Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?
Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?
Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách "tự do mới" trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008-2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý.
Cùng với khủng hoảng kinh tế - tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,... đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào "99 chống lại 1" diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là "tự do", "dân chủ" dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.
* * *
Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do".
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: "Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa". Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".
Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản...
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển.
Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.
Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, chúng ta xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.
Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Khi Đảng cầm quyền, lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo của mình và do đó Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp bản chất giai cấp của Đảng, mà là thể hiện sự nhận thức bản chất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, vì giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc. Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên; thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Ý thức được nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hóa v.v..., nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thoái hóa v.v... trong nội bộ Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua.
Trước Đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi trường sinh thái. Tôi chỉ nêu thí dụ, cho đến nay vẫn có hàng triệu người chịu các bệnh hiểm nghèo và hàng trăm ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh bởi tác động của chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, phải mất đến hơn 100 năm nữa Việt Nam mới có thể dọn sạch hết bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây đã áp đặt cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta. Lương thực, hàng hóa nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện dân số của Việt Nam là hơn 97 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn 60% số dân sống ở nông thôn. Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết. Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Hiện Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.
Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) đã nhận định, sự nghiệp đổi mới đã giành được "những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử". Trên thực tế, xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân Việt Nam đồng tình, hưởng ứng và tích cực phấn đấu thực hiện. Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. Những kết quả, thành tích đặc biệt đạt được của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020 được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa lại khẳng định và nhấn mạnh: "Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 25 - 26).
Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng ta cũng còn không ít khuyết điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước.
Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đảng ta nhận thức rằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế. Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn chất lượng và tăng tính bền vững với các khâu đột phá là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội (Văn kiện Đại hội XIII, tập 2, trang 337 - 338). Về xã hội, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa cho nhân dân. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, nhằm làm cho tổ chức đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội. Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển.
Mặt khác, Đảng lãnh đạo và cầm quyền, trong khi xác định phương hướng chính trị và đề ra quyết sách, không thể chỉ xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dân tộc mình, mà còn phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới và thời đại. Trong thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó. Chính vì vậy, chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Và điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống.
A number of theoretical and practical issues on socialism and the path to socialism in Viet Nam
(bản tiếng Anh)
On the occasion of the 131st birthday of President Ho Chi Minh (May 19) and the elections of deputies to the 15th National Assembly and all-level People's Councils 2021-2026 (May 23), Professor, Dr. Nguyen Phu Trong, General Secretary of the Central Committee of the Communist Party of Viet Nam (CPV), has written an article titled “A number of theoretical and practical issues on socialism and the path towards socialism in Viet Nam.” Below is the full text article:
Socialism and the path to socialism in Viet Nam is a truly fundamental theoretical and practical topic of great importance. It covers a broad array of diverse and complex issues under various approaches, and requires both painstaking and serious investigation, and a deep and scientific stocktaking of practice. Within the scope of this writing, I would like to touch upon some aspects from Viet Nam's practical perspective. I would only focus on answering the following questions: What is socialism? Why did Viet Nam choose the socialist path? How to gradually build socialism in Viet Nam? How significant have the “Doi Moi” (Renewal) and the building of socialism been in Viet Nam over the past years? And what are the issues facing this process?
As we are well aware that socialism is usually understood in three aspects: socialism as a doctrine, socialism as a movement, and socialism as a polity. Each aspect has different manifestations, depending on the world outlook and development level in a specific historical period. The socialism as referred to in this writing is a scientific socialism, based on Marxism-Leninism in the world today. How, then, shall we define socialism and chart the course towards socialism, in a manner suitable to the particular condition and characteristics in Viet Nam?
Previously, while the Soviet Union and its constellation of socialist countries existed in the world, the question of advancing towards socialism in Viet Nam seemed beyond doubt and implicitly validated. However, after the collapse of the socialist model in the Soviet Union and many other Eastern European countries and the decline of the world revolution, the advancement towards socialism was once again put into question and became the topic for every discussion, even drawing heated debate. Anti-communism and political opportunists rejoiced, and seized that opportunity to spread misinformation and subvert the movement. Within the revolutionary rank, there are also those who wallowed in pessimism and faltered. Some began to doubt the correctness and science of socialism, and blamed the dissolution of the Soviet Union on the errors of Marxism-Leninism and the choice of socialism as the way forward. From this premise, they believe we have chosen the wrong way and must march on another path. Some echoed the hostile arguments, disparaged and criticized socialism, and indulged in one-sided praise of capitalism. Some even claimed “repentance” for having had faith in Marxism-Leninism and socialism. But is this the truth? Is it true that capitalism today, including those long-standing capitalist countries, are still growing well? Has Viet Nam chosen the wrong way?
We concur that capitalism has never been more global as it is today, and has achieved immense accomplishments, especially in liberating and developing the productive capacity and advancing science and technology. Many developed capitalist countries, building on their advanced economic foundation and also thanks to the struggle of the working class and working people, have made adjustments and set up considerable social welfare schemes that are more progressive than before. Since the mid-1970s, and particularly after the dissolution of the Soviet Union, international capitalism spared no effort to adjust itself and promoted neo-liberalism at the global scale in order to adapt to new conditions. For this reason, it is still able to grow further. Yet capitalism still cannot address its innate and fundamental contradictions. Crises continue to break out. Most notably, in 2008 and 2009, we witnessed a financial crisis and economic recession starting in the United States. It then rapidly spread to other centers of capitalism and affected nearly every country in the world. Capitalist states and governments in the West injected huge amounts of money into their system to save transnational corporations, industrial, financial and banking complexes, and security markets, but they only gained limited success. And today we witness a multi-faceted health, social, political and economic crisis unfolding under the impacts of the COVID-19 pandemic and the Fourth Industrial Revolution. An economy in recession has unmasked social injustice within capitalist societies. The living standard of the majority of working people is falling dramatically while unemployment rises. The rich-poor gap grows larger, exacerbating antagonism and conflict among ethnicities. Instances of “bad development” and “anti-development” paradoxes have spilled over from the economic and financial domain into social life, igniting social conflicts. In many places, economic incidents became political ones, where waves of demonstrations and strikes would shake the entire regime. Reality has shown us that the “free market” of capitalism itself cannot help solve these problems, and in many cases even causes serious harm to poor countries and deepens the conflict between global labor and global capital. This reality also rips apart economic theories or development models that have long been considered as “in vogue”. They were praised by bourgeois politicians and viewed as “optimal” and “sensible” by bourgeois experts .
The economic and financial crises are accompanied by the energy and food crises, the exhaustion of natural resources and the degradation of the environment and ecosystem. These are posing monumental challenges to the existence and development of mankind. They are the consequences of a process of economic and social development that crowned profit as its supreme end, that esteemed the possession of wealth and consumption of material as the yardstick of civilization, and that upholds individual interest as the pillar of society. Such are the core characteristics of the capitalist mode of production and consumption. The ongoing crises once again prove the economic, social and ecological unsustainability of capitalism. According to many scientists, the present crises are impossible to be fully resolved within the framework of a capitalist regime.
Recent social protest movements flaring up in many developed capitalist countries have further exposed the truth about the nature of capitalist polities. In fact, democratic institutions in the mold of “freedom and democracy” that the West spares no effort to promote and impose upon the world at large not at all guarantee that power shall truly be of the people, by the people and for the people - what democracy means at its core. This system of power still belongs mainly to the wealthy few and serves the interest of large capitalist cartels. A tiny minority, even just about 1% of the population, possesses the vast majority of wealth and means of production, controls three quarter of financial and knowledge resources and the mainstream mass media, and accordingly dominates the entire society. This is the root cause of the “99% versus 1%” movement in the United States in early 2011, which has since spread like wildfire into other capitalist countries. The claim of “equal rights” detached from “equal opportunities” to exercise these rights led to democracy in name only - emptiness and without substance. In political life, once the power of money dominates, the power of the people shall be overpowered. This is why in developed capitalist countries, “free” and “democratic” elections, as they claim, may change governments, but may not change the ruling power. Behind the multi-party system in fact remains the dictatorship of capitalist cartels.
We need a society in which development is truly for the people, and not the exploitation and dehumanization for the sake of profit. We need economic development accompanied by social progress and equality, not an increase in the gap between the rich and the poor or greater social inequity. We need a society of compassion, solidarity and mutual assistance towards progressive and humanistic values, not unfair competition where “the weak are meat, and the strong do eat” for the selfish interest of a few individuals and cliques. We need sustainable development in harmony with nature to secure a clean living environment for present and future generations, instead of unlimited exploitation and possession of resources, unrestrained consumption and destruction of the environment. And we need a political system where power truly belongs to the people, is enforced by the people and serve the people, not merely in the interest of the wealthy few. Are these noble ideals not the true values of socialism and also the goal and the path President Ho Chi Minh, our Party and people have chosen and followed with determination and perseverance?
As we all know, the Vietnamese people have undergone a long, arduous and sacrifice-filled revolutionary struggle against colonialist and imperialist domination and invasion in order to defend the sacred national independence and sovereignty and for the freedom and happiness of our people, in the spirit of “Nothing is more precious than independence and freedom.”
National independence associated with socialism is the fundamental guideline of Viet Nam's revolution and at the same time the quintessence in the theoretical legacy of President Ho Chi Minh. Through his wealth of practical experience, combined with the revolutionary and scientific theories of Marxism-Leninism, Ho Chi Minh came to a profound conclusion that only socialism and communism may fully address the question of our national independence and bring about freedom, wellbeing and happiness to everyone and every nation.
Since its inception and throughout its revolutionary struggle, the Communist Party of Viet Nam has always asserted that socialism is the goal and ideal of the Communist Party and people of Viet Nam, and that advancing towards socialism is an objective demand of and the inevitable course of the Vietnamese revolution. In 1930, in its Political Platform, the Communist Party of Viet Nam stated its line of action: to carry out a people’s national democratic revolution under the leadership of the working class and advance towards socialism, bypassing the stage of capitalism. In the late 20th century, while a large part of the socialist realism collapsed, the bloc of socialist states ceased to exist and the socialist movement entered a period of crisis, decline and hardship, the Communist Party of Viet Nam continued to hold that "Our Party and people are determined to build Viet Nam on the path towards socialism on the basis of Marxism-Leninism and Ho Chi Minh Thoughts.” At the 11th National Congress of the Communist Party (January 2011), in the Platform for National construction in the period of transition to socialism (amended and further developed in 2011), once again we affirmed that "Advancing to socialism is the aspiration of our people and the correct choice of the Communist Party of Viet Nam and President Ho Chi Minh, and is in line with history’s development trajectory."
However, “What is socialism, and how shall we advance to socialism?” That is the question we are always pondering, deliberating, investigating and weighing, in order to gradually improve our guideline and viewpoint, and organize for their implementation, so as to both observe the general law and satisfy the particular conditions in Viet Nam.
During the years of Doi Moi, based on the review of praxis and study of theory, the Communist Party of Viet Nam has been gradually reaching a more complete and profound understanding of socialism and the transition into socialism. We have in stages addressed simplistic ideas we held previously, such as homogenizing the end goal of socialism with the task currently at hand, one-sidedly stressing production relations and equal distribution without fully realizing the need to develop the productive force in the transition period, not recognizing the existence of other economic sectors, putting the market economy in the same basket as capitalism, and viewing the rule-of-law state as the same as a bourgeois state, just to name a few.
As of today, while there remain areas for further study, we have established an overarching understanding: The socialist society that the Vietnamese people are making all efforts to build is a society of affluent people, a strong, democratic, equal and civilized country with the people as its true master. It has an economy on the basis of a modern productive force and suitable and progressive production relations. It enjoys an advanced culture imbued with national identity. Its people are entitled to wellbeing, freedom and happiness and are blessed with opportunities for comprehensive development. Ethnic groups in the Vietnamese community are equal, united, respectful and supportive of each other to grow together. It has a rule-of-law socialist state of the people, by the people and for the people under the leadership of the Communist Party. And it maintains friendship and cooperation with all countries in the world.
To achieve this goal, we must step up industrialization and modernization in conjunction with the development of a knowledge-based economy. We must also develop a socialist-oriented market economy, build an advanced culture imbued with national identity, boost human resource development, improve the people's living standards, and exercise social progress and equality. We must safeguard national defense and security, public order and security. We must implement the foreign policy of independence, self-reliance, multilateralization and diversification for peace, friendship, cooperation and development, and actively engage in international integration. We must build a socialist democracy, harness the will and power of all-nation unity in combination with the power of our time. We must build the socialist rule-of-law state of the people, by the people and for the people. We must build an untarnished, strong Party and polity in every respect.
The further our Party delves into practical guidance, the more we realize that the transition to socialism is a long-term immensely challenging and complex task, for it must bring about profound, qualitative changes across all fields of social life. Viet Nam embarked on its journey to socialism from its starting point as an underdeveloped agricultural country, bypassing the stage capitalism and with a very limited productive force. The country was further weakened by decades of wars resulting in severe devastation, and by the constant subversive attempts of hostile forces. These factors have hinder Viet Nam’s path to socialism. As such, it inevitably requires a protracted transition that involves various stages and forms of socio-economic organization, with a struggle between the old and the new. To say Viet Nam “bypasses the stage of capitalism,” means the country bypasses a regime of oppression, inequality and capitalist exploitation and bypasses harmful practices and political institutions and arrangements unsuitable in a socialist system. It does not mean the rejection of all accomplishments and civilized values that mankind has achieved during the development of capitalism. Naturally, these achievements must be selectively absorbed via the lens of science and development.
The concept of developing a socialist-oriented market economy is a particularly fundamental and creative theoretical breakthrough of our Party. It is an important theoretical achievement gleaned through 35 years of implementing the ‘Doi Moi’, stemming from Viet Nam’s praxis and selective absorption of experiences around the world. Our understanding is that, a socialist-oriented market economy is a modern market economy well integrated with the world. It is an economy that operates fully and cohesively in line with the laws of a market economy. It is regulated by a rule-of-law socialist state under the leadership of the Communist Party of Viet Nam. It upholds a socialist orientation towards the goals of an affluent people, prosperous nation, democratic, equitable and advanced society. It is a new form of market economy in the history of this economic model. It is a mode of economic organization that abides by the laws of the market economy but is also built on and guided by the principles and nature of socialism. This is reflected in all three aspects, namely ownership, organization and governance, and distribution. This is not a capitalist market economy and has yet to become a full-fledged socialist market economy (since our country is still undergoing the transition period).
A socialist-oriented market economy encompasses multiple forms of ownership and multiple economic sectors. Economic sectors operating in compliance with the law are important components of the economy. They are equal under the law in the interest of long-term development, cooperation and healthy competition. In this system, the state economy plays a key role; the collective economy is constantly consolidated and developed; the private sector is an important engine of the economy; the FDI sector is encouraged to develop consistently with the socio-economic development strategies and plans. Distribution relations must ensure fairness and create momentum for growth. Distribution is to be conducted primarily based on labor outcomes, economic efficiency, and capital and resource contributions. It should also be implemented via the system of social security and welfare. The state regulates the economy via the law, strategies, plans, policies and material resources so as to provide orientation to, regulate and stimulate socio-economic development.
A fundamental characteristic and important feature of the socialist orientation in the Viet Nam’s market economy is the coupling of the economy and society, the coordination of economic and social policies. It also ensures that economic growth would be accompanied by social progress and equality in every stage, every policy, and throughout the development process. This means that we shall not wait until the economy has reached a high level of development to begin exercising social progress and equality. We also shall certainly not “sacrifice” social progress and equality in pursuit of mere economic growth. On the contrary, every economic policy should target the goal of social development, and every social policy should seek to promote economic growth. Encouraging people to become wealthy legally should go hand in hand with promoting sustainable eradication of hunger and poverty reduction, and taking care of the disadvantaged and those who have rendered great service to the nation. This is a matter of principle to ensure a healthy, sustainable and socialist-oriented development.
We consider culture as a spiritual foundation of the society, an internal strength, an engine for national development and defense. We regard the holistic development of culture in harmony with economic growth, social progress and equality as a fundamental guideline underlying the construction of socialism in Viet Nam. The culture that we are building is one of progress, rich in national identity. It is a culture of unity in diversity, on the basis of progressive and humanistic values. Marxism - Leninism and Ho Chi Minh Thoughts play a primary role in the spiritual life of the society. We seek to build upon and advance the wholesome traditional values of all ethnicities within our country, and learn from the cultural achievements and quintessence of humanity at large. We strive to build an advanced and healthy society for the true interests and dignity of the people that fosters an increasingly higher level of knowledge, morality, physical fitness, lifestyle and aesthetics. We place the people at the heart of our development strategies. Cultural and human development are both the target and the momentum of Doi Moi. Cultivation of education - training and science - technology constitute our top national policy. Environmental protection is an existential issue and a criterion for sustainable development. The building of happy and progressive families produces a concrete foundation for the society, and the upholding of gender equality is the norm for progress and civilization.
A socialist society is one that strives toward progressive and humanistic values, based on the harmony between the common interests of the entire society and legitimate interests of individuals. This is qualitatively different from other societies characterized by competition to acquire exclusive interest between individuals and groups. Therefore, it is able to build social consensus rather than opposition and antagonism. In a socialist political system, the relationship between the Party, State and people is a relationship between entities unified in their goals and interests. Every Party guideline, every government policy, law and action aims to serve the interest and happiness of the people. The political model and its overall mode of operation involve the leadership of the Party, the management by the State, and the mastery by the people. Democracy is the nature of the socialist regime. It is both the goal and engine for the construction of socialism. Building a socialist democracy that ensures the real power belongs to the people is an ultimate and long-term mandate of Viet Nam’s revolution. We aim to unceasingly promote democracy and build a law-governed socialist state that is truly of the people, for the people and by the people, on the basis of the alliance between workers, farmers and intellectuals under the leadership of the Communist Party of Viet Nam. The State represents the people’s right to mastery, and organizes the implementation of the Party’s guidelines. There are mechanisms in place to allow the people to exercise their right to direct mastery and democratic representative in all areas of society, and take part in the governance of society. We are aware that a law-governed socialist state, by nature, is different from a rule-of-law capitalist state. Legislative power under a capitalist regime is essentially an instrument to protect and serve the interests of the bourgeois class. By contrast, the rule of law under socialism is a tool to reflect and exercise the people’s right to mastery, to ensure and protect the interests of the majority of the people. Through the enforcement of the law, the State would secure conditions for the people to truly be the subject of political power, and exercise sole state power to address all actions that violate the interests of the Fatherland and the people. We, at the same time, consider the great national unity to be a source of strength and a decisive factor for the lasting victory of Viet Nam’s revolution. Equality and unity among our ethnic groups and religions are constantly promoted.
Being deeply aware of the Communist Party’s leadership is the decisive factor that determines the success of the ‘Doi Moi’ and ensures our country’s development in line with the socialist path, we pay special attention to Party building and rectification. This task is critical to the survival of the Party and the socialist system. The Communist Party of Viet Nam is the vanguard of the Vietnamese working class. The founding, existence and development of the Party aim to serve the interest of the working class, the working people, and the entire nation. As the Party takes the helm and leads the nation, it is recognized by the whole people as their vanguard, and is accordingly the vanguard of both the working class and the mass of working people and the entire Vietnamese nation. This is not meant to downplay the class nature of the Party, but rather to reflect a deeper and more complete understanding of this class nature, for the interest of the working class is aligned with that of the mass of working people and the entire nation. Our Party perseveres with Marxism - Leninism and Ho Chi Minh Thoughts as the foundation and lodestar for the revolution, and holds democratic centralism as the fundamental organizing principle. The Party asserts its leadership through its platforms, strategies, and major guidelines and policies. In practice, these are translated into information dissemination, persuasion, mobilization, organization, inspection, oversight. The Party also leads with Party members’ role models and holds the unified leadership of personnel work. As it understands that the risks to the ruling party are corruption, bureaucracy and degradation, particularly in a market economy, the Communist Party of Viet Nam requires regular self-improvement and self-rectification, and deems it necessary to constantly combat opportunism, individualism, corruption, bureaucracy, extravagance and moral degradation within the Party and the entire political system.
The ‘Doi Moi’, including the development of the socialist-oriented market economy, has truly brought about enormous and positive changes to our country over the past 35 years.
Prior to the ‘Doi Moi’ (in 1986), Viet Nam used to be a poor and war-torn country, with devastating consequences on human lives, infrastructure, and the environment. For instance, to date, millions of people have fallen victim to grave diseases, and hundreds of thousands of children were born with birth defects and disabilities due to ‘Agent Orange’/dioxin used by the US Army during wartime. According to experts, it would take another 100 years or more for Viet Nam to fully remove the remaining post-war unexploded ordnances (UXOs). After the war, the US and the West imposed economic sanctions on Viet Nam for nearly 20 years. That period also saw complex developments in the region and the world, to our detriment. There was a severe shortage of food and essential goods, and our people lived in great hardships, with three quarter of the population living under the poverty line.
Thanks to the ‘Doi Moi’, our economy has begun to thrive, enjoying a relatively high growth rate over the course of 35 years at around 7% per year. Our GDP is continually expanding, reaching $342.7 billion in 2020 and becomes the 4th largest economy in ASEAN. Per-capita income has increased seventeen-fold to $3,512. Viet Nam successfully graduated from low-income status in 2008. From a country faced with constant food shortages, at present, Viet Nam not only is able to ensure food security, but also has become a leading exporter of rice and various other agricultural products in the world. Our industries are flourishing, the shares of industry and services in our GDP are constantly increasing, and today account for 85% of total GDP. Our foreign trade turnover is growing dramatically, exceeding $540 billion in 2020, in which exports reached over $280 billion. Our foreign exchange reserves jumped to $100 billion in 2020. Foreign direct investment is also rapidly expanding, with a total registered capital of nearly $395 billion USD by late 2020. With regard to our economic structure in terms of ownership, the state sector accounts for 27% of Viet Nam’s total GDP, the collective economy for 4%, the household economy for 30%, the domestic private sector for 10%, and the FDI sector for 20%.
Viet Nam today has a population of over 97 million people across 54 brotherly ethnic groups, 60% of whom residing in rural areas. Economic development has delivered the country from the socio-economic crisis of the 1980s and remarkably improved the people’s living standards. The percentage of poor households falls by 1.5% every year on average, from 58% in 1993 to 5.8% in 2016 by the Government poverty standards, and to less than 3% in 2020 according to the multidimensional poverty index (whose standards are higher than previously). Today, more than 60% of communes have met the standards of “new-style” rural areas. Most of them have road accessible by car leading into their neighborhood center, national power line coverage, primary and secondary schools, clinics, and telephone services. While we are yet able to provide free education at all levels for all, Viet Nam have been focusing its efforts on eradicating illiteracy. We realized universal primary education in 2000 and universal secondary education in 2010. The number of university and college students has increased by 17 times over the last 35 years. Currently, 95% of Vietnamese adults are literate. While we have yet to achieve universal health coverage, we are focusing on enhancing preventive healthcare, epidemic prevention and control, and providing support for disadvantaged persons. Many once-prevalent diseases have been successfully curbed. The poor, children under 6, and the elderly are provided with free health insurance coverage. Children malnutrition and infant mortality have been slashed about three-fold. Average life expectancy has gone up from 62 years in 1990 to 73.7 years in 2020. Thanks to economic progress, we have also been able to take better care of people with significant contributions to the revolution and Vietnamese Heroic Mothers, and tend the graves of martyrs who sacrificed themselves for the Fatherland. The cultural life has also been significantly enriched with a diverse and growing range of cultural activities. 70% of the population now have internet access and Viet Nam is among the world’s fastest-developing IT countries. The United Nations has recognized Viet Nam as one of the leading countries in reaching the Millennium Development Goals. In 2019, Viet Nam’s Human Development Index (HDI) value reached 0.704, putting the country in the high human development category. This is a commendable achievement, especially compared to countries at a similar level of development.
Thus, we can say that the implementation of “Doi Moi” has delivered clear, profound and positive transformations in Viet Nam. The economy is booming and the productive force is strengthened. Poverty is falling rapidly and constantly. The people’s living standards are improving and many social issues have been addressed. Political and social stability, defense, and security are well-safeguarded. We enjoy an increasingly broader foreign relations and more extensive international integration. Our national standing and power are growing and the people’s trust in the Party’s leadership is bolstered. In its review of 20 years of “Doi Moi”, the 10th National Party Congress (2006) noted that the Doi Moi process has garnered “immense historic achievements.” Indeed, in many respects, the Vietnamese people nowadays enjoy higher living standards than ever before. It is one of the reasons why the Doi Moi initiated and led by the Communist Party of Viet Nam receives such support, and is actively implemented by the broad mass of Vietnamese citizenry. The successes of Doi Moi have proved that not only is socialist-oriented development more economically positive, but also capable of better addressing social problems, than capitalist countries at the same level of economic development. The extraordinary results and accomplishments of Viet Nam amidst the COVID-19 pandemic and global recession since early 2020 have been recognized and commended internationally, thus illustrating the superiority of the socialist system. Recently, the 13th National Party Congress once again asserted and emphasized that “After 35 years of Doi Moi, 30 years of implementing the Platform for national development during the transition to socialism, the theories on Doi Moi, socialism, and the path towards socialism in Viet Nam are being completed and gradually translated into reality. We have achieved tremendous and historic progress, and are developing more vigorously and comprehensively compared to the pre-Doi Moi era. With all due modesty, we can say that “Never before has our country’s fortune, potential, international standing and prestige been as high as it is today.” Such progress is the crystallization of the creativity of the entire Party, people and army, and the product of our enduring and constant endeavor over the many past terms of office. It is testimony to the correctness of our path to socialism. It proves that this process is well in line with objective laws, the situation in Viet Nam, and the development trajectory of our times. It demonstrates that the Doi Moi guideline set by the Party is correct and innovative. It proves that the leadership of the Party is the foremost element that decides all victories of the revolution in Viet Nam. The political platform of the Party continues to be the ideological banner that strengthens our people’s resolve and leads them along the path of comprehensive and holistic Doi Moi. It serves as the foundation for our Party to improve its guideline for the building and defense of the Fatherland, the Socialist State of Viet Nam, in the new era.” (Documents of the 13th National Party Congress, volume 1, National Political Publishing House, Hanoi, 2021, pp. 25 - 26).
Apart from the dominant streak of achievements and positive aspects, there remain considerable drawbacks and limitations, in addition to emerging challenges that we must face in our national development.
Economically, the quality of growth and competitiveness remain low and not very sustainable. Infrastructure lacks coherence, the effectiveness and capability of many businesses, including state-owned enterprises, are limited. The environment in many areas suffers from pollution. The administration and regulation of the market still exhibit many shortcomings. Meanwhile, competition is growing increasingly fiercer against the backdrop of globalization and international integration.
The income gap is widening while the quality of education, healthcare and other public services still leaves much to desire. Certain aspects of culture and social morality show signs of decline, and crime and social vice continue to see complex developments. Most alarmingly, corruption, extravagance, degradation in political thought, morality and lifestyle can be observed in a portion of cadres and Party members. At the same time, hostile forces are trying all means to intervene, subvert, cause instability and carry out “peaceful evolution” in order to undermine socialism in Viet Nam.
Our Party recognizes that Viet Nam is in a transitional period towards socialism. During this transition, socialist elements are taking shape, intertwined and competing against non-socialist elements, including capitalist elements in a number of areas. This overlap and competition become even more complex and intense against the backdrops of the market economy, openness, and international integration. Apart from achievements and positive developments, there will always be negative aspects and challenges that demand rational consideration and prompt and effective resolution. This is an arduous and grueling struggle that requires a new vision, new resolve, and new drive for innovation. Advancing towards socialism is a period of tirelessly bolstering, augmenting and harnessing socialist elements so that they would become more dominant and superior, and ultimately triumph. Success or failure depends, first and foremost, on the correctness of the Party guideline and its political fortitude, leadership, and combativeness.
At present, we are accelerating the transformation of growth model and economic restructuring with greater focus on quality and sustainability. In this connection, we have identified the following breakthroughs: the synchronous improvement of development institutions, with priority given to completing the socialist-oriented market economy; the development of human resources, particularly highly skilled workers; and the development of synchronized and modern economic and social infrastructure (Documents of the 13th National Party Congress, volume 2, pp. 337 - 338). With regards to social development, we continue to promote sustainable poverty reduction, improve the quality of healthcare, education and other public services, and further enhance people’s cultural life. The entire Party, people and army are making every effort to study and emulate President Ho Chi Minh's thoughts, virtue and manner with the determination to stem and reverse the degeneration in political ideology, morality, and lifestyles among a portion of cadres and Party members, primarily the leadership and managerial cadres at all levels. We shall strive to better implement the principles of Party organization and building, in order to ensure the Party organization and the state apparatus will maintain the Party's revolutionary nature and improve its leadership capacity and combativeness.
Both theory and praxis have shown that building socialism means creating a qualitatively new type of society, which is by no means a simple or easy task. This is a grand and innovative endeavor, full of challenges and adversities. It is a self-driven, continuous, long-term and goal-oriented cause that cannot be rushed. Therefore, in addition to charting the correct course of action and ensuring the Party’s leadership role, we must actively harness people's creativity, support and active participation. The people shall welcome, support and enthusiastically participate in the implementation of the Party’s chosen course since they see that such guidelines are in their interest and live up to their aspirations. The ultimate victory and development are deeply rooted in the strength of the Vietnamese people.
On the other hand, the Party’s leadership and stewardship, in shaping the political orientation and policy making, should not stem only to the situation in our own country. It must also study and learn from the experiences of other countries and lessons of the times. In today's globalized world, the development of each nation-state cannot be separated and shielded from external impacts, global context and the dynamic of the times. Therefore, we must actively engage in international integration, implement a foreign policy of independence, self-reliance, peace, cooperation and development, and multilateralization and diversification of international relations, on the basis of respect for the independence, sovereignty and territorial integrity of each other, non-interference in each other's internal affairs, equality and mutual benefit.
And it is of great importance to remain steadfast and firm on the foundation of Marxism-Leninism - the scientific and revolutionary doctrine of the working class and the working people. The scientific and uncompromising revolutionary nature of Marxism-Leninism and Ho Chi Minh Thoughts are enduring values that have been pursued and implemented by generations of revolutionaries. This will continue to develop and prove its vitality in the reality of both the revolutionary movement and scientific development. We need to selectively adopt and supplement the latest ideological and scientific achievements in the spirit of criticism and creativity , so that our ideology foundation forever remains fresh and revitalized, and embodies the spirit of our times, thus not falling prey to dogmatism and obsoleteness.
QUELQUES QUESTIONS THEORIQUES ET PRATIQUES SUR LE
SOCIALISME ET LA VOIE VERS LE SOCIALISME AU VIETNAM
(bản tiếng Pháp)
Professeur, Docteur Nguyen Phu Trong Secrétaire général du Comité central du Parti communiste du Vietnam
Le socialisme et la voie vers le socialisme au Vietnam est un sujet théorique et pratique fondamental au contenu vaste, varié et compliqué, d’autant plus que les approches sont diversifiées. Son traitement exige des recherches soigneuses sur la base d’une analyse approfondie et scientifique des réalités. Dans le cadre de cet article, je me permets de me limiter à quelques aspects du sujet. En partant des réalités vietnamiennes, j’essaierai de répondre aux questions suivantes: Qu’est-ce le socialisme? Pourquoi le Vietnam choisit la voie du socialisme? Que faire et comment faire pour progressivement construire le socialisme au Vietnam? Qu’est-ce qui peut être dégagé des réalités de l’œuvre de renouveau et de progression vers le socialisme au Vietnam durant ces dernières années?
Le socialisme est généralement abordé sous trois angles: le socialism en tant que théorie, le socialisme en tant que mouvement et le socialisme en tant que régime politique. Sous chacun de ces trois angles, les manifestations du socialisme se diversifient en fonction de la vision du monde et du niveau de développement au moment historique où il est abordé. Le socialisme don’t il est question dans cet article est le socialisme scientifique fondé sur le marxisme-léninisme contemporain. Quelle définition à donner au socialism et quelle direction prendre pour y parvenir en adéquation avec le context particulier du Vietnam?
Au temps de l’Union soviétique et du système des pays socialistes dans le monde, le choix du socialisme au Vietnam n’était pas une question à discuter; il s’imposait comme une évidence. Or, depuis l’effondrement du modèle socialiste en Union soviétique et dans plusieurs pays d’Europe de l’Est, avec comme corollaire le déclin de la révolution mondiale, ce choix devient sujet de discussions, parfois vives. Les forces anticommunistes et les opportunistes politiques, excités, ne manquent pas l’occasion pour deformer la réalité et intensifier les actes de destruction. Dans le rang même des révolutionnaires, l’on constateune vague de pessimisme et de doute sur la justesse et le caractère scientifique du socialisme. Les pessimistes attribuent facilement la dissolution de l’Union soviétique et des régimes socialistes en Europe orientalaux erreurs du marxisme-léninisme et au choix de la voie du socialisme. Ils défendent alors l’idée selon laquelle nous avons choisi le mauvais chemin et que la déviation est nécessaire. Pire encore, certaines
personnes, en regrettant la confiance qu’elles avaient mise dans le marxismeléninisme et le socialisme, ont carrément adopté les arguments adverses et la négation du socialisme. La réalité appuie- t- elle ce sentiment? Le capitalisme, compris dans les pays traditionnellement capitalistes, est-il toujours bel et bien développé ? Le Vietnam a-t-il choisi le mauvais chemin?
Nous reconnaissons que le capitalisme n’est jamais aussi globalisé et qu’il a permis d’atteindre de grandes réalisations, notamment en ce qui concerne la libéralisation et le développement des forces de production ainsi que le développement scientifique et technologique. Plusieurs pays capitalistes développés, sur la base de leurs performances économiques et en raison de la lutte de la classe ouvrière et des travailleurs, ont adopté des réajustements conduisant à l’institutionnalisation des acquis sociaux plus progressistes qu’auparavant. Depuis le milieu de la décennie 1970 et surtout depuis l’effondrement de l’Union soviétique, le capitalisme mondial, poussé par le besoin de s’adapter à la nouvelle conjoncture, s’est efforcé de se réajuster en promouvant les politiques de «néolibéralisme» au niveau mondial, ce qui lui a donné de nouvelles marges de développement qui restent inépuisées.
Néanmoins, le capitalisme n’arrive toujours pas à remédier aux contradictions fondamentales qui lui sont propres. Les crises continuent à s’éclater. En 2008 et en 2009, nous avons assisté à une crise financière et à une récession économique qui, à partir des Etats-Unis, se sont répandues rapidement à d’autres centres capitalistes et ont impacté la presque totalité des pays du monde. Les Etats et Gouvernements occidentaux ont introduit des masses monétaires colossales pour sauver, sans véritables succès, les groups économiques transnationaux, les géants industriels, financiers, bancaires et boursiers. Au jour d’aujourd’hui, nous voyons sévir une nouvelle crise multi facette d’ordre sanitaire, sociale, politique et économique, sous l’impact conjugué de la pandémie du Covid-19 et de la quatrième révolution
industrielle. La régression économique a mis en lumière de nombreuses inégalités sociales au sein même des sociétés capitalistes: le recul du niveau de vie de la majorité des travailleurs, la montée du chômage, l’écart accentué entre riches et pauvres, l’aggravation des désaccords et conflits entre groups ethniques. Les situations de «mauvais développement», les paradoxes de l’anti-développement se sont dirigés de la sphère économique et financière vers le domaine social, provoquant l’explosion des conflits sociaux. A maints endroits, une question économique s’est vite transformée en question politique, accompagnée de grèves et de manifestations qui ébranlent le pouvoir. Ces réalités démontrent que le marché libre du capitalisme n’est pas capable à lui seul de régler les difficultés et que, bien au contraire, il peut, dans de nombreux cas, provoquer de graves dégâts aux pays pauvres et accentuer le conflit entre le travail et le capital sur le plan mondial. Elles mettent en faillite les théories économiques ou les modèles de développement
jusqu’ici en mode, vantés par les politiciens capitalistes et leurs experts comme optimaux.
La crise économique-financière et, dans son sillage, la crise énergétique, la crise alimentaire, l’épuisement des ressources naturelles, la régression environnementale, entre autres, sont en train de poser des défis monstrueux pour la survie et le développement de l’humanité. Ces défis sont le résultat d’un processus de développement socio-économique au cours duquel le profit est considéré comme l’objectif ultime, l’appropriation des richesses et la consummation croissante des biens matériels comme critères de civilisation, les intérêts individuels comme pilier de la société.Les crises en cours justifient encore une fois le non durabilité économique,sociale et environnementale du mode de production et de consommation capitaliste. Selon plusieurs analystes, ces crises ne pourront pas être résolues de manière radicale dans le cadre du capitalisme.
Les mouvements de contestations sociales éclatées récemment dansplusieurs pays capitalistes nous dévoilent la réelle nature des institutions politiques capitalistes. En réalité, les institutions «démocratiques et libérales» que l’Occident s’est déployé à promouvoir et à imposer sur le reste du monde ne garantissent pas du tout que le pouvoir soit dans les mains du peuple, par le peuple et pour le peuple, quoique ceci est le facteur le plus caractérisant de la démocratie. En réalité, ces institutions restent essentiellement tributaires à une minorité riche et au service des grands groupes capitalistes. Une toute petite minorité représentant à peine 1% de la population mondiale s’est appropriée de la majorité des richesses et des moyens de production. Détenteur des trois quarts des ressources financières et des savoirs ainsi que des mass-médias les plus importants, elle domine l’ensemble de la société. C’est la raison profonde qui a déclenché le mouvement «99 contre 1» aux Etats-Unis en début de 2011, mouvement qui s’est ensuite élargi dans de nombreux pays capitalistes. Le phenomena d’égalité des droits sans l’égalité de moyens (d’exercice de ces droits) a conduit à ce que la démocratie reste purement formelle. Dans la vie politique, le pouvoir du peuple sera accablé là où le pouvoir de l’argent domine. C’est pourquoi dans les pays capitalistes développés, les lections dites «libres» et «démocratiques» qui peuvent changer des gouvernements, ne peuvent pas changer les forces dominantes: derrière les systèmes multipartites, c’est toujours la dictature des groupes capitalistes. Nous avons besoin d’une société dans laquelle le développement doit être au service de l’homme, et non pas une société basée sur la recherche du profit par l’exploitation de l’homme au détriment de la dignité humaine. Nous avons besoin d’un développement économique qui va de pair avec le progrès et l’équité sociale, et non pas un développement qui accentue l’écart de richesse et les inégalités sociales. Nous avons besoin d’une société humaniste et solidaire qui s’oriente vers les valeurs progressistes, et non pas une société régie par la concurrence inéquitable, soumise à la loi du plus fort au profit d’une minorité d’individus et de groupes. Nous avons besoin d’un développement durable et en harmonie avec la nature afin de preserver l’environnement de vie sain pour les générations futures, et non pas un développement fondé sur l’exploitation, l’appropriation des resources naturelles, sur la consommation démesurée et la destruction de l’environnement. Nous avons besoin d’un système politique dans equel le pouvoir est véritablement dans les mains du peuple, par le peuple et pour le peuple, et non pas pour une minorité riche. Ces belles aspirations sont les véritables valeurs du socialisme vers lesquelles notre feu président Ho Chi Minh, notre Parti et notre peuple ont choisi de s’orienter.
Le peuple vietnamien a traversé une longue et difficile lutte révolutionnaire contre le joug colonial et l’envahissement impérialiste pour protéger l’indépendance et la souveraineté sacrée du pays, la liberté et le bonheur du peuple sous la devise «Rien n’est plus précieux que l’Indépendance et le Liberté».
L'indépendance nationale associée au socialisme constitue la ligne directrice fondamentale et transversale de la révolution vietnamienne, l’élément essentiel de l'héritage idéologique du Président Ho Chi Minh. Fort de ses expériences empiriques enrichies par la théorie révolutionnaire et scientifique du marxisme-léninisme, Hô Chi Minh a tiré une conclusion profonde et pertinente: seuls le socialisme et le communisme sont en mesure de résoudre de manière radicale la question de l’indépendance nationale, d’apporter à tous les peuples, à toutes les nations la liberté, la prospérité et le vrai bonheur. Dès sa fondation et tout au long de sa lutte révolutionnaire, le Parti communiste du Vietnam (PCV) affirme, avec persévérance, que le socialism est le but et l’idéal du PCV et du peuple vietnamien, que le choix du socialisme est une exigence objective et la voie évidente de la revolution vietnamienne. En 1930, dans son Manifeste, le Parti communiste du Vietnam a préconisé de menerune révolution nationale, démocratique, populaire sous la direction de la classe ouvrière, d’avancer vers le socialisme sans passer par l’étape du capitalisme. A la fin du 20ème siècle, malgré l’effondrement d’un grand bloc du socialisme réel, la disparition du système des pays socialistes, la crise et le déclin du mouvement socialiste, le Parti communiste du Vietnam reste persévérant. "Notre Parti et notre peuple sont déterminés à construire lepays par la voie du socialisme fondé sur le marxisme-léninisme et les pensées de Ho Chi Minh". Lors du 11ème Congrès du Parti (janvier 2011), nous réaffirmons, dans le Manifeste amendé de 2011 sur l’édification du pays en transition vers le socialisme, que "le socialisme est l'aspiration de notre peuple, le choix judicieux du Parti communiste du Vietnam et du Président Ho Chi Minh, en comptabilité avec la tendance de l'histoire".
Mais, qu’est-ce qu’il faut entendre par socialisme? Que faire pour y parvenir? Ce sont des questions sur lesquelles nous ne cessons pas de réfléchir afin de perfectionner progressivement notre ligne politique, notre visionet les modalités de mise en œuvre en adéquation avec, d’une part, les règles générales et, d’autre part, les spécificités du Vietnam. Fort de sa réflexion théorique et des renseignements tirés de la pratique du doi-moi, le Parti communiste du Vietnam estprogressivement parvenu à une vision plus juste et plus approfondie du socialisme et de la période transitoire vers le socialisme. Il a en effet réajusté quelques-unes de ses conceptions simplistes, à savoir: confusion entre finalité du socialisme et objectif immédiat, appréhension incomplète des questions relatives aux rapports de production et au régime de redistribution égalitaire en perdant la vue sur le besoin de développement des forces productives en période transitoire, rejet d’une économie à plusieurs composantes, assimilation de l’économie de marché au capitalisme ou de l'État de droit àl'État capitaliste, entre autres.
A présent, même si certaines questions nécessitent de réflexions supplémentaires et approfondies, nous sommes arrivés à la vision générale suivante: La société socialiste que le peuple vietnamien se déploie à construire est une société dans laquelle le peuple est maître, la population est prospère, le pays est puissant, démocratique, équitable et avancé. Elle se distingue par une économie au niveau de développement élevé, basée sur les forces de production modernes et les rapports de production progressistes et adaptés, une culture avancée et imprégnée d’identité nationale. Il s’agit d’une société de la liberté, de la prospérité et du bonheur dans laquelle les conditions requises sont réunies pour l’épanouissement de tous, les groups ethniques cohabitent dans la solidarité, le respect mutuel et l’entraide pour le développement. Elle se distingue encore par un État de droit socialiste du peuple, par le peuple, pour le peuple, placé sous la direction du Parti communiste, qui entretient des relations d’amitié et de coopération avec les pays du monde entier.
Pour parvenir à ces finalités, nous devons accélérer l’industrialisation et la modernisation du pays en parallèle avec le développement de l’économie du savoir; développer une économie de marché à orientation socialiste; édifier une culture avancée imprégnée d’identité nationale; améliorer le niveau de vie de la population; assurer le progrès et l’équité sociaux; garantir la défense et la sécurité nationales ainsi que l’ordre social; mettre en œuvre une politique étrangère dont les mots d’ordre sont l’indépendance, l’autonomie, la multilatéralisation et la diversification des relations, la paix, l’amitié, la coopération, le développement, l’intégration international proactive et active; construire une démocratie socialiste; faire valoir la volonté et les forcesdu grand bloc de solidaritédu peuple entieren combinaison avec les forces de notre temps; édifier un État de droit socialiste du peuple, par le peuple, pour le peuple; bâtir le Parti et un système politique purifiés et puissants.
Plus qu’il est impliqué dans la pratique, plus notre Parti se rend compte que la transition vers le socialisme est longue, difficile et compliqué, car ce processus doitpermettre de réaliser des transformations profondes et qualitatives dans tous les secteurs de la vie sociale. N’oublions pas que le point de départ du Vietnam est très bas: une économie agricole arriérée ayant de faibles capacités de production, un pays sortant de plusieurs décennies de guerre aux lourdes conséquences et devant faire face à des actes de sabotage des forces hostiles. Sa transition vers le socialisme doit donc être nécessairement longueet échelonnée en nombreuses étapes, avec la coexistence de différentes modes d'organisation économique et sociale, la lutte entre les éléments anciens et les éléments nouveaux. C’est pourquoi notre devise de «se passer du régime capitaliste» doit être comprise comme la volonté de renoncer à un régime d’oppression, d’injustice et d’exploitation capitaliste, tout comme aux vices et aux institutions politiques inappropriées au régime socialiste. Elle n’implique en aucun cas le rejet des progrès et des valeursde civilisation que l'humanité a acquis au cours de la période de développement du capitalisme. Bien évidemment, l’assimilation de ces acquis doit être sélective sur la base des critères scientifiques et progressistes.
L’introduction du concept de l’économie de marché à orientation
socialiste constitue une percée théorique fondamentale et créative de notre Parti, un acquis théorique important obtenu après 35 ans de réalisation du doi-moi, bâti sur les réalités vietnamiennes et la réception sélective des expériences internationales. Dans notre perception, l’économie de marché à orientation socialiste est une économie de marché moderne, ouverte au monde, une économie qui fonctionne pleinement et harmonieusement selon les lois du marché tout en étant placée sous l’administration de l’État de droit socialiste et la direction du PCV, en suivant l’orientation socialiste et visant l’objectif final de rendre le peuple prospère, le pays puissant, la société équitable, démocratique et avancée. C'est un nouveau modèle dans l’histoire de développement de l'économie de marché. Il s’agit d’un mode d'organisation économique qui restesoumis aux lois de marché mais qui est dirigé et régi par les principes et la nature du socialisme, ce qui se traduit dans trois aspects: propriété, organisation - gestion et distribution. Il ne s’agit pas d’une économie de marché capitaliste ni d’une économie de marché socialiste à part entière (car notre pays est encore en période de transition).
L’économie de marché à orientation socialiste est caractérisée par la pluralité de formes de propriété et de composantes économiques. Les différentes composantes économiques régies par la loicoexistent sur le même pied d’égalité, se coopèrent et se concurrencent loyalement. Parmi elles, le secteur public joue un rôle de première importance; le secteur collectif et le secteur coopératif ne cessent de se consolider et de se développer; le secteur privé est un moteur important de l'économie; le secteur à capital étranger est encouragé à se développer en adéquation avec les stratégies et plans de développement socio-économique. Les rapports de distribution garantissent l'équité et créent des impulsions au développement. La distribution se base en grande partie sur la performance, l'efficacité économique et le niveau d'apport en capital et en nature. La distribution s’effectue par le biais du système de sécurité sociale. L'État exerce ses fonctions de gérer l'économie par application des lois, stratégies, schémas directeurs, plans, politiques ainsi que les forces matérielles, ce pour orienter, réguler et promouvoir le développement socio-économique.
Une caractéristique fondamentale, un attribut important de l’orientation socialiste dans l’économie de marché au Vietnam consiste en la nécessité d’associer l’économie à la société, de rendre la politique économique cohérente avec la politique sociale, de faire rimer la croissance économique avec la réalisation du progrès et de l’équité sociaux dans chaque démarche, dans chaque politique et tout au long du processus de développement. Cela signifie qu’il ne faut pas attendre un quelconque niveau dedéveloppement économique avant de réaliser les progrès et l’équité sociaux. Il ne faut surtout pas «sacrifier» le progrès et l’équité sociaux au profit du développement purement et simplement économique. Bien au contraire, chaque politique économique doit viser des objectifs de développement social; chaque politique sociale doit viser la création de force motrice pour la croissance économique. Encourager l'enrichissement legal doit aller de pair avec l'élimination de la faim, la réduction durable de la pauvreté et la prise en charge des personnes ayant des mérites ou des plus vulnérables. Il s'agit d'une exigence de principe pour assurer un développement sain, durable et orienté vers le socialisme.
Nous considérons la culture comme le fondement moral de la société, la force endogène, le moteur du développement national et de la defense nationale. Assurer une harmonie entre le développement culturel, la croissance économique et le progrès social constitue une orientation fondamentale du processus de construction du socialisme au Vietnam. La culture que nous édifierons est une culture avancée et imprégnée d'identité nationale, une culture garantissant l’unité dans la diversité, une culture basée sur des valeurs progressistes et humanistes. Le marxisme-léninisme et la pensée de Ho Chi Minh jouent un rôle dominant dans la vie morale de la société. De belles valeurs traditionnelles des ethnies du pays sont préservées
et revalorisées. Les réalisations et la quintessence de la culture de l’humanité sont retenues. Nous nous efforçons ainsi de construire une société civilisée et moderne dans laquelle les intérêts légitimes des citoyens et la dignité humaine sont préservés, le niveau de connaissances, les qualités morales, physique, esthétique de la population ne cessent de se rehausser. Nous préconisons que l’être humain, placé au centre de toute stratégie de développement, doit être à la fois la finalité et le moteur du renouveau. Ainsi, le développement de l'éducation, de la formation et de la science et technologie constitue une politique nationale de première importance. La protection de l'environnement est l'une des questions vitales, un critère de développement durable. L’édification des familles heureuses, progressistes en tant que cellules saines et solides de la société, la réalisation de l'égalité des sexes sont les critères d’évaluation du progrès et de la civilisation.
La société socialiste s'oriente vers des valeurs progressistes et humanistes. Elle est fondée sur les intérêts communs que partage la société toute entière, en parfaite harmonie avec les intérêts légitimes des hommes. Sur le fonds, elle se distinguedes sociétés concurrentielles dans lesquelles les individus et les clans se battent pour leurs propres intérêts. Il convient par conséquence de réunir les conditions nécessaires pour obtenir le consensus social à la place de l'opposition et de l'antagonisme sociaux. En régime socialiste, les relations tissées entre le Parti, l'État et le peuple sont celles établies entre les acteurs qui s'entendent sur les objectifs et intérêts. En effet, toutes les lignes du Parti, les politiques, les lois de l'État sont élaborées au service du peuple. Le bonheur du peuple se trouve au cœur des préoccupations. Le modèle politique et le mécanisme de fonctionnement se
fondent sur la direction par le Parti, la gestion par l'État et le rôle de maître exercé par le peuple. La nature du socialisme réside dans l’exercice de la démocratie. Cette dernière est à la fois l'objectif et la motivation du socialisme. L'établissement de la démocratie socialiste et la garantie du pouvoir réel du peuple constituent la tâche d’importancevitale et de longue haleine de la révolution vietnamienne. Le Vietnam préconisede promouvoir la démocratie, de bâtir l’État de droit socialiste du peuple, pour le peuple et par le peuple sur la base de la coalition entre ouvriers, agriculteurs et intellectuels sous la direction du Parti communiste du Vietnam. L'Etat est mandataire du droit de maître exercé par le peuple. Il revient à l'Etat de mettre en œuvre les lignes directrices fixées par le Parti. Il se charge de mettre en place des dispositifs permettant au peuple d'exercer lui-même la démocratie directe et la démocratie représentative dans tous les aspects de la vie sociale et de
participer à la gestion de la société. Nous sommes conscients que l'État de droit socialiste se différencie, en nature, de l'Etat de droit capitaliste en ceci: la prééminence du droit en régime capitaliste constitue en réalité un outil de protection au service des intérêts de la classe bourgeoise, alors qu’elle est, en
régime socialiste, un instrument par lequel le peuple s'exprime et exerce son droit de maître. Les intérêts de la grande majorité des habitants sont ainsi garantis et protégés. Par l'application du droit, l'État assure les conditions requises dans lesquelles le peuple est détenteur du pouvoir politique; il exerce son autorité dictatoriale contre tout acte de violation aux intérêts de la Nation et du peuple. Par ailleurs, nous préconisons que la grande solidarité du people entier constitue la force et le facteur décisif pour garantir la réussite de la révolution vietnamienne. Nous travaillons inlassablement pour promouvoir l'égalité et la solidarité entre nations et religions.
Conscients que la direction du Parti Communiste est le facteur decisive pour le succès de l'œuvre de doi-moi et le garde-fou de l’orientation socialiste, nous accordons une attention particulière à la construction et à la rectification du Partien considérant ce travail comme mission essentielle et vitale pour le Parti et le régime socialiste. Le Parti communiste du Vietnam est l'avantgarde de la classe ouvrière vietnamienne. Sa fondation, son existence et son développement sont au service de la classe ouvrière, des travailleurs et de toute la nation. Lorsque le Parti est arrivé au pouvoir et prend la direction de la nation, tout le peuple l’a reconnu comme étant l’avant-garde de la classe ouvrière et en même temps celui des paysans et de tout le peuple vietnamien. Ceci ne veut pas dire que nous sous-estimons la nature du Parti en tant que représentant de la classe ouvrière mais implique au contraire une prise de conscience plus complète sur cette nature, car la classe ouvrière partage les mêmes intérêts avec la classe paysanne et le peuple entier. Notre Parti s'appuie avec persévérance sur le marxisme-léninisme et la pensée de Ho Chi Minh en les prenant pour fondements idéologiques et boussole dans l'action révolutionnaire. Le centralisme démocratique est son principe d'organisation. Le Parti exerce son rôle de direction par l’élaboration de manifestes, stratégies, orientations d'encadrement des politiques et lignes directrices. La direction se traduit également par la sensibilisation, la persuasion, le contrôle et la supervision et notamment par l'exemplarité des adhérents du Pari. Conscient des risques de corruption, de bureaucratie et de dégénérescence morale, surtout dans le contexte de l'économie de marché, le Parti communiste du Vietnam s'est imposé comme impératif le renouveau, le réajustement, la lutte contre l'opportunisme, l'individualisme, la corruption, la bureaucratie, le gaspillage, la dégénérescence morale... au sein du Parti et dans tout le système politique.
La mise en œuvre de la politique du Renouveau, notamment le développement de l'économie de marché à orientation socialiste ont apporté de grandes réalisations ces 35 dernières années.
Avant le Doi-moi (1986), le Vietnam était un pays pauvre, ravagé par les guerres causant de grandes conséquences et pertes humaines, matérielles et environnementales. À titre d’exemple, on compte aujourd'hui encore des millions de personnes souffrant de maladies graves et des centaines de milliers d'enfants souffrant des malformations congénitales dues à l'impact de l'agent orange/dioxine répandu par l'armée américaine au Vietnam pendant la guerre. Selon les experts, il faudra plus de 100 ans pour le déminage des territoires du Vietnam. Après la guerre, les États-Unis et l'Occident ont imposé, pendant près de 20 ans, l’embargo économique à l'encontre du Vietnam. La situation régionale et internationale a connu de grandes mutations qui nous étaient défavorables. L’alimentation et les produits de première nécessité étaient en sévère carence. La vie des habitants était tellement difficile. Les trois quarts de la population vietnamienne vivaient sous le seuil de la pauvreté.
Le Doi-moi mis en œuvre, l'économie vietnamienne a commencé à se développer de manière constante à un rythme soutenu d'environ 7% par an au cours des 35 dernières années. Le PIB, en croissance continue, a atteint 342,7 milliards de dollars en 2020 et a fait du Vietnam la 4èmegrande économie de l'ASEAN. Le revenu moyen par habitant s’est multiplié par 17 fois pour
s'établir à 3 512 dollars par an. Le Vietnam est sorti en 2008 du groupe des pays à faible revenu. De la carence alimentaire chronique, le Vietnam est arrivé à assurer non seulement sa sécurité alimentaire, mais aussi exporter, au premier rang mondial, le riz et les produits agricoles. L'industrie du Vietnam a
connu un développement soutenu. Les secteurs secondaire et tertiaire sont enforte croissance et représentent désormais environ 85% du PIB. Le volumedes échanges commerciaux a fortement augmenté pour atteindre 540 milliards de dollar en 2020, dont les exportations s'affichaient à 280 milliards de dollars. La réserve des devises s'est établie à 100 milliards de dollars en 2020.
Le montant enregistré des investissements étrangers a atteint 395 milliards de dollar fin 2020. Sous l'angle de l’apport des secteurs économiques, le PIB s'est composé respectivement de 27% du secteur public, 4% du secteur collectif, 30% du des entreprises familiales, 10% du secteur privé domestique et 20% du secteur à investissement étranger. Actuellement, le Vietnam compte plus de 97 millions d'habitants regroupant 54 ethnies. Soixante pour cent de la population vivent à la campagne. Le développement économique a fait sortir le pays de la crisesocio-économique des années 1980. Le niveau de vie des habitants s'est considérablement amélioré. D’uneréduction annuelle de 1,5%, le taux moyende pauvreté est passé de 58% en 1993 à 5,8% en 2016 si l'on se réfère au seuil de pauvreté déterminé par le gouvernement et à moins de 3% en 2020 si l'on applique le seuil de pauvreté multidimensionnelle (critères d'évaluation plus élevés). A présent, plus de 60% de communes ont atteint les normes de la nouvelle ruralité. La quasi-totalité des communes rurales sont équipées de voix carrossables, alimentées par des réseaux électriques, des écoles primaries et secondaires, des centres de santé et de connexion téléphonique. Lorsque les conditions ne sont pas réunies pour permettre la gratuité des écoles de tous niveaux, le Vietnam a concentré ses efforts à éradiquer l’analphabétisme, à rendre universels l'enseignement primaire en 2000 et l'enseignement secondaire en 2010. Le nombre d'étudiants des établissements supérieurs (au niveau bac +3 et bac +4) a augmenté de près de 17 fois au cours des 35 dernières années. Actuellement, 95% des adultes au Vietnam maîtrisent la
lecture et l’écriture. L'accès gratuit aux soins de santé pour tous n'est pas acquis pour l'instant, mais le Vietnam concentre ses efforts dans le système de santé préventive, la lutte contre les épidémies et l'aide réservée aux plus vulnérables. De nombreuses maladies d'autrefois courantes ont été jugulées. Les pauvres, les enfants de moins de 6 ans et les personnes âgées sont couverts par l'assurance maladie gratuite. Les taux de malnutrition infantile et de mortalité infantile sont divisés par trois. L'espérance de vie est passée de 62 ans en 1990 à 73,7 ans en 2020. Les réalisations économiques nous permettent de mieux prendre en charge les personnes ayant le mérite et les mères héroïnes (mères des soldats morts pour la Patrie - note du traducteur) et de prendre soin des tombeaux des soldats morts pour la Patrie. La vie culturelle s'est considérablement améliorée, enrichie et diversifiée.
Laconnexion à l'internet de 70% de la population a fait du Vietnam l'un des pays les plus développés en technologies de l'information sur le plan mondial. L'Organisation des Nations Unies a reconnu que le Vietnam figure parmi les
premiers pays qui ont atteint les objectifs du Millénaire pour le 17
développement. Avec l'indice de développement humain de 0,704 en 2019, le Vietnam fait partie du groupe des pays dont l’IDH est le plus élevé du monde,
notamment en comparaison avec les pays au même niveau de développement.
Il est ainsi possible d’affirmer que la mise en œuvre de la politique du Doi-moi a entraîné des changements remarquables, profonds et très positifs au Vietnam: l'économie s’est développée; la force de production a été renforcée; la pauvreté et la famine ont été réduites de manière rapide et continue; la vie des vietnamiens s’est améliorée; de nombreux problèmes sociaux ont été résolus; la stabilité politique et sociale, la défense et la sécurité nationales sont assurées; les relations extérieures et l'intégration internationale se sont renforcées; la position et la force de la nation se sont consolidées; la confiance du peuple en la direction du Parti est solidement enracinée. Le 10ème Congrès du Parti (2006), en passant en revue les 20 années de renouveau, a souligné que l’œuvre de renouveau avait remporté "de grandes realizations d'importance historique". En effet, à bien des égards, le peuple vietnamien d’aujourd'hui jouit de conditions de vie meilleures qu'à tout moment dans le passé. C'est l'une des raisons pour lesquelles la politique de Doi-moi, initiée et dirigée par le Parti communiste du Vietnam, a été joyeusement reçue et appliquée par l'ensemble du peuple vietnamien. Les réalisations du Doi-moi au Vietnam ont prouvé que le développement à orientation socialiste non seulement permet des impacts économiques positifs, mais résout également les problèmes sociaux beaucoup mieux que dans les pays capitalistes du même niveau de développement économique. Les résultats et realizations particuliers obtenus par le Vietnam dans le contexte de la pandémie de Covid-19 et de la récession économique mondiale qui a débuté dès les premiers jours de 2020 ont été reconnus et appréciés par les peuples et les amis internationaux. Ils traduisent la supériorité du régime socialiste dans notre pays. Récemment, le 13ème Congrès national du Parti a de nouveau affirmé et souligné qu’après 35 ans de mise en œuvre de la politique du renouveau et 30 ans de réalisation du Manifeste sur la construction du pays pendant la période de transition vers le socialisme, la théorie sur le renouveau, sur le socialism et sur le chemin du socialisme est de plus en plus perfectionnée et progressivement concrétisée. Nous avons obtenu de grandes réalisations de signification historique et connu un développement plus fort et plus global par rapport aux années d’avant Doi-moi. En toute modestie, nous pouvons encore affirmer que: Notre pays n'a jamais possédé un héritage aussi solide, des
potentiels aussi grands et le prestige international aussi élevé qu’aujourd'hui. En fait, ces réalisations sont le produit de la cristallisation des idées créatives et l’aboutissement des efforts inlassables, persistants et continus de l'ensemble du Parti, du peuple et de l'armée. Cela permet d’affirmer que notre chemin vers le socialisme est correct, conforme aux lois objectives, à la réalité du Vietnam et à la tendance de développement de l'époque; que la politique du renouveau de notre Parti est correcte et créative; que la direction du Parti est le principal facteur déterminant toutes les victoires de la revolution vietnamienne. Le programme politique du Parti continue d'être la bannière idéologique et théorique qui conduit notre nation à poursuivre de manière soutenable sa cause du renouveau intégral et synchrone. Il constitue également le fondement qui permet à notre Parti de parfaire la ligne directrice de construction et de défense de la patrie socialiste du Vietnam dans la nouvelle période" (Document du 13ème Congrès national, Volume I, Maison
d'édition «Politique nationale et Vérité», Hanoi, 2021, pages 25 - 26).
Malgré ces réalisations, il nous reste également des lacunes et limites ainsi que de nouveaux défis à relever dans le processus de développement du pays.
Sur le plan économique, la qualité de la croissance et la compétitivité sont encore faibles et insoutenables; le système d'infrastructures demeure disparate; l'efficacité et la productivité de nombreuses entreprises, y compris les entreprises publiques, sont encore limitées; l'environnement est pollué dans de nombreux endroits; la gestion et la régulation du marché montrent les insuffisances. En même temps, la concurrence s’avère de plus en plus féroce dans le contexte de la mondialisation et de l’intégration internationale.
Sur le plan social, l'écart entre les riches et les pauvres augmente; la qualité de l'éducation, des soins médicaux et de nombreux autres services publics laisse encore à désirer; la culture, l'éthique sociale se sont dégradées; la criminalité et les maux sociaux connaissent des évolutions complexes. En particulier, la corruption, le gaspillage et la déchéance idéologique, politique et morale sont toujours observés chez une partie des cadres et des membres du Parti. En même temps, les forces hostiles cherchent toujours tous les moyens d'intervenir, de saboter, de déstabiliser et de mener le complot de «l’évolution pacifique» pour abolir le socialisme au Vietnam.
Notre Parti est pleinement conscient que le Vietnam se trouve actuellement en transition vers le socialisme. Pendant ce temps, des facteurs socialistes se sont formés, établis et développés, en concurrence avec des facteurs non socialistes, y compris des facteurs capitalistes dans un certain nombre de domaines. Cette concurrence s’avère d’autant plus compliquée et drastique que le Vietnam a adopté le développement de l’économie de marché, la politique d'ouverture et d'intégration internationale. Malgré les réalisations remarquables, il existe toujours des aspects négatifs et des défis qui doivent être considérés avec sobriété et traités de manière opportune et efficace. Il s’agit là d’une lutte vraiment dure et difficile, exigeant une nouvelle vision, une nouvelle bravoure et une nouvelle créativité.
L’engagement dans la voie du socialisme implique un processus de consolidation, de valorisation et de promotion constants des facteurs socialistes afin que ces derniers deviennent de plus en plus dominants et triomphants. Le succès ou l'échec dépend avant tout de la justesse de la ligne de direction, de la bravoure politique, de la capacité de leadership et de la combativité du Parti.
Aujourd’hui, le Vietnam continue de renouveler son modèle de croissance, de restructurer son économie avec l’accent mis sur la qualité, la durabilité et trois percées suivant: le perfectionnement des institutions, surtout de celles de l’économie de marché à orientation socialiste; le développement des ressources humaines, surtout de la main d’œuvre à haute qualification; la modernisation des infrastructures économiques et sociales (Documents du 13ème Congrès, volume 2, pp. 337 - 338). En ce qui concerne les affaires sociales, le Vietnam continue d’accélérer la réduction durable de la pauvreté, d’améliorer la qualité des soins de santé, de l’éducation et d’autres services publics et d’enrichir la vie culturelle de la population. De plus, l’ensemble du Parti, le peuple tout entier et les forces armées font de leur mieux pour étudier et suivre la pensée, la moralité et le style d'Ho Chi Minh avec la determination de prévenir et de lutter contre la détérioration de l’idéologie politique, de la moralité et du style de vie d'une partie des cadres et des membres du Parti, surtout des dirigeants et des gestionnaires à tous les niveaux, pour mieux mettre en œuvre les principes d'organisation et de construction du Parti, afin de rendre l'organisation du Parti et l'appareil d'État de plus en plus
transparents, performants et de maintenir la nature révolutionnaire, d’améliorer la capacité de direction et la combativité du Parti.
La théorie ainsi que la pratique montrent que la construction du socialisme crée un type de société qualitativement nouveau, ce qui n'est en aucun cas simple et facile. C'est une grande cause créative, pleine de défis et difficultés, une cause volontaire, continue et à long terme qui dit non à la précipitation. Par conséquent, en plus de déterminer les bonnes lignes directrices et les bonnes directions, d'assurer le rôle de leadership du Parti, il est nécessaire de promouvoir l’esprit créatif, le soutien et la participation active du peuple. Le peuple accepte, soutient et rejoint avec enthousiasme les politiques du Parti quand celles-ci répondent à leurs exigences et aspirations. La force du peuple, c’est l’origine de toute victoire et du développement.
De l'autre côté, le PCV, étant le Parti au pouvoir, dans sa prise de décisions, doit non seulement partir de la réalité du pays et de son peuple, mais également étudier les expériences internationales. Dans le monde globalisé d'aujourd'hui, le développement de chaque État - nation ne peut pas être isolé ni rester à l’écart des impacts du monde, des conjonctures extérieures. Par conséquent, nous devons nous engager dans une integration internationale proactive et mettre en œuvre une politique étrangère d'indépendance, d'autonomie, de paix, de coopération et de développement, de multilatéralisation et de diversification des relations internationales sur la base du respect de l'indépendance, de la souveraineté, de l'intégrité territoriale, de l'égalité et du bénéfice mutuel et du principe de non -ingérence dans les affaires d’autres pays.
Finalement, il est crucial de nous tenir toujours ferme et persistant en nous basant sur le fondement théorique du marxisme-léninisme - la doctrine scientifique et révolutionnaire de la classe ouvrière et laborieuse. La nature scientifique et révolutionnaire radicale du marxisme-léninisme et de la pensée de Ho Chi Minh constitue des valeurs durables qui ont été adoptées et mises en œuvre par les révolutionnaires. Elle continuera à se développer et à vivre dans la pratique révolutionnaire ainsi que dans l’ère de développement scientifique. Nous devons apprendre et compléter de manière sélective les dernières réalisations en matière de pensée et de science dans l'esprit de critique et de créativité afin que nos doctrines et théories soient toujours mises à jour, prennent de nouveaux souffles du temps et s’éloignent de l’arriération par rapport à la vie courante. /.
Статья Генерального секретаря Коммунистической партии Вьетнама Нгуен Фу Чонг
(bản tiếng Nga)
Некоторые теоретические и практические вопросы
о социализме и пути к социализму во Вьетнаме
Социализм и путь к социализму во Вьетнаме являются основной, важной теоретической и практической темой с очень обширным,
разнообразным и сложным содержанием. Существуют разные подходы к данной теме, потому и требуется очень тщательное, серьезное изучение, а также глубокое и научное обобщение практических сторон темы.
В рамках данной статьи я бы хотел затронуть некоторые аспекты, исходящие из практической точки зрения Вьетнама. И так же буду обращать внимание на несколькие вопросы: Что такое социализм? Почему Вьетнам выбрал путь социализма? Как и каким образом постепенно построить социализм во Вьетнаме? В чем смысл и какие вопросы ставит перед собой процесс обновления («Дой мой»), путь к социализму во Вьетнаме за последнее время?
Как мы знаем, социализм часто понимают с трех сторон: социализм как теория, социализм как движение и социализм как строй. Каждый из этих сторон имеет множество различных проявлений в зависимости от мировоззрения и уровня развития в конкретный исторический период.
Упомянутый здесь социализм - это научный социализм, основанный на марксистско-ленинской теории в наши дни. Таким образом, как мы должны сформулировать социализм и разработать направления к социализму, чтобы соответствовать вьетнамской действительности?
Раньше, когда существовал Советский Союз и система социалистических стран в мире, не обсуждался вопрос о том, пойти ли
Вьетнаму к социализму. Это было подтверждено без свяких сомнений.
Но после распада социализма в Советском Союзе и многих странах Восточной Европы, после того, как мировая революция пришла в упадок, вопрос о социалистическом развитии стал темой многих дискуссий, даже жарких споров. Антикоммунистические силы, политические оппортунисты с радостью искажали правду и выступали против коммунизма. Среди революционных людей появились и пессимисты, и те, которые сомневаются в правоте и научности социализма, причиняли распад Советского Союза и ряда восточноевропейских социалистических стран в ошибках маркцизма - ленинизма и неправильном выборе пути к созданию социализма. На этой выдумке они считали, что мы выбрали неправильный путь, и поэтому нужно идти другим путем. Некоторые люди даже выступают с заявлениями о вражде, нападках, отрицании социализма, хорошо говорили о капитализме без учета его минусов. Некоторые даже раскаивались о том времени, когда верили в марксизм-ленинизм и социалистический путь! Так ли это? В самом деле, разве хорошо развивается капитализм даже в старейших капиталистических странах? Разве Вьетнам выбрал неправильный путь?
Мы признаем, что капитализм никогда не был таким глобальным, как сегодня, и он достиг многих великих достижений, особенно в областях освобождения и затем развития произвоизводительных сил, аучнотехнологического развития. Многие развитые капиталистические страны на основе высоких экономических достижений и в результате борьбы о стороны рабочего класса и трудящихся сделали корректировки, создали хорошие сферы социального благосостояния. С середины 1970-х годов и особенно после распада Советского Союза, для того, чтобы приспособиться к новым реалиям, мировой капитализм изо всех сил старался саморегулироваться и продвигать «новую либеральную» политику в больших масштабах. Так что здесь есть еще место для роста. Однако капитализм все еще не может преодолеть присущие ему противоречия. Кризисы продолжают ся. В частности, в 2008 - 2009 годах мы стали свидетелями финансового кризиса и экономического спада, который начался в США, затем быстро распространялся на другие капиталистические центры и затронул большинство стран мира. Западные буржуазные государства и правительства накачали огромные суммы денег, чтобы спасти транснациональные корпорации, промышленные комплексы, финансовые институты, банки, фондовые рынки, но не добились желаемых значительных успехов. И сегодня мы снова являемся свидетелями многогранного кризиса, как медицинского, социального, политического, так и экономического, который происходит под воздействием пандемии Covid-19 и Четвертой промышленной революции. Экономический спад обнажил правду о социальной несправедливости в капиталистических обществах: уровень жизни большинства работающего населения резко снижается, безработица растет; разрыв между богатыми и бедными становится все больше и больше, обостряя противоречия и конфликты между этническими группами. Случаи с «плохим развитием», парадоксы «против развития» переходят из финансовоэкономической сферы в социальную, вызвав разжигание оциальных конфликтов, и во многих местах экономическая ситуация превратилась в политический протест и забастовки, которые потрясли олитическую строй. На самом деле свободный рыночный капитализм сам по себе не сможет решить проблемы и во многих случаях наносит серьезный ред бедным странам; свободный рыночный капитализм еще углубляет конфликт между рабочим и буржуазным классом по всему миру. Этот факт акже приводит к банкротству экономических теорий или тех моделей развития, которые долгое время считались модными, получили похвалы от ногих буржуазных политик и считались оптимальными и разумными.
Помимо финансово-экономическго кризиса энергетический и продовольственный кризисы, истощение природных ресурсов, ухудшение экологической среды ставят перед человечеством огромные вызовы. Это последствия такого социально-экономического процесса, где прибыль является высшей целью, где меркой цивилизованности является материальная жизнь, где опорой общества являются личные интересы. Это также являются отличительными чертами капиталистического способа производства и потребительного общества. Продолжающийся кризис еще раз показывает экономическую, социальную и экологическую неустойчивость капитализма. По мнению многих аналитиков, нынешние кризисы не могут быть преодолены полностью в рамках капиталистического режима.
Социальные протесты во многих развитых капиталистических странах в последние годы раскрыли правду о сущности капиталистических политических институтов. Тот факт, что демократические институты следуют формуле «либеральной демократии», которую Запад пытается продвигать и навязать всему миру, не может гарантировать, что реальная власть принадлежит народу и работает на благо людей (а это и есть самый важный элемент демократии). Эта система власти остается в основном в руках богатого меньшинства и служит интересам крупных капиталистических корпораций. Очень небольшая часть, а именно 1% населения, но владеет большей частью богатства, средств производства, контролирует до трех четвертей финансовых ресурсов, технологий и основных средств массовой информации, и таким образом, доминирует в обществе в целом. Это основная причина движения «99 против 1», которое произошло в США в начале 2011 года и быстро распространилось во многих капиталистических странах. Пресловутый лозунг о равенстве прав, но не сопровождаемый равенством условий для осуществления этих прав, привел к такой демократии, которая все еще остается лишь пустой формальностью. В политической жизни, когда преобладает власть денег, власть народа будет подавлена. Следовательно, в развитых капиталистических странах так называемые «свободные» и «демократические» выборы, хотя и могут изменить правительство, не смогут изменить доминирующие силы. Фактически за многопартийной системой стоит тирание и диктатура капиталистических корпораций.
Нам нужно такое общество, в котором развитие достигается ради человека, мы не эксплуатируем людей, не задеваем человеческое достоинство ради прибыли. Нам нужно, чтобы экономическое развитие сопровождал социальный прогресс и социальная справедливость, а не увеличение разрыва между богатыми и бедными и социального неравенства. Нам нужно общество с состраданием, солидарностью, взаимной помощью, которое стремится к прогрессивным и гуманным ценностям, а не к недобросовестной конкуренцией, где «большие рыбы глотают мелких» только ради интересов некоторых людей или групп людей. Нам необходимо устойчивое развитие в гармонии с природой, чтобы обеспечить здоровую окружающую среду для нынешнего и будущего поколений, а не для того, чтобы эксплуатировать природные ресурсы, потреблять неограниченное количество ресурсов и нанести ущерб окружающей среде. И нам нужна политическая система, в которой власть по-настоящему принадлежит народу, ради народа и служит интересам всего народа, а не только меньшинства богатых. Все эти добрые пожелания есть истинные ценности социализма, цель и путь, которому Президент Хо Ши Мин, наша партия и наш народ выбрали и последовательно преследуют.
****
Как мы знаем, вьетнамский народ вел долгую, многострадальную революционную борьбу против колониальной и империалистической агрессии, чтобы защитить национальную независимость и священный суверенитет страны, во имя свободы и счастья людей под лозунгом «Нет ничего дороже независимости и свободы».
Национальная независимость, связанная с социализмом, является основным, последовательным курсом вьетнамской революции и ключевой чертой идеологического наследия Президента Хо Ши Мина. Обладая богатым практическим опытом в сочетании с революционной и научной теорией марксизма-ленинизма, Президент Хо Ши Мин пришел к глубокому выводу, что только социализм и коммунизм могут полностью решить вопрос национальной независимости, принести всем людям, всем народам свободную, достойную и счастливую жизнь.
С момента своего основания и на протяжении всей революционной борьбы КПВ всегда утверждала, что социализм является целью и идеалом партии и вьетнамского народа, а переход к социализму является объективным требованием и неизбежным путем вьетнамской революции. В 1930 году в своей Политической программе КПВ заявила, что намерена: «Осуществлять народно-демократическую национальную революцию под руководством рабочего класса, переходить к социализму, минуя капиталистическую стадию развития». В последние годы XX века, хотя большая часть мирового социалистического блока распалась, система социалистических стран перестала существовать, социалистическое движение впало в кризис, столкиваясь со многими трудностями, КПВ продолжала утверждать: «Наша Партия и народ с решимостью ведут Вьетнам по социалистическому пути на основе марксизма-ленинизма и деологии Президента Хо Ши Мина». На XI съезде КПВ (январь 2011 г.) в Программе строительства страны в период перехода к социализму дополненной и развитой в 2011 году) мы вновь подтвердили: «Переход к социализму является стремлением нашего народа, это правильный выбор ПВ и Президента Хо Ши Мина, который соответствует тенденции развития истории».
Однако, что такое социализм и как осуществляется переход к социализму? Это то, что нас беспокоит, о чем мы размышляем, чтобы постепенно совершенствовать курс, точку зрения и способ реализации, что должно соответствовать общим правилам и конкретной ситуации Вьетнама.
В годы осуществления дела обновления страны на основе обобщения практических моментов и теоретических исследований КПВ постепенно правильнее и глубже осознавала социализм и переход к нему, постепенно преодолевала прошлое простое понимание, как отождествление конечной цели социализма и задачи предстоящего периода, односторонний акцент на производственных отношениях, равноправном распределении, неполное понимание о необходимости развития производительных сил в переходный период, непризнание уществования разных секторов экономики, отождествление рыночной экономики и капитализм, отождествление правового государства и буржуазного государства...
На сегодняшний день, хотя существуют некоторые вопросы, требующие дальнейшего исследования, мы сформировали общее понимание: социалистическое общество, которое вьетнамский народ стремится создать, представляет собой общество богатого народа, общество сильной, демократической, справедливой и цивилизованной страны, которое принадлежит народу. Это общество, которое имеет высокоразвитую экономику, основанную на современных производительных силах и соответствующих прогрессивных производственных отношениях, имеет развитую культуру, пропитанную национальной идентичностью. Это общество, где люди имеют благополучную, свободную и счастливую жизнь, имеют условия для всестороннего развития, все народности Вьетнама равны, сплоченны, уважают и помогают друг другу для совместного развития. Это и есть социалистическое правовое государство, принадлежащее народу, созданное народом и работающее на благо народа, возглавляемое КПВ. Это общество, которое имеет дружественные отношения и сотрудничает со странами по всему миру. Для достижения этой цели мы должны: активизировать индустриализацию и модернизацию страны, связанную с развитием экономики знаний; развивать рыночную экономику с социалистической ориентацией; создавать передовую культуру, пропитанную национальной идентичностью, в сочетании с развитием человека; улучшать жизнь людей; следовать по пути социального прогресса и справедливости; надежно обеспечивать национальную оборону и безопасность, социальный порядок и безопасность; осуществлять внешнеполитический курс, направленный на независимость, самостоятельность, диверсификацию и мультилатерализацию отношений за мир, дружбу, сотрудничество и развитие; активно интегрироваться в международное сообщество; строить социалистическую демократию, развивать волю и силу великого национального единства в сочетании с силой эпохи; создать социалистическое правовое государство, принадлежащее народу, созданное народом и работающее на благо народа, построить чистую, всесторонне сильную партию и политическую систему.
Внедрение концепции развития рыночной экономики с социалистической ориентацией является фундаментальным и креативным теоретическим прорывом нашей Партии, важнымтеоретическим результатом, полученным после 35 лет проведения курса обновления, извлеченным из практики Вьетнама ивыборочно - из мирового опыта. По нашему мнению, рыночная экономика с социалистической ориентацией – это современная рыночная экономика с международной интеграцией, которая полностью и синхронно действует в соответствии с правилами рыночной экономики, находится под управлением социалистического правового государства, возглавляемого КПВ, обеспечивает социалистическую ориентацию, направленную на достижение цели «богатый народ, сильная страна, справедливое, демократическое и цивилизованное общество».
Разработка концепции о рыночной экономике с ориентацией на социализм является основным творческим теоретическим прорывом нашей партии, и важным теоретическим результатом за 35 лет проведения курса «Дой Мой», исходя из вьетнамской реальности и выборочного извлечения мирового опыта. По нашему мнению, рыночная экономика с ориентацией на социализм - это современная рыночная экономика с международной интеграцией, которая осуществляется со соблюдением общих правил рыночной экономики в правовом социалистическом государстве под руководством КПВ. Все это нецелено на социализм, состоятельный народ, сильную страну, справедливое, демократическое и цивилизованное общество. Это новая модель рыночной экономики в истории развития рыночной экономики, подчиняющаяся правилам рыночной экономики и основывающаяся на принципах социализма, которые проявляются в трех аспектах: собственность, управление и распределение. Это не капиталистическая рыночная экономика и еще не полноценная социалистическая рыночная экономика (так как наша страна еще находится в переходном ериоде).
В рыночной экономике с социалистической ориентацией существует множество форм собственности и секторов экономики. Секторы экономики, функционирующие в соответствии с Законом, являются важными составляющими экономики, они равны перед Законом, что обеспечивает долгосрочное развитие, сотрудничество и здоровую конкуренцию. Среди этих секторов государственный сектор экономики играет ведущую роль, в то время как коллективный и кооперативный секторы постоянно укрепляются и развиваются, частный сектор является важной движущей силой экономики, а сектор с иностранными инвестициями поощряется к развитию в соответствии со стратегиями и планированием социально-экономического развития. Дистрибьюторские отношения обеспечивают справедливость и создают мотивацию для развития, режим распределения выполняется в основном в соответствии с результатами труда, экономической эффективностью, а также с уровнем вложения капитала и других ресурсов и через систему социального обеспечения. Государство управляет экономикой с помощью законов, стратегий, планирования, планов, политики и материальных сил для ориентации, регулирования и содействия социально-экономическому развитию.
Основной чертой, важным свойством социалистической ориентации рыночной экономики Вьетнама является то, что экономика связана с обществом, экономическая политика унифицируется с социальной политикой, экономический рост идет рука об руку с социальным прогрессом и справедливостью на каждом этапе, в каждой политике и на протяжении всего процесса развития. Иными словами, не будем ждать, пока экономика достигнет высокого уровня развития, чтобы добиться прогресса и социальной справедливости, не пожертвуем социальным развитием и справедливостью ради экономического роста. Наоборот,экономическая политика должна направлять на социальное развитие, а социальная политика - на создание движущей силы для развития экономики. Мы выступаем за то, чтобы люди становились богатыми и устойчивым темпом ликвидировали бедность, заботясь о людях с трудностями и тех, которые служили стране. Это принципиальное требование, которое обеспечит здоровое, устойчивое развития с социалистической ориентацией. Мы считаем культуру духовной основой общества, внутренней силой, движущей силой развития и защиты Родины, определяем, что синхронное и гармоничное культурноеразвитие с экономическим ростом и социальным прогрессом, справедливостью является основным направлением процесса построения социализма во Вьетнаме. Культура, которую мы создаем, представляет собой передовую культуру, пропитанную национальной идентичностью, единую культуру в разнообразии, основанную на прогрессивных и гуманистических ценностях, где марксизм-ленинизм и идеология Хо Ши Мина играют ведущую роль в социальной духовной жизни, где наследуются и развиваются хорошие традиционные ценности всех народностей в стране, впитывают квинтэссенцию культуры человечества, стремятся построить цивилизованное и здоровое общество во имя подлинных интересов и человеческого достоинства, со все более высоким уровнем знаний, нравственности, физической подготовки, образа жизни и эстетики. Мы определяем, что люди занимают центральное место в стратегии развития, культурное развитие, развитие человека являются целью и движущей силой дела обновления, развитие образования - подготовки кадров и науки - технологий является ведущей национальной политикой, охрана окружающей среды является одним из жизненно важных вопросов, факторов устойчивого развития, построение передовых, счастливых семей является здоровой и прочной ячейкой общества и реализация гендерного равенства является критерием прогресса и цивилизации.
Социалистическое общество - это общество, направленное на прогрессивные и гуманные ценности, основанное на общих интересах всего общества в гармонии с законными интересами людей, отличное с качественной стороны от других обществ, в которых конкурируют ради частных интересов отдельных лиц и групп. Таким образом, все это необходимо и достаточно для достижения социального консенсуса вместо социального противостояния и антагонизма. Присоциалистическом политическом строе отношения между Партией, Государством и народом являются отношениями между субъектами, укоторых согласованы цели и интересы, все курсы Партии, политика, законы и деятельность Государстванаправлены на благо людей,рассматривают счастье людей как цель, к которой они стремятся. Политическая модель и общий рабочий механизм - это руководство Партии, управление Государством и принадлежность народу. Демократия - это суть социалистического режима, цель и движущая сила построения социализма, построение социалистической демократии и обеспечение власти, действительно принадлежащей народу, являются важной и долгосрочной целью вьетнамской революции. Мы намерены непрерывно развивать демократию, строить социалистическое правовое государство, действительно принадлежащее народу, созданное народом и служашее народу, на основе союза между рабочими, крестьянами и интеллигенцией под руководством КПВ. Государство реализует право народа быть хозяином страны, а также является организатором осуществления курсов Партии, имеет механизм, позволяющий людям осуществлять в олной мере непосредственное и демократическое право быть хозяином страны во сех сферах общественной жизни и участвовать в социальном управлении. Мы понимаем, что социалистическое правовое государство, по сути, тличается от буржуазного правового государства в том, что верховенство права при капиталистическом режиме фактически является инструментом ащиты интересов и служения буржуазии, а верховенство права при социалитическом режиме является инструментом для выражения и осуществления права народа быть хозяином страны, обеспечения и защиты интересов большинства людей. Через правоохранительную деятельность Государство обеспечивает условия для того, чтобы народ был субъектом политической власти, для осуществления диктатуры со всеми действиями, ущемляющими интересы Отечества и народа. В то же время мы определяем, что великое национальное единство является источником сил и решающим фактором для обеспечения устойчивой победы революционного дела во Вьетнаме, непрерывного продвижения авенства и солидарности между народами и религиями.
Глубоко осознавая, что руководство КПВ является решающим фактором успеха дела обновления и обеспечения развития страны в соответствии с социалистической ориентацией, мы уделяем особое внимание работе по строительству и упорядочению партийных рядов, считая это ключевой задачей, имеющей жизненно важное значение для Партии и социалистического строя. КПВ - авангард рабочего класса. КПВ родилась, существует и развивается на благо рабочего класса, трудящихся и всей нации. Правящая КПВ, возглавляющая всю нацию, признается всем народом в качестве его авангарда, и поэтому КПВ является авангардом рабочего класса и в то же время авангардом трудящихся и всей нации Вьетнама. Наша Партия решительно взяла марксизм-ленинизм и идеологию Хо Ши Мина как идеологическую основу и указатель для революционных действий, принимая демократический централизм в качестве основного организующего принципа. КПВ руководит посредством программ, стратегий, ориентаций в политике и основных руководящих принципов, через пропагандистскую работу, мобилизационную и организационную работу, проверку и контроль, а также через образцовые действия своих членов, единое руководство кадровой работой. Осознавая риски для правящей партии, связанные с коррупцией, бюрократией, растратами и т. д., особенно в условиях рыночной экономики, КПВ определила требование - регулярное самообновление и самоисправление, а также борьба с оппортунизмом, индивидуализмом, коррупцией, бюрократией, растратами и т.д. внутри Партии, и во всей политической системе.
Дело обновления, включая развитие рыночной экономики с социалистической ориентацией, действительно принесло стране большие и хорошие изменения за последние 35 лет.
До «Дой Мой» в 1986 году Вьетнам был бедной страной, тяжело пострадавшей от войны, что привело к огромным последствиям в плане людских ресурсов, имущества и окружающей среды. Я просто привожу пример, что сейчас миллионы людей страдают серьезными заболеваниями, сотни тысяч детей рождаются с дефектами из-за воздействия оранжевого агента/диоксина, использованного американскими военными во время войны. По мнению экспертов, Вьетнаму потребуется более 100 лет, чтобы обезвредить все мины, оставшиеся после войны. После войны США и Запад наложили экономическое эмбарго на Вьетнам на почти 20 лет. Сложная региональная и международная ситуация создавала многочисленные трудности для нас - продовольствия и предметов первой необходимости не хватало, люди жили тяжело, около 3/4 населения жили за чертой бедности.
Благодаря реализации политики обновления экономика начала непрерывно расти относительно высокими темпами в течение последних 35 лет со средними темпами роста около 7% в год. Объем ВВП постоянно увеличивался, достигнув 342,7 млрд долларов США в 2020 году, таким образом, Вьетнам стал четвертой по величине экономикой в АСЕАН. Доход на душу населения увеличился примерно в 17 раз, до 3 512 долларов США. Вьетнам вышел из группы стран с низкими доходами с 2008 года. Вьетнам превратился из страны, страдающей от нехватки продовольствия, в государство, которое не только обеспечило продовольственную безопасность, но и стало ведущим экспортером риса и других сельскохозяйственных продуктов в мире. Промышленность развивалась довольно быстро, доля промышленности и услуг постоянно увеличивается и в настоящее время составляет около 85% ВВП. Общий импортно-экспортный оборот резко увеличился и составил более 540 млрд долларов США в 2020 году, в частности, экспортный оборот составил 280 млрд долларов США. Валютные резервы резко выросли, достигнув 100 млрд долларов США в 2020 году. Иностранные инвестиции быстро росли, достигнув почти 395 млрд долларов США к концу 2020 года. Что касается экономической структуры с точки зрения отношений собственности, то ВВП Вьетнама в настоящее время состоит примерно на 27% из государственной экономики, на 4% из коллективной экономики, на 30% из экономики домашних хозяйств, на 10% из внутреннего частного сектора и на 20% из сектора с иностранными инвестициями.
В настоящее время население Вьетнама составляет более 97 миллионов человек, в том числе 54 братских народностей, при этом более 60% населения проживает в деревнях. Экономическое развитие помогло стране выйти из социально-экономического кризиса 1980-х годов и значительно повысило уровень жизни жителей. Средний уровень бедности в год снижается примерно на 1,5%. К настоящему времени более 60% общин по всей стране удовлетворяют требованиями деревни нового типа. Вьетнам уделял особое внимание завершению искоренения неграмотности, универсализации начального образования к 2000 году и универсализации неполного среднего образования к 2010 году. Число студентов вузов и колледжей увеличилось почти в 17 раз за последние 35 лет. В настоящее время 95% взрослого населения Вьетнама умеет читать и писать. Вьетнам уделяет особое внимание укреплению профилактической медицины, профилактике заболеваний и борьбе с ними, а также поддержке людей, находящихся в трудных обстоятельствах. Многие болезни, которые были распространены в прошлом, успешно поставлены под контроль. Бедным, детям до 6 лет и пожилым людям предоставляется бесплатное медицинское страхование. Уровень детского недоедания и уровень младенческой смертности снизились почти в три раза. Средняя ожидаемая продолжительность жизни населения увеличилась с 62 лет в 1990 году до 73,7 лет в 2020 году.
Благодаря экономическому развитию у нас есть условия, чтобы лучше заботиться о людях, имеющих заслуги перед революцией, о матеряхгероинях, о могилах павших за Отечество. Культурная жизнь также значительно улучшилась. Культурная деятельность богата событиями и разнообразна. В настоящее время около 70% населения Вьетнама пользуется Интернетом. СРВ является одной из стран с самым высоким уровнем развития информационных технологий в мире. Организация Объединенных Наций признала Вьетнам одной из ведущих стран в реализации Целей развития тысячелетия. В 2019 году индекс человеческого развития (ИЧР) Вьетнама достиг 0,704, что соответствует группе стран с высоким ИЧР в мире, особенно по сравнению с другими странами с таким же уровнем развития.
Таким образом, можно сказать, что реализация политики обновления привела к ясным, глубоким и позитивным изменениям во Вьетнаме: экономика развивается, производственные силы растут, число бедных сокращается быстро и непрерывно, уровень жизни жителей повысился, многие социальные проблемы были решены, политическая и социальная стабильность, оборона и безопасность обеспечиваются, международные дела и международная интеграция все более расширяются, положение и могущество государства повышаются, укрепилось доверие народа к руководству Партии. Подводя итоги 20 лет обновления, на Х съезде КПВ (2006 г.) было подтверждено, что дело обновления принесло «великие достижения исторического значения». Достижения политики обновления во Вьетнаме доказали, что развитие с социалистической ориентацией не только имеет положительные экономические эффекты, но и решает социальные проблемы намного лучше, чем это происходит в капиталистических странах того же уровня экономического развития. Особые результаты и достижения, достигнутые Вьетнамом в контексте пандемии COVID-19 и глобального экономического спада с начала 2020 года, отмечены и высоко оценены народом и международными друзьями, что свидетельствует о превосходстве социалистического строя в нашей стране. Недавний XIII съезд КПВ еще раз подтвердил и подчеркнул: «После 35 лет обновления страны, 30 лет реализации Программы строительства страны в период перехода к социализму теория о пути обновления, социализме и пути к социализму в нашей стране все больше совершенствуется и постепенно реализовывается. Мы достигли больших успехов, которые имеют историческое значение, развивались активнее и всестороннее, чем в годы до обновления страны. Без ложной скромности можно сказать следующее: у нашей страны никогда не было такой структуры, таких возможностей, позиции и международной репутации, как сегодня. Эти достижения являются продуктом творчества, результатом процесса настойчивых и непрерывных усилий всей Партии, всего народа и всей армии. Они продолжают подтверждать, что наш путь к социализму является правильным, соответствует объективным законам, вьетнамской практике и тенденциям развития эпохи, Партия придерживается правильного и творческого курса обновления, руководство Партии является ведущим фактором, играющим решающую роль во всех победах вьетнамской революции. Политическая программа Партии по-прежнему остается идеологическим и теоретическим знаменем, руководит всесторонним и комплексным продвижением обновления страны, является основой для совершенствования пути строительства и защиты социалистического Вьетнама в новый период». (Документ XIII съезда КПВ, Том I, Национальное политическое издательство «Правда», Ханой, 2021 г., страницы 25-26).
Помимо достижений и положительных сторон, у нас также существует немало проблем и ограничений, и мы сталкиваемся с новыми вызовами в процессе развития страны.
В экономическом плане, качество роста, конкурентоспособность пока еще низка и неустойчива; отсутствие синхронной инфраструктуры; эффективность и способность многих предприятий, включая государственные, по-прежнему ограничены; окружающая среда во многих местах загрязнена; существует много недостатков в управлении и урегулировании рынка. В то же время конкуренция идет все сложнее в процессе глобализации и международной интеграции.
В социальном плане, разрыв между богатыми и бедными расширяется; качество образования, медицинского обслуживания и многих других государственных услуг по-прежнему остаются ограничеными; отмечается деградирование в культуре и социальной этике; преступность и социальные пороки развиваются сложно. Особенно среди некоторых госслужащих и членов партии по-прежнему наблюдаются коррупция, расточительство и ухудшение политической идеологии и морального образа жизни. Тем временем, злые, враждебные силы постоянно находят все способы, чтобы вмешиваться, саботировать, дестабилизировать ситуацию, осуществлять сговор «мирное самоизменение» для уничтожения социализма во Вьетнаме.
Наша Партия осознает, что Вьетнам в настоящее время находится в процессе строительства и перехода к социализму. Наряду с достижениями и положительными сторонами всегда будут отрицательные и сложные моменты. Продвижение по пути социалистической ориентации - это процесс постоянной консолидации, усиления и продвижения социалистических факторов с тем, чтобы эти факторы могли во все большей степени доминировать, подавлять сопротивление и побеждать. Успех или поражение зависят, прежде всего, от правильности курса, политической храбрости, руководящих способностей и боевитости Партии.
В настоящее время мы продолжаем обновление модели роста, проводим экономическую реконструкцию экономики, уделяя больше внимания на качество и повышение устойчивости. Для этого нам необходимо осуществить следующие прорывные этапы: синхронное усовершенствование институтов развития, прежде всего, институты развития рыночной экономики с ориентацией на социализм; развитие людских ресурсов, особенно высококачественных ресурсов; построение инхронной и современной инфраструктуры и в экономическом, и в социальном плане (Документы XIII Съезда, том 2, стр. 337 - 338). В социальном плане мы продолжаем содействовать устойчивому сокращению бедности, улучшать качество здравоохранения, образования и других общественных услуг, а также улучшать культурную жизнь людей. Вся партия, весь народ и армия изо всех сил стараются изучать и придерживаться мыслей, морали и стиля Хо Ши Мина с решимостью предотвратить ухудшение политической мысли, морали и образа жизни части госслужащих и членов партии, в первую очередь, руководящие и управленческие кадры на всех уровнях, чтобы лучше реализовывать принципы создания Партии, чтобы сделать партийную организацию и государственный аппарат более чистыми, сильными, сохранить революционный характер, улучшить лидерские качества и боевую силу Партии.
И теория, и практика показывают, что построение социализма является тектоникой качественно нового типа общества, это не простое и не легкое дело. Это великая творческая деятельность, полная вызовов, трудностей. Поэтому, помимо определения правильных руководящих принципов и курсов, обеспечивающих руководящую роль Партии, необходимо активно продвигать роль творчества, поддержки и активного участия жителей. Сила народа - это безграничный источник успеха и развития.
С другой стороны, руководящая и правящая Партия, определяя политическое направление и принимая решения, не может только исходить из реальностей страны и своей нации, поэтому также необходимо изучать опыт других стран, реалии мира и эпохи. Мы должны более активно интегрироваться в мир, упорно придерживаться внешнеполитического курса на независимость, самостоятельность ради мира, сотрудничества и развития, на многосторонность и диверсификацию внешних отношений на основе уважения независимости, суверенитета, территориальной целостности, невмешательства во внутренние дела друг друга, равенства и взаимной выгоды.
Очень важно всегда твердо стоять на теоретической основе арксизмаленинизма. Научный характер и радикальная революция марксизмаленинизма и идеологии Хо Ши Мина - это устойчивые ценности, оторые развиваются и реализуются революционерами. Они будут продолжать развиваться и жить как в революционной практике, так и в азвитии науки. Нам необходимо впитывать, выборочно дополнять в духе критики и творчества последние достижения в идеологии и науке, чтобы аши доктрины всегда были актуальными, всегда продолжали вбирать в себя новую жизненную силу и дыхание эпохи, чтобы не было застоя, забвения и отсталости по сравнению с реальной жизнью./.
社会主义和越南走向社会主义道路的理论与实践若干问题
(bản tiếng Trung)
值胡志明主席诞辰 131 周年(1890 年5 月19日-2021 年5 月 19 日)和
越南第十五届国会以及 2021-2026 任期各级人民议会代表选举之际, 越共中央总书记阮富仲博士、教授发表题为《社会主义和越南走向社会主义道路的理论与实践若干问题》 的重要署名文章。全文如下:
社会主义和越南走向社会主义道路是一个极其重要的基出性理论与实践课题,含有十分广阔、丰富且复杂的内容,可有不同的切入角度,要下 很大的功夫去进行认真研究,对实践进行深刻、科学的总结。本文范围 内,我仅限于从越南的实践角度提出若干看法,亦只是集中围绕以下几个 问题:何为社会主义?为何越南选择社会主义道路?要采取什么方法和方 式在越南逐步建成社会主义?越南在革新事业和走向社会主义道路这些年 来的实践具有何意义和摆出什么问题?
众所周知,社会主义通常可理解为三个含义:社会主义是一个学说、社会主义是一个运动和社会主义是一个制度。而每一种含义在具体历史阶 段的不同世界观和社会发展水平中具有不同的体现。本文所提的社会主义 是以马克思和列宁学说为依据的当代科学社会主义。那么,我们应该如何 定义社会主义和如何确定符合越南国情的社会主义前进道路?
过去,当苏联和世界社会主义体系仍存在时,越南如何走向社会主义道路的问题几乎没有任何议论,不容置疑。然而,自从苏联和东欧社会主 义国家崩溃,世界革命进入低潮时期,如何走向社会主义这一问题再次被 提出并成为激烈争辩的话题。反共势力和政治投机分子得意洋洋、乘机加 以抹黑、破坏。革命队伍中也有人悲观、动摇、质疑社会主义的正确性和科学性,将苏联和东欧社会主义国家瓦解的原因归咎于马克思列宁主义以 及选择社会主义道路的错误。因而,他们认为我们选错了道路,必走新 路。有些人还提出打击、排斥社会主义等敌对论调,一味歌颂资本主义, 甚至有人对曾经相信马克思列宁主义和社会主义道路感到忏悔!事实真是 如此吗?事实上资本主义和老牌资本主义国家是否仍将美好发展?越南是 否选错了道路?
我们承认,资本主义从未像今天那样普及全球并取得了重大成就,尤其是在生产力的解放和发展以及科技的进步方面上。基于经济的高度发展 和工人阶级与劳动人民斗争结果的基础上,许多发达资本主义国家进行了 若干调整措施,形成了不少比之前有所进步的社会保障制度。自从70年代 中叶,尤其是苏联解体后,为了适应新条件,世界资本主义努力自我调 整,在全球规模上推动“新自由”政策,因此仍能保持发展潜力。然而, 资本主义无可克服其自身固有的基本矛盾。各种危机依然爆发。尤其是, 2008-2009年间,我们经历了源自美国的金融危机和经济衰退快速蔓延到其 他资本主义中心和世界大多数国家。西方资本主义政府向市场投放巨额资 本以拯救跨国经济集团,工业、金融基地与证券市场,但效果不佳。如 今,我们又目睹了卫生、社会、政治、经济等多方面的危机正在新冠肺炎 疫情和第四代工业革命的催生下持续爆发。经济衰退暴露出了资本主义社 会的不公平真相:大多数劳动者的生活被严重冲击、失业率增加,贫困差 距越来越大,使各种种族、界别矛盾和冲突日趋加剧。这些“恶性发 展”、“反发展”的情况从经济、金融领域蔓延到了社会领域、导致社会 冲突,在世界不少地方一个经济问题演变成政治问题,爆发了震撼整个政 治制度的游行示威和罢工行动。事实证明,资本主义的自由市场本身不可 能帮助贫困国家解决困难,反而在许多情况下还给其带来严重损害,加剧 了全球的劳资矛盾。该事实也使那些所谓时尚的,被不少资产阶级政客所 赞美和他们的专家认为最优越、最合理的经济理论和发展模式完全站不住 脚。
伴随着经济金融危机还有能源、粮食危机,各种自然资源的枯竭,生态环境的破坏等,对人类的生存与发展带来巨大的挑战。这是长期以利润 为至上目标、以财产占有和物质消费日益增长为衡量文明的尺度、以个人 利益为社会支柱的经济社会发展过程所带来的后果。也是资本主义的生产 与消费方式的根本特征。正在发生的每一场危机证明了资本主义在经济、 社会和生态上均不可持续发展。许多学者分析,如今的危机不可能在资本 主义框架下得到彻底解决。
近期在许多发达资本主义国家频繁爆发的社会反抗运动更暴露出资本 主义政治体制的本质面貌。实际上,西方国家正在全球热衷推广、强加于 全世界的“民主自由”公式的民主体制无法保障权力真正属于人民、由人 民行使、为人民服务的民主最根本要素。这个权力体系主要还掌握在少数 富裕人群的手中并服务于那些大型的资本主义集团。极为少数甚至只占总 人口百分之一的人却占有大多数财富和生产资料,掌控四分之三的政治、 知识资源及主要大众媒体,从而统揽了整个社会。这就是引起2011年初在 美国爆发并迅速蔓延到其他资本主义国家的“99%反对1%”运动的根源。渲染权利平等但行使这些权利的条件并不平等导致民主仅仅是一种形式、空 洞、毫无实质性。在政治生活中,一旦金钱的力量占上风,人民的权利就 被压倒。因此,在发达资本主义国家,所谓的“民主”和“自由”选举虽 然可以更换政府但改变不了统治力量。多党制的背后实际上仍是资本主义 集团的专制。
我们需要的社会是发展要真正为人民服务,而不是为了谋取利益而剥 削和践踏人品的社会。我们需要经济发展与社会进步和公正齐头并进,而 不是拉大贫富差距和加重社会的不平等。我们需要一个充满仁爱、团结、 互助、朝着进步及人文价值方向前进的社会,而不是仅服务于少数人和派 系私利的不公平竞争、“弱肉强食”的社会。我们要实现与自然和谐共处 的可持续发展,以确保我们当代人和后代人拥有健康的生活环境,而不是 无限量地开发、争夺资源、消耗物资和破坏生态环境。我们需要的政治体 制是,权力要真正属于人民、由人民行使、为人民利益服务,而不是为少 数富裕人服务。这些美好愿望是否正是社会主义真实的价值观,正是胡志 明主席、我党和人民业已选择并正在坚定坚持追求的目标和道路。
众所周知,越南人民经历了漫长、艰难、艰苦且付出巨大牺牲的革命 斗争,以抵抗殖民主义和帝国主义的侵略,捍卫民族独立和国家神圣主 权,以“没有比独立自由更宝贵”的精神来维护人民的自由与幸福。
民族独立与社会主义密不可分是贯穿越南革命征程的基本路线,也是 胡志明思想的核心内容。凭着自己丰富的实践经验并结合马克思列宁主义 的科学革命理论,胡志明得出了一个深刻的结论:只有共产主义和社会主 义才能彻底解决民族独立问题,才能为所有人、所有民族带来正真的温 饱、自由和幸福的生活。
自诞生之初和整个革命斗争过程中,越南共产党始终坚持,社会主义 是越南共产党和越南人民的目标和理想,走向社会主义是越南革命的客观 要求和必然路径。1930年,越南共产党在其纲领中主张,要进行由工人阶 级领导的人民民族民主革命,跨过资本主义阶段并向社会主义过渡。二十 世纪末,尽管世界上的大多社会主义国家已经瓦解,社会主义国家体系已 不存在,社会主义运动陷入了危机、退潮及困境,但越南共产党始终加以 肯定:“我党和人民决心在马克思列宁主义及胡志明思想的基础上沿着社 会主义道路建设越南”。2011年01月,在党的十一次全国代表大会上通过 的《向社会主义过渡时期的国家建设纲领》(2011年补充修订版)中,我 们再次申明:“走向社会主义是我们人民的愿望,是越南共产党和胡志明 主席的正确选择,符合历史的发展趋势”。
但是,什么是社会主义?如何走向社会主义?这就是我们始终执着、 思考、探索和选择,旨在进一步完善政策路线并将其落到实处,确保既遵 循一般规律又符合越南国情。
在进行革新事业的过程中,通过实践总结和理论研究,越南共产党逐 渐对社会主义及社会主义过渡时期有了更深刻、更准确的认识,进一步克 服以前一些简单的认识,例如:将社会主义的最终目标等同为当前阶段的 任务,单向性强调生产关系和平均分配制度,而没有充分看到过渡时期生 产力发展的要求,不承认各经济成分并存,认为市场经济就是资本主义、 法治国家就是资本主义国家等。
截至目前,尽管还有若干问题需要进一步深入研究,但我们已形成了纵观认识:越南人民正在奋斗建设的社会主义社会是民富、国强、民主、 公正和文明的社会,由人民当家作主,拥有发展水平高、依靠现代化生产 力和与之相符的先进生产关系的经济,拥有富有民族特色的先进文化,人 民过上温饱、自由、幸福的生活和可全面发展的条件,越南各民族平等、 团结、相互尊重和共促发展,拥有由共产党领导的民有、民治、民享的社 会主义法治国家,与世界各国建立友好合作关系。
为了实现上述目标,我们要:推进国家工业化、现代化与发展知识经济相结合;发展社会主义定向市场经济体制;建设富有民族特色的先进文 化、加强人的培养、提高人民生活水平、实现社会进步和公正;牢牢保障 国防、国家安全和社会治安秩序;实现独立、自主、多边化、多样化、为 和平、友好、合作与发展、积极主动融入国际社会的对外路线;建设社会 主义民主制度,发扬全民大团结意志和力量,并将其与时代力量相结合; 建设民有、民治、民享的社会主义法治国家;建设廉洁且全面强大的党和 政治体系。
通过指导工作的实践,我党更加深刻地认识到社会主义过渡期是漫 长、十分艰巨且复杂的事业,因为它要创造社会生活方方面面的深刻质 变。越南从一个生产力水平低,又遭受几十年战争严重后果的落后农业国 家要跨过资本主义发展阶段直接走向社会主义,再加上敌对势力始终想方 设法加以破坏,形势因此更为严峻复杂,必然要经过一个多步骤、多经济 社会组织形式相交织、新旧因素相互斗争的漫长过渡时期。跨过资本主义 制度是跨过资本主义的压迫、不公平和剥削制度,放弃不符合社会主义制 度的不良风气和政治体制,而不是放弃人类在资本主义发展时期所取得的 文明成就与价值。当然,继承这些成就需要本着科学和发展观点去选择。
提出发展社会主义定向市场经济是我党具有根本性和创新性的理论突破,是通过实施三十五年的革新路线、源于越南实践并有选择地吸收世界 经验的重要理论成果。根据我们的理解,社会主义定向市场经济是一个现 代化的、与国际接轨、按照市场经济规律充分、同步运行,并拥有由越南 共产党领导的社会主义法制国家的管理,确保社会主义方向的经济体,旨 在实现民富、国强、公正、民主和文明的目标。这是市场经济发展史上的 一种新型市场经济;一种既遵守市场经济规律,又依据并在社会主义的原 则和性质的引领和支配下运行的经济组织,体现在所有、管理和分配三方 面。这不是资本主义的市场经济,也不是完全的社会主义市场经济(因为 我国仍处于过渡时期)。
社会主义定向市场经济中拥有多种所有制和经济成分。依法运作的 各种经济成分均是国民经济的重要组成部分,在法律面前一律平等,共同长期发展、相互合作、良性竞争。其中,国有经济占有主导作用,集体经济 与合作经济不断得到巩固和发展,私营经济是经济体的重要动力,外资经 济在符合经济社会发展战略和规划的条件下得以鼓励发展。分配关系确保 公平并有助于创造发展动力;实行分配制度主要根据劳动成果和经济效 益,同时要根据资金和其他资源的贡献率,以及通过社会保障和社会福利 制度进行分配。国家通过法律、战略、规划、计划、政策和物质力量来管 理、调控、推动经济社会发展。
越南市场经济中的社会主义定向的基本特征和重要属性之一就是要把经济与社会相结合,经济政策与社会政策统筹实施,在每个步骤、每一项 政策和在发展全过程中实现经济增长与社会进步和公正齐头并进。这意味 着不等到经济发展水平高了以后才实现社会进步和公正,更不牺牲社会进 步和公正来追求单纯的经济增长。反而,每一项经济政策都必须面向社会 发展的目标;每一项社会政策都必须旨在创造推动经济发展的动力;鼓励 合法致富必须与可持续扶贫、照顾有功者和弱势群体紧密结合。这是确保 建康、可持续、朝着社会主义方向的发展的一项原则性要求。
我们将文化视为社会的精神基础和内在力量,是发展国家和捍卫祖国的动力;推动文化与经济增长和社会进步公正协同发展是越南社会主义建
设过程中的基本方向。我们所建设的文化是富有浓厚民族特色的先进文化,一种基于进步和人文价值的多元一体文化;马克思列宁主义和胡志明 思想在社会精神生活中起着主导作用,继承和弘扬全国各族人民的优良传 统价值,吸收人类文明的精髓,努力建设文明、健康的社会,为的是人的 真正利益和品格,拥有更高水平的知识、道德、体质、生活方式和审美 观。我们明确人在发展战略中位于中心地位;文化发展和人的培养是革新 事业的目标和动力;教育与科技发展是头等国策;环保是关乎存亡的问 题,是可持续发展的标准;打造幸福进步家庭成为社会的健康、牢固细 胞,实现性别平等是进步和文明的标准。
社会主义社会是朝着人文、进步价值的社会,基于整个社会的共同利 益与人的正当利益相协调,这在本质上不同于通过竞争夺取个人和派系私 利的社会,因此,建立社会共识以取代社会对立和对抗是必要且有条件实 现的。在社会主义政治体制中,党、政府和人民之间的关系是在统一目标 和利益上各主体间的互动。党的一切路线,国家的所有政策、法律和活 动,都是为人民谋福利,以人民的幸福为奋斗目标。政治模式及其运作机 制是党领导、政府管理和人民当家作主。民主是社会主义的本质,是社会 主义建设事业的目标和动力。建设社会主义民主,确保权力真正属于人 民,是越南革命的重要而长久的任务。我们主张不断发扬民主,在越南共 产党的领导下,以工人、农民和知识界联盟为基础,建设一个真正是民 有、民治、民享的社会主义法治国家。政府代表的是人民当家作主的权 利,同时也是党的路线的组织实施者,制定有关机制确保人民可行使其在 社会生活各领域中的直接民主或代议制民主,参与社会管理。我们认识 到,社会主义法治国家与资本主义法治国家本质上的不同是:资本主义的 法治实质上是保护和服务资产阶级利益的工具,而社会主义制度的法治则 是代表和行使人民当家作主的权利,保障和保护大多数人民利益的工具。 通过法律的实施,政府确保人民有条件成为政治权力的主体,对一切侵犯 祖国和人民利益的所有行径实行专制。同时,我们确定,民族大团结是确 保越南革命事业持续胜利的力量源泉和决定性因素,要不断促进各民族和 宗教之间的平等与团结。
深刻认识到共产党的领导是革新事业取得胜利和确保国家按照社会主 义方向发展的决定性因素,我们格外重视建党、整党工作,视之为对党和 社会主义制度具有生死存亡意义的关键任务。越南共产党是越南工人阶级 的先锋队。党的诞生、存在与发展都是为了工人阶级、劳动人民和整个民 族谋利益。执政和领导整个民族时,党被全体人民看作自己的先锋队,由 此,党既是工人阶级的先锋队,同时也是劳动人民和越南民族的先锋队。 这样说并不等于降低党的阶级性,而是体现对党的阶级本质更为深刻且充 分的认识,因为工人阶级的利益是与劳动人民和整个民族的利益是相一致 的。我党坚持以马克思列宁主义和胡志明思想为党的革命活动的思想基础 和行动指南,以民主集中制为党的基本组织原则。党的领导方式是通过纲 领、战略和大政方针,通过宣传、说服、动员、组织和检查监督以及通过 党员的模范行动。党统一领导干部工作。意识到腐败、官僚主义和堕落等 现象对执政党带来的风险,尤其是在市场经济的条件下,越南共产党提出 不断自我创新、自我整顿的要求,在党内和整个政治体系中开展了打击机 会主义、个人主义和反腐败、反官僚、反浪费、反堕落等行动。
三十五年来,包括发展社会主义定向市场经济在内的革新事业确确实 实为越南带来了翻天覆地且十分美好的变化。
革新前夕(1986年前),越南是一个贫穷的国家,深受战争的严重破 坏,在人员、财产和生态环境方面遗留巨大的后果。我仅举一个例子,因 受美军在越南的战争中使用橙色剂的影响,到目前为止,仍有数百万人身 患严重疾病,数十万儿童出生时就先天缺陷。据专家意见,越南还要再花 100多年的时间才能完全清除战后遗留的所有地雷和爆炸物。战争结束后,美国和西方国家还对越南实施近20年的经济禁运。地区和国际形势也复杂 演变,对我国造成许多不利。粮食等生活必需品极其匮乏,人民生活十分 困难,大约四分之三的人口生活在贫困线以下。
实施革新路线的三十五年来,越南经济持续保持较高的增长和发展速 度,年均增长率约7%。GDP规模不断扩大,2020年达到3427亿美元,成 为东盟第四大经济体。人均收入增长约17倍,达到3512美元;2008年, 越南摆脱低收入发展中国家。从一个长期遭受粮食短缺的国家,目前越南 不仅确保了粮食安全,还成为大米和其他许多农产品的世界一流出口国。 工业取得较快发展,工业和服务业的比重不断增加,目前约占国内生产总 值的85%。进出口贸易总额猛增,2020年达5400多亿美元,其中出口额 达2800多亿美元。外汇储备大幅增长,2020年达到1000亿美元。外国投 资迅速增加,2020年底近3950亿美元。从所有制角度看经济结构,目前国 有经济占国内生产总值的27%,集体经济占4%,个体户经济占30%,国 内私营经济占10%,外资占20%。
目前越南人口为9700多万,共有54个兄弟民族,其中农村人口占比 为60%。经济发展使得国家摆脱20世纪80年代的经济社会危机并明显改善 了人民的生活。全国贫困户比例逐年下降1.5%,从1993年的58%到2016 年按照政府贫困标准下降到5.8%和到2020年按照多维贫困标准(高于以往 标准)下降到3%。目前为止,全国60%以上的乡已达到新农村标准,大部 分乡村都有通往乡中心的汽车道路、国家电网覆盖和拥有小学、中学、医 疗站、通讯电话等设施。在未能向全民提供免费教育的背景下,越南着力 完成扫除文盲,分别于2000年完成普及小学教育,2010年完成普及初中教 育;大学生、大专生数量在35年来增长了近17倍。目前在越南,识字的 成年人比例达95%。在未能向全民提供免费医疗的情况下,越南集中加强预防医学、疫情防控和协助困难群体。越南目前成功控制了过去流行的许多 疫疾。穷人、6岁以下的儿童和老龄人都获得免费医疗保险。营养不良的儿童比例和婴儿死亡率下降了3倍。人民的平均寿命从1990年的62岁上升 至2020年的73.7岁。得益于国家经济的发展,我们已经有条件更好地照顾 对祖国有功劳的人士、奉养越南英雄母亲、照顾为祖国牺牲的烈士陵墓。文 化生活也明显改善,文化享受方式日益丰富多样。越南使用互联网的人数约 占总人口的70%,越南是世界上信息技术发展速度最快的国家之一。联合国 公认越南是实现千年发展目标的最领先的国家之一。2019年,越南的人类发展指数(HDI)达0.704,跻身世界HDI指数高的国家行列,与发展水平相 同的其他国家相比更为靠前。
因此,可以说,实施革新路线已经给越南带来极其明显、深刻且积极 的转变:经济发展,生产力不断增强,贫困人口持续迅速下降,人民的生 活水平不断改善,很多社会问题得到解决,政治社会稳定,国防、安全得 到巩固,对外工作和融入国际社会日益拓展,国家的实力和地位不断提 高,人民对党领导的信心得以加强。2006年党的第10次全国代表大会对革 新事业20周年的经验进行总结时提出,我们取得了“具历史意义的巨大成 就”。实际上,从多个角度看,越南人民如今的生活条件比起过去任何时 候都要好。这诠释了越南共产党发起和领导的革新事业为何赢得越南全民 的支持、响应和积极奋斗落实的理由。越南的革新事业取得的成就已证 明,沿着社会主义方向发展不仅带来经济上的积极成效,而且比起任何发 展水平相同的资本主义国家还更好地解决许多社会问题。2020年初以来, 在新冠肺炎疫情大流行和全球经济下滑的背景下,越南所取得的显著成果 赢得了越南人民和各国朋友的肯定和高度评价,彰显了我国社会主义制度 的优越性。最近,越南共产党第13次全国代表大会再次强调:历经革新事 业35年和落实《社会主义过渡时期国家建设纲领》30年来,我国关于革新 路线、社会主义和走向社会主义等问题的理论不断完善并逐步变成现实。
我们已经取得历史意义的巨大成就,比起革新前夕有了更为强劲且全 面的发展。本着最谦虚的态度,我们仍可断言:我国从未有过如此宏伟的 基业、潜力和国际地位与威望。这些成就是创造力的结晶,是全党全民全 军通过多个任期的不懈奋斗得来的成果;继续肯定我们所走向的社会主义 道路是正确的、符合客观规律、符合越南实践和时代发展趋势;我党的革 新路线是正确的、创新的;党的领导是越南革命所有胜利的首要决定性因 素。党的政治纲领继续是引领我们民族稳步全面协同推进革新事业的思想 理论旗帜,是我党完善新时期越南社会主义祖国建设与保卫路线的基础 (《第13次越南共产党全国代表大会文件》、第一册、第25-26页,越南
国家政治—事实出版社、河内、2021年)。
除了作为基本面的成就和积极因素之外,我们也存在不少缺点和不足 之处并正在面临着国家发展中的新挑战。
经济方面,增长质量和竞争力仍然较低,经济韧性不足,基础设施不 配套,包括国有企业在内的许多企业的成效和能力不佳,许多地方面临着 环境污染问题,市场管理和调控工作仍有许多不足之处。与此同时,全球 化和融入国际社会背景下的竞争愈演愈烈。
社会方面,贫富差距拉大,教育、医疗等许多公共服务质量有待改 善,文化、社会道德在个别方面有所堕落,各种犯罪和社会弊端复杂演 变。特别是,部分干部和党员仍然存在着腐败、浪费、政治思想及道德堕 落等现象。与此同时,敌对势力和不良分子千方百计干涉、破坏政治社会 稳定,企图通过“和平演变”来消灭我国的社会主义制度。
我党认识到,目前越南正在处于走向社会主义的建设、过渡时期。在 过渡时期,社会主义的各种因素正在形成、确立和发展,也在若干领域上 与包括资本主义因素在内的非社会主义因素相互交叉和竞争。在市场经 济、开放和融入国际社会的条件下,这些交叉和竞争现象显得更加复杂和 激烈。除了成就和积极的一面,那些消极和挑战也应清醒看待并予以及 时、有效处理。那是十分严峻、艰苦的斗争,需要拥有新的视野、新的本 领和新的创造力。向社会主义方向前进是不断巩固、加强和发挥社会主义 的各种因素,使这些因素日益强大、压倒并战胜。成败与否首先取决于党 的路线的正确性、党的政治本领、领导力和战斗力。
如今,我们正在大力推动创新发展模式和重组经济结构,更加注重质 量和可持续性,其中,我们确定的突破口包括:同步完善发展体制,首先 是发展社会主义定向市场经济体制;发展人力资源,尤其是高质量的人力 资源;建立经济、社会配套的现代化基础设施(越共十三大文件,第二 册,337-338页)。在社会方面,我们要继续推动可持续的减贫工作,提升 卫生、教育和其他公共服务的质量,提高人民的文化生活。全党、全民、 全军正在努力学习和践行胡志明思想、道德和作风,决心遏制并击退部分 干部、党员,尤其是各级领导干部在政治思想、道德、生活作风上的堕 落,更好地落实党建各项原则,使党组织和政府机关日益廉洁、强大,维 护好革命本质,提升党的领导能力和战斗力。
理论与实践表明,建设社会主义是建设在质的层面上新的社会,并非 轻而易举。这是充满困难、挑战的伟大创造事业,是长期靶向,永不止步 的自觉事业,切不可急于求成。因此,除了提出正确的路线、主张,确保 党的领导外,还要大力调动人民的创造力,赢得群众的支持和积极参与。 人民看到党的路线符合自己的要求和愿望,才会接受、支持并热情参与落 实。人民正是胜利和发展的力量源泉。
另一方面,党的领导与执政中,在确定大政方针,提出决策时,不能 只从自己国家和民族的实践出发,还要研究、借鉴世界和时代的实践经 验。在当今全球化的世界中,每个国家、每个民族的发展无法独善其身 ,完全脱离世界和时代的局势及其影响。正因为如此,我们要积极主动融入国际社会,在尊重主权独立、领土完整、互不干涉内政、平等互利的基础 上奉行独立、自主、和平、合作与发展、多边化、多样化国际关系的外交 政策。
极其重要的一条是要始终坚定不移地把握作为工人阶级和劳动群众的 科学、革命理论的马克思列宁主义的思想理论基础。马克思列宁主义、胡 志明思想彻底的科学性和革命性是永垂不朽的价值,一直被革命者所追求 和践行。其今后在革命和科学发展过程中将继续得到弘扬并焕发生命力。 我们应本着批判和创新的精神有选择地吸收和补充思想和科学方面的最新 成就,从而使我们的主义和理论始终保持新颖性、充满新的活力,始终带 着时代的气息,绝不陷入僵硬、停滞和落后于实践的发展。(完)
Algunas cuestiones teóricas y prácticas sobre el socialismo
y el camino al socialismo en Vietnam
(bản tiếng Tây Ban Nha)
----
Profesor, Doctor Nguyen Phu Trong, Secretario General del Comité Central
del Partido Comunista de Vietnam
El socialismo y el camino hacia el socialismo en Vietnam es un tema teórico y práctico muy básico e importante; el contenido es muy amplio, rico y complejo. Hay muchas formas de aproximarse, requiere de un estudio muy elaborado, serio y balanceando de la realidad, de una manera profunda y científica. Dentro del alcance de este artículo, solo me gustaría mencionar algunos aspectos desde la perspectiva de la realidad de Vietnam. Para ello, debemos enfocarnos en responder algunas preguntas: ¿Qué es el socialismo? ¿Por qué Vietnam ha elegido el camino socialista? ¿Cómo y en qué forma construir gradualmente el socialismo en Vietnam? ¿Qué significa la realidad de la Renovación y el camino al socialismo en Vietnam en los últimos años y qué problemas plantea?
Como todos sabemos, el socialismo a menudo se entiende de tres maneras: el socialismo como doctrina; el socialismo como movimiento; el socialismo como sistema. Cada una de estas maneras tiene muchas manifestaciones diferentes, dependiendo de la cosmovisión y el nivel de desarrollo en cada período historic específico. El socialism mencionado aquí es el socialismo científico basado en la doctrina marxista-leninista en la actualidad. Entonces, ¿cómo debemos dar forma al socialismo y cómo nos orientamos hacia el socialismo para adaptarnos a las circunstancias y características específicas de Vietnam?
Anteriormente, cuando aún existía la Unión Soviética y el sistema de paísessocialistas en el mundo, la cuestión sobre el camino al socialismo en Vietnam noparecía discutirse, se consideraba implícitamente confirmado. Pero desde que se derrumbó el modelo de socialismo en la Unión Soviética y en muchos países de Europa del Este, la revolución mundial cayó en regresión, la cuestión del camino al socialism volvió a plantearse y se convirtió en el centro de atracción de discusiones e incluso fuertes debates. Las fuerzas del anticomunismo, oportunistas políticos, se sentían entusiasmados, felices, aprovechando la ocasión para avanzar, tergiversar y sabotear. Entre las filas revolucionarias, también hubo pesimistas, indecisos, que dudaban de la corrección y la ciencia del socialismo, atribuyendo la causa de la desintegración de la Unión Soviética y varios países socialistas de Europa del Este a desaciertos del marxismo-leninismo y la elección del camino para construir el socialismo. Entonces pensaban que habíamos elegido el camino equivocado y necesitábamos tomar otro camino. Algunas personas incluso lo acompañaban con declaraciones hostiles, ofensivas, rechazando el socialismo y elogiando unilateralmente el capitalismo. Algunos incluso se arrepintieron de la época en la que creyeron en el marxismo-leninismo y el camino socialista! ¿La realidad era así? ¿De hecho, el capitalismo, incluso en los viejos países capitalistas, todavía se está desarrollando bien? ¿Hemos elegido el camino equivocado?
Tenemos que reconocer que el capitalismo nunca ha sido tan globalizado como lo es hoy y también ha alcanzado grandes logros, especialmente en los campos de liberación y desarrollo de la capacidad productiva, desarrollo científicotecnológico. Muchos países capitalistas desarrollados, sobre la base de las altas condiciones económicas y como resultado de la lucha de la clase obrera y el pueblo trabajador, han tomado medidas para ajustarse, formando no pocos de los sistemas de bienestar social más avanzados que existieron antes. Desde mediados de la década de 1970 y especialmente desde la desintegración de la Unión Soviética, para adaptarse a las nuevas condiciones, el capitalismo mundial ha hecho todo lo posible por autorregularse y promover políticas "neoliberales" a escala mundial; por lo que todavía hay potencialidades para desarrollarse. Sin embargo, el capitalismo todavía no ha podido superar sus contradicciones inherentes. Las crisis continúan desarrollándose. Especialmente, en los años de 2008 - 2009 fuimos testigos de la crisis financiera, la recesión económica comenzó en los Estados Unidos, se extendió rápidamente a otros centros capitalistas y afectó a la mayoría de los países del mundo. Los estados, gobiernos burgueses de Occidente han desembolsado enormes cantidades de dinero para salvar a las corporaciones económicas transnacionales, los complejos industriales, las finanzas, los bancos, las bolsas de valores, pero no tuvieron mucho éxito.
Y hoy, nuevamente, somos testigos de una crisis multifacética, tanto médica, como social, política, y económica bajo el impacto de la pandemia de la COVID-19 y la Cuarta Revolución Industrial. La recesión económica ha puesto al descubierto la verdad de las injusticias sociales en las sociedades capitalistas: el nivel de vida de la mayoría de la población activa se ha reducido drásticamente, el desempleo ha aumentado; la brecha entre ricos y pobres es cada vez mayor, exacerbando las contradicciones y conflictos entre grupos étnicos. Situaciones de "mal desarrollo", paradojas "anti-desarrollo", desde el ámbito económicofinanciero se han desbordado al ámbito social, provocando el estallido de conflictos sociales, y en muchos lugares, de una situación económica se ha convertido en una situación política con oleadas de protestas y huelgas que sacuden a toda la institución. La verdad ha demostrado que el libre mercado del capitalismo por sí mismo no puede resolver las dificultades y, en muchos casos, causa graves daños a los países pobres; se profundizan las contradicciones entre el trabajo y el capital global. Esa verdad ha arruinado también las teorías económicas o los modelos de desarrollo que durante mucho tiempo han sido considerados de moda, elogiados por muchos politicos burgueses y considerados por sus expertos como óptimos y razonables.
Junto a la crisis económico-financiera, están las crisis energéticas y alimentaria, el agotamiento de los recursos naturales, la degradación del medio ambiente ecológico, etc. están planteando enormes desafíos para la supervivencia y el desarrollo de la humanidad. Es la consecuencia de un proceso de desarrollo socioeconómico que toma el lucro como fin último, considerando la posesión de riquezas y el aumento del consumo material como estereotipo de civilización, tomando los intereses personales como pilar principal de la sociedad. Estas son las características esenciales del modo de producción y consumo capitalista. Las crisis en curso han demostrado una vez más su insostenibilidad tanto económica, social como ecológica. Según análisis de muchos científicos, las crisis actuales no se pueden resolver radicalmente en el marco del régimen capitalista.
Los explosivos movimientos de protesta social en muchos países capitalistas desarrollados en los últimos años han revelado la verdad sobre la naturaleza de las instituciones políticas capitalistas. De hecho, que las instituciones democráticas sigan la fórmula de la "democracia liberal" que Occidente intenta promover e imponer al mundo entero no garantiza que el poder pertenezca realmente al pueblo, por el pueblo y para el pueblo - elemento más esencial de la democracia. Dicho sistema de poder permanece, en gran parte, en manos de una minoría de ricos y sirve a los intereses de las grandes transnacionales capitalistas. Una parte muy pequeña, incluso solo el 1% de la población, posee la mayor parte de la riqueza, los medios de producción, controla hasta las tres cuartas partes de los recursos financieros, el conocimiento y los principales medios decomunicación, y por lo tanto, domina toda la sociedad. Esta fue la raíz del movimiento"99 contra 1" que tuvo lugar en los Estados Unidos a principios de 2011 y que se extendió rápidamente a muchos países capitalistas. La propaganda sobre la igualdad de derechos pero que no va acompañada de la igualdad de condiciones para el ejercicio de esos derechos ha llevado a una democracia que sigue siendo sólo unaformalidad, vacía, sin sustancia. En la vida política, una vez que domine el poder del dinero, el poder del pueblo se verá disminuido. Por tanto, en los países capitalistas desarrollados, las llamadas elecciones "libres" y "democráticas", aunque pueden cambiar el gobierno, no pueden cambiar las fuerzas dominantes; de hecho, detrás del sistema multipartidista sigue estando la autocracia de los grupos capitalistas.
Necesitamos una sociedad en la que el desarrollo sea verdaderamente para el ser humano, no con fines de lucro que explote y pisotee la dignidad humana. Necesitamos un desarrollo económico a la par del progreso y la justicia social, no ampliar la brecha entre ricos y pobres y la desigualdad social. Necesitamos una sociedad humana solidaria, de ayuda mutua, hacia valores progresistas y humanistas, no de competencia injusta, de "los peces grandes comen peces pequeños", por intereses egoísta de algunos individuos y grupos. Necesitamos un desarrollo sostenible, en armonía con la naturaleza para garantizar un entorno de vida saludable para las generaciones actuales y futuras, no para explotar, expropiar recursos, consumir cantidades ilimitadas de materiales y dañar el medio ambiente. Necesitamos un sistema político donde el poder pertenezca verdaderamente al pueblo, para el pueblo y sirva a los intereses del pueblo, no solo a unos minoritarios ricos. ¿Son esos buenos deseos los verdaderos valores del socialism y también la meta y el camino que el presidente Ho Chi Minh, nuestro Partido y nuestro pueblo han elegido y persiguen persistentemente?
* * *
Como todos sabemos, el pueblo vietnamita ha atravesado una larga, difícil, ardua y sacrificada lucha revolucionaria para resistir el yugo del colonialismo y la aggression imperialista para defender nuestra independencia nacional y la sagrada soberanía del país, por la libertad y la felicidad del pueblo con el espíritu de "No hay nada más precioso que la independencia y la libertad".
La independencia nacional asociada con el Socialismo es el lineamiento fundamental y transversal de la revolución vietnamita y también es el punto clave en el legado ideológico del presidente Ho Chi Minh. Con su rica experiencia práctica combinada con la teoría revolucionaria y científica del marxismoleninismo, Ho Chi Minh llegó a la profunda conclusión de que solo en ocialismo y el comunismo es possible resolver radicalmente la cuestión de la independencia nacional, traer una vida de libertad, prosperidad y felicidad verdaderamente para todos los seres humanos y los pueblos.
Desde su nacimiento y durante toda la lucha revolucionaria, el Partido Comunista de Vietnam siempre afirmó: el socialismo es el objetivo y el ideal del Partido Comunista y del pueblo vietnamita; el camino hacia el socialismo es un requisito objetivo y la vía indispensable de la revolución vietnamita. En 1930, en su Plataforma Política, el Partido Comunista de Vietnam propugnaba: "Llevar a cabo la revolución nacional democrática popular liderada por la clase obrera, avanzar hacia el socialismo, saltarse la etapa capitalista". En los últimos años del siglo XX, aunque en el mundo el socialismo real se había roto en gran parte y el sistema de países socialistas ya no existía, el movimiento socialista entró en la etapa de crisis, enfrentando muchas dificultades, el Partido Comunista de Vietnam continuó afirmando: "Nuestro Partido y nuestro pueblo estamos decididos a construir en Vietnam el camino socialista, sobre la base del marxismo-leninismo y el pensamiento de Ho Chi Minh". En el XI Congreso Nacional del Partido (enero de 2011) en la Plataforma Nacional para la construcción en el period de transición al socialismo (modificada y desarrolla en 2011), una vez más afirmamos que: “Avanzar al socialismo es la aspiración de nuestro pueblo, es la senda correcta escogida por el Partido Comunista de Vietnam y el Presidente Ho Chi Minh, en consonancia con la tendencia de desarrollo de la historia".
Sin embargo, ¿qué es el socialismo y cómo se llega al socialismo? Eso es lo que siempre reflexionamos, pensamos, exploramos, buscamos, elegimos para perfeccionar gradualmente los lineamientos, el punto de vista y la organización para el cumplimiento, cómo seguir las reglas generales y estar conforme a lascondiciones concretas de Vietnam.
Durante los años de implementación del proceso de Renovación, desde el balance de la realidad y los estudios teóricos, el Partido Comunista de Vietnam gradualmente se ha concientizado cada vez más sobre lo correcto y profundo del socialismo y el period de transición al Socialismo; superar paso a paso algunas concepciones previas simples como: Identificar el objetivo final del socialismo con las tareas del período inmediato; enfatizar de forma unidireccional en las relaciones de producción, el régimen de distribución promedio, sin ver plenamente los requisitos para el desarrollo de las fuerzas productivas en el período de transición, sin reconocer la existencia de los components económicos; identificar la economía de mercado con el capitalismo; igualar el estado de derecho con el estado burgués...
Hasta hoy, aunque todavía hay algunas cuestiones que se deben seguir estudiando más profundamente, nos hemos formado una percepción general: La sociedad socialista que el pueblo vietnamita está trabajado por construir es una sociedad de “un pueblo próspero, un país fuerte, democrático, justo y civilizado”; en la que el pueblo sea dueño; con una economía altamente desarrollada, basada en fuerzas productivas modernas y relaciones de producción progresivas apropiadas; una cultura avanzada, imbuida en la identidad nacional; el pueblo con una vida próspera, libre y feliz, con condiciones para un desarrollo integral; los grupos étnicos de la comunidad vietnamita son iguales, unidos, se respetan y se ayudan mutuamente a desarrollarse; un estado de Derecho socialista del pueblo, por el pueblo y para el pueblo, dirigido por el Partido Comunista; tener relaciones de amistad y cooperación con los países en el mundo.
Para lograr dicho objetivo, debemos: Impulsar la industrialización y la modernización del país en asociación con el desarrollo de la economía del conocimiento; desarrollar la economía de mercado con orientación socialista; construir la cultura avanzada, imbuida en la identidad nacional; construir el hombre nuevo y elevar la vida del pueblo, realizar el progreso y la justicia social; mantener firmemente la defensa y seguridad nacional, el orden y la seguridad social; implementar la política exterior de independencia, autonomía, multilateralización, diversificación, paz, amistad, cooperación y desarrollo, integración internacional proactiva y activa; construir la democracia socialista, desplegar la voluntad y la fuerza de la gran unidad nacional, combinada con la fuerza de la época; construir el Estado de Derecho socialista del pueblo, por el pueblo y para el pueblo; construir el Partido y el sistema político transparente y fuerte de manera integral.
Cuanto más nos adentramos en la dirección práctica, nuestro Partido se da cuenta más de que la transición al socialismo es una obra larga, extremadamente difícil y complicada, porque se deben generar profundos cambios cualitativos en todos los ámbitos de la vida social. Vietnam se encamina hacia el socialismo desde un país agrícola atrasado, obviando el sistema capitalista, con las fuerzas productivas muy bajas; además, el país había atravesado por décadas de guerra, con consecuencias muy graves; las fuerzas hostiles a menudo buscan destruir, por lo que es más difícil y complicado, necesariamente atravesando un largo period de transición con muchos pasos, muchas formas de organización económica y social entrelazadas, con luchas entre lo viejo y lo nuevo. Al decir que ignoramos el régimen capitalista es ignorar el régimen opresivo, injusto y explotador capitalista; ignorar los malos hábitos, las instituciones políticas que no se adecuan al sistema socialista, pero sin desconocer los logros y valores civilizados que la humanidad ha logrado en el período de desarrollo del capitalismo. Por supuesto, la herencia de estos logros debe ser selectiva desde un punto de vista científico y de desarrollo.
La introducción del concepto de desarrollo dela economía de mercado con orientación socialista es un gran avance teórico muy fundamental y creativo de nuestro Partido, un resultado teórico importante de los 35 años de implementación de la política de Renovación, derivado de la práctica vietnamita y absorbiendo selectivamente la experiencia del mundo. Según nuestra percepción, una economía de mercado con orientación socialista es una economía de mercado moderna, de integración internacional, que funciona plena y sincrónicamente de acuerdo con las leyes de la economía de mercado, con la gestión del Estado de Derecho socialista, liderado por el Partido Comunista de Vietnam; asegurando la orientación socialista con el objetivo de lograr un pueblo próspero, un país fuerte, democrático, justo y civilizado. Es un nuevo tipo de economía de mercado en el desarrollo histórico de la economía de mercado; un tipo de organización económica que obedece a las leyes de la economía de mercado y al mismo tiempo, se basa, se guía y se regula por los principios y la naturaleza del socialismo, reflejados en los tres aspectos: Propiedad, organización de gestión y distribución. Esta no es una economía de mercado capitalista ni una economía de mercado socialista plenamente (porque nuestro país todavía se encuentra en el período de transición).
En la economía de mercado con orientación socialista, hay muchas formas de propiedad y muchos componentes económicos. Los componentes económicos que funcionan bajo la ley son partes importantes de la economía, la igualdad ante la ley para el desarrollo a largo plazo, con la cooperación y la competencia sana. En el cual, la economía estatal juega el papel rector; la economía colectiva y la economía cooperative se consolidan y desarrollan constantemente; la economía privada constituye una fuerza motriz importante; la economía con inversion extranjera se estimula para que se desarrolle conforme a las estrategias, planificaciones físicas y planes del desarrollo socioeconómico. Las relaciones de distribución garantizan la equidad y crean la fuerza motriz para el desarrollo; implementar el sistema de distribución principalmente de acuerdo con los resultados laborales, la eficiencia económica y, al mismo tiempo, el nivel de aporte de capital y otros recursos y distribución a través del sistema de seguridad social y bienestar social. El Estado gestiona la economía mediante leyes, estrategias, planificación física, planes, políticas y fuerzas materiales para orientar, regular y promover el desarrollo socioeconómico.
Una característica básica, un atributo importante de la orientación socialista en la economía de mercado en Vietnam es que se debe ligar con la economía con la sociedad, unificar la política económica con la política social, aumentar el crecimiento económico a la par de la realización del progreso y justicia social en cada paso, en cada política y en todo el proceso de desarrollo. Es decir, no esperar a que la economía alcance un alto nivel de desarrollo para realizar el progreso y justicia social, mucho menos "sacrificar" el progreso y la justicia social para perseguir un crecimiento económico puramente. Por el contrario, cada política económica debe orientar a objetivos de desarrollo social; cada política social debe tener como objetivo crear una fuerza impulsora para promover el desarrollo económico; estimular que el enriquecimiento legal debe ir de la mano de la erradicación del hambre y la reducción de la pobreza sostenible, el cuidado y atención de las personas con méritos relevantes en el servicio a la Patria y las que se encuentran en circunstancias difíciles. Este es un requisito de principio para garantizar un desarrollo saludable, sostenible y de orientación socialista.
Consideramos la cultura como la base espiritual de la sociedad, la fuerza endógena, la fuerza motriz del desarrollo nacional y la defensa de la Patria; identificamos que el desarrollo cultural sincrónico y armonioso con el crecimiento económico y el progreso y la justicia social es una orientación fundamental del proceso de construcción del socialismo en Vietnam. La cultura que construimos es una cultura avanzada imbuida de identidad nacional, una cultura unificada en la diversidad, basada en valores progresistas y humanistas; el marxismo-leninismo y el pensamiento de Ho Chi Minh juegan un papel rector en la vida social espiritual, heredando y desplegando los buenos valores tradicionales de todas las nacionalidades en el país, absorbiendo los logros y la quintaesencia cultural de la humanidad, trabajando por construir una sociedad civilizada y saludable en aras de los dignos intereses y la dignidad humana, con niveles de conocimiento, moralidad, aptitud física, estilo de vida y estética cada vez más creciente. Identificamos que el hombre ocupa un lugar central en la estrategia de desarrollo; el desarrollo cultural, la construcción del hombre es el objetivo y también es fuerza motriz del proceso de la Renovación; el desarrollo de la educación - formación y ciencia - tecnología es la política nacional primordial; la protección del medio ambiente es uno de los temas vitales, es criterio para el desarrollo sostenible; construir una familia feliz y progresista para que sea la célula sana y sólida de la sociedad y practicar la igualdad de género es el criterio del progreso y la civilización.
La sociedad socialista es una sociedad orientada hacia valores progresistas y humanos, basados en los intereses comunes de toda la sociedad en armonía con los intereses legítimos del hombre, cualitativamente diferente a otras sociedades que compiten por usurpar los intereses privados entre individuos y grupos, por lo que es necesario y condicional para construir consenso social en lugar de oposición y antagonismo social. En el sistema político socialista, la relación entre el Partido, el Estado y el pueblo es la relación entre los sujetos unificados en objetivos e intereses; Todos los lineamientos del Partido, las políticas, leyes y actividades del Estado son en beneficio del pueblo, tomando la felicidad del pueblo como objetivo por el que trabajar. El modelo político y el mecanismo general de funcionamiento es que el Partido dirige, el Estado administra, el pueblo es dueño.
La democracia es la esencia del sistema socialista, tanto el objetivo como la fuerza motriz de la obra de construcción socialista; construir la democracia socialista y asegurar que el poder pertenezca verdaderamente al pueblo es la tarea sumamente importante y prolongada de la revolución vietnamita. Trabajamos por la promoción constante de la democracia, porque la construcción del Estado de Derecho socialista verdaderamente pertenezca al pueblo, por el pueblo y para el pueblo, sobre la base de la alianza entre obreros, campesinos e intelectuales, dirigidos por el Partido Comunista de Vietnam. El Estado representa el derecho del pueblo a ser dueño y al mismo tiempo, es el organizador del cumplimiento de los lineamientos del Partido; contar con un mecanismo para que el pueblo ejerza su derecho a ser dueño de forma directa y la democracia representativa en todos los ámbitos de la vida social, y participe en la gestión social. Estamos conscientes de que la esencia del Estado de Derecho socialista es fundamentalmente diferente del estado de derecho burgués en que: el estado de derecho bajo el régimen capitalista es esencialmente una herramienta para proteger y servir a los intereses de la burguesía, mientras que el derecho bajo el sistema socialista es una herramienta para expresar y ejercer el derecho del pueblo a ser dueño, asegurando y protegiendo los intereses de la mayoría del pueblo. A través de la aplicación de la ley, el Estado asegura las condiciones para que el pueblo sea sujeto del poder político, para llevar a cabo una guía de acción que defienda los intereses de la Patria y del pueblo. Al mismo tiempo, determinamos que la gran unidad nacional es la fuente de toda fuerza y el factor decisivo para asegurar la victoria sostenible de la causa revolucionaria en Vietnam; promover constantemente la igualdad y la solidaridad entre las minorías étnicas y religiones.
Profundamente conscientes de que la dirección del Partido Comunista es el factor decisivo en el éxito del proceso de Renovación, que asegura el desarrollo del país de acuerdo con la orientación socialista, prestamos especial atención a la construcción, reorganización del Partido, considerándolo como tarea clave, de vital importancia para el Partido y el sistema socialista. El Partido Comunista de Vietnam es la vanguardia de la clase obrera vietnamita; el Partido nació, existe y se desarrolla en beneficio de la clase obrera, del pueblo trabajador y de toda la nación. Cuando el Partido en el poder, que dirige a toda la nación, es reconocido por todo el pueblo como la vanguardia, por tanto, el Partido es la vanguardia de la clase obrera, y al mismo tiempo la vanguardia del pueblo trabajador y de todo el pueblo vietnamita. Decir esto no significa rebajar la naturaleza de clase del Partido, sino expresar la conciencia más profunda y más completa de la naturaleza de clase del Partido, porque la clase obrera tiene el interés unificado con los intereses del pueblo trabajador y de toda la nación. Nuestro Partido persiste en el marxismoleninismo y el pensamiento de Ho Chi Minh como base ideológica y brújula de las acciones revolucionarias, tomando el centralismo democrático como principio organizativo fundamental. El Partido dirige por plataforma, programa, estrategia, orientaciones sobre políticas y grandes directrices; por el trabajo de propaganda, persuasión, movilización, organización, supervisión y control y por acciones de ejemplaridad de los militantes; unido a la dirección del trabajo con los cuadros. Consciente de los riesgos para un partido en el poder que son la corrupción, burocracia, degeneración ética y moral, etc., especialmente en condiciones de la economía de mercado, el Partido Comunista de Vietnam se plantea el requisito de auto-renovarse y auto-rectificarse permanentemente, luchando contra el oportunismo, el individualismo, la corrupción, el burocratismo, el despilfarro, la degeneración ética y moral, etc. dentro del Partido y en todo el sistema político.
El proceso de Renovación, incluido el desarrollo de la economía de Mercado con orientación socialista, realmente ha traído grandes y excelentes cambios al país durante los últimos 35 años.
Antes de la Renovación (1986), Vietnam era un país pobre, fue severamente dañado por la guerra, dejando enormes consecuencias tanto humanas como materiales y en el medio ambiente ecológico. Sólo doy un ejemplo, hasta hoy, quedan millones de personas que padecen enfermedades graves y cientos de miles de niños nacidos con defectos congénitos debido al impacto del Agente Naranja/dioxina utilizado por el ejército de los Estados Unidos durante la guerra de Vietnam. Según los expertos, Vietnam tardará más de 100 años en eliminar todas las minas y bombas que quedaron al concluir la contienda. Después de la guerra, Estados Unidos y Occidente impusieron un bloqueo económico a Vietnam durante casi 20 años. La situación regional e internacional también era sumamente complicada, lo que nos generó muchas desventajas. Los alimentos, mercancías y las necesidades básicas eran muy escasas, la vida del pueblo era muy difícil, aproximadamente las tres cuartas partes de la población vivía por debajo de pobreza.
Gracias a los lineamientos del proceso de Renovación (Doi moi), la economía comenzó a crecer y desarrollarse continuamente a una tasa relativamente alta durante los últimos 35 años con un crecimiento promedio de alrededor del 7% anual. La escala del PIB se expande constantemente, alcanzando los 342,7 mil millones de dólares (USD) en 2020, convirtiéndose en la cuarta economía más grande de la ASEAN. El ingreso per cápita aumentó unas 17 veces, a 3.512 USD; Vietnam ha salido del grupo de países de bajos ingresos desde 2008. Desde un país que sufre una escasez crónica permanentemente de alimentos, hoy Vietnam no solo ha garantizado la seguridad alimentaria, sino que también se ha convertido en un exportador de arroz y muchos otros productos agrícolas de los primeros países en el mundo. La industria se ha desarrollado con bastante rapidez, la proporción de la industria y los servicios ha aumentado continuamente y hoy representa alrededor del 85% del PIB. El volumen de importación y exportación ha aumentado considerablemente, en 2020 alcanzó más de 540 mil millones de dólares, de los cuales el volumen de exportación alcanzó más de 280 mil millones de dólares. Las reservas de divisas aumentaron fuertemente, alcanzando los 100 mil millones de dólares en 2020. La inversión extranjera aumentó rápidamente, registrándose cerca de 395 mil millones de dólares a fines de 2020. En cuanto a la estructura de la economía en términos de relaciones de propiedad, el PIB de Vietnam en la actualidad, consiste en aproximadamente 27% de la economía estatal, 4% de la economía colectiva, 30% de la economía familiar, 10% de la economía privada nacional y 20% de la economía del capital de inversión extranjera.
Actualmente, la población de Vietnam es de más de 97 millones de personas, de 54 grupos étnicos hermanos, de los cuales más del 60% de la población vive en areas rurales. El desarrollo económico ha ayudado al país a salir de la crisis socioeconómica de la década de 1980 y ha mejorado significativamente el nivel de vida del pueblo. La tasa de pobreza promedio por año se reduce en aproximadamente un 1,5%; disminuyó del 58% en 1993 al 5,8% en 2016 según el estándar de pobreza del Gobierno y menos del 3% en 2020 según el estándar de pobreza multidimensional (criterios más altos que antes). Hasta hoy, más del 60% de las comunas han cumplido con los nuevos estándares de las nuevas zonas rurales; la mayoría de las comunas rurales tienen carreteras para automóviles al centro, con la red eléctrica nacional, escuelas primarias y secundarias, policlínicos y accesos telefónicos. Mientras que no existan condiciones para garantizar la educación gratuita para todos en todos los niveles, Vietnam se ha concentrado en la erradicación del analfabetismo; se ha universalizado la educación primaria en el año 2000 y la educación secundaria en 2010; el número de estudiantes universitarios y colegiados se ha multiplicado por casi 17 veces en los últimos 35 años. Actualmente, Vietnam cuenta con el 95% de adultos que saben leer y escribir. Si bien aún no ha podido garantizar la prestación de servicios medicos gratuitos a toda la población, Vietnam se ha centrado en fortalecer la medicina preventiva, la prevención y el control de las epidemias y enfermedades y en apoyar a quienes se encuentran en circunstancias difíciles. Muchas epidemias y enfermedades que eran comunes en el pasado se han controlado con éxito. Entre la población con niveles de pobreza, los niños menores de 6 años y los ancianos reciben un seguro médico gratuito. Las tasas de desnutrición y mortalidad infantile se han reducido casi tres veces. La esperanza de vida promedio de la población aumentó de 62 años en 1990 a 73,7 años en 2020. También gracias al desarrollo económico, hemos tenido las condiciones para atender mejor a las personas con méritos relevantes en el servicio a la Patria, a las Madres Heroínas vietnamitas, cuidando las tumbas de los mártires que se sacrificaron por la Patria. La vida cultural también ha mejorado significativamente; las actividades culturales se han desarrollado de manera rica y diversa. Actualmente, Vietnam cuenta con alrededor del 70% de la población que tiene acceso al Internet, es uno de los países con la tasa de desarrollo de tecnología informática más alta del mundo. Las Naciones Unidas han reconocido a Vietnam como uno de los países líderes en la consecución de los Objetivos de Desarrollo del Milenio. En 2019, el Índice de Desarrollo Humano (IDH) de Vietnam alcanzó 0,704, perteneciendo al grupo de países con IDH alto en el mundo, especialmente en comparación con otros países con el mismo nivel de desarrollo.
Así, se puede decir que la implementación de la política de Renovación ha traído cambios claros, muy profundos y positivos en Vietnam: la economía se desarrolla, la fuerza de producción se fortalece; la reducción de la pobreza es rápida y continua; se ha mejorado la vida del pueblo y se han resuelto muchos problemas sociales; se garantizan la estabilidad política y social, la defensa y la seguridad nacional; las relaciones exteriores y la integración internacional se amplían cada vez más; se realza la posición y la fuerza de la nación; Se consolida la confianza del pueblo en la dirección del Partido.
En el balance de 20 años de Renovación, el X Congreso Nacional del Partido (2006) afirmó que la causa de la Renovación ha obtenido "grandes logros de significación histórica". En realidad y en muchos sentidos, la población vietnamita tiene hoy mejores condiciones de vida que en cualquier período anterior. Esa es una de las razones por las que la Renovación, iniciada y dirigida por el Partido Comunista de Vietnam, ha sido aceptada, ha generado simpatía y ha trabajado activamente por todo el pueblo vietnamita. Los logros del proceso de Renovación en Vietnam han demostrado que, el desarrollo con la orientación socialista no solo tiene efectos económicos positivos, sino que también resuelve los problemas sociales mucho mejor que en los países capitalistas que tienen el mismo nivel de desarrollo económico.
Los resultados y logros especiales alcanzados por Vietnam en el contexto de la pandemia COVID-19 y la recesión económica mundial a partir de principios de 2020 son reconocidos y apreciados por pueblos y amigos internacionales, mostrando la superioridad del sistema socialista en nuestro país. Recientemente, el XIII Congreso Nacional del Partido otra vez más reafirmó y enfatizó: “Después 35 años de implementación del proceso de Renovación y 30 años de cumplimiento de la Plataforma para la Construcción Nacional en el Período de Transición al Socialismo, las teorías sobre el camino de la Renovación, sobre el Socialismo y el camino al Socialismo de Vietnam se han perfeccionado cada vez más y se han materializado gradualmente. Hemos alcanzado grandes logros, de significación histórica, desarrollado de manera fuerte e integral en comparación con los años antes de la Renovación. Con toda humildad, podemos decir que nuestro país nunca había ostentado una obra, potencialidad, posición y prestigio internacional como el que tiene hoy. Esos logros son producto de la cristalización de la creatividad y el resultado de un proceso de esfuerzo continuo y persistente, a través de muchos congresos del Partido, todo el pueblo y todo el ejército; seguir afirmando que nuestro camino hacia el socialismo es correcto, conforme a las leyes objetivas, a la realidad de Vietnam y a la tendencia de desarrollo de la época; el lineamiento de la Renovación de nuestro Partido es correcto y creativo; la dirección correcta del Partido, lo cual ha sido el factor primordial que determinara la victoria de la Revolución vietnamita. La Plataforma política del Partido sigue siendo la bandera ideológica y teórica que lleva a nuestra nación con firmeza a seguir impulsando de manera integral y sincrónica el proceso de Renovación; es la base de nuestro Partido para perfeccionar los lineamientos de construcción y defensa de la Patria socialista de Vietnam en el nuevo período"
Además de los logros, básicamente en los aspectos positivos, también tenemos no pocas deficiencias y limitaciones y estamos enfrentando nuevos desafíos en el proceso de desarrollo nacional.
Económicamente, la calidad del crecimiento y la competitividad siguen siendo bajas e insostenibles; falta de infraestructura sincrónica; la eficiencia y la capacidad de muchas empresas, incluidas las estatales, siguen siendo limitadas; el medio ambiente está contaminado en muchos lugares; el trabajo de gestión y regulación del mercado es aún inapropiado. Mientras tanto, la competencia se desarrolla cada vez más ferozmente en el proceso de globalización e integración internacional.
Socialmente, la brecha entre ricos y pobres aumenta; la calidad de la educación, la atención médica y muchos otros servicios públicos aún son limitados; cultura, la moral social se ha degradado en algunos aspectos; el crimen y los males sociales evolucionan de forma complicada. En particular, la corrupción, el despilfarro y el deterioro de la ideología política y la moralidad y los estilos de vida todavía ocurren entre una parte de cuadros y militantes. Mientras tanto, las fuerzas hostiles intentan permanentemente todo tipo de maniobras para intervenir, sabotear, desestabilizar, llevar a cabo las conspiraciones de "evolución pacífica" para abolir el socialismo en Vietnam.
Nuestro Partido es consciente de que Vietnam se encuentra actualmente en proceso de construcción y transición al Socialismo. Durante el período de transición, los factores socialistas se forman, establecen y desarrollan, entrelazan y compiten con factores no socialistas, incluidos los factores capitalistas en algunos campos. Este entrelazamiento y competencia es más complicado y fuerte en las condiciones de mecanismo de mercado y de apertura e integración internacional. Además de los logros y los aspectos positivos, siempre habrá aspectos negativos y desafíos que deben considerarse conscientemente y manejarse de manera oportuna y eficaz. Es una lucha muy dura y ardua, que requiere una nueva visión, una nueva fuerza de voluntad y creatividad. Avanzar con la orientación socialista es un proceso de consolidación, fomento y promoción constante de los factores socialistas para que esos factores dominen, convoquen y conquisten cada vez más. El éxito o el fracaso dependen, en primer lugar, de la corrección de los lineamientos, la fuerza de voluntad política, la capacidad de liderazgo y la combatividad del Partido.
Actualmente, continuamos impulsando de manera fuerte la renovación del modelo de crecimiento, reestructurando la economía hacia un enfoque de calidad y aumentando la sostenibilidad con los adelantos estratégicos como: Perfeccionar sincrónicamente las instituciones de desarrollo, en primer lugar, la institucionalización para el desarrollo de la economía de mercado con orientación socialista; desarrollar los recursos humanos, sobre todo los recursos humanos de alta calidad; construir un sistema de infraestructura sincrónico y moderno tanto económica como socialmente. En términos de sociedad, continuamos promoviendo la reducción sostenible de la pobreza, elevando la calidad de la salud, la educación y otros servicios públicos, y elevando aún más la vida cultural del pueblo. Todo el Partido, el pueblo y el ejército están haciendo todo lo posible por el estudio y seguimiento del pensamiento, la moralidad y el estilo de vida de Ho Chi Minh con la determinación de detener y repeler el deterioro dela ideología política, la moral, el estilo de vida de una parte de cuadros y militantes, en primer lugar, cuadros dirigentes y de administración en todos los niveles, para implementar mejor los principios organizativos de la construcción del Partido, a fin de hacer que las organizaciones partidistas y el aparato estatal sean cada vez más transparentes, fuertes, manteniendo sólidamente la naturaleza revolucionaria, elevar la capacidad de liderazgo y la combatividad del Partido.
Tanto la teoría como la práctica muestran que construir el socialismo es crear un nuevo tipo de sociedad cualitativamente, que no es en absoluto simple ni fácil. Esta es una gran obra creativa, con muchos desafíos y dificultades; es una obra auto-disciplinada, permanente y orientada a objetivos a largo plazo que no se puede apresurar. Por lo tanto, además de determinar las directrices y lineamientos correctos, asegurando el papel de liderazgo del Partido, se debe desplegar fuertemente el rol de la creatividad, el apoyo y la participación activa del pueblo. El pueblo recibe, apoya y participa con entusiasmo en la implementación de los lineamientos del Partido porque ve que cumple con sus requerimientos y aspiraciones. La fuerza del pueblo es la fuente raíz profunda de la victoria y el desarrollo.
Por otro lado, el Partido dirige y gobierna, al tiempo que determina la dirección política y toma decisiones, no solo puede derivar de la realidad del país y de su nación, sino que también tiene que estudiar y referirse a la experiencia de las realidades del mundo y de la época. En el mundo globalizado de hoy, el desarrollo de cada nación no puede aislarse, quedarse al margen de los impactos del mundo y de la época, de los tiempos y de su situación. Por lo tanto, debemos ser proactivos y activos en la integración internacional, implementar la política exterior de independencia, autonomía, paz, cooperación y desarrollo, y multilateralizar y diversificar las relaciones internacionales sobre la base del respeto a la independencia, soberanía, integridad territorial, no interferencia en los asuntos internos de otros países, de la igualdad y el beneficio mutuo.
Y una cosa sumamente importante es que siempre firme y persistente sobre la base teórica del marxismo - leninismo, la doctrina científica y revolucionaria de la clase obrera y las masas trabajadoras. La ciencia y la revolución radical del marxismo-leninismo y el pensamiento de Ho Chi Minh son valores sostenibles que han sido perseguidos e implementados por los revolucionarios. Continuará desarrollándose y vivirá en la práctica revolucionaria así como en el desarrollo de la ciencia. Tenemos que aprender, absorber, complementar selectivamente con espíritu de crítica y creatividad los últimos logros en el pensamiento y la ciencia para que nuestras doctrinas y teorías estén siempre frescas, con nueva vitalidad, con el aliento de la época, no caer en la esclerosis, estancamiento, y obsoleto en comparación con la vida.