Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona tại huyện Phú Lộc
06/02/2020 4:56:PM

Ngày 05/02/2020, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND về việc chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona tại huyện Phú Lộc.

 

Bệnh viêm phổi cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây nên là bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Tính đến ngày 04/2/2020, dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 25 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, kết quả đánh giá nguy cơ của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho thấy bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona hiện đã xâm nhập vào Việt Nam, có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống.

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND của tỉnh Thừa Thiên Huế về chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona tại tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Phú Lộc với mục tiêu chung nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm nCoV, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.

Theo đó, các mục tiêu cụ thể (theo tình huống dịch bệnh) được xây dựng như sau:

Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại huyện Phú Lộc. Phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do nCoV trên địa bàn huyện Phú Lộc về từ vùng có dịch để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng.

Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào huyện Phú Lộc. Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng.

Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng.

Các hoạt động chính được triển khai theo các tình huống như sau:

Đối với tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại huyện Phú Lộc

Công tác chỉ đạo, kiểm tra:

- Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi ở địa phương.

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch tại các xã, thị trấn.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch ở địa phương và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác giám sát, sẵn sàng thu dung, điều trị, xử lý ổ dịch tại các địa phương.

- Tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo dự phòng, cung ứng trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện.

- Báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điều hành của UBND huyện.

Công tác truyền thông:

- Kịp thời cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh tại địa phương và nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn huyện. Truyền thông hướng dẫn người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân không hoang mang lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại Cảng Chân mây, cơ sở điều trị và cộng đồng, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh tới các đoàn du lịch; cung cấp các tài liệu truyền thông tại Cảng Chân Mây, hướng dẫn những hành khách tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần thiết.

Công tác giám sát, dự phòng:

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tễ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng.

- Thực hiện tốt việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ mắc bệnh nCoV để cách ly kịp thời.

- Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm y tế, vật tư y tế, phòng hộ cá nhân... để lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương/ Pasteur Nha Trang xét nghiệm chẩn đoán xác định nCoV.

- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động của huyện sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới điều tra, xử lý ổ dịch.

- Tổ chức hướng dẫn cách phòng chống lây nhiễm trong cơ sở điều trị; cập nhật về các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong giám sát, phòng chống dịch; tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu.

- Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.

Công tác điều trị:

- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân theo phân tuyến.

- Các bệnh viện thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.

- Tổ chức mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV:

+ Trạm Y tế, Phòng khám Đa khoa khu vực, phòng khám tư nhân: Tổ chức khám phát hiện, nếu có ca bệnh nghi ngờ, thực hiện cách ly và người bệnh phải được mang khẩu trang, báo cáo và chuyển ngay đến TTYT huyện, Bệnh viện Đa khoa Chân mây.

+ Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa Chân mây và các phòng khám khu vực: Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và các người bệnh khác tại các cơ sở điều trị.

  • Tại khoa Khám bệnh: tổ chức phân luồng khám cho bệnh hô hấp riêng, phải có bảng hướng dẫn chi tiết treo ở lối ra vào và có ký hiệu màu vàng. Nếu phát hiện ca bệnh nghi ngờ, chuyển bệnh nhân đến khu vực cách ly để tổ chức khám sàng lọc, theo dõi và điều trị những ca bệnh nghi ngờ. Những ca bệnh có thể và ca bệnh xác định, tiến hành hội chẩn và chuyển tuyến về Bệnh viện TW Huế cách ly, điều trị.
  • Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện Đa khoa Chân mây tổ chức một khu điều trị cách ly tại khoa Truyền nhiễm, cách ly với các khoa phòng khác, biên chế 5-10 giường bệnh, được tổ chức thành 2-3 phòng riêng biệt, bao gồm phòng theo dõi các ca bệnh nghi ngờ, phòng dành cho bệnh cần theo dõi và điều trị tích cực.
  • Khu vực cách ly trang cấp đầy đủ thuốc, hóa chất và các trang thiết bị y tế, đặc biệt các dụng cụ bảo hộ cá nhân và các trang thiết bị hỗ trợ hô hấp đảm bảo công tác theo dõi và xử trí các ca bệnh.
  • Đảm bảo nhân lực làm việc tại khu vực cách ly, tổ chức thường trực 24/24h và tiến hành công tác quản lý, giám sát chặt chẽ quy chế phòng chống nhiễm khuẩn để tránh lây lan trong bệnh viện và cộng đồng.

Công tác hậu cần:

- Rà soát tình hình thuốc, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

- Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.

Đối với tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào huyện Phú Lộc

Công tác chỉ đạo, kiểm tra:

- Báo cáo tình hình diễn biến của dịch thường xuyên cho UBND huyện để kịp thời nhận định và chỉ đạo về phòng chống dịch.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của huyện họp hàng tuần và đột xuất để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại địa phương.

- Triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch tại cộng đồng.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các địa phương.

Công tác giám sát, dự phòng:

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tễ liên quan; giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Áp dụng việc báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.

- Thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại Cảng Chân Mây; tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ thông qua sử dụng đo thân nhiệt. Tiếp tục triển khai việc khai báo y tế đối với hành khách nhập cảnh tại Cảng Chân Mây phù hợp với tình hình dịch và thông lệ quốc tế.

- Tăng cường giám sát trọng điểm, giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương/ Pasteur Nha Trang trường hợp ca bệnh nghi ngờ tại các bệnh viện để xét nghiệm xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan nCoV.

- Tổ chức tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu theo đúng địa điểm quy định.

- Đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý triệt để không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động hỗ trợ các xã, thị trấn xử lý ổ dịch.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

Công tác điều trị:

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

- Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

- Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị, như đã thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân tại tình huống 1 (chưa ghi nhận ca bệnh tại huyện Phú Lộc). Những bệnh nhân đầu tiên (ca bệnh có thể và ca bệnh xác định) được khám cách ly, hội chẩn và chuyển tuyến về điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Huế (cơ sở 1), hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.

Công tác truyền thông:

- Thường xuyên cập nhật thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đẩy mạnh việc truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại Cảng Chân Mây, cơ sở điều trị và cộng đồng.

 Công tác hậu cần:

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát diện rộng.

- Xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

Đối với tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng

Công tác chỉ đạo, kiểm tra:

  • Báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh hằng ngày, tham mưu với các Ban ngành lãnh đạo tại địa phương các biện pháp phòng chống dịch để nhận được sự chỉ đạo kịp thời.
  • Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh huyện thường trực chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
  • Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
  • Cần huy động sự trợ giúp từ nhà nước, các tổ chức y tế quốc tế cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
  •  Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các địa phương.
  • Thường xuyên đánh giá hiệu quả các biện pháp đáp ứng để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

Công tác giám sát, dự phòng:

  • Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát cát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc.
  •  Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm phổi có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng.
  • Duy trì việc giám sát tại Cảng Chân Mây để giảm nguy cơ các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh. Tiếp tục thực hiện việc khai báo y tế đối với hành khách nhập cảnh tại Cảng Chân Mây phù hợp với tình hình dịch.
  • Đánh giá nguy cơ thường xuyên để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.
  •  Tiếp tục triển khai giám sát viêm phổi nặng do vi rút; đẩy mạnh việc giám sát dựa vào sự kiện, kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.
  • Thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế. Huy động tối đa lực lượng nhân viên y tế tham gia chống dịch.
  • Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của dịch bệnh.
  • Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

Công tác điều trị:

- Thực hiện quyết liệt việc phân tuyến để điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến cuối:

+ Trạm Y tế, Phòng khám Đa khoa khu vực, Phòng khám tư nhân: Tăng cường công tác thường trực 24/24h, tổ chức khám phát hiện những ca bệnh nghi ngờ và thực hiện chuyển tuyến như tình huống 2.

+ Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện Đa khoa Chân Mây đóng trên địa bàn: 

  • Công tác khám phát hiện và tổ chức thu dung điều trị: các ca bệnh nghi ngờ, những ca bệnh có dấu hiệu suy hô hấp ở mức độ nhẹ và trung bình. Các bệnh viện chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc thu dung, điều trị bệnh nhân lên 20-25 giường bệnh.
  • Bệnh viện có kế hoạch tập trung tất cả các nguồn lực, trang thiết bị điều trị; tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng chống lây nhiễm.

- Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút. Tập trung tối đa nguồn lực và chuyên môn để điều trị bệnh nhân để hạn chế tối đa trường hợp tử vong.

          - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

- Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

 Công tác truyền thông:

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

  • Tổ chức tuyên truyền trực tiếp hướng dẫn người dân tại vùng ổ dịch về các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Khuyến cáo hạn chế tập trung chỗ đông người, tiếp xúc với người mắc bệnh; người tiếp xúc cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày và hằng ngày đo nhiệt độ cơ thể. Nếu có biểu hiện mắc bệnh thì đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

 Công tác hậu cần:

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Yêu cầu các đơn vị xây dựng các kế hoạch đảm bảo cung cấp dịch vụ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng. Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện… để trình cấp có thẩm quyền cấp bổ sung máy móc, thuốc, vật tư, hóa chất từ nguôn dự trữ địa phương đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch.

  • Triển khai phương án huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư…) cho các đơn vị điều trị, huy động các nguồn dự trữ cho công tác phòng chống dịch. Huy động các phương tiện vận chuyển, cấp cứu người mắc bệnh để thu dung, cách ly, điều trị.

Kế hoạch đã đề ra các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch như: kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch các tuyến, nhấn mạnh nhiệm vụ chủ động phòng chống bệnh dịch Viêm phổi cấp do nCoV. Tăng cường huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, giám sát phát hiện và thông báo dịch. Xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch cụ thể tại các cơ quan, ban, ngành liên quan và các xã, thị trấn. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng, theo các khuyến cáo của Bộ Y tế. Trung tâm Y tế, Phòng Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế đóng trên địa bàn huyện thực hiện giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân, lấy mẫu và gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương/Pasteur Nha Trang xét nghiệm. Tổ chức tập huấn về giám sát ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV cho cán bộ y tế tuyến huyện; xã, thị trấn. Thực hiện kiểm dịch y tế chặt chẽ đối với hành khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, không để bệnh dịch xâm nhập. Tăng cường năng lực giám sát bệnh nCoV đảm bảo đủ khả năng chẩn đoán xác định, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dụng, điều trị kịp thời. Nắm chắc thông tin tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, đẩy mạnh việc kiểm soát dịch bệnh tại Cảng Chân Mây, hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia, tại các bệnh viện và cộng đồng. Củng cố và duy trì hoạt động đội cơ động chống dịch tại đơn vị y tế các tuyến. Tổ chức trực dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch. Tổ chức chiến dịch tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh nCoV. Thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân nCoV; có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch để tránh hiện tượng quá tải.  Các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn khu vực tiếp nhận bệnh nhân nCoV khi có dịch xảy ra; thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám bệnh, cách ly điều trị, thực hiện triệt để công tác chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo tại các bệnh viện. Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc cấp cứu bệnh nhân nặng. Thành lập các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới. Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch cho người dân để người dân không hoang mang và chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng...

UBND huyện giao trách nhiệm cho Trung tâm Y tế huyện tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra huyện các phương án, chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc và hóa chất phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch (CDC) để chỉ đạo tổ chức triển khai kiểm dịch y tế theo đúng quy định tại Cảng Chân Mây. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch sẵn sàng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona tại các xã, thị trấn. Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch (CDC) tỉnh giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới đi từ các nước có ổ dịch về (đặc biệt là từ Trung Quốc) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan tại địa phương. Giám sát chặt chẽ tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới và có yếu tố dịch tễ liên quan các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng. Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, phòng cách ly, trang thiết bị, thuốc, hóa chất trong dự phòng và điều trị bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới. Đặc biệt lưu ý túi phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, bộ quần áo chống dịch cho nhân viên y tế, người tiếp xúc gần, người nhà bệnh nhân), phương tiện vận chuyển riêng biệt, hóa chất khử khuẩn. Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân khi có đủ điều kiện đảm bảo tránh lây lan và hạn chế tối đa tử vong; kịp thời chuyển tuyến bệnh nhân theo quy định khi nghi ngờ, phát hiện bệnh nhân nhiễm Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới; có kế hoạch bố trí giường bệnh, cơ sở y tế điều trị khi có số lượng lớn bệnh nhân...

Giao trách nhiệm Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tại các đơn vị, địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các đơn vị, địa phương. Cập nhật tình hình về dịch bệnh; tham mưu UBND huyện các giải pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. Giám sát các đơn vị, địa phương về việc triển khai thực hiện các công văn chỉ đạo của UBND huyện và cấp trên.

Giao trách nhiệm Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona; không để cho người dân hoang mang, lo sợ. Xây dựng các chuyên mục phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona; kịp thời đưa tin, bài tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona.

Giao trách nhiệm Công an huyện quản lý người nhập cảnh đến địa bàn huyện, đặc biệt từ các vùng đang có dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona, thông tin nơi lưu trú cho ngành du lịch. Phối hợp với phòng Văn hóa - Thông tin huyện kiểm tra, xử lý các trường hợp đưa tin sai sự thật về dịch bệnh trên mạng xã hội theo quy định pháp luật.

Giao trách nhiệm Phòng Văn hóa – Thông tin huyện chủ động nắm danh sách người đến lưu trú, đặc biệt từ các quốc gia đang có dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona, tuyên truyền và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây qua đường hô hấp, vận động khách lưu trú khai báo các dấu hiệu bất thường về sức khỏe liên quan đến bệnh đường hô hấp (sốt, ho, khó thở...). Nếu có du khách có các biểu hiện bệnh lý hô hấp nói trên, yêu cầu mang ngay khẩu trang, cách ly tạm thời tại phòng lưu trú và báo ngay Trung tâm Y tế theo số điện thoại đường dây nóng: 0914025529 (bác sỹ Lập), 0987100389 (bác sỹ Cường).

Giao trách nhiệm Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trường học đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona trong học sinh. Hướng dẫn những trường hợp có biểu hiện: sốt, ho, khó thở,... đến ngay cơ sở y tế trên địa bàn để được khám, điều trị kịp thời; có trách nhiệm tham gia các hoạt động phòng chống dịch khi có yêu cầu của ngành y tế. Phối hợp với Trung tâm Y tế triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học, đặc biệt là công tác tập huấn phòng chống dịch cho cán bộ y tế trường học, công tác vệ sinh môi trường và truyền thông phòng chống dịch bệnh trong trường học.

Giao trách nhiệm Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội không tổ chức đưa người lao động đến các khu vực đang có dịch, chỉ đạo các đơn vị liên quam thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của người lao động, làm việc (xuất phát/trở về) từ các khu vực đang có dịch.

Giao trách nhiệm Ban Chỉ huy Quân sự huyện chỉ đạo các Ban Chỉ huy Quân sự xã, thị trấn phối hợp kiểm soát phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona. Chỉ đạo Ban Quân dân y sẵn sàng tham gia, phối hợp ngành y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh diễn biến phức tạp và lan rộng ra cộng đồng.

Giao trách nhiệm Phòng Kinh tế - Hạ tầng xây dựng kế hoạch duy trì các dịch vụ thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân trong các tình huống xảy ra bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona lan rộng và kéo dài trên địa bàn huyện.

Giao trách nhiệm Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3, Công an huyện, UBND các xã, thị trấn kiểm tra, xử lý các trường hợp mua bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã trên địa bàn huyện.

Giao trách nhiệm Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí để đảm bảo hoạt động phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona.

Giao trách nhiệm Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona trên địa bàn. Phối hợp với Trung tâm y tế chỉ đạo trạm y tế xã, thị trấn xây dựng, cập nhật và triển khai kịp thời kế hoạch phòng, chống bệnh, dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới tại địa phương. Chỉ đạo Trưởng thôn, Y tế thôn, bản thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện và báo cáo ca bệnh nghi ngờ cho Trạm Y tế để được hướng dẫn, giám sát và cách ly xử lý nếu có.                                                          

          Đề nghị Đội Quản lý thị trường số 3 tiến hành các biện pháp kiểm soát thị trường đối với mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện. Phối hợp phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã trên địa bàn huyện.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên phối hợp tham gia tuyên truyền phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona. Phối hợp với ngành y tế trong kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona.

Đề nghị Bệnh viện Đa khoa Chân Mây và các ngành đóng trên địa bàn huyện cần xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona tại đơn vị mình. Phối hợp tốt với ngành Y tế địa phương trong công tác giám sát, phát hiện, tổ chức thu dung điều trị và thông tin báo cáo tình hình bệnh dịch.

 

Thu Trong
       
CÁC TIN KHÁC
Xem theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 10.894.735
Truy cập hiện tại 1.019 khách