Theo kế hoạch này thì tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung để cải thiện vị trí xếp hạng của tất cả các chỉ số: Đào tạo lao động, cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý, tính năng động, chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai, gia nhập thị trường, dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp, tính minh bạch, chi phí thời gian. Nhiều nhiệm vụ và giải pháp đã được tỉnh đề ra để thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể sẽ tập trung hỗ trợ phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm ở khu vực tư nhân thông qua hỗ trợ kết nối các đơn vị đào tạo trong tỉnh với các doanh nghiệp trên địa bàn; Có chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng chất lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Triển khai mạnh mẽ các hoạt động, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quan tâm hỗ trợ thủ tục hành chính về đầu tư cho các DNNVV, hỗ trợ cung cấp thông tin dự án đầu tư kịp thời khi doanh nghiệp có yêu cầu. Lãnh đạo tỉnh, sở, ngành, địa phương thường xuyên tham dự các hội nghị tiếp xúc với DNNVV, qua đó tạo mối quan hệ tích cực, nắm bắt các mong muốn từ nhóm đối tượng này để có giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Tiếp tục thực hiện các chương trình Lãnh đạo tỉnh đồng hành với doanh nghiệp và cộng đồng; chỉ đạo và giám sát chặt chẽ công tác thực thi, triển khai các kết luận của lãnh đạo tỉnh liên quan đến doanh nghiệp và cộng đồng; xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; giám sát kết quả thực hiện về giải quyết yêu cầu, mong muốn, khiếu nại của doanh nghiệp, người dân.
Thực hiện nghiêm đạo đức công vụ; Quán triệt tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà, nhũng nhiễu khi tiếp xúc doanh nghiệp; Xử lý nghiêm cán bộ bị phản ánh. Có cơ chế giám sát và phản ánh tình trạng chi trả các CPKCT từ doanh nghiệp bằng các ứng dụng công nghệ, chẳng hạn tích hợp trong Hue-S. Tổ chức thêm các hội chợ thương mại cho doanh nghiệp hoặc phối kết hợp với các chương trình thường niên sẵn. Hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển các dịch vụ tư vấn pháp luật, tài chính kế toán ... Thực hiện nghiêm đạo đức công vụ, quán triệt tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà, nhũng nhiễu khi tiếp xúc doanh nghiệp. Xử lý nghiêm cán bộ bị phản ánh. Hướng dẫn thông qua Hệ thống thông tin điện tử, văn bản; hạn chế để doanh nghiệp phải đi lại phiền hà; Cán bộ hướng dẫn phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn 01 lần, bám việc, phải có kết quả. Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thanh, kiểm tra doanh nghiệp không quá 01 lần/năm. Có cơ chế giám sát công tác thanh, kiểm tra, đặc biệt đối với ngành thuế. Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin phản ánh của doanh nghiệp đa dạng qua các công cụ trực tiếp và gián tiếp, như: Thư điện tử, thư giấy, ghi âm, ghi hình, phản ánh qua Hue-S…
Ban hành các quy định giám sát quá trình công tác, xử lý cán bộ công chức viên chức liên quan đến nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh và mạnh công tác thi hành án liên quan đến doanh nghiệp. Phối hợp triển khai mạnh mẽ công tác toàn dân đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý nghiêm những trường hợp bao che những cán bộ nhũng nhiễu. Triển khai cung cấp rộng rãi trên các phương tiện về thông tin quy hoạch, đất đai, đền bù, giải phóng mạt bằng; Thúc đẩy mạnh và nhanh các hoạt động giải phóng, đền bù và giao mặt bằng cho doanh nghiệp. Giảm thời gian xử lý cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và doanh nghiệp xuống dưới số ngày bình quân của cả nước. Công khai minh bạch các thông tin, tài liệu theo quy định trên các phương tiện; Hỗ trợ cung cấp thông tin kịp thời khi doanh nghiệp có yêu cầu; Thực hiện cơ chế giám sát giải quyết yêu cầu, khiếu nại của doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin (ví dụ Hue-S), thực hiện chặt chẽ quy trình công việc theo chuẩn ISO … Luân chuyển cán bộ một cửa về hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ. Quán triệt tinh thần, thái độ của cán bộ một cửa, thay đổi tư duy quản lý sang tư duy phục vụ trong thực thi công vụ. Thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ một cửa cũng như cán bộ công chức nói chung, đảm bảo hướng dẫn, giải quyết hồ sơ doanh nghiệp nhanh chóng, đúng pháp luật. Tăng cường công tác đánh giá cán bộ một cửa; định kỳ 01 lần/01 tháng tiến hành tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi giao dịch tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh. Xây dựng quy trình liên thông trong giải quyết TTHC về Đăng ký kinh doanh - Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhằm góp phần giảm thời gian doanh nghiệp phải chờ đợi để đủ điều kiện vào kinh doanh chính thức.
Được biết, năm 2019, điểm số PCI của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng 2.99 điểm (từ 63,51 lên 66,5 điểm); xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh đứng thứ 20/63 tỉnh, thành, tăng 10 bậc so với năm 2018 và nằm vị trí thứ 4 của “Nhóm khá”.