Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tiếp tục tăng cường phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện
Ngày cập nhật 23/05/2019
Ngày 22/5/2019, UBND huyện ban hành Công văn số 1636/ UBND – NN về việc tiếp tục tăng cường phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi

Theo đó, tính đến ngày 20/5/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu phi đang xảy ra tại 2.771 xã, 244 huyện của 36 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Điện Biên, Ninh Bình, Nam Định, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TT- Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Hậu Giang, Vĩnh Long và Hà Giang với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 1,6 triệu con.

Tại Thừa Thiên Huế, sau khi huyện Phong Điền công bố hết dịch ngày 11/5/2019, vào ngày 13/5/2019 thị xã Hương Trà đã xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu phi ở 4 hộ thuộc 4 thôn 3, xã Hương Chữ, Hương Văn, Hương Phong, số lợn tiêu hủy là  24 con (4 nái, 20 thịt), trọng lượng 1.250kg. Thành phố Huế 1 hộ 7 lợn thịt 290 kg. Toàn tỉnh, bệnh Dịch tả lợn Châu phi đã xảy ra ở 18 hộ chăn nuôi, 14 thôn, 8 xã, 4 huyện.

Thực hiện Quyết định 275/QĐ-UBND ngày 24/01/2019 của UBND huyện về việc ban hành “Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào huyện”; Công điện số 559/CĐ-UBND ngày 05/3/2019 về việc chủ động phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu phi vào địa bàn huyện. Để tiếp tục công tác phòng, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn, các ban ngành liên quan tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu phi, cần chú trọng một số biện pháp sau đây:

1. Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng dân cư thực hiện cam kết 05 không theo đúng quy định của Luật thú y: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt bảo đảm tiệt trùng (≥100oC)

2. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc kết hợp lấy mẫu gửi xét nghiệm đối với lợn có dấu hiệu bệnh, nghi bị bệnh tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ…

3. Triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đồng bộ toàn địa bàn xã, thị trấn, đặc biệt tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao như chợ buôn bán, điểm thu gom lợn, sản phẩm lợn, cơ sở giết mổ, phương tiện vận chuyển lợn…

4. Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Chuồng trại chăn nuôi đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, nền chuồng phải khô ráo và sạch sẽ. Hệ thống xử lý phân, chất thải như hầm biogas hoặc hố xử lý phân, chất thải phải đảm bảo.

5. Thường xuyên chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho đàn lợn thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thức ăn thừa tận dụng phải được xử lý nhiệt (1000C) trước khi cho lợn ăn. Nước sử dụng trong chăn nuôi phải sạch.

6. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo qui định của cơ quan Thú y như vắc xin Dịch tả, Tụ huyết trùng lợn, Phó thương hàn lợn và một số loại vắc xin khác góp phần dễ dàng phân biệt bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

7. Phát hiện và báo cáo kịp thời báo cáo trường hợp nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu phi về cơ quan chuyên môn ngành Thú y để xử lý kịp thời. Phong tỏa kịp thời các cở sở xảy ra dịch bệnh (nếu có) để lấy mẫu xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu phi trước khi xử lý. Các cơ sở chăn nuôi không được tự ý xử lý chôn xác heo chết khi chưa có ý kiến của cơ quan Thú y.

Địa phương nào do chủ quan, thiếu giám sát để bệnh Dịch tả lợn Châu pho xảy ra trên địa bàn mà không biết thì Chủ tịch UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.

Phương Thảo
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.977.297
Truy cập hiện tại 2.998 khách