Tìm trên trang KT-XH
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 (Theo Quyết định số 1550/QĐ-UBND ngày 30/05/2012 của UBND huyện Phú Lộc)
15/03/2014 12:55:PM

1. Vị trí và quy mô quy hoạch:

a) Ranh giới, quy mô diện tích.

* Ranh giới:

- Phía Bắc giáp các xã Lộc Bổn, Lộc Sơn, thị xã Hương Thủy.

- Phía Nam giáp huyện Nam Đông.

- Phía Đông giáp xã Lộc Hòa, Lộc An.

 - Phía Tây giáp thị xã Hương Thủy và huyện Nam Đông.

* Quy mô quy hoạch:

 + Diện tích quy hoạch: 4.381,64 ha.

+ Diện tích khu trung tâm: 46,8 ha

b) Quy mô và cơ cấu dân số lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.

* Quy mô dân số theo từng giai đoạn quy hoạch:

- Quy mô dân số toàn xã giai đoạn 2010-2015: 2.995 người.

- Quy mô dân số toàn xã giai đoạn 2015-2020:  3.206 người.

            * Cơ cấu dân số, lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch:

            - Giai đoạn 2010 - 2015: Tổng số lao động là  1.872 người, trong đó:

     + Nông nghiệp: 768 người, chiếm 41%.

                 + CN-TTCN, xây dựng, dịch vụ: 1.104 người, chiếm 59%.

- Giai đoạn 2015 - 2020: Tổng số lao động là  2.061 người, trong đó:

     + Nông nghiệp: 659 người, chiếm 32%.

    + CN-TTCN, xây dựng, dịch vụ: 1.402 người, chiếm 68%.

2. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:

- Xây dựng xã Xuân Lộc đạt chuẩn nông thôn mới theo 19 tiêu chí NTM của chính phủ. Đến năm 2020, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng, cải tạo công trình, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn; chỉnh trang làng xóm, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, tạo mới bộ mặt kiến trúc cảnh quan và môi trường trên địa bàn toàn xã Xuân Lộc khang trang, hiện đại nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Làm cơ sở để quản lý sử dụng đất, lập các dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Định hướng sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã.

3. Tiền đề, quy mô quy hoạch:

a) Quy mô, cơ cấu dân số, lao động:

- Dân số trung bình năm 2010 có 2.642 người

- Lao động toàn xã đến năm 2010: 1.612 người (Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 55 %, lao động phi nông nghiệp 45%)

b) Quy mô, nhu cầu đất xây dựng:

     - Theo hiện trạng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2011 được phân bổ như sau:

+ Đất nông nghiệp: 4.089,18 ha (93,33%)

+ Đất phi nông nghiệp: 128,01 ha (2,92%)

+ Đất chưa sử dụng: 7,17 ha (0,16%)

+ Đất ở nông thôn: 157,28 ha (3,59%)

            4. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015: 

            4.1 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã Xuân Lộc với các nội dung chủ yếu sau:

* Các chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020:

a. Diện tích, cơ cấu các loại đất:

                                                                                                             Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

4.381,64

100,00

4.381,64

100,00

1

Đất nông nghiệp

4.089,18

93,33

3.743,39

85,43

1.1

Đất lúa nước

26,48

0,64

23,31

0,62

1.2

Đất trồng lúa nương

16,23

0,40

16,23

0,43

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

16,10

0,39

14,40

0,38

1.4

Đất trồng cây lâu năm

189,17

4,63

303,37

8,10

1.5

Đất rừng phòng hộ

987,40

24,15

987,40

26,38

1,6

Đất rừng đặc dụng

281,00

6,87

281,00

7,51

1.7

Đất rừng sản xuất

2.568,25

62,81

2.113,41

56,47

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

4,55

0,11

4,27

0,11

1.9

Đất làm muối

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

128,01

2,92

450,23

10,27

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

0,19

0,15

0,55

0,12

2.2

Đất quốc phòng

-

-

13,00

2,89

2.3

Đất an ninh

-

-

-

-

2.4

Đất khu công nghiệp

-

-

-

-

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

1,04

0,81

1,88

0,42

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

-

-

-

-

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

-

-

-

-

2.8

Đất di tích danh thắng

-

-

2,00

0,44

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

-

-

0,10

0,02

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,92

0,72

1,02

0,23

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

0,15

0,12

4,01

0,89

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

13,77

10,76

13,77

3,06

2.13

Đất sông, suối

59,93

46,82

19,43

4,32

2.14

Đất phát triển hạ tầng

52,01

40,62

394,47

87,61

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

-

-

-

-

3

Đất chưa sử dụng

7,17

0,16

2,44

0,06

4

Đất khu du lịch

-

-

-

-

5

Đất khu dân cư nông thôn

157,28

3,59

185,58

4,24

 

b. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:

                        `                                                                                                Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu
(2011 – 2015)

Kỳ cuối
2016 - 2020

(1)

(2)

(4)

(5)

(6)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

345,79

324,84

20,95

1.1

Đất lúa nước

3,17

3,02

0,15

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

1,70

1,38

0,32

1.4

Đất trồng cây lâu năm

21,33

18,45

2,88

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

319,31

301,98

17,33

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

0,28

0,01

0,27

1.9

Đất làm muối

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

135,53

84,80

50,73

2.1

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất trồng cây lâu năm

135,53

84,80

50,73

 

c. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích:

                         Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu (2011-2015)

Kỳ đầu (2011-2015)

1

Đất nông nghiệp

-

-

-

1.1

Đất lúa nước

-

-

-

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

13

Đất trồng cây hàng năm còn lại

-

-

-

14

Đất trồng cây lâu năm

-

-

-

15

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

-

-

-

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

-

-

-

1.9

Đất làm muối

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

4,70

3,60

1,10

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

-

-

-

2.2

Đất quốc phòng

-

-

-

2.3

Đất an ninh

-

-

-

2.4

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

-

-

-

2.5

Đất khu công nghiệp

-

-

-

2,6

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

-

-

-

2.7

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

-

-

-

2.8

Đất cho hoạt động khoáng sản

-

-

-

2.9

Đất di tích danh thắng

-

-

-

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

-

-

-

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

-

-

-

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

-

-

-

2.13

Đất sông, suối

-

-

-

2.4

Đất phát triển hạ tầng

4,70

3,60

1,10

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

-

-

-

3

Đất khu du lịch

-

-

-

4

Đất khu dân cư nông thôn

0,03

0,03

-

 

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1/10.000; Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Báo cáo thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Xuân Lộc.

4.2 Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 của xã Xuân Lộc với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

a. Diện tích các loại đất phân bổ trong kỳ kế hoạch:

   Đơn vị tính: ha

 

STT

Chỉ tiêu

Diện tích năm 2010 (ha)

Diện tích đến các năm (ha)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

(1)

(2)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

4.381,64

4.381,64

4.381,64

4.381,64

4.381,64

4.381,64

1

Đất nông nghiệp

4.089,18

4.089,18

4.066,12

4.049,74

3.911,39

3.764,34

1.1

Đất lúa nước

26,48

26,48

25,99

25,58

25,24

23,46

1.2

Đất trồng lúa nương

16,23

16,23

16,23

16,23

16,23

16,23

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

16,10

16,10

15,98

15,48

15,20

14,72

1.4

Đất trồng cây lâu năm

189,17

189,17

176,64

195,35

244,01

255,52

1.5

Đất rừng phòng hộ

987,40

987,40

987,40

987,40

987,40

987,40

1.6

Đất rừng đặc dụng

281,00

281,00

281,00

281,00

281,00

281,00

1.7

Đất rừng sản xuất

2.568,25

2.568,25

2.558,33

2.524,16

2.337,77

2.181,47

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

4,55

4,55

4,55

4,54

4,54

4,54

1.9

Đất làm muối

-

-

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

128,01

128,01

145,60

156,08

291,71

433,56

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

0,19

0,19

0,19

0,19

0,30

0,30

2.2

Đất quốc phòng

-

-

-

-

2,00

13,00

2.3

Đất an ninh

-

-

-

-

-

-

2.4

Đất khu công nghiệp

-

-

-

-

-

-

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

1,04

1,04

1,04

1,64

1,64

1,88

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

-

-

-

-

-

-

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

-

-

-

-

-

-

2.8

Đất di tích danh thắng

-

-

-

2,00

2,00

2,00

2,9

Đất để xử lý, chôn lấp chất thải

-

-

0,10

0,10

0,10

0,10

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,92

0,92

0,92

1,02

1,02

1,02

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

0,15

0,15

0,15

0,14

2,01

2,01

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

13,77

13,77

13,77

13,77

13,77

13,77

2.13

Đất sông, suối

59,93

59,93

59,93

19,43

19,43

19,43

2.14

Đất phát triển hạ tầng

52,01

52,01

69,50

117,79

249,44

380,05

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

-

 

 

 

 

 

3

Đất chưa sử dụng

7,17

7,17

3,54

3,54

3,54

3,54

4

Đất khu du lịch

-

-

-

-

-

-

5

Đất ở nông thôn

157,28

157,28

166,38

172,28

175,00

180,20

 

b. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

                   Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Diện tích

Phân theo các năm

 

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

(1)

(2)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

324,84

-

23,06

16,38

138,35

147,05

1.1

Đất lúa nước

3,02

-

0,49

0,41

0,34

1,78

1.2

Đất trồng lúa nương

-

-

-

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

1,38

-

0,12

0,50

0,28

0,48

1.4

Đất trồng cây lâu năm

18,45

-

12,53

1,29

1,34

3,29

1.5

Đất rừng phòng hộ

-

-

-

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

-

-

-

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

301,98

-

9,92

14,17

136,39

141,50

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

0,01

-

-

0,01

-

-

1.9

Đất làm muối

-

-

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

-

-

-

-

-

-

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

84,80

-

-

20,00

50,00

14,80

2.4

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất trồng cây lâu năm

84,80

-

-

20,00

50,00

14,80

 

c. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

         Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng đất

Diện tích

Phân theo các năm

 

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Đất nông nghiệp

NNP

-

-

-

-

-

-

1.1

Đất lúa nước

DLN

-

-

-

-

-

-

1.2

Đất trồng lúa nương

LUN

-

-

-

-

-

-

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

-

-

-

-

-

-

1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN

-

-

-

-

-

-

1.5

Đất rừng phòng hộ

RPH

-

-

-

-

-

-

1.6

Đất rừng đặc dụng

RDD

-

-

-

-

-

-

1.7

Đất rừng sản xuất

RSX

-

-

-

-

-

-

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

-

-

-

-

-

-

1.9

Đất làm muối

LMU

-

-

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

NKH

-

-

-

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

3,60

-

3,60

-

-

-

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

-

-

-

-

-

-

2,2

Đất quốc phòng

CQP

-

-

-

-

-

-

2.3

Đất an ninh

CAN

-

-

-

-

-

-

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

-

-

-

-

-

-

2,5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

-

-

-

-

-

-

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

SKX

-

-

-

-

-

-

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

-

-

-

-

-

-

2.8

Đất di tích danh thắng

DDT

-

-

-

-

-

-

2.9

Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

DRA

-

-

-

-

-

-

2,10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

-

-

-

-

-

-

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

-

-

-

-

-

-

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

SMN

-

-

-

-

-

-

2.13

Đất sông, suối

SON

-

-

-

-

-

-

2.14

Đất phát triển hạ tầng

DHT

3,60

-

3,60

-

-

-

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

-

-

 

 

 

 

3

Đất khu du lịch

DDL

-

 

-

-

-

-

4

Đất khu dân cư nông thôn

ONT

0,03

-

0,03

-

-

-

 

5. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian đồ án quy hoạch:

5.1. Cơ cấu phân khu chức năng, yêu cầu và nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc.

a) Hệ thống trung tâm xã:

- Khu trung tâm là bộ mặt của toàn xã, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, chính trị, các cơ sở kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, TDTT, thương mại – dịch vụ.

- Quy hoạch xây dựng khu trung tâm theo hướng đô thị hóa, theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của Chính phủ. Đối với khu trung tâm, ngoài chức năng hạt nhân điều hành còn phải là nơi giao lưu thuận tiện cho người dân với chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội khác của xã.

- Trên cơ sở hiện trạng, quy hoạch phải xác định lại tính hợp lý của các công trình đã có trên thực tế. Phải tổ chức được không gian hợp lý, hướng mở rộng trung tâm, hướng phát triển dân cư và các khu kinh tế khác. Cần kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, cây xanh, cảnh quan và hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Triệt để khai thác hiện trạng để giảm thiểu tổng mức đầu tư, giảm thiểu đền bù, di dời các công trình kiến trúc cũng như nhà ở của người dân trong khu vực.

- Hệ thống trung tâm xã có các loại hình kiến trúc: Trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa, chợ, trung tâm TDTT, nhà ở các khu dân cư....

b) Hệ thống thôn, bản, các khu dân cư tập trung:

- Tiếp tục duy trì chỉnh trang và cải tạo lại các khu dân cư; phát triển diện tích đất ở nông thôn xã Xuân Lộc trên cơ sở đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất ở cho nhân dân; tiết kiệm hạn chế chuyển từ đất trồng lúa có năng suất cao; bố trí xây dựng và phát triển các khu dân cư tập trung, bám theo các trục giao thông chính; tiếp tục duy trì và chỉnh trang các điểm dân cư theo tính lịch sử truyền thống và tập quán sinh sống của nhân dân ở 06 thôn và Bản Phúc Lộc như hiện nay. Phát triển mới gắn với các điểm tập trung hiện hữu, hạn chế phát triển các điểm dân cư phân tán, nhỏ lẻ.

- Bố trí xây dựng và phát triển các khu dân cư tập trung đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực nông thôn.

- Bố trí các khu dân cư bám theo các trục đường liên xã, đường trục thôn.

- Bố trí dân cư ở những địa điểm có môi trường sinh thái tốt, không tác động xấu đến môi trường sinh thái chung và khu vực.

- Tại các thôn, bản quy hoạch lại các điểm trung tâm trên cơ sở hình thành các cụm công trình công cộng, gồm: Nhà sinh hoạt cộng đồng, sân chơi thể thao, nhà trẻ, mẫu giáo và các công trình dịch vụ khác thuộc thôn.

5.2. Trung tâm xã:

- Vị trí: Khu trung tâm xã được quy hoạch dọc theo Tỉnh lộ 14B từ cầu Khe Sến đến ngã 3 đèo La Hy. Đây là vị trí khá thuận lợi trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội toàn diện trên địa bàn toàn xã.

- Quy mô: 46,8 ha.

- Xây dựng chỉnh trang khu trung tâm:

+ Khu vực dân cư: hình thành dọc tỉnh lộ 14B, bao gồm một phần diện tích và dân cư của các thôn 2, 3, 4, và 5 với tổng diện tích quy hoạch khu ở là 16,41 ha. Đối với khu dân cư đã có, chỉnh trang lại nhà ở khang trang đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường; các hộ mới phát triển được bố trí đất từ 300 - 500m2/hộ để xây dựng nhà ở, các công trình phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh...), lối đi, sân, đất vườn, đất ao, hàng rào.... Kiến trúc nhà ở theo dạng truyền thống kết hợp hiện đại, phù hợp với sắc thái, sinh hoạt địa phương. 

+ Khu vực các công trình công cộng:

* Trụ sở Ủy ban nhân dân xã:

Xây dựng với diện tích đất 3.000 m2 mở rộng về phía tây của UBND hiện tại, cao 2 tầng để bố trí xây dựng các công trình:  Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã, Đảng uỷ, Công an, Xã đội, các đoàn thể (Hội Nông dân, Phụ nữ, Phụ lão, Đoàn Thanh niên, Hội cựu Chiến binh, Mặt trận Tổ quốc...), trồng cây xanh, vườn hoa và lối đi tạo cảnh quan môi trường xanh sạch, đẹp.

- Vị trí xây dựng: tại vị trí cũ.

- Quy mô diện tích: 3.000 m2 (mở rộng về phía tây của Trụ sở cũ)

- Xây dựng mới hoặc cải tạo lại công trình đạt theo tiêu chí nông thôn mới, tổ chức gian khuôn viên cây xanh cho toàn trụ sở.

* Trung tâm văn hóa, thể thao xã:

+ Xây dựng trung tâm học tập cộng đồng và nhà văn hoá xã, nằm trong khu trung tâm xã gần trạm tiếp sóng.

- Quy mô diện tích: 0,41 ha

+ Khu thể thao xã: Mở rộng về phía Tây sân vận động trung tâm hiện có.

- Quy mô diện tích: 1,24 ha (tăng 0,24 ha).

- Xây dựng mới theo đạt theo tiêu chí nông thôn mới.

* Công viên cây xanh:

- Xây dựng khu công viên cây xanh kết hợp dãi cây xanh cách ly ở khu vực cầu Khe Sến 1 với diện tích 2,88 ha.

- Hệ thống công viên kết hợp cây xanh cảnh quan từ cầu Khe Sến 1 đến bến xe xã thuộc khu trung tâm với diện tích 1,45 ha.

- Đất công viên cây xanh nằm rải rác ở các thôn với diện tích 1,25 ha.

- Xây dựng mới đạt theo tiêu chí nông thôn mới.

* Chợ trung tâm:

- Vị trí xây dựng: mở rộng về phía Tây tại vị trí cũ.

- Quy mô diện tích: 0,5 ha (tăng 0,17 ha).

- Xây dựng mới đạt theo tiêu chí nông thôn mới; gồm đình chợ, các điểm kinh doanh trong và ngoài trời, hố xử lý rác, chất thải, bãi để xe, nhà vệ sinh công cộng....

* Trung tâm thương mại và dịch vụ:

- Vị trí xây dựng và diện tích:  xây dựng 1 điểm dịch vụ thương mại và 1 điểm dịch vụ vật tư nông nghiệp tại Ngã 3 tỉnh lộ 14b với đường đi xã Lộc Hoà (diện tích 0,24 ha)  và ngã 3 đèo La Hy (diện tích 0,6 ha); với tổng diện tích là 0,84 ha.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại như: ăn uống, vật liệu xây dựng, xăng dầu... dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 14b, đường liên xã, liên thôn, khu vực đường mới ở khu dân cư vùng đèo La Hy.       

* Trạm y tế:

- Vị trí xây dựng: tại vị trí cũ.

- Quy mô diện tích: 0,55 ha.

- Chỉnh trang, xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới.gồm khối phòng khám chữa bệnh, phòng sản, phòng nghiệp vụ..., khối phụ trợ (nhà kho, nhà vệ sinh...); xây dựng khuôn viên tường rào, vườn thuốc nam và sân phơi.

* Bưu điện văn hóa:

- Vị trí xây dựng: tại vị trí cũ.

- Quy mô diện tích: 500 m2

- Chỉnh trang theo tiêu chí nông thôn mới.

* Tượng đài liệt sỹ, nghĩa trang:

- Tượng đài liệt sỹ bố trí diện tích xây dựng: 500 m2, tại vị trí cũ.

- Xã quy hoạch xây dựng 2 nghĩa trang, với diện tích: 4,15 ha.

  + Nghĩa trang ở thôn 1 cho dân ở các thôn 1,2,3,4,5,6.

  + Nghĩa trang ở bản Phúc Lộc cho bà con dân tộc Bru, Vân Kiều. 

  + Quy hoạch và chỉnh trang lại nghĩa trang đảm bảo tính mỹ quan cho khu trung tâm của xã và có phương án di dời một số nghĩa trang nhỏ lẻ đến nơi tập trung.

* Công trình giáo dục:

- Nhà trẻ, mầm non: bố trí xây dựng với diện tích đất 7.000 m2 để xây dựng đủ các công trình: Khối phòng học, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng ăn, khối hành chính quản trị, sân chơi, khu vệ sinh...; trồng cây xanh, vườn hoa và lối đi tạo cảnh quan môi trường.

- Trường tiểu học: bố trí xây dựng với diện tích đất trên 3.000 m2, xây dựng đủ các công trình: Khối phòng học, khối phòng phục vụ học tập, khối hành chính quản trị, sân chơi, bãi tập thể dục-thể thao, khu vệ sinh, bãi để xe; trồng cây xanh, vườn hoa và lối đi tạo cảnh quan môi trường.

- Trường trung học cơ sở: bố trí xây dựng với diện tích đất 10.000 m2, để xây dựng các công trình: Khối phòng học, khối phòng phục vụ học tập, khối hành chính quản trị, sân chơi, bãi tập thể dục - thể thao, khu vệ sinh, bãi để xe, nhà công vụ; trồng cây xanh, vườn hoa và lối đi tạo cảnh quan môi trường.

* Bãi tập kết rác: Xây dựng 3 bãi tập kết để trung chuyển rác ở các vị trí sau:

- Nằm gần khu quy hoạch nghĩa địa của thôn 1 với diện tích 0,05 ha.

- Nằm ở thôn 3, phía Bắc đường đi Bản Phúc Lộc với diện tích 0,05 ha.

- Tại vị trí quy hoạch chợ với diện tích 0,02 ha.

- Ngoài ra bố trí thêm các xuồng, thùng chứa rác tại các khu dân cư để thu gom rác.

5.3. Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản, khu dân cư mới:

- Cơ bản giữ nguyên hiện trạng các thôn, chỉnh trang và cải tạo lại các khu dân cư. Phát triển diện tích đất ở nông thôn xã Xuân Lộc trên cơ sở đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất ở cho nhân dân; tiết kiệm hạn chế chuyển từ đất trồng lúa có năng suất cao;

- Bố trí xây dựng và phát triển các khu dân cư tập trung, bám theo các trục giao thông chính; tiếp tục duy trì và chỉnh trang các điểm dân cư theo tính lịch sử truyền thống và tập quán sinh sống của nhân dân ở 06 thôn và bản Phúc Lộc như hiện nay.

            - Mỗi thôn bố trí một nhà văn hoá gắn liền với khu thể thao thôn diện tích xây dựng 1.000 m2 trở lên.

            - Quy hoạch khu dân cư tập trung, gắng khu dân cư với khu sản xuất, gắng với tổng thể phát triển KT-XH của xã.

            - Quy hoạch, phân bố dân cư theo các thôn như sau:

      + Thôn 1: phát triển dọc theo đường tỉnh lộ 14B đoạn từ Thôn 1 (Nhà bà Ngâu đến trường Mẫu giáo Thôn 3 (quy hoạch 2 lớp dân cư với chiều sâu 25m/ lớp, giữa hai lớp sẽ bố trí đường nội bộ rộng 5m) với diện tích là 5,60 ha; khu đất dọc bên đường liên xã (Nhà bà Ngâu) đi Lộc Hòa, quy hoạch 1 lớp dân cư với chiều sâu 25m, với diện tích là 7,40 ha.

            + Thôn 2: phát triển các khu đất xen lẫn trong khu dân cư  sẵn có, với diện tích 0,71 ha.

      + Thôn 3: Khu đất dọc theo hai bên đường tỉnh lộ 14B từ Nghĩa trang xã  Xuân Lộc đến bến xe (khu vực chợ), với diện tích 3,68 ha; khu đất từ cầu Khe Sến 1 ( nhà ông Trợ ) đến Bưu điện văn hóa xã, với diện tích 3,72 ha.( Bên phải trục đường  tỉnh lộ 14 b ); Khu đất từ Nghĩa trang xã đến ngã 3 bản Phúc Lộc, diện tích 2,60 ha.

+ Thôn 4: phát triển các khu đất xen lẫn trong khu dân cư  sẵn có, với diện tích 0,55 ha.

+ Thôn 5: Quy hoạch khu dân cư thương mại, dịch vụ ở khu vực Ngã ba hai bên trục đường tỉnh lộ 14B, từ nhà (ông Hùng, ông Linh) đến đường tránh Tây Hy với diện tích 2,48 ha; khu vực dọc hai bên  tỉnh lộ 14B đến trạm Viễn thông (nhà Bà Hoa) với diện tích 1,00 ha.

+ Thôn 6: Khu vực từ Ngã ba trục đường đi thôn 6 (gần cầu Vũng Vàng) đến (nhà ông Khá) thôn 6, diện tích 2,60 ha; khu vực dọc theo đường nhựa (trục đường thôn 6) đi Hồ Tả Trạch (gần trường mầm non cơ sở thôn 6 Xuân Lộc) với diện tích 3,85 ha;

5.4. Quy hoạch sản xuất:

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát triển các loại cây trồng, vật nuôi và các đặc trưng phát triển khác, quy hoạch bố trí không gian các vùng sản xuất chính sau:

            a) Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 còn 3.743,39 ha. Phân chia thành các vùng chính như sau:

- Vùng trồng lúa:

+ Với diện tích ít 42,71 ha (trong đó: Lúa nước 21,93 ha, lúa nương 20,78 ha), phân bố rải rác ở các thôn bản, tập trung ở vùng phía Nam và Tây nam của xã. Đến năm 2020, diện tích lúa chỉ còn 39,54 ha (trong đó: Lúa nước 18,26 ha, lúa nương 20,78 ha), giảm 3,17 ha, so với năm 2011để chuyển sang đất ở 2,24 ha, đất phát triển hạ tầng 0,93 ha.  Đảm bảo an ninh lương thực cần giải quyết tốt vấn đề tưới tiêu, kết hợp các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, ổn đinh diện tích lúa hàng năm và đưa 100% giống lúa mới có năng suất cao vào gieo sạ.

+ Các vùng sản xuất lúa nước được quy hoạch ở các thôn......, được quy hoạch các tuyến đường giao thông nội đồng và kênh mương để tưới tiêu đến từng vùng sản xuất.

  - Vùng trồng cây hàng năm: diện tích 16,10 ha, phân bố rãi rác ở ven khe suối của các thôn, bản. Đến năm 2020 diện tích này chỉ còn 14,40 ha, giảm 1,70 ha so với năm 2011 dùng để phát triển hạ tầng 0,97 ha và chuyển sang đất ở 0,73 ha.

 - Vùng trồng cây lâu năm: Đến năm 2020, diện tích quy hoạch là: 303,37 ha, tăng 114,20 ha so với năm 2010, trong đó: tăng 135,53 ha trồng cây cao su và giảm 21,33 ha chuyển sang đất ở 4,99 ha, đất phát triển hạ tầng 15,87 ha, đất sản xuất kinh doanh 0,40 ha, xây dựng trụ sở cơ quan 0,70 ha.  

+ Các loại cây trong vườn nhà: phát triển kinh tế vườn, vận động người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, chủ động đầu tư vốn trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: cau, thanh trà, thanh long, chuối...

+ Cây cao su: Ổn định, chăm sóc, phục hồi diện tích gãy đổ hiện có. Quy hoạch trồng thêm 135,53 ha từ diện tích rừng trồng ở các vùng:

+ Thôn 1, phát triển ở hai bên đường đi xã Lộc Hoà: 30,73 ha.

+ Thôn 2, về phía bắc của thôn, nằm sau lớp dân cư: 20,00 ha.

+ Thôn 3 và khu vực bản Phúc Lộc: 50 ha.                            

+ Thôn 4, về phía Đông Bắc của thôn, nằm sau lớp dân cư: 14,80 ha.

+ Thôn 6, về phía Bắc của thôn, nằm sau Đình làng 20: ha.

- Vùng rừngkinh tế: Đến năm 2020, diện tích rừng trồng còn 2.113,41 ha, giảm 454,84 ha so với năm 2010 dùng cho các mục đích: chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cho đất phi nông nghiệp.

- Vùng rừng đặc dụng: giữ nguyên diện tích hiện có 281 ha.

- Vùng rừng phòng hộ: giữ nguyên diện tích hiện có 987,40 ha.

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản: đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thuỷ sản còn 4,27 ha, giảm 0,28 ha dùng để phát triển hạ tầng.

b) Sản xuất phi nông nghiệp:

- Vùng phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: với diện tích quy hoạch khoảng 2 ha nằm trong diện tích đất ở của bản Phúc Lộc (không chuyển mục đích sử dụng đất).

-Vùng phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại: Xây dựng 2 điểm dịch vụ thương mại, dịch vụ vật tư nông nghiệp với diện tích 0,84 ha (ở ngã 3 tỉnh lộ 14b với đường đi xã Lộc Hoà: 0,24 ha và ngã 3 đèo La Hy: 0,6 ha). Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại như: ăn uống, vật liệu xây dựng, xăng dầu... dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 14b, đường liên xã, liên thôn, khu vực đường mới ở khu dân cư vùng đèo La Hy (ở khu trung tâm xã) với diện tích khoảng 2,48 ha (nằm trong diện tích đất ở không chuyển mục dích sử dụng đất). Kết hợp với đất trồng rừng và đất mặt nước chuyên dùng để hình thành 2 khu du lịch sinh thái: Núi Truồi (ở thôn 2) 10 ha, Hồ Tả trạch 150 ha (nằm trong diện tích rừng trồng không chuyển mục đích sử dụng đất).

-Vùng di tích, danh lam thắng cảnh: Quy hoạch 2 ha được chuyển từ diện tích đất rừng trồng ở bản Phúc Lộc để bảo tồn điểm Địa đạo chứng tích.

- Vị trí, diện tích các khu vực sản xuất được xác định theo Bản vẽ quy hoạch sản xuất, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Xuân Lộc giai đoạn 2010 - 2020.

6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật:

6.1. Giao thông :

Nâng cấp cải tạo chỉnh trang các tuyến đường hiện có, xây dựng mới và đấu nối hệ thống giao thông xã với hệ thống giao thông các xã lân cận, giao thông huyện và tỉnh tạo thành một mạng lưới liên hoàn, thuận tiện.

- Đường liên xã: 3 tuyến, trong đó: 1 tuyến đã đạt chuẩn (trục xã từ tỉnh lộ 14b(km8+900) đến nhà ông Long 3,7km được nhựa hoá, đạt chuẩn), 2 tuyến còn lại, dài 12,9 km, trong đó:

+ Tuyến trùng với Tỉnh lộ 14B (đoạn đi qua xã Xuân Lộc): dài 8,9km chạy xuyên suốt chiều dài của xã, được đầu tư xây dựng theo quy hoạch của tỉnh; lộ giới đường 26m (nền đường rộng 9m).

+ Tuyến đường Xuân Lộc - Lộc Hoà, dài 9,2 km, mặt cắt đường 16,5m (lòng đường 7,5m, lề đường 1,5m x 2, hành lang bảo vệ 3m x 2)        

-  Đường trục thôn, liên thôn: 25 tuyến, tổng chiều dài 19,48 km; trong đó: lộ giới đường liên thôn là 13,5m (mặt đường 5,5m, lề đường 1,5m x 2, hành lang bảo vệ 2,5m x 2); đường nội thôn 8m (mặt đường 3,5m, lề đường 1,0m x 2, hành lang bảo vệ 1,25m x 2)  

- Đường ngõ, xóm: 5 tuyến, tổng chiều dài 1,52 km; lộ giới 5m.(1,0m x 3,0m x 1,0m)

- Đường vào khu sản xuất: 01 tuyến, tổng chiều dài 1,5km; lộ giới 7,5m (1,0m x 1,5m x 3,5m x 1,5m)

- Công trình trên tuyến: đưa vào quy hoạch xây dựng các công trình:

+ Cầu trọng tải > 30tấn : 5 cái; cầu trọng tải >20 tấn: 3 cái.

+ Cầu bản : 10 cái; cống hộp : 06 cái.

+ Đập tràn: 6 cái, dài 40 m/cái; cống tròn Fi100: 16 cái.

6.2. Thủy lợi

Tập trung duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các công trình thuỷ lợi và 2,575 km kênh mương hiện có, khai thác hết công suất theo thiết kế, xây dựng kiên cố đập thuỷ lợi Đội 4, bê tông hoá 361m kênh mương cấp 3 giai đoạn 2010 - 2015.

6.3. Thoát nước

Tuân thủ hiện trạng tiêu thoát theo các hướng nước hiện có gắn với các công trình thuỷ lợi đã định hình; cải tạo các khu vực nằm ngoài dự án không làm thay đổi hệ thống thoát nước của toàn xã và được thiết kế thoát chung ở khu vực nôi thôn.

+ Đường phân lưu là trục đường chính liên xã. Nước trong khu vực nội thôn vẫn thoát ra mương chính rồi thoát ra sông Vũng Vàng.

+ Khu vực khác hướng thoát cho thoát ra phần đất trồng màu ở rìa sông.

+ Trong khu dân cư thiết kế thoát chung với nước thải sinh hoạt.

+ Khu vực canh tác thoát nước theo hệ thống kênh mương thuỷ lợi.

+ Các rãnh hở ở khu vực nội thôn được cải tạo thành rãnh, lát đan để thoát nước chung, mở thêm mặt cắt đường, tạo cảnh quan, chống ô nhiễm môi trường.

+ Các rãnh chính từ đầu thôn xây mới bằng gạch, đá có lát đan; hệ thống thoát nước được xây dựng đòng bộ gồm: tuyến, cống, cửa xả.

+ Địa bàn xã được chia thành 3 lưu vực thoát nước chính với đường phân lưu chính là các tuyên đường trục thôn.

6.4. Cấp nước

- Nguồn nước: sử dụng hệ thống nước tự chảy từ nguồn nước 3 khe (hiện đang sử dụng tốt) và giếng đào, là nguồn nước sạch hợp vệ sinh đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, đời sống cho nhân dân trên địa bàn xã với khoảng 60-80 lítt/người ngày đêm.

- Quy hoạch dựa trên việc tận dụng hệ thống ống sẵn có, đồng thời xây dựng thêm tuyến ống D90 theo mạng lưới đường ống nhánh cây; đường ống được chôn sâu dưới mặt đất tối thiểu 0,5m và đối với ống qua đường xe chạy tối thiểu 0,7m.

- Giải quyết áp lực: mạng lưới cấp nước được tính toán với áp lực tự do 12m đảm bảo cấp nước cho nhà 2 tầng. Đối với những công trình cao tầng cần xây dựng bể chứa và trạm bơm tăng áp cục bộ.

- Cứu hoả, rửa đường, tưới cây: Họng lấy nước chữa cháy bố trí trên mạng ống cấp nước cấp cho trung tâm của xã, đảm bảo khoản cách theo tiêu chuẩn. Ngoài ra tận dụng hệ thống sông, suối, ao hồ trong khu vực làm nguồn nước chữa cháy, tưới cây, rửa đường...

6.5. Cấp điện

- Nguồn cấp điện: từ mạng lưới điện Quốc gia 35KV; về cơ bản toàn xã cơ bản đã xây dựng được mạng lưới điện phủ kín phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

- Để phát triển kinh tế - xã hội cần xây dựng mới tuyến chiếu sáng cho đường trục chính liên xã, khu trung tâm xã; các tuyến chiếu sáng trong khu vực dân cư cần kết hợp với tuyến điện 0,4KV; xây dựng 1 trạm Biến áp 320 KVA, với 2km đường dây trung thế và 2,7 km đường dây hạ thế;  trong các khu dân cư mới, đầu tư  xây dựng 4 trạm áp 320 KVA và 2,5 km đường dây điện hạ thế; xây dựng 1 trạm biến áp 320 KVA và 1,5 km đường dây hạ thế nhằm cung cấp cho các hoạt động dịch vụ thương mại khu vực ngã 3 đèo La hy.

6.6. Thoát nước thải, vệ sinh môi trường

+ Xử lý nước thải: Với mật độ dân cư thấp nước thải được xử lý theo hình thức tự thấm và cùng thoát chung với nước mưa theo hệ thống  nước thải được quy hoạch xuống các sông, khe suối gần nhất. Khuyến khích các hộ dân dùng bể tự hoại trước khi xả vào rãnh thoát chung, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm cần ủ phân đúng phương pháp hoặc dùng bể bioga để tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt. Nước thải các công trình công cộng, các hộ dân kinh doanh, dịch vụ thương mại nằm ở khu trung tâm, khu dịch vụ thương mại phải xây hầm chứa để xử lý nước thải, nước thải được xử lý cục bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

+ Xử lý rác thải: xây dựng 2 bãi xử lý rác với diện tích 0,10 ha (ở thôn 1: 0.05 ha và bản Phúc Lộc: 0,05 ha). Với mật độ dân cư thấp rác thải hướng dẫn người dân đốt, chôn lấp ở vườn nhà; khu vực hành chính, sự nghiệp của xã, các hộ dân kinh doanh dịch vụ thương mại nằm ở khu trung tâm... xây dựng điểm thu gom hoặc bố trí thùng đựng rác thải làm điểm trung chuyển rác thải. Chất thải rắn mỗi thôn bản hình thành 2 điểm thu gom tạm thời sau đó chuyển về bãi xử lý rác của xã.

6.7. Nghĩa trang, nghĩa địa:

- Quy hoạch xây dựng 2 nghĩa trang dùng để cát táng, hung táng và cải táng; nghĩa trang ở thôn 1 cho dân ở 6 thôn, ở bản Phúc Lộc cho bà con dân tộc Vân Kiều, Bru... phù hợp với tập quán địa phương và từng dân tộc, đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo điều kiện chôn cất văn minh, với diện tích 4 ha. 

- Nghĩa trang được xây dựng, yêu cầu các hộ dân cải táng các mộ nằm trong đất sản xuất, vườn nhà quy tập vào nghĩa trang với diện tích 8m2/mộ. Trong nghĩa trang được quy hoạch phân lô, phân khoảnh và trồng cây xanh, tạo hào nước xung quanh, xây dựng đường đi...

7. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo đồ án quy hoạch chung.

TT

Tên Hạng mục công trình

Đơn vị tính

Quy mô

Thành tiền            ( Tr.đồng)

I

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Triệu đồng

 

103.499,0

01

Hệ thống giao thông

Triệu đồng

 

51.999,0

02

Trường học 

Triệu đồng

 

12.000,0

03

Cơ sở vật chất văn hoá  

Triệu đồng

 

8.000,0

04

Thương mại, dịch vụ

Triệu đồng

 

14.000,0

05

Hệ thống thuỷ  lợi 

Triệu đồng

 

1.200,0

06

Hệ thống nước sinh hoạt

Triệu đồng

 

2.000,0

07

Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Triệu đồng

 

8.400,0

08

Bưu điện

Triệu đồng

 

1.000,0

09

Trạm y tế

Triệu đồng

 

1.000,0

10

Hệ thống nước sạch và VSMT

Triệu đồng

 

1.000,0

11

Nghĩa trang 

Triệu đồng

 

2.000,0

II

Vốn phát triển sản xuất

Triệu đồng

 

2.600,0

III

Vốn cho các hoạt động khác

Triệu đồng

 

6.300,0

01

Giảm nghèo an ninh xã hội

Triệu đồng

 

1.500,0

02

Y tế

Triệu đồng

 

1.000,0

03

Giáo dục &đào tạo, XD đời sống văn hoá

Triệu đồng

 

2.300,0

04

Nâng cao tổ chức Đảng, XD chính quyền

Triệu đồng

 

500,0

05

Đào tạo giữ gìn ANTT

Triệu đồng

 

500,0

06

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

ha

46,8

500,0

 

Tổng ( I +II+III)

Triệu đồng

 

112.399,0

(Một trăm mười hai tỷ, ba trăm chín mươi chín triệu đồng chẵn./.)

8. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông liên xã, thôn, xóm.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương.

- Xây dựng nhà ở và hạ tầng các khu dân cư mới.

(Phụ lục kèm theo)

9. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch. (Phụ lục kèm theo)

10. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.

10.1. Tiến độ: Huy động các nguồn lực đầu tư để hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới từng năm, cụ thể như sau:

- Năm 2012: Tập trung đầu tư cho giao thông; thủy lợi; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; huy động nhân dân hiến đất, xây dựng nhà cửa, tường rào, đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn;

- Năm 2013: Tiếp tục đầu tư giao thông; thủy lợi, trường học, đào tạo nhề;

- Năm 2014: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất văn hóa, môi trường;

- Năm 2015: Tiếp tục rà soát những tiêu chí còn lại chưa đạt, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

10.2. Giải pháp:

a) Giải pháp huy động các nguồn vốn:

- Huy động đa dạng hóa vốn đầu tư; trong đó, phát huy nguồn nội lực trong nhân dân, huy động nguồn quỹ đất, khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế; xã hội hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, cụ thể:

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật; UBND xã cấn phối hợp làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, vận động nhân dân hiến đất, tham gia giải phóng mặt bằng, đóng góp ngày công,...

+ Quản lý tốt quy hoạch và quỹ đất kinh doanh để tạo nguồn thu từ quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng để giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng khi triển khai các công trình xây dựng.

+ Đối với các dịch vụ cấp điện, nước sinh hoạt, bưu chính – viễn thông, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng để đảm bảo chất lượng, an toàn, nhất là hạ tầng cấp điện.

+ Huy động đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, các công trình công cộng, đường thôn xóm, đường nội đồng, nhà sinh hoạt thôn, tổ chức thu gom rác thải; tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng công cộng, dân sinh.

+ Hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân dân mạnh dạn đầu tư kinh doanh, phát triển ngành nghề mới; hỗ trợ các hộ nông dân tiếp cận vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

+ Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh vào địa bàn xã; đồng thời, đóng góp một phần xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ gắn với phát triển ngành nghề nông thôn.

b) Giải pháp phát triển nguồn lưc:

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước cấp xã phù hợp yêu cầu xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ UBND xã, cán bộ các tổ chức đoàn thể được đào tạo nâng cao năng lực theo hướng chuẩn hóa.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong thành phố Huế giúp đỡ đào tạo cán bộ, triển khai các hoạt động nghiên cứu – triển khai trên địa bàn xã.

Chú trọng đào tạo nghề: Phối hợp thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015; Thực hiện các chính sách hỗ trợ học nghề; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, các nhà đầu tư đào tạo phát triển nghề, giới thiệu việc làm, nhất là cho lực lượng lao động trẻ.

Chăm lo phát triển giáo dục phổ thông để chuẩn bị lực lượng lao động mới chó thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức.

c) Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ.

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến.

Phát triển đội ngũ khuyến nông viên cơ sở để hướng dẫn chuyển giao công nghệ kỹ thuật đến người dân. Tổ chức mạng lưới dự báo dịch bệnh để có giải pháp phòng trừ kịp thời. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, nhất là trong nông nghiệp.

d) Giải pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên – môi trường. Quản lý, khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng pháp luật và quy hoạch, nhất là đối với những vùng đất trồng lúa. Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân quản lý, sử dụng và khai thác ổn định, lâu dài.

Xây dựng quy ước của xã về xử lý rác thải, vệ sinh công cộng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường; thực hiện xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức nạo vét các sông, hói, giữ gìn cảnh quan; kết hợp giao khoán quản lý khai thác để nâng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước. Đưa các nội dung đánh giá tác động môi trường vào quá trình ra quyết định đầu tư; kiểm tra việc thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

đ) Các giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội

Giảm nhanh, bền vững hộ nghèo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, tạo việc làm. Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tổ chức thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

e) Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Tiếp tục xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân; năng lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực. Bồi dưỡng công tác quản lý Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo theo chức năng. Chuẩn hóa trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân được tham gia đầy đủ vào các quá trình ra quyết định ở địa phương.

10.3. Tổ chức thực hiện:

- UBND xã Xuân Lộc là cơ quan trực tiếp điều hành, quản lý tổ chức thực hiện Quy hoạch, có trách nhiệm tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch này đến cấp ủy Đảng, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong xã.

- UBND huyện Phú Lộc chỉ đạo các ngành cấp huyện phối hợp hỗ trợ UBND xã lập kế hoạch hàng năm, lập dự án chi tiết, các hoạt động, giải pháp liên quan đến lĩnh vực phụ trách để thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các quy định quản lý xây dựng của Quy hoạch.

 

Quốc Sinh
       
Tin cùng nhóm
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày