Trước những thông tin trên, ngày 26/5/2014, Tổng Cục Thủy sản Việt Nam đã có Công văn số 1231/TCTS-KTBVNL khẳng định việc tuyên bố của Trung Quốc là vô giá trị đối với phần biển Đông, thuộc vùng biển Việt Nam.
Ngày 03/06/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn số 543/SNNPTNT-KTBVNLTS; ngày 9/6/2014, UBND huyện Phú Lộc đã có Công văn số 798/UBND-NN về việc thông tin cấm đánh cá phi lí của Trung Quốc ở biển Đông.
Theo đó, yêu cầu UBND các xã, thị trấn ven biển - đầm phá và các Chi hội nghề cá trên địa bàn huyện Phú Lộc thông báo, tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân biết việc tuyên bố của Trung Quốc là vô giá trị; động viên ngư dân bám biển, tiếp tục sản xuất nghề cá trong phạm vi ranh giới vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý CHO NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT XA BỜ
1. Khi đánh bắt ở trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ, KHÔNG sang vùng biển phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ (trừ các tàu được cấp phép đánh bắt trong vùng nước Hiệp định hợp tác nghề các Việt Nam – Trung Quốc). Các tàu Việt Nam được cấp phép đánh bắt trong vùng nước Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam – Trung Quốc cần treo quốc kỳ Việt Nam và phải có dấu hiệu nhận biết theo quy định của Ủy ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc.
2. Khi đánh bắt ở vùng biển phía Đông và phái Tây Nam Bộ, KHÔNG vượt quá ranh giới trên sơ đồ hoặc các vùng biển nước khác, trừ trường hợp Việt Nam có thỏa thuận với các nước đó. Các tàu cá đánh bắt theo hình thức liên doanh nước ngoài phải mang theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết do cơ quan có thẩm quyền cấp để xuất trình khi có yêu cầu.
3. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, toàn bộ Hoàng Sa và một phần Trường Sa bị nước ngoài tạm thời chiếm đóng trái phép. Trong khi Chính phủ Việt Nam kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi liên quan, ngư dân cần chú ý khi đánh bắt ở những khu vực này, tránh để phái nước ngoài bắt giữ hay tịch thu tàu, phiên tiện hành nghề.
4. KHÔNG vi phạm vành đai an toàn tối thiểu 500m xung quanh giàn khoan hay các công trình biển. KHÔNG hoạt động tại các khu vực có diễn tập quân sự. Ngư dân liên hệ với các Đài thông tin để biết khu vực có diễn tập quân sự hoặc giàn khoan hoạt động.
5. Nên tổ chức khai thác hải sản theo mô hình tổ đội để hỗ trợ nhau khi gặp tai nạn, thiên tai trên biển.
6. KHÔNG vận chuyển, mang theo hoặc mua bán, sử dụng chất nổ, vũ khí súng đạn hoặc chất độc hại trên tàu. KHÔNG khai thác nguồn lợi thủy sản bằng chất nổ, chất độc hại, xung điện và các phương pháp đánh bắt có tính hủy diệt khác. KHÔNG sử dụng các loại ngư cụ bị cấm: KHỒNG đánh bắt các loại thủy sản bị cấm khai thác, kể cả san hô. Ngư dân cần nắm vũng các quy định về khái thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, các khu vực cấm khai thác và thời hạn cấm.
7. Khi đánh bắt tại các vùng biển giáp ranh với vùng biển nước ngoài, cần giữ khoảng cách an toàn, tránh trường hợp do ảnh hưởng của hải lưu, thời tiết xấu khiến tàu cá, ngư cụ trôi dạt sang vùng biển nước khác. Trong trường hợp ngư dân, tàu thuyền ta tranh trú bảo, áp thấp nhiệt đới hoặc xin cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp ở vùng biển nước ngoài, cần tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của các nước; như lưới cụ phải được niêm phong, phát các tín hiệu cấp cứu cần thiết. Vi phạm khi tránh trú được coi là xâm phạm được coi là xâm phạm vùng biển nước ngoài.
8. Trong quá trình khai thác thủy sản trên biển luôn giữ thông tin liên lạc thông suốt với đất liền, KHÔNG tắt máy thông tin kiên lạc, thiết bị giám sát tàu cá. Khi gặp sự cố trên biển, phát hiện tàu cá khác gặp nạn, phải hỗ trợ, ứng cứu kịp thời đồng thời thông báo ngay cho các tàu cá khác đang đánh bắt ở khu vực và các cơ quan chức năng của Việt Nam tại địa chỉ liên lạc ở trang sau. Khi phát hiện tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng.
9. Việc báo cáo, cung cấp và trao đổi thông tin trong mọi trường hợp cần kịp thời, chính xác để giúp các cơ quan chức năng phối hợp xử lý có hiệu quả.
10. Không được đánh bắt tại vùng biển có màu TÍM trên sơ đồ (trừ khi có thỏa thuận hợp tác khác).
11. Ngoài các lưu ý trên đây, ngư dân cần tuân thủ các quy định, hướng dẫn khác có liên quan của các Bộ, ngành, địa phương có thẩm quyền.
THÔNG TIN LIÊN LẠC KHI CẦN THIẾT
Cơ quan/đơn vị chức năng
|
Điện thoại
|
Tần số sóng
|
Trung tâm Quan sát tàu cá
|
ĐT: 04.3771 0294
FAX: 04.3771 0295
|
|
Quân chủng Hải quân
|
069 815 299
069 815 165
0313 746 434
|
Sóng canh: 12.250 KHz (USB); 7.420 KHz (USB); VHF Kênh chính 16, Kênh phụ 21A
|
Cảnh sát biển
|
|
12200 MSB
|
Bộ đội Biên phòng
|
04. 993 0963
04.993 0964
|
- Sóng ngày: 9339 KHz
- Sóng đêm: 6973 KHz
|
Đài Thông tin duyên hải
|
- Tiếp nhận tin báo cấp cứu khẩn cấp, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ từ tàu: 7903 KHz, 156.800 KHz;
- Thông tin nghề cá, dự báo thời tiết, an toàn trên biển: 7906 KHz và kênh 16 VHF;
- Thông tin duyên hải: 8294 KHz.
|
CQĐD Việt Nam tại nước ngoài (Phòng Lãnh sự)
|
Nước
|
Điện thoại
|
In-đô-nê-xi-a
|
0062. 2131 58537
|
Căm-pu-chia
|
00855.2372 6284
|
Ma-lai-xi-a
|
0060. 3214 11817
|
Thái Lan
|
0066.2251 5836 (Số máy lẻ: 116)
|
Phi-líp-pin
|
0063.2524 0364
|
Bru-nây
|
00673. 2651580
|
- Quảng Châu (Trung Quốc)
- Bắc Kinh (Trung Quốc)
|
0086. 20 8330 5911
0086. 10 6532 7038
|
Một số địa chỉ liên hệ khác
|
Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao)
|
0084 918370497
|
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
|
043. 8244 916
|
Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn quốc gia
|
043. 7342 690
043. 7344 273
|