Tìm kiếm tin tức
 
 
 
 

 
 
Chung nhan Tin Nhiem Mang
 
 
 
 
HỆ THỐNG VĂN BẢN

 

HUYỆN PHÚ LỘC
05/03/2014 10:31:AM

Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628 người, mật độ dân số 187 người/km2, (theo niên giám thống kê năm 2012). Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 2 thị trấn. Là một huyện đầm phá, ven biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Bắc giáp Hương Thủy và Phú Vang; phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Nam Đông.

Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam).

Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên. Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô hơn 12.000ha; có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát triển du lịch. Có Cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theo quốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực.

Với lợi thế là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng, có quốc lộ 1A , đường sắt và vùng ven biển, đầm phá, Phú Lộc là nơi hội tụ của nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mới đô thị Chân Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô – Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong… đưa Phú Lộc trở thành điểm sáng, là nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) xếp hạng đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp nhất thế giới đã tạo ra động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong những điểm đến du lịch đầy hấp dẫn.

Thời gian qua, huyện Phú Lộc đã thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai như: Dự án Khu phức hợp du lịch Laguna của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) với vốn đầu tư 875 triệu USD ở khu Cù Dù đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn I. Khi hoàn thiện tất cả, Laguna Huế sẽ có 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, 1.000 biệt thự (để bán), khu trung tâm hội nghị, mua sắm quốc tế, sân golf...

Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 1.279 tỉ đồng, trên tổng diện tích là 657,78ha. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Công ty Du lịch và Thương mại Á Đông với Khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon với tổng trị giá đầu tư 6 triệu USD, nằm phía Tây Bắc đèo Mũi Né, huyện Phú Lộc, có diện tích hơn 27.000m2, được bao quanh bởi vùng đồi núi và mặt nước đầm Cầu Hai hiền hoà, thơ mộng.

 

Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ. Nhiều trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tư mới với quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước Ngọt, chợ Lăng Cô nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trong vùng. Các điểm du lịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khích phát triển như Suối Voi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũng được xúc tiến triển khai đầu tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp Phú Lộc đã có sự chuyển biến tích cực, diện tích một số nơi được chuyển đổi để nuôi trồng các loại cây, con cho giá trị kinh tế cao. Ngoài cây lúa truyền thống, nhiều diện tích vườn được cải tạo để trồng các loại cây ăn trái đặc sản bản địa như dâu tiên, thanh trà, cam, quýt…

Có thể nói, từ khi Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hình thành, vùng động lực kinh tế phía nam này đã có bước phát triển nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh xây dựng, như đường sá, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, nghĩa trang… đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hoá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao.

Với những tiềm năng, lợi thế về mặt địa lý, về tài nguyên thiên nhiên và Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đang đầu tư phát triển, Phú Lộc sẽ có điều kiện khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tương xứng với vùng kinh tế động lực, bộ mặt phía Nam của Thừa Thiên Huế.

       
Xem theo ngày  
HUYỆN PHÚ LỘC
05/03/2014 10:31:AM

Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628 người, mật độ dân số 187 người/km2, (theo niên giám thống kê năm 2012). Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 2 thị trấn. Là một huyện đầm phá, ven biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Bắc giáp Hương Thủy và Phú Vang; phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Nam Đông.

Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam).

Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên. Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô hơn 12.000ha; có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát triển du lịch. Có Cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theo quốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực.

Với lợi thế là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng, có quốc lộ 1A , đường sắt và vùng ven biển, đầm phá, Phú Lộc là nơi hội tụ của nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mới đô thị Chân Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô – Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong… đưa Phú Lộc trở thành điểm sáng, là nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) xếp hạng đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp nhất thế giới đã tạo ra động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong những điểm đến du lịch đầy hấp dẫn.

Thời gian qua, huyện Phú Lộc đã thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai như: Dự án Khu phức hợp du lịch Laguna của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) với vốn đầu tư 875 triệu USD ở khu Cù Dù đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn I. Khi hoàn thiện tất cả, Laguna Huế sẽ có 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, 1.000 biệt thự (để bán), khu trung tâm hội nghị, mua sắm quốc tế, sân golf...

Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 1.279 tỉ đồng, trên tổng diện tích là 657,78ha. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Công ty Du lịch và Thương mại Á Đông với Khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon với tổng trị giá đầu tư 6 triệu USD, nằm phía Tây Bắc đèo Mũi Né, huyện Phú Lộc, có diện tích hơn 27.000m2, được bao quanh bởi vùng đồi núi và mặt nước đầm Cầu Hai hiền hoà, thơ mộng.

 

Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ. Nhiều trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tư mới với quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước Ngọt, chợ Lăng Cô nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trong vùng. Các điểm du lịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khích phát triển như Suối Voi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũng được xúc tiến triển khai đầu tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp Phú Lộc đã có sự chuyển biến tích cực, diện tích một số nơi được chuyển đổi để nuôi trồng các loại cây, con cho giá trị kinh tế cao. Ngoài cây lúa truyền thống, nhiều diện tích vườn được cải tạo để trồng các loại cây ăn trái đặc sản bản địa như dâu tiên, thanh trà, cam, quýt…

Có thể nói, từ khi Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hình thành, vùng động lực kinh tế phía nam này đã có bước phát triển nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh xây dựng, như đường sá, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, nghĩa trang… đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hoá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao.

Với những tiềm năng, lợi thế về mặt địa lý, về tài nguyên thiên nhiên và Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đang đầu tư phát triển, Phú Lộc sẽ có điều kiện khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tương xứng với vùng kinh tế động lực, bộ mặt phía Nam của Thừa Thiên Huế.

       
Xem theo ngày  
HUYỆN PHÚ LỘC
05/03/2014 10:31:AM

Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628 người, mật độ dân số 187 người/km2, (theo niên giám thống kê năm 2012). Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 2 thị trấn. Là một huyện đầm phá, ven biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Bắc giáp Hương Thủy và Phú Vang; phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Nam Đông.

Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam).

Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên. Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô hơn 12.000ha; có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát triển du lịch. Có Cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theo quốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực.

Với lợi thế là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng, có quốc lộ 1A , đường sắt và vùng ven biển, đầm phá, Phú Lộc là nơi hội tụ của nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mới đô thị Chân Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô – Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong… đưa Phú Lộc trở thành điểm sáng, là nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) xếp hạng đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp nhất thế giới đã tạo ra động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong những điểm đến du lịch đầy hấp dẫn.

Thời gian qua, huyện Phú Lộc đã thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai như: Dự án Khu phức hợp du lịch Laguna của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) với vốn đầu tư 875 triệu USD ở khu Cù Dù đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn I. Khi hoàn thiện tất cả, Laguna Huế sẽ có 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, 1.000 biệt thự (để bán), khu trung tâm hội nghị, mua sắm quốc tế, sân golf...

Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 1.279 tỉ đồng, trên tổng diện tích là 657,78ha. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Công ty Du lịch và Thương mại Á Đông với Khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon với tổng trị giá đầu tư 6 triệu USD, nằm phía Tây Bắc đèo Mũi Né, huyện Phú Lộc, có diện tích hơn 27.000m2, được bao quanh bởi vùng đồi núi và mặt nước đầm Cầu Hai hiền hoà, thơ mộng.

 

Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ. Nhiều trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tư mới với quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước Ngọt, chợ Lăng Cô nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trong vùng. Các điểm du lịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khích phát triển như Suối Voi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũng được xúc tiến triển khai đầu tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp Phú Lộc đã có sự chuyển biến tích cực, diện tích một số nơi được chuyển đổi để nuôi trồng các loại cây, con cho giá trị kinh tế cao. Ngoài cây lúa truyền thống, nhiều diện tích vườn được cải tạo để trồng các loại cây ăn trái đặc sản bản địa như dâu tiên, thanh trà, cam, quýt…

Có thể nói, từ khi Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hình thành, vùng động lực kinh tế phía nam này đã có bước phát triển nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh xây dựng, như đường sá, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, nghĩa trang… đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hoá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao.

Với những tiềm năng, lợi thế về mặt địa lý, về tài nguyên thiên nhiên và Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đang đầu tư phát triển, Phú Lộc sẽ có điều kiện khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tương xứng với vùng kinh tế động lực, bộ mặt phía Nam của Thừa Thiên Huế.

       
Xem theo ngày  
HUYỆN PHÚ LỘC
05/03/2014 10:31:AM

Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628 người, mật độ dân số 187 người/km2, (theo niên giám thống kê năm 2012). Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 2 thị trấn. Là một huyện đầm phá, ven biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Bắc giáp Hương Thủy và Phú Vang; phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Nam Đông.

Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam).

Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên. Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô hơn 12.000ha; có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát triển du lịch. Có Cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theo quốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực.

Với lợi thế là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng, có quốc lộ 1A , đường sắt và vùng ven biển, đầm phá, Phú Lộc là nơi hội tụ của nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mới đô thị Chân Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô – Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong… đưa Phú Lộc trở thành điểm sáng, là nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) xếp hạng đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp nhất thế giới đã tạo ra động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong những điểm đến du lịch đầy hấp dẫn.

Thời gian qua, huyện Phú Lộc đã thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai như: Dự án Khu phức hợp du lịch Laguna của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) với vốn đầu tư 875 triệu USD ở khu Cù Dù đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn I. Khi hoàn thiện tất cả, Laguna Huế sẽ có 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, 1.000 biệt thự (để bán), khu trung tâm hội nghị, mua sắm quốc tế, sân golf...

Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 1.279 tỉ đồng, trên tổng diện tích là 657,78ha. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Công ty Du lịch và Thương mại Á Đông với Khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon với tổng trị giá đầu tư 6 triệu USD, nằm phía Tây Bắc đèo Mũi Né, huyện Phú Lộc, có diện tích hơn 27.000m2, được bao quanh bởi vùng đồi núi và mặt nước đầm Cầu Hai hiền hoà, thơ mộng.

 

Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ. Nhiều trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tư mới với quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước Ngọt, chợ Lăng Cô nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trong vùng. Các điểm du lịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khích phát triển như Suối Voi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũng được xúc tiến triển khai đầu tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp Phú Lộc đã có sự chuyển biến tích cực, diện tích một số nơi được chuyển đổi để nuôi trồng các loại cây, con cho giá trị kinh tế cao. Ngoài cây lúa truyền thống, nhiều diện tích vườn được cải tạo để trồng các loại cây ăn trái đặc sản bản địa như dâu tiên, thanh trà, cam, quýt…

Có thể nói, từ khi Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hình thành, vùng động lực kinh tế phía nam này đã có bước phát triển nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh xây dựng, như đường sá, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, nghĩa trang… đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hoá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao.

Với những tiềm năng, lợi thế về mặt địa lý, về tài nguyên thiên nhiên và Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đang đầu tư phát triển, Phú Lộc sẽ có điều kiện khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tương xứng với vùng kinh tế động lực, bộ mặt phía Nam của Thừa Thiên Huế.

       
Xem theo ngày  
HUYỆN PHÚ LỘC
05/03/2014 10:31:AM

Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628 người, mật độ dân số 187 người/km2, (theo niên giám thống kê năm 2012). Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 2 thị trấn. Là một huyện đầm phá, ven biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Bắc giáp Hương Thủy và Phú Vang; phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Nam Đông.

Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam).

Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên. Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô hơn 12.000ha; có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát triển du lịch. Có Cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theo quốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực.

Với lợi thế là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng, có quốc lộ 1A , đường sắt và vùng ven biển, đầm phá, Phú Lộc là nơi hội tụ của nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mới đô thị Chân Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô – Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong… đưa Phú Lộc trở thành điểm sáng, là nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) xếp hạng đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp nhất thế giới đã tạo ra động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong những điểm đến du lịch đầy hấp dẫn.

Thời gian qua, huyện Phú Lộc đã thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai như: Dự án Khu phức hợp du lịch Laguna của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) với vốn đầu tư 875 triệu USD ở khu Cù Dù đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn I. Khi hoàn thiện tất cả, Laguna Huế sẽ có 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, 1.000 biệt thự (để bán), khu trung tâm hội nghị, mua sắm quốc tế, sân golf...

Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 1.279 tỉ đồng, trên tổng diện tích là 657,78ha. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Công ty Du lịch và Thương mại Á Đông với Khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon với tổng trị giá đầu tư 6 triệu USD, nằm phía Tây Bắc đèo Mũi Né, huyện Phú Lộc, có diện tích hơn 27.000m2, được bao quanh bởi vùng đồi núi và mặt nước đầm Cầu Hai hiền hoà, thơ mộng.

 

Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ. Nhiều trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tư mới với quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước Ngọt, chợ Lăng Cô nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trong vùng. Các điểm du lịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khích phát triển như Suối Voi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũng được xúc tiến triển khai đầu tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp Phú Lộc đã có sự chuyển biến tích cực, diện tích một số nơi được chuyển đổi để nuôi trồng các loại cây, con cho giá trị kinh tế cao. Ngoài cây lúa truyền thống, nhiều diện tích vườn được cải tạo để trồng các loại cây ăn trái đặc sản bản địa như dâu tiên, thanh trà, cam, quýt…

Có thể nói, từ khi Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hình thành, vùng động lực kinh tế phía nam này đã có bước phát triển nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh xây dựng, như đường sá, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, nghĩa trang… đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hoá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao.

Với những tiềm năng, lợi thế về mặt địa lý, về tài nguyên thiên nhiên và Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đang đầu tư phát triển, Phú Lộc sẽ có điều kiện khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tương xứng với vùng kinh tế động lực, bộ mặt phía Nam của Thừa Thiên Huế.

       
Xem theo ngày  
TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

     
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 10.835.930
Truy cập hiện tại 1.149 khách