Theo đó, trồng cây phân tán:
- Cây phân tán đô thị:
Mai vàng, dầu rái, phượng, long não, bằng lăng, sấu, hoàng lan, ngọc lan… theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 27 tháng 1 năm 2014 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 22/7/2017 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh danh mục cây xanh.
- Cây phân tán nông thôn, gồm:
+ Cây phân tán ở vùng gò đồi: Mai vàng, sao đen, huỷnh, dầu rái, lim xanh, lát hoa, giáng hương, dó bầu, keo các loại…
+ Cây phân tán ở vùng đồng bằng, ven biển: mai vàng, sao đen, bàng, dẻ, trâm, mù u. máu chó, keo các loại…
Cây xanh trồng rừng tập trung
- Rừng phòng hộ:
+ Phòng hộ đầu nguồn: ưu tiên là những cây có rễ chắc, bám sâu, tán lá tốt như ươi, lim xanh, sến, dầu rái, kiền, gõ, mỡ, lát hoa, huỷnh, chò…
+ Phòng hộ chắn gió. chắn cát bay: keo chịu hạn, keo lưỡi liềm, phi lao, mù u, bàng, tra…
+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: bần chua, đước, dừa nước,…
- Rừng sản xuất gỗ lớn:
+ Cây sinh trưởng nhanh: keo các loại, mỡ, trám, giổi xanh, mỡ, sao đen…
+ Cây sinh trưởng chậm: lát hoa, huỷnh, lim xanh, sến trung, dầu rái, chò, gõ, giáng hương… phù hợp có điều kiện khí hậu. lập địa và phân bổ sinh thái.
Phạm vi thực hiện: trên địa bàn toàn huyện.
Đối với vùng ngoài quy hoạch lâm nghiệp:
Cây xanh đô thị: trồng trên các tuyến phố, công viên, vườn hoa, nghĩa trang, khuôn viên trụ sở các cơ quan, đơn vị , khuôn viên của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các công trình công cộng khác, nhà ở của người dân, khu văn hóa lịch sử.
Cây xanh nông thôn: hành lang các tuyến giao thông trên Quốc lộ 49b, các đường liên xã, thôn xóm; đường tỉnh lộ, vùng ven sông, ven kênh mương, suối; các vùng có nguy cơ sạt lở, đất bị bạc màu, suy thoái; các bờ vùng, bờ thửa và các khu vực khác nếu có điều kiện, trong khuôn viên đình làng, nhà thờ họ tộc…
Đối với đất trông cây xanh tập trung trên đất lâm nghiệp:
Đất quy hoạch cho trồng rừng mới sản xuất, những diện tích chưa sử dụng hết cần phải rà soát để bổ sung kế hoạch; tận dụng “đất thừa, đuôi thẹo” để đưa vào trồng rừng.
Đất rừng phòng hộ: đất rừng đầu nguồn, chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng lấn biển ở khu vực các cửa sông, ven đầm phá Cầu Hai, Lăng Cô, các cửa biển Cảnh Dương, Lộc Bình; các khu vực ven lòng hồ Tả Trạch, hồ Truồi , Thủy Yên…
Đất trồng rừng đặc dụng: Vườn Quốc gia Bạch Mã, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân ở những nơi chưa có rừng, chưa đủ tiêu chí thành rừng trong các phân khu của khu rừng đặc dụng đảm bảo các loài cây phù hợp với điều kiện, không gây ảnh hưởng môi trường, đa dạnh sinh học.
Nhiệm vụ:
Chỉ tiêu trồng mai vàng:
Hộ gia đình: trong khuôn viên và trên đất vườn nhà hộ gia đình mỗi hộ bình quân trồng 15 cây (tính 75% số hộ ở các xã, 50% số hộ ở thị trấn và trên cơ sở đề xuất của các xã, thị trấn)
Cơ quan, tổ chức, trường học: Trường học 15 cây, cơ quan tổ chức khác 3 cây.
Các HTX: 5 cây;
Cộng đồng dân cư nơi có xây dựng quy ước, hương ước: 15 cây;
UBND cấp xã: 100 cây.
Xây dựng vườn mai: tùy theo từng địa phương tiến hành khảo sát để chọn địa điểm xây dựng vườn mai phù hợp với điều kiện để chăm sóc, bảo quản, đi lại thuận tiện, phục vụ cảnh quan tại địa phương, phấn đấu trên địa bàn xây dựng ít nhất được 9 vườn mai ở xã, thị trấn (Quy mô mỗi vườn mai đảm bảo diện tích từ 2.500 m2 trở lên, trồng trên 200 cây).
Trồng cây xanh phân tán:
Hộ gia đình: bình quân mỗi hộ gia đình trồng 15 cây trong khuôn viên vườn nhà, đất nông nghiệp, “đất thừa đuôi thẹo”, đất bờ vùng, bờ thửa ở các khu đất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Các trường học, cơ quan tổ chức khác: trong khuôn viên trường, ít nhất trồng được 50 cây/trường; cơ quan tổ chức khác trồng ít nhất 20 cây/đơn vị.
Các cộng đồng dân cư: trồng trên đất được giao quản lý, các điểm sinh hoạt văn hóa, đường làng, ngõ xóm theo quy ước, hương ước đã được xây dựng; ít nhất trồng được 500 cây/cộng đồng.
UBND cấp xã: thực hiện phong trào tết trông cây, mỗi địa phương xác định vị trí để thực hiện tết trồng cây hàng năm, trong khuôn viên đất công cộng, nhà văn hóa xã, ven các tuyến đường, diện tích đất chưa sử dụng do địa phương quản lý. Mỗi địa phương trồng ít nhất 500 cây.
Các HTX nông nghiệp: trồng trong khuôn viên văn phòng HTX, trên diện tích đất được giao, cho thuê tại những nơi có điều kiện thích hợp, mỗi HTX trồng ít nhất là 100 cây.
Trồng cây xanh tập trung:
Các địa phương rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp chưa sử dụng, đất ven khe suối do địa phương quản lý, đông thời phối hợp chỉ đạo các chủ rừng trên địa bàn xây dựng kế hoạch trồng rừng từ các chương trình dự án, nguồn vốn tự có của chủ rừng; lưu ý các chủ rừng có diện tích lớn như vườn quốc gia Bạch Mã, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, Công ty lâm nghiệp Nam Hoà, các HTX được giao đất trồng rừng….
Trên cơ sở các tiêu chí đã được xác định trên, căn cứ vào quỹ đất, tình hình ở mỗi địa phương, UBND huyện giao chỉ tiêu trồng cây cho các địa phương như sau:
STT
|
Đơn vị
|
Trồng
mai vàng (cây)
|
Vườn
mai (vườn)
|
Cây
phân tán (cây)
|
1
|
Lộc Bổn
|
6.540
|
|
34.900
|
2
|
Xuân Lộc
|
1.800
|
|
17.650
|
3
|
Lộc Sơn
|
14.745
|
2
|
40.170
|
4
|
Lộc An
|
25.500
|
|
150.000
|
5
|
Lộc Điền
|
21.750
|
1
|
54.400
|
6
|
Lộc Hòa
|
27.740
|
1
|
82.820
|
7
|
TT.Phú Lộc
|
6.295
|
|
35.700
|
8
|
Lộc Bình
|
2.380
|
1
|
7.750
|
9
|
Lộc Thủy
|
7.240
|
2
|
24.150
|
10
|
Lộc Tiến
|
16.266
|
|
44.890
|
11
|
Lộc Vĩnh
|
1.375
|
|
7.000
|
12
|
Lăng Cô
|
13.780
|
2
|
35.075
|
13
|
Lộc Trì
|
6.215
|
|
18.450
|
14
|
Vinh Hưng
|
12.260
|
|
33.700
|
15
|
Giang Hải
|
12.255
|
|
34.400
|
16
|
Vinh Mỹ
|
4.950
|
|
15.850
|
17
|
Vinh Hiền
|
4.980
|
|
14.300
|
Tổng
|
186.071
|
9
|
651.205
|
Vốn cho thực hiện trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán:
- Nguồn hỗ trợ của tỉnh từ chương trình tết trồng cây;
- Nguồn hỗ trợ của chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh.
- Nguồn từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Nguồn thu từ bán tín chỉ cacbon rừng;
- Nguồn từ các chương trình dự án: hiện đại hóa ngành lâm nghiệp FMCR, dự án trồng rừng bảo vệ môi trường IIFPRO, các dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, đường giao thông, xây dựng công sở, khu vực xây dựng thủy điện , thủy lợi…
- Nguồn từ việc trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
- Nguồn từ việc huy động xã hội: đây là nguồn vốn chủ lực để thực hiện kế hoạch trên nguyên tắc các cơ quan đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, cộng đồng dân cư thôn, chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện, hộ gia đình, cá nhân… xác đinh cam kết thực hiện đảm bảo phục vụ cho xã hội và trực tiếp là địa phương, đơn vị, cộng đồng dân cư của mình.
Nhu cầu về vốn để thực hiện trong giai đoạn 2021-2025:
Tổng nhu cầu vốn cho giai đoạn 2021-2025 là 157.931,3 triệu đồng, trong đó phân ra:
- Vốn chương trình Dự án: 104.800 triệu đồng;
- Thu từ tỉa thưa, khai thác rừng: 32.576,5 triệu đồng;
- Thu từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng: 800 triệu đồng;
- Từ nguồn ngân sách: 5.700 triệu đồng;
- Vốn xã hội hóa: 108.374,8 triệu đồng./.