Theo đó, tổng diện tích gieo trồng cả năm 2018 là 8.418,1 ha, đạt 93,5% so kế hoạch, đạt 94,8% so cùng kỳ, trong đó: lúa 6.668,1 ha (vụ Đông Xuân 3.772,1 ha, vụ Hè Thu 2.896ha) đạt 98,5 % so với kế hoạch, đạt 99,2 % so cùng kỳ; các cây trồng khác 1.750 ha, trong đó, ngô 9,1 ha, sắn nguyên liệu 449 ha, khoai các loại 481,4 ha, lạc 249 ha, rau các loại 165,5 ha, đậu các loại 195,4 ha, dưa các loại 120,5 ha (trong đó dưa hấu 100 ha), thuốc lá 16 ha, ớt 14,9 ha, mía 32,5 ha, mè 6 ha, cây sen 10,7 ha. Năng suất lúa cả năm đạt 61,16 tạ/ha tăng 0,66 tạ/ha so với kế hoạch, tăng 1,09 tạ/ha so với cùng kỳ (Đông Xuân 61,14 tạ/ha, Hè Thu 61,2 tạ/ha), sản lượng 40.786 tấn đạt 100,6% so với kế hoạch, đạt 102,4% so cùng kỳ; năng suất các loại cây trồng khác tương đối ổn định, đặc biệt đã chuyển đổi và phục hóa 5 ha cây sen, cho giá trị thu nhập cao hơn 2-3 so với cây lúa.
Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2018 ở các xã Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Vinh Hiền, Vinh Hải, Vinh Giang: Tổng diện tích thực hiện 55,23 ha, đạt 144,7% so kế hoạch, trong đó: diện tích chuyển đổi có hỗ trợ của nhà nước là 33,3 ha, gồm: Lạc 16,78 ha, Dưa hấu 16,45 ha. Diện tích dân tự chuyển đổi là 22 ha, gồm: Lạc 5 ha, khoai lang 5 ha, dưa hấu các loại 12 ha. Qua đánh giá hiệu quả cụ thể như sau:
+ Đối với dưa hấu: Do ảnh hưởng của mưa lớn đầu vụ làm thiệt hại 10-20% diện tích, đã được bà con nông dân tỉa dặm đảm bảo mật độ và chăm sóc tốt nên cho thu hoạch năng suất bình quân 30 tấn/ha với giá bán bình quân 4.000 đồng/kg và thu nhập bình quân từ 120 triệu đồng/ha, cao gấp 3-4 lần so với sản xuất lúa.
+ Đối với cây lạc: Cây lạc là cây dễ trồng, dễ thâm canh, đặc biệt giống Lạc Sẻ Tây Nguyên có tỷ lệ dầu cao, được bà con nông dân ưa chuộng, kết quả năng suất bình quân đạt 20 tạ/ha, thu nhập 50 triệu đồng/ha.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, theo số liệu thống kê 01/10/2018 tổng đàn trâu 5.298 con đạt 99% so kế hoạch, đạt 101,3% so cùng kỳ; bò 3.688 con đạt 97% so kế hoạch, đạt 99% cùng kỳ, tỷ lệ bò lai sind 25%; gia cầm 573.070 con đạt 121,9% so kế hoạch, đạt 140% so cùng kỳ; lợn 20.973 con đạt 104,8% so kế hoạch, đạt 126,6% so cùng kỳ; Dê 1.136 con đạt 87,3% so với kế hoạch, đạt 92,7 cùng kỳ. Đàn bò lai ổn định về số lượng, đến nay đã phối giống 133 con và đẻ 98 con tiếp tục sinh trưởng và phát triển tốt.
Đối với lĩnh vực thủy sản, trong năm 2018 đã thả nuôi được 1.305 ha, đạt 100 % so với kế hoạch và cùng kỳ; trong đó, nuôi nước lợ 1.002 ha, đạt 101,7% so với kế hoạch, đạt 101,7% so với cùng kỳ (chuyên tôm 121 ha, xen ghép 881 ha, chiếm tỷ lệ 88% diện tích); nuôi nước ngọt 303ha, đạt 94,68% so với kế hoạch và 97,7% so cùng kỳ; nuôi lồng 3.690 cái (lồng nước ngọt 300 cái, lồng nước lợ 3.390 cái), nuôi cá nước ngọt trong bể xi măng 3.500 m3, nuôi vẹm - hàu 600 ha. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 2.884 tấn, đạt 102,6% so với kế hoạch, đạt 104,3% so với cùng kỳ; trong đó: tôm 941 tấn, cua 150 tấn, cá các loại 1.273 tấn (nước lợ 622 tấn, nước ngọt 651 tấn), nhuyễn thể 520 tấn. (Phụ lục 2 Diện tích - sản lượng vụ nuôi 2018). Nhờ thực hiện đa dạng hoá các đối tượng nuôi, nên có 1.760 hộ nuôi thủy sản có lãi (1760/2.727 hộ, chiếm 64,5%), bình quân lãi từ 10 - 30 triệu đồng/ha/năm; trong đó, có 60 hộ lãi trên 50 triệu đồng/năm. Sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên ước đạt 7.500 tấn, đạt 101,07% so với kế hoạch năm, đạt 101,35% so với cùng kỳ; trong đó, đánh bắt biển 5.580 tấn, sông đầm 1.920 tấn. Bên cạnh đó, lực lượng tàu cá thường xuyên hoạt động dịch vụ hậu cần đã thu mua trong năm 2018 được khoảng 12.000 tấn hải sản các loại từ biển khơi đưa vào đất liền để tiêu thụ. Kết quả sắp xếp và quản lý nuôi cá lồng trên địa bàn huyện đã quy hoạch 23 ha/24vùng nuôi/7 xã, (cụ thể: Vinh Hưng 3ha/3vùng; Vinh Giang 1 ha/2 vùng; Vinh Hiền 8 ha/5 vùng; Lộc Bình 4 ha/4 vùng; Lộc Trì 1 ha/3 vùng; thị trấn Phú Lộc 1 ha/1 vùng; Lộc Điền 5 ha/6 vùng), số lồng nuôi đã sắp xếp 2.816 lồng/893 hộ (cụ thể: Vinh Hưng 421 lồng/110 hộ, Vinh Giang 85 lồng/37 hộ, Vinh Hiền 1.537 lồng/395 hộ, Lộc Bình 249 lồng/75 hộ, Lộc Trì 116 lồng/116 hộ, Lộc Điền 372 lồng/151 hộ, thị trấn Phú Lộc 36 lồng/09 hộ); về cơ bản đã sắp xếp xong nghề nuôi cá lồng trên đầm phá, trong đó định vị mặt nước cho từng hộ và phê duyệt danh sách đủ điều kiện cho 893 hộ nuôi, với 2.816 lồng.
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng trồng trong năm 2018 là 19.857 ha, đã khai thác và trồng mới ước đạt 2.200 ha; diện tích trồng rừng gỗ lớn 509 ha bước đầu cho thấy hiệu quả về kinh tế và môi trường; trồng cây phân tán trên 10.000 cây sao đen và các loại khác tại khuôn viên các cơ quan, trường học, bờ đê, ruộng, trồng rừng ngập mặn,...; các tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng, nhờ vậy năng suất, sản lượng ngày càng được nâng cao, giá trị thu nhập tăng lên bình quân đạt 50 triệu/ha/chu kỳ. UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra về công tác quy hoạch, lấn chiếm rừng, đất rừng, qua kiểm tra đã phát hiện vi phạm và xử lý từng bước hạn chế vi phạm để chấn chỉnh việc quản lý rừng, đất rừng ở địa phương.
Tại hội nghị, UBND huyện đã tặng Giấy khen cho 03 tập thể và 03 cá nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất nông nghiệp năm 2018. Đồng thời, yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng chống đói rét cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão; tiếp tục thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa bị thiếu nước, đề án đàn bò lai, đề án xây dựng cánh đồng mẫu vùng lúa trọng điểm và phát triển một số sản phẩm nông nghiệp sạch trên địa bàn huyện; Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp vác đơn vị tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình có hiệu quả; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất; vận động nông ngư dân phát triển sản xuất theo mô hình kinh tế gia trại, trang trại; chủ động liên kết với các tổ chức, cá nhân để phát triển mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, tăng chất lượng và giá trị nông sản.