hói, giữ gìn cảnh quan; kết hợp giao khoán quản lý khai thác để nâng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước. Đưa các nội dung đánh giá tác động môi trường vào quá trình ra quyết định đầu tư; kiểm tra việc thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

đ)  Các giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội:

Giảm nhanh, bền vững hộ nghèo. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, tạo việc làm. Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tổ chức thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

e) Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước:

Tiếp tục xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân; năng lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực. Bồi dưỡng công tác quản lý Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo theo chức năng. Chuẩn hóa trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân được tham gia đầy đủ vào các quá trình ra quyết định ở địa phương.

10.2. Tổ chức thực hiện:

- Uỷ ban Nhân dânLộc Bình là cơ quan trực tiếp điều hành, quản lý tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch này đến cấp ủy Đảng, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong xã.

- Uỷ ban Nhân dân huyện Phú Lộc chỉ đạo các ngành cấp huyện phối hợp hỗ trợ Uỷ ban Nhân dân xã lập kế hoạch hàng năm, lập dự án chi tiết, các hoạt động, giải pháp liên quan đến lĩnh vực phụ trách để thực hiện thành công các mục tiêu của quy hoạch.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các quy định quản lý xây dựng của quy hoạch.

 

Quốc Sinh
       
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày